You are on page 1of 17

LỜI MỞ ĐẦU

Chào các bạn, mình là Adele Doan. Đây là cuốn ebook chủ đề “Viết CV theo tư duy
của nhà tuyển dụng”. Mục tiêu của ebook này là mong muốn đem lại cho mọi người
một cuốn cẩm nang đầy đủ và chi tiết nhất về cách viết CV ứng tuyển. Mình đã từng
viết rất nhiều bài về cách viết CV, sửa lỗi CV hay lưu ý khi viết CV cho người mới đi làm
tuy nhiên chưa có dịp tổng hợp lại thành một tài liệu hoàn chỉnh. Hy vọng cuốn ebook
này sẽ là một tài liệu tham khảo hoàn chỉnh nhất bạn cần khi bắt đầu viết CV, đặc biệt
cho những bạn chưa có nhiều kinh nghiệm. Ebook sẽ được mình cập nhật và bổ sung
thường xuyên. Đặc biệt là những tình huống và câu hỏi thực tế các bạn gặp phải khi
viết CV.

Mong rằng cuốn ebook này hữu ích với bạn. Mọi thắc mắc hay góp ý về nội dung đều
được đón nhận. Vui lòng liên hệ với mình theo thông tin dưới đây.

Adele Doan

Email: doandthr@gmail.com
Facebook: https://www.facebook.com/adeledoan.blog
Website: http://adeledoan.com/
CÁC BƯỚC CHUẨN KHI VIẾT CV
Sai lầm mình thấy nhiều bạn hay gặp phải đó là tập trung viết CV nhưng không biết
mình đang viết CV để ứng tuyển cho vị trí gì. Mình sẽ không đánh giá một CV là đẹp
hay xấu. Thay vì đó mình sẽ đánh giá rằng CV có PHÙ HỢP và đạt HIỆU QUẢ khi ứng
tuyển cho một vị trí nhất định hay chưa. Vì vậy khi chuẩn bị viết CV cần luôn có mô tả
công việc (JD) đi kèm. Đó là cặp bài trùng không thể tách rời.

HIỂU TƯ DUY CỦA NHÀ TUYỂN DỤNG (NTD)


Để CV đạt được tính HIỆU QUẢ khi ứng tuyển bạn cần biết được tư duy của nhà tuyển
dụng (NTD) khi họ đánh giá CV. Từ đó bạn sẽ có những “chiến lược” cụ thể khi viết CV
để đáp ứng tốt nhất được những yêu cầu của nhà tuyển dụng. Thông qua đó đạt được
hiệu quả là vượt qua vòng CV và được mời phỏng vấn.

Và đây là một số tư duy của NTD bạn cần biết.

Phù hợp, phù hợp và phù hợp


Thay vì nhiều bạn cho rằng NTD luôn tìm kiếm ứng viên giỏi nhất, tốt nhất. Thực ra thì
NTD sẽ chọn ứng viên tốt nhất trong những ứng viên phù hợp nhất. Vậy nên yếu tố tiên
quyết đầu tiên đó là sự phù hợp.

Nếu kinh nghiệm và bằng cấp của bạn vượt quá những yêu cầu của vị trí, CV của bạn
có thể sẽ được đánh giá là không phù hợp (overqualified). Theo kinh nghiệm của NTD
thì ứng viên nếu overqualified sẽ có khả năng cao không nhận offer của vị trí vì mức
lương không phù hợp, phạm vi công việc không còn nhiều cơ hội phát triển hoặc nếu
sau này ứng viên đi làm công việc không nhiều thử thách dễ dẫn đến chán nản rồi nghỉ.

Để tăng khả năng CV của bạn được chọn thì qua cách viết CV bạn cần thể hiện được
cho NTD sự phù hợp của bạn cho vị trí công việc đang ứng tuyển. Sau đó mới đến
bước làm CV của mình nổi trội trong những CV phù hợp. Nếu bạn đạt được yêu cầu
phù hợp thì bạn đã đi được 60% - 70% chặng đường rồi.

