You are on page 1of 9

Hồ sơ xin việc bao gồm:

1. Sơ yếu lý lịch tự thuật có xác nhận của địa phương.


2. Đơn xin việc(cover letter).
3. Curriculum vitea-CV( sơ yếu lý lịch).
4. Giấy khám sức khỏe.
5. Bằng cấp, chứng chỉ liên quan.
6. Chứng minh nhân dân/CCCD, sổ hộ khẩu, giấy khai sinh.

Đơn xin việc:


Đơn xin việc (Cover letter) được coi là một lá thư gửi đến nhà tuyển dụng, bày tỏ mong muốn được làm
việc tại doanh nghiệp, nhấn mạnh vào kinh nghiệm hoặc kỹ năng phù hợp với vị trí đang tuyển dụng.

 Để có được đơn xin việc chuyên nghiệp, tiêu chuẩn cần tuân thủ các bố cục sau đây:

  Ngày gửi thư

Quốc hiệu: “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Tiêu ngữ: “Độc lập - Tự do – Hạnh phúc”.

Tiêu đề: ĐƠN XIN VIỆC.


Mở đầu
Kính gửi: Tên người nhận, bộ phận của doanh nghiệp, tên doanh
nghiệp.

Giới thiệu thông tin cá nhân của bản thân: Tên, địa chỉ, số điện
thoại, vị trí muốn ứng tuyển

Thân mến…đoạn mở đầu:

Chỉ ra tại sao bạn lại đang viết đơn xin việc?

Phần chính Kinh nghiệm làm việc và học tập của bản thân: Học vấn, kinh
nghiệm, kỹ năng để cho thấy bạn phù hợp với vị trí ứng tuyển.

Nêu điểm mạnh, điểm yếu, kỹ năng mềm, những điều bạn có thể
đóng góp cho doanh nghiệp

Nhấn mạnh mong muốn ứng tuyển vào vị trí công việc, lịch sự đưa
ra đề nghị một buổi phỏng vấn.

Cảm ơn nhà tuyển dụng vì đã đọc thư và mong muốn hồi âm với
Phần kết
những từ ngữ lịch sự.

Ghi rõ ngày tháng làm đơn và ký, ghi rõ họ tên để đảm bảo sự trách
nhiệm của tờ đơn.
MỘT SỐ QUY TẮC KHI VIẾT THƯ XIN VIỆC
• Đơn xin việc nên được trình bày trên một trang giấy A4

• Ghi rõ cụ thể tên của người nhận đơn, vị trí, công ty muốn xin việc

• Đơn xin việc cần có nội dung chính xác và thực tế, không quá một trang giấy. Tránh ngôn ngữ
hoa mỹ.

• Thể hiện được những phẩm chất và năng lực phù hợp với công việc theo yêu cầu ở bản mô tả
công việc và những kỹ năng yêu cầu. Đưa ra những ví dụ ngắn gọn.

• Đặt mình vào vị trí của người đọc. Bạn có thể nói gì để thuyết phục người đọc rằng bạn sẵn sàng
và có thể làm được việc.

• Nhờ ai đó đọc và kiểm tra kỹ lại đơn xin việc của bạn.

• Nếu chuyển sang dạng file pdf, kiểm tra lại format của bạn xem đã phù hợp chưa.

Như thế nào là CV:


CV được viết tắt của "Curriculum Vitae”, là bản tóm tắt những thông tin về trình độ học vấn, kinh
nghiệm làm việc, các kỹ năng liên quan tới công việc mà ứng viên muốn ứng tuyển, để lại ấn tượng ban
đầu cho nhà tuyển dụng về ứng viên mà họ đang xét duyệt.