Screening CV trong 6s
Mỗi ngày NTD nhận được rất nhiều CV ứng tuyển cho các vị trí khác nhau, vì vậy họ
thường đọc lướt CV rất nhanh để kiểm tra sự phù hợp trước khi đọc chi tiết. Trong vài
giây ngắn ngủi đó họ thường chỉ quan tâm 3 nội dung chính là:
● Thông tin cá nhân: giới tính, độ tuổi, khu vực làm việc có phù hợp
● Học vấn: bằng cấp gì, chuyên ngành học có phù hợp, ứng viên đã tốt nghiệp
được bao nhiêu năm
● Kinh nghiệm làm việc: tên vị trí công việc có phù hợp (VD: Ứng tuyển vị trí
marketing nhưng kinh nghiệm trước đó chủ yếu là vị trí Customer service là
không phù hợp), đã có bao nhiêu năm kinh nghiệm
Bạn có 6s để thể hiện cho NTD thấy những yêu cầu cơ bản của vị trí bạn đều đáp ứng
và họ nên đọc kỹ hơn hồ sơ của bạn.

Đánh giá dựa trên JD


NTD sẽ không đánh giá CV của bạn dựa theo cảm tính. Thay vào đó họ sẽ bám rất sát
những yêu cầu tuyển dụng của vị trí để đánh giá. Bao gồm là những yêu cầu về kinh
nghiệm, kỹ năng, tính cách, thông tin cơ bản. Đó là lý do vì sao chúng ta cần phân tích
kỹ JD của vị trí ứng tuyển. Mục này sẽ được mình chia sẻ kỹ hơn trong phần sau. Điều
cần lưu ý ở đây đó là bạn cần luôn nhớ rằng mình cần viết CV sao cho trả lời được hay
đáp ứng nhiều nhất có thể những yêu cầu của vị trí tuyển dụng.
Tìm sự tương đồng
NTD tìm kiếm sự tương đồng trong JD và CV của bạn. Sự tương đồng này thể hiện ở
việc bạn có dùng đúng những ngôn ngữ của vị trí ứng tuyển không.

Khi nói về marketing người ta sẽ nhắc đến marketing plan, strategy, BTL/ATL, budget,
branding, trade marketing. Khi nói về tuyển dụng người ta sẽ nói về sourcing skill,
interview, headcount, reports, database, people skill, communication, headhunting,
employer branding. Sử dụng đúng thuật ngữ và cách đặt câu khi mô tả kinh nghiệm làm
việc (đặc biệt những động từ đầu câu) sẽ cho thấy phần nào việc bạn có chính xác
những kinh nghiệm NTD đang tìm kiếm không.

Senior vs Junior
Có sự khác biệt một chút khi đánh giá CV của ứng viên Senior và Junior. Đối với những
hồ sơ Senior, NTD thường tập trung và mục kinh nghiệm làm việc là chính (đây cũng là
mục dài nhất trong CV) và có thể bỏ qua những lỗi trình bày không không quá quan
trọng. Đối với hồ sơ của ứng viên Junior, do kinh nghiệm làm việc không quá nhiều,
NTD không có nhiều cơ sở để đánh giá. Vì vậy NTD sẽ để ý nhiều hơn đến cách trình
bày CV của ứng viên.

“Hãy cho nhà tuyển dụng thấy cái họ đang tìm” - Adele Doan

Nếu để chốt lại phần này mình chỉ muốn nhắn bạn ghi nhớ một điều. Đó là hãy luôn cho
NTD thấy được cái họ đang tìm kiếm. Vậy là bạn đã giúp NTD rất nhiều trong việc
quyết định có liên hệ bạn phỏng vấn hay không.

PHÂN TÍCH MÔ TẢ CÔNG VIỆC (JD)


JD MẪU: TEST DAY DELIVERY OFFICER - http://bit.ly/JDMau

Giả sử bạn đang ứng tuyển cho vị trí Test Officer. Bạn có thể tham khảo thêm JD mình
để tại link phía trên. Trước khi bắt đầu viết CV bạn cần nghiên cứu JD của vị trí đang
ứng tuyển thật kỹ. Điều này sẽ giúp đảm đảm bảo tính PHÙ HỢP của CV đối với JD
qua đó tăng tỷ lệ được chọn phỏng vấn. Có 2 nội dung chính bạn sẽ cần quan tâm
trong một JD. Đó là:

Mô tả công việc

JD MẪU: TEST DAY DELIVERY OFFICER - http://bit.ly/JDMau

Sau khi đọc phần mô tả công việc hay nhiệm vụ cụ thể. Bạn cần tự trả lời được cho
mình những câu hỏi sau:
● Công việc cụ thể bạn sẽ làm là gì? Bạn đã hiểu được bức tranh toàn cảnh công
việc của vị trí này chưa?
● Kinh nghiệm hiện tại của bạn đáp ứng được bao nhiêu % công việc yêu cầu
● Mình có những kinh nghiệm gì liên quan trực tiếp tới vị trí này? Với ví dụ CV
tham khảo bên trên, ứng viên đã có những kinh nghiệm nhất định về chăm sóc
khách hàng (customer management) và hỗ trợ vận hành (operation support)
● Nếu chưa có kinh nghiệm trực tiếp, những kinh nghiệm gián tiếp nào có thể bổ
trợ cho bạn khi nhận công việc này? VD bên trên ứng viên dù chưa có kinh
nghiệm trực tiếp về cách vận hành, hỗ trợ một ngày thi chứng chỉ tại BC như thế
nào, tuy nhiên ở công việc cũ ứng viên cũng có kinh nghiệm tổ chức thi thử tại
trung tâm, và có nhiệm vụ giúp thí sinh đăng ký thi chính thức nên sẽ hiểu sơ bộ
quy trình thi chính thức sẽ như thế nào.
● Ngôn ngữ sử dụng trong JD là gì? Bạn có thể học hỏi cách sử dụng ngôn ngữ
trong JD để viết CV của mình, đặc biệt là mục kinh nghiệm làm việc.

Yêu cầu công việc

JD MẪU: TEST DAY DELIVERY OFFICER - http://bit.ly/JDMau


Thử tượng mình là Chuyên viên tuyển dụng cho vị trí trên, khi nhận được 1 JD vị trí cần
tuyển. Đây là những thông tin bạn cần liệt kê để ghi nhớ về yêu cầu công việc của vị trí
đó:
● Học vấn
○ Yêu cầu về loại trường, chuyên ngành nếu có
○ Bằng cấp liên quan nếu có
VD: Trong JD trên không đề cập đến bằng cấp có nghĩa là vị trí này không
yêu cầu bắt buộc ứng viên phải tốt nghiệp trường nào hay học chuyên
ngành nào cụ thể
● Kinh nghiệm làm việc
○ Yêu cầu về số năm kinh nghiệm tối thiểu
○ Lĩnh vực, phạm vi công việc cần biết.
VD: JD trên yêu cầu ứng viên phải có kinh nghiệm tại vị trí Customer
Service tại các môi trường làm việc áp lực cao, kinh nghiệm sử dụng tiếng
V . Việc sử dụng các template sẵn sẽ giúp bạn phần nào tránh được các
lỗi sai về hình thức. Tuy nhiên các template sẵn đôi khi sẽ bị giới hạn, bạn
khó được thêm các mục như ý của mình.

anh là ngôn ngữ trong công việc hàng này


● Kỹ năng mềm
○ Phần mềm/công cụ: là những phần mềm công cụ phục vụ công việc cần
phải biết.
VD: Kỹ năng sử dụng máy tính, thiết bị văn phòng và công nghệ khác
○ Làm việc hiệu quả
VD trong JD là kỹ năng sắp xếp và lên kế hoạch công việc
○ Làm việc với con người:
VD: như kỹ năng giao tiếp rành mạch và hiệu quả
● Tính cách, độ phù hợp văn hóa:
VD trong JD là những tính cách như: dễ kết nối, làm việc hiệu quả với mọi người
(teamwork), tập trung vào kết quả (result-oriented) và có cách nhiệm trong công
việc (accountable/responsible)

Sai lầm thường gặp

Ứng viên thường gặp 2 sai lầm phổ biến trong quá trình chuẩn bị trước khi viết CV. Thứ
nhất là không nghiên cứu kỹ JD nên dù tất cả kinh nghiệm của mình được thể hiện
trong CV nhưng lại không thấy sự phù hợp với vị trí ứng tuyển. Thứ hai là gửi cùng một
CV cho nhiều vị trí. Kinh nghiệm của bạn có thể hợp với nhiều vị trí khác nhau. Nên khi
ứng tuyển mỗi vị trí bạn cần sửa lại CV cho phù hợp. CV viết cho vị trí Customer
Service chắc chắn sẽ không phù hợp với vị trí Sales Executive rồi.