Cách tạo ra 1 CV xin việc hiệu quả


Một bản CV xin việc hoàn chỉnh sẽ có 2 phần: nội dung và hình thức

1. Nội dung bao gồm: thông tin cá nhân, mục tiêu nghề nghiệp, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc,
các kỹ năng, Chứng chỉ và giải thưởng (nếu có).
 Thông tin cá nhân: Bao gồm các thông tin họ tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại, địa chỉ liên
lạc
Nên:
- Địa chỉ email nghiêm túc, dùng thường xuyên.
- Chèn ảnh phù hợp với vị trí ứng tuyển, nhìn thấy khuôn mặt trực diện.
Không nên:
- Dùng email thiếu nghiêm túc. Ví dụ: becon_dethuong12@gmail.com

- Ảnh chỉ nhìn thấy khuôn mặt hoặc quay lưng về phía trước

 Mục tiêu nghề nghiệp:


Nên:
- Đề cập đến vị trí mong muốn ứng tuyển hoặc công ty ứng tuyển.
- Có thể chia ra thành mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Ví dụ ngắn hạn như thành thạo
công việc nào đó, dài hạn như cơ hội thăng tiến đến một vị trí nào đó.
- Mục tiêu hướng đến lợi ích công ty như tăng doanh số, mở rộng tập khách hàng….

Không nên:
- Viết mục tiêu chung chung như làm việc trong môi trường năng động, có thể học hỏi được
nhiều…
- Sao chép mục tiêu nghề nghiệp của người khác thành mục tiêu của bản thân.
 Trình độ học vấn:
Nên:
- Đề án, nghiên cứu khoa học nếu có…(có liên quan đến vị trí ứng tuyển).
- Một số khoá học nâng cao kỹ năng, đào tạo nghiệp vụ (nếu có).

Không nên:

- Đưa quá trình học tập từ cấp 1, cấp 2.


 Kinh nghiệm làm việc:
Nên:
- Liệt kê theo thứ tự thời gian, công việc làm gần đây nhất nêu trước các công việc trước đó.
- Đưa ra minh chứng cụ thể, hoặc số liệu xác thực
- Chọn lọc các công việc ghi trong CV, nên có liên quan đến vị trí đang ứng tuyển.

Không nên:

- Nêu các công việc làm ngắn hạn (nhỏ hơn 6 tháng) ngoại trừ khoá thực tập.
- Đưa quá chi tiết những công việc nhỏ nhặt như (in tờ rơi, pha trà, ....).
- Mô tả dài dòng, không phân chia ý.
 Kỹ năng:
Kỹ năng chuyên môn: tin học văn phòng, kỹ năng sử dụng công cụ, kỹ năng thiết kế đồ họa...
Kỹ năng mềm: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng làm việc nhóm…
Nên:
- Nhờ những người có uy tín, học vị hoặc cấp trên xác nhận thông tin giúp bạn.
- Nêu đầy đủ thông tin người tham chiếu bao gồm: họ tên, email, số điện thoại.

Không nên:

- Nêu thông tin không chính xác người tham chiếu.


2. Hình thức: một bản chiếc CV nên được gói gọn trong 1 trang A4 và chia làm 2 cột để đảm bảo phần
nội dung mang đến được nhiều nhất, được trình bày 1 cách rõ ràng.

Một số lưu ý khi viết CV


Cách viết một mẫu CV chuyên nghiệp, hiệu quả không dễ dàng, bạn nên lưu ý một số điều sau:
• Trình bày rõ ràng, đẹp, ngắn gọn và súc tích, độ dài từ 1–2 trang là phù hợp nhất
• Chú ý định dạng CV: nếu bạn gửi CV online, hãy xuất ra file pdf để đảm bảo hiển thị không bị lỗi.
• Dùng từ ngữ chuyên ngành để mô tả chính xác công việc. Tránh các từ ngữ mang tính chất nổ
quá đà.
• Trung thực với thông tin đưa ra.
• Cung cấp các con số khác nhau để tăng sự thuyết phục cho phần kinh nghiệm làm việc cũng như
thành tích trong công việc.
Những sai lầm cần tránh khi viết CV
• Không nên dùng từ ngữ quá khoa trương, to tát, trình bày dài dòng lan man.
• Không nên viết tất cả những công không liên quan đến vị trí bạn ứng tuyển
• Tránh lỗi sai chính tả
• Không nên trình bày quá màu mè, sặc sỡ

Tổng hợp và trình bày các CV sáng tạo, độc đáo theo từng khối ngành
nghề.
1) Kế toán viên

2) Nhân viên chăm sóc khách hàng

3) Nhân viên kinh doanh


4) Digital Marketing

5) Product Manager
Kỹ năng xin việc và phỏng vấn.
- Những sai lầm trong buổi phỏng vấn mà bạn cần phải tránh:

+ Bị bắt thóp khi đang nói dối.