CÁCH VIẾT CV CHUYÊN NGHIỆP


Ở phần này mình sẽ hướng dẫn chi tiết cho các bạn viết một CV hoàn chỉnh và những
lưu ý trong việc viết CV. Mẫu CV các bạn có thể tham khảo trên TopCV hoặc tự chuẩn
bị mẫu CV cho riêng mình. Nếu bạn tạo CV trên TopCV Mình recommend mẫu CDưới
đây là CV hoàn chỉnh để apply vào một vị trí Customer Service với JD như bên dướinày
● JD CỦA VỊ TRÍ: http://bit.ly/JDMau
● MẪU CV HOÀN CHỈNH:

Chúng ta sẽ lần lượt đi qua các nội dung trong một CV cần có. Mình đã sắp xếp theo
thứ tự trình bày từ trên xuống dưới của một CV thông thường. Những mục cuối ít quan
trọng hơn bạn có thể lược bỏ nếu không có nội dung hoặc thấy không cần thiết.

1. THÔNG TIN CƠ BẢN


[ẢNH MINH HỌA MỤC THÔNG TIN CƠ BẢN]
Những nội dung BẮT BUỘC phải có
● Họ và tên
● Email
● Số điện thoại
● Địa chỉ
Nội dung bạn NÊN CÓ
● Ngày tháng năm sinh
Bạn có TÙY CHỌN thêm những nội dung sau
● Ảnh chân dung
● Đường dẫn Linkedin profile
LƯU Ý KHI VIẾT

● Họ và tên: Viết đầy đủ, viết hoa chữ cái đầu hoặc cả họ và tên, nếu có tên tiếng anh nên
cho vào trong ngoặc đơn (Adele)
● Email: Chọn email riêng cho công việc, đặt tên email thể hiện sự chuyên nghiệp tránh
những email như lanhlungboy.xoxo@gmail.com
● Số điện thoại: viết theo cấu trúc +84 979 760 961
● Địa chỉ: Có thể ghi đơn giản Q.3 TP.HCM/ HCM/ HCMC/ Hanoi/ HANOI
● BOD: ghi đầy đủ ngày tháng năm sinh
● Ảnh chân dung:
○ Đối với những vị trí front office phải giao tiếp với khách hàng và đối tác nhiều
như (sales, receptionist, duty manager, customer service) thì bạn nên để ảnh
○ Những vị trí còn lại bạn không nhất thiết phải thêm ảnh trừ khi ngoại hình là một
là một lợi thế lớn của bạn
○ Không dùng ảnh thẻ, nên chọn ảnh profile chuyên nghiệp, trang phục công sở có
cổ, cười tự nhiên
● Linkedin: Không để link quá dài, nên thay đổi đường dẫn của Linkedin VD
● Nên dùng biểu tượng cho các từ: Email, Phone, Location, Linkedin

2. SUMMARY/ OBJECTIVES
Đây là muc không bắt buộc nhưng là mục không bắt buộc nhưng mình khuyến khích
các bạn nên viết trong CV. Vì đây là cách giúp CV của bạn chuyên nghiệp và nổi bật
hơn trong mắt NTD. Có sự khác nhau nhỏ giữa chọn viết Summary hay Objectives như
sau.

Summary dùng để giúp NTD dễ tổng quan và khái quát kinh nghiệm làm việc của ứng
viên. Nó dùng để thể hiện cho NTD rằng I am what you are looking for. Với những ứng
viên nếu kinh nghiệm thuộc nhiều vị trí và lĩnh vực khác nhau, hoặc chưa thực sự liên
quan trực tiếp tới JD thì nên chọn viết Summary. Khi biết Summary bạn sẽ có cơ hội
giải thích cho NTD rằng Vì sao tôi phù hợp với vị trí công ty đang tuyển. Công thức viết
Summary gồm: liệt kê những điểm phù hợp + mong muốn phát triển tại công ty.
Objectives dùng để giúp NTD hiểu rõ định hướng về mục tiêu nghề nghiệp và kế
hoạch phát triển của ứng viên. Một bạn marketing executive sau 2 năm đi làm có thể
quyết định chỉ tìm kiếm các vị trí về Brand Marketing thay vì Trade Marketing và làm
việc tại các nhãn hàng thay vì agency. Nếu trước đây bạn làm một ngành khác nhưng
muốn chuyển hướng apply vị trí NTD đang tìm thì bạn nên viết Objectives. Khi đó
Objectives sẽ giúp NTD hiểu được rằng Vì sao bạn có những điểm phù hợp và tiềm
năng cho vị trí họ đang tuyển. Công thức viết Objectives phù hợp là: liệt kê những điểm
phù hợp + định hướng, mục tiêu nghề nghiệp.

LƯU Ý KHI VIẾT

● Tránh nhầm lẫn giữa viết Summary và Objectives


● Nên viết ngắn, rõ ràng, dễ hiểu
● Độ dài từ 3 - 5 câu, không nên viết quá dài
● Nội dung cần cô đọng, tập trung cung cấp thông tin NTD cần tìm kiếm
● Không viết về kế hoạch trong tương lai quá xa (7-10 năm)
● Khi đặt mục tiêu cần đặt những mục tiêu thực tế, phù hợp với thị trường và
ngành bạn đang làm việc. VD: ứng viên mới ra trường muốn trở thành Finance
Director sau 5 năm đi làm gần như là không khả thi. Nếu được hãy viết về những
mục tiêu về phát triển năng lực bản thân thay vì mục tiêu về vị trí
● Bạn cần cân nhắc và xác định rõ ràng định hướng nghề nghiệp khi viết về nó
trong mục Objective/Summary. Bởi vì NTD chắc chắn sẽ hỏi về nó trong buổi
phỏng vấn

3. HỌC VẤN
Mục học vấn bạn cần thể hiện được những thông tin chính sau
● Tên trường
● Chuyên ngành
● Thời gian học (yyyy - yyyy)
● Điểm GPA (không bắt buộc): Hãy để thông tin điểm GPA nếu nó là một điểm
cộng lớn của bạn
LƯU Ý KHI VIẾT

● Cách sắp xếp và trình bày nội dung nên thống nhất với mục Kinh nghiệm làm
việc. Nếu bạn ghi Mốc thời gian trước, bên cạnh là Tên trường và phía dưới là
Tên chuyên ngành. Thì ở mục kinh nghiệm bạn cũng nên Mốc thời gian, phía
bên cạnh để Tên công ty/Tên vị trí và phía dưới là Tên vị trí/Tên công ty
● Bạn chỉ nên ghi Tên ngành học chính hoặc Tên chuyên ngành, không cần ghi cả
hai. VD Tài chính ngân hàng/ Tài chính doanh nghiệp
● Không ghi các cấp bậc học từ cấp 3 trở về trước (trừ trường hợp cấp 3 là bậc
học cao nhất)
● Các khóa học ngắn hạn liên quan cũng có thể được liệt kê trong mục này

4. KINH NGHIỆM LÀM VIỆC


[ẢNH MINH HỌA CÁCH VIẾT KINH NGHIỆM LÀM VIỆC]
Bạn có thể tham khảo minh họa bên trên về cách trình bày kinh nghiệm làm việc. Mục
kinh nghiệm làm việc sẽ gồm những nội dung sau
● Tên Công ty và một câu ngắn mô tả lĩnh vực hoạt động của Công ty nếu công ty
của bạn không quá nổi tiếng hoặc muốn làm rõ thêm về lĩnh vực hoạt động của
công ty
● Vị trí công việc bạn phụ trách
● Thời gian làm việc: Nên viết theo mẫu mm/yyyy - mm/yyyy hoặc Dec. 2020
● Địa điểm làm việc: Điểm này cần làm rõ với những bạn làm việc ở các thành phố
hoặc đất nước khác nhau
● Mô tả công việc thực tế bạn làm, có thể bao gồm
○ Liệt kê nhiệm vụ theo đầu việc chính hàng ngày/tuần/tháng
○ Mô tả công việc theo đối tượng tiếp xúc: trong công ty/ngoài công ty, trong
bộ phận, đồng nghiệp, quản lý trực tiếp, nhà cung cấp, đối tác v.v…
○ Phạm vi của công việc: những phạm vi giới hạn trong công việc của bạn
(scope of work) như đối tượng khách hàng, khu vực, phạm vi, kênh phân
phối phụ trách nếu có. VD Sales Manager phụ trách Khu vực miền nam
ngành hàng điện máy của 3 key account chính FPT, Thegioididong, Viettel
Store
○ Kỹ năng, kiến thức đã học được trong quá trình làm việc
○ KPIs và số liệu thực tế đạt được
○ Thành tích, khen thưởng nếu có: Có thể tách mục thành tựu
(achievements) ra khỏi trách nhiệm công việc (main responsibilities)
LƯU Ý KHI VIẾT