+ Nhận điện thoại hay trả lời tin nhắn trong buổi phỏng vấn.

+ Thái độ tự phụ và nói năng ngạo mạn.

+ Tỏ vẻ thiếu trách nhiệm.

+ Sử dụng ngôn ngữ thiếu đứng đắn, thô lỗ.

+ Trang phục không phù hợp.

+Chia sẻ tiêu cực về Công ty hiện tại hoặc trước đó.

+ Không nắm được thông tin về vị trí đang ứng tuyển.

+ Ngôn ngữ cơ thể kém chuyên nghiệp.

+ Thiếu kiến thức về ngành cũng như đối thủ cạnh tranh của công ty đang ứng tuyển.

- Những lỗi cử chỉ khi phỏng vấn:

+ Không giao tiếp bằng mắt.

+ Ít cười.

+ Nghịch tóc, vuốt mặt.


+Tư thế/điệu bộ.

+Ngồi khoanh tay lên trên khoang ngực.

+ Quá nhiều cử chỉ tay.

+ Hay bồn chồn, lo lắng.

- Chuẩn bị những câu hỏi cần trả lời trong 1 buổi phỏng vấn: giới thiệu về bản thân? Tại sao bạn
lại chọn công ty chúng tôi? Tại sao chúng tôi phải chọn bạn mà không phải người khác? Điểm mạnh,
điểm yếu của bạn là gì?....

- Trả lời 1 cách tự nhiên, lưu loát tránh những trường hợp chỉ nói chung chung, ngập ngừng.

Chuẩn bị để xin việc có hiệu quả:


Yếu tố cơ bản
 Hồ sơ xin việc:
Sơ yếu lý lịch tự thuật có xác nhận của địa phương
Đơn xin việc(cover letter).
Curriculum vitea-CV( sơ yếu lý lịch).
Giấy khám sức khỏe.
Bằng cấp, chứng chỉ liên quan.
Chứng minh nhân dân/CCCD, sổ hộ khẩu, giấy khai sinh.
 Thông tin công ty: nắm bắt những thông tin của công ty sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi của NTD dễ
dàng hơn.
 Sổ tay, bút ghi: ghi lại những điều cần thiết của buổi phỏng vấn lại.
 Trang phục lịch sự: ăn mặc một cách lịch sự kín đáo luôn là lựa chọn an toàn cho việc phỏng vấn.
Tránh xa những thứ rườm rà hoặc lạc mốt, đồng thời không lòe loẹt màu sắc. Ngoài ra cần chú ý
những chi tiết nhỏ để tạo nên tính chuyên nghiệp: tóc tai gọn gàng, móng tay cắt giũa sạch sẽ,
không săm hình lộ liễu,...
 Điện thoại để chế độ rung hoặc tắt, tránh trường hợp khi đang phỏng vấn chuông điện thoại kêu
hoặc những lí do không cần thiết khác dễ làm ngắt quảng buổi phỏng vấn.
 Chuẩn bị tốt tinh thần: không thể mang bộ mặt lo âu, căng thẳng,.. khi phỏng vấn mà thay vào
đó là 1 nụ cười, 1 cái bắt tay thật chặt hay 1 ánh mắt kiên định,..tất cả biểu hiện sự sẵn sàng của
bạn.
 Kỹ năng giao tiếp cũng là 1 điều không thể thiếu trong 1 buổi phỏng vấn.

Yếu tố cốt lõi or quan trọng


 “Nên lượng sức mình”

Ưu điểm của lao động trẻ bây giờ là rất năng động, tự tin và nhiệt tình nhưng họ cũng khá nóng vội
khi tìm việc.nhiều người xin việc mà chưa biết rõ công ty đó như thế nào, công việc ra sao, có phù
hợp với mình hay không.
Đặc biệt, không ít bạn trẻ chưa lượng sức mình, nhiều người có tấm bằng tốt nghiệp loại khá, giỏi đã
biểu lộ thái độ tự tin thái quá trước nhà tuyển dụng,đặt ra mức lương cao hơn mức sàn ở vị trí đó.