● Trình bày
○ Luôn sắp xếp kinh nghiệm làm việc từ gần nhất tới xa nhất
○ Luôn viết dưới dạng bullet point
○ Thống nhất trong trình bày Tên vị trí, Công ty, thời gian, địa điểm
○ Không dùng quá nhiều font chữ, cỡ chữ (3 là tối đa)
● Nội dung
○ Bắt đầu bằng động từ, câu chữ sử dụng để miêu tả kinh ngiệm làm việc
ngắn gọn dễ hiểu
○ Làm nổi bật bằng những thành tựu và số liệu thực tế nếu có
○ Viết đúng, đủ, không nói quá và không dùng từ ngữ phức tạp học thuật.
Một số CV của các bạn mới ra trường hay mắc lỗi nói quá hay còn gọi là “make up” CV.
Vì những công việc bạn viết trong mô tả là thực tế là trách nhiệm của cả team và bạn
chỉ đóng một phần nhỏ công sức trong đó. Thành tựu nghe có vẻ ấn tượng như “Giúp
doanh số tăng 200% trong Q3” đôi khi là thành tựu cả của một tập thể chứ không phải
của một cá nhân.

Bạn cũng lưu ý thêm cách chọn title phù hợp cho vị trí công việc của mình. Đặc biệt là
khi dịch title sang tiếng anh. Mình đã gặp CV của các bạn sinh viên mới ra trường
nhưng title đặt là Store Manager, Marketing Director trong khi phạm vi công việc lại quá
nhỏ không phù hợp với những title như vậy. Việc đặt title không phù hợp có thể gây
không thiện cảm với NTD hoặc NTD sẽ bị hoang mang liệu bạn có chấp nhận các công
việc title là Junior/Executive hay không.
○ Cách dùng từ tương đồng với trong JD: Việc dùng đúng thuật ngữ và
cách diễn đạt khi mô tả công việc sẽ cho thấy sự phù hợp và liên quan
giữa kinh nghiệp của bạn và vị trí hơn
○ Nêu bật được sự phù hợp với vị trí ứng tuyển: Đây là điều bạn cần luôn
ghi nhớ trong đầu khi viết mô tả về kinh nghiệm làm việc. Giả dụ công
việc trước đó của bạn có liên quan cả đến sales và customer service.
Nhưng nếu vị trí bạn đang ứng tuyển và sales thì bạn cần tập trung viết
nhiều về kinh nghiệm sales hơn và làm nổi bật nó lên

5. HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI/ DỰ ÁN CÁ NHÂN


Việc viết về các hoạt động và xã hội hay dự án cá nhân như thế nào phụ thuộc khá
nhiều vào kinh nghiệm làm việc của bạn. Nếu bạn đã có nhiều kinh nghiệm làm việc
liên quan tới công việc ứng tuyển (part-time, internship, trainee program, freelance hay
full-time job) thì mục Hoạt động xã hội này có thể viết ngắn lại, chỉ liệt kê đơn giản về
thời gian và các hoạt động bạn đã tham gia. Còn nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm
làm việc thì hãy viết nhiều về hoạt động xã hội và các dự án cá nhân hơn để bù lại nhé.
Cách viết cũng tương tự như viết kinh nghiệm làm việc thôi.

Những thông tin không thể thiếu bao gồm:


● Tên dự án/ tổ chức/ hoạt động
● Thời gian
● Mô tả sơ bộ về hoạt động
● Vị trí/thành tích nếu có
LƯU Ý KHI VIẾT

● Chỉ liệt kê các hoạt động/ dự án liên quan hoặc bổ trợ cho vị trí đang ứng tuyển
● Đây là nội dung phụ nên cần viết ngắn gọn, cô đọng
● Nếu bạn không có hoạt động quá nổi trội, hoặc vị trí nổi bật trong các tổ chức có
thể bỏ qua mục này
● Vẫn lưu ý cần sắp xếp các hoạt động theo thứ tự hoạt động từ gần nhất tới xa
nhất

6. KỸ NĂNG
Có rất nhiều kỹ năng khác nhau mà bạn có thể liệt kê trong mục này. Để giúp các bạn
lựa chọn dễ dàng hơn thì mình có phân loại các kỹ năng ra thành những nhóm nhỏ
sau:
● Technical skills: Kỹ năng cứng liên quan đến một công việc cụ thể. Ví dụ những
bạn làm về thiết kế đồ họa có thể có kỹ năng về thiết kế 2D, thiết kế 3D, kỹ năng
dựng phim, chụp ảnh. Để đơn giản thì bạn chỉ cần liệt kê theo
○ Công cụ/ phần mềm liên quan tới công việc
○ Kỹ năng liên quan tới công việc cụ thể. Nếu bạn không biết công việc
mình đang làm cần những kỹ năng cứng là gì thì có thể search skill set for
recruiters chẳng hạn
● Soft skills: Kỹ năng mềm là những kỹ năng làm việc chung không phụ thuộc vào
vị trí làm việc cụ thể bao gồm
○ Kỹ năng làm việc hiệu quả: kỹ năng quản lý thời gian, sắp xếp công việc
hiệu quả, kỹ năng lên kế hoạc làm việc
○ Kỹ năng làm việc với con người: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lãnh đạo, làm
việc nhóm, v.v
LƯU Ý KHI VIẾT

● Chỉ liệt kê những kỹ năng/công cụ phù hợp, liên quan tới vị trí bạn đang ứng
tuyển
● Chỉ liệt kê những kỹ năng bạn tự tin nhất, và có dẫn chứng cho mỗi kỹ năng đó
(để chuẩn bị cho phỏng vấn nếu cần). NTD sẽ nhìn vào những kỹ năng bạn liệt
kê trong mục Skills và đặt câu hỏi chi tiết về các kỹ năng đó
● Ưu tiên viết các kỹ năng được nhắc đến trong JD
● KHÔNG cho điểm cho từng kỹ năng ví dụ như 9/10, 5/10 hay thang đánh giá.
Bởi vì mọi sự đánh giá chỉ mang tính tương đối vậy nên hãy để NTD tự có đánh
giá của riêng mình

7. CHỨNG CHỈ/BẰNG CẤP/ GIẢI THƯỞNG (OPTIONAL)


Mục này rất ngắn gọn bạn chỉ cần liệt kê tên chứng chỉ/giải thưởng bằng cấp theo thứ
tự thời gian từ gần nhất tới xa nhất. Không liệt kê tất cả mà hãy chọn những bằng cấp
liên quan và nổi bật cho vào mục này nhé. Theo quan điểm của mình những chứng chỉ
như Tin học văn phòng, Microsoft Word hay Microsoft Excel quá phổ biến và không làm
CV của bạn giá trị hơn nên không cần thiết phải cho vào CV.

8. THAM KHẢO (OPTIONAL)


Bạn có thể bổ sung thông tin tham khảo theo mẫu như sau:
● Họ và Tên
● Chức vụ
● Công ty
● Email liên hệ
Không nhất thiết phải để số contact của người được tham khảo. Nhưng hãy đảm bảo
họ được thông báo rằng bạn chọn họ và là người tham khảo trong trường hợp cần
thiết.

TỔNG HỢP SAI LẦM THƯỜNG GẶP KHI VIẾT CV


Trong phần này mình sẽ tổng hợp những lỗi mọi người thường gặp khi viết CV dựa trên
quá trình mình sửa CV cho rất nhiều bạn. Bạn có thể coi đây là checklist kiểm tra lại
trước khi gửi CV cho nhà tuyển dụng.
NỘI DUNG
● Không làm nổi bật sự liên quan và mức độ phù hợp giữa CV và JD vị trí
● Viết quá dài hoặc quá ngắn. CV của ứng viên dưới 5 năm kinh nghiệm nên dừng
lại ở 1 trang, hoặc tối đa là 2 trang. Mình hiểu rằng có những bạn chưa có nhiều
kinh nghiệm và hoạt động để cho vào trong CV tuy nhiên cũng không nên để CV
trống đến ½ trang A4.
● Dùng từ hoa mỹ không thông dụng, không phù hợp với vị trí

HÌNH THỨC
● Sai định dạng file: Định dạng phù hợp: pdf, .doc; định dạng không phù hợp: Exel,
ảnh
● Bố cục khó nhìn, không làm nổi bật 3 mục chính: thông tin cá nhân, học vấn,
kinh nghiệm
● Thiết kế cầu kỳ không cần thiết

Q&A

You might also like