Hoặc có không ít ứng viên mới tốt nghiệp ngành quản trị đã nộp đơn vào vị trí quản lý với lý do làm
đúng chuyên ngành của mình…Dĩ nhiên, tự tin là cần thiết nhưng với chuyên môn chưa vững và kinh
nghiệm ít ỏi, ứng viên trẻ cần thể hiện tinh thần học hỏi trong công việc.Có như vậy họ mới gây ấn
tượng tốt với nhà tuyển dụng ở buổi phỏng vấn đầu tiên.=> tui nghĩ hk nên chép vô để người tt đọc
sẽ hay hơn

 “Không ngại khó và không giấu dốt”

Có bốn đặc tính mà nhà tuyển dụng mong đợi ở nhân viên là : Kiến thức, thái độ, kỹ năng và kinh
nghiệm.Sinh viên mới ra trường có lợi thế về kiến thức rộng nhưng thiết kinh nghiệm sẽ được khắc
phục nếu các bạn không ngại khó và không giấu dốt trong công việc, đồng thời có thái độ khiêm tốn
và sẵn sàng học hỏi.Khi đi tìm việc làm, các bạn nên gác lại vấn đề về lương.

Quan trọng là các bạn phải tìm được môi trường làm việc thích hợp, có tập thể có thể hỗ trợ tốt
trong công việc và một người sếp tạo điều kiện cho nhân viên học hỏi.Khoảng thời gian đó sẽ giúp
bạn học tập và tích lũy kinh nghiệm, sau vài năm làm việc mà chưa thấy thoải mái và thật sự phù
hợp với năng lực của mình thì bạn có quyền chuyển chổ làm.

Ngoài ra, bạn cần xác định bản thân mình cần công việc như thế nào, xác định danh mục công ty và
chủ động lên kế hoạch đi xin việc.Trong trường hợp gửi đơn xin việc đến một công ty bạn thích mà
chưa được nhận thì bạn hãy đặt vấn đề làm không lương, vừa để “marketing” bản thân, vừa để học
việc

 “Hồ sơ xin việc phải chỉn chu”


Sinh viên mới ra trường nên xem tìm việc là một dự án hơn là dịp may, cần khảo cứu kỹ công ty
tuyển dụng trước khi nộp đơn.Thời gian ngồi ghế nhà trường sinh viên cần xây dựng mong
muốn nghề nghiệp cho riêng mình, sinh viên cần xây dựng mong muốn nghề nghiệp cho riêng
mình và rèn luyện một số kỹ năng như : ngoại ngữ, lập kê hoạch, giải quyết vấn đề kỹ năng làm
việc nhóm thông qua hoạt động xã hội tại trường…Bên cạnh đó, sinh viên nên tận dụng tham gia
những dip hội chợ việc làm để tìm hiểu thị trường lao động, thực tế ngành nghề mình đang theo
học cùng những đòi hỏi của doanh nghiệp và quy trình tuyển dụng.
Trước khi xin việc ,bạn cần phải tìm hiểu tình hình và hoạt động kinh doanh của công ty để biết
rõ công ty mình ứng tuyển như thế nào, tính chất công việc thích hợp với mình không.Đặt biệt,
trong quá trình làm công tác tuyển dụng, tôi coi trọng việc trình bày hồ sơ xin việc vì nó thể hiện
bản thân ứng viên.
Nhà tuyển dụng không có nhiều thời gian nên những hồ sơ quá sơ sài sẽ bị loại bỏ dù ứng viên
có bằng tốt nghiệp loại khá giỏi.Hồ sơ xin việc không chỉ đầy đủ giấy tờ cần thiết theo trình tự
mà còn phải trình bày chỉnh chu nhằm thểm hiện năng lực cá nhân và mong muốn làm việc tại
nơi mà bạn ứng tuyển.Hồ sơ xin việc càng chi tiết các thông tin bản thân và thành tích cá nhân,
dù nhỏ nhất, thì ứng viên càng có cơ hội được mời phỏng vấn lần sau.

You might also like