You are on page 1of 2

Chương 5: Kiểm soát rủi ro

Những nội dung màu đỏ có thể không cần cho vào slide

5.3.3 Giảm thiểu rủi ro

C1. Cứu lấy những tài khoản còn sử dụng được

Một biện pháp giảm thiểu tổn thất được sử dụng rộng rãi là cứu lấy nhưngc tài sản còn sử dụng được

Bởi lẽ hiếm khi các tổ chức, các doanh nghiệp bị thiệt hại hoàn toàn và nhà quản trị rủi ro có thể tối
thiểu hóa những tổn thất thông qua việc cứu lấy các tài sản còn dùng được.

VD: Thay vì bán phế liệu một chiếc xe hơi cũ, ta có thể lấy những bộ phận xe còn dùng được đi thanh lý
tại các quán sửa xe. như ắc-quy chẳng hạn

C2. Sự chuyển nợ

Đây là một trong những kĩ thuật giảm thiểu tổn thất nhắm tới hậu quả lâu dài của tổn thất

Sự chuyển nợ là một công cụ quan trọng của quản trị tranh chấp. Quản trị tranh chấp trở thành một bộ
phận của những chiến lược/ chiến thuật nhằm kiểm soát và làm giảm hậu quả của những hành động
hợp pháp làm nảy sinh ra tổn thất. Những biện pháp được sử dụng ở đây là: hòa giải, giải quyết tranh
chấp bằng trọng tài, nỗ lực quan hệ cộng đồng nhằm giải quyết “ quan điểm chung của tòa án”.

C3. Kế hoạch giải quyết các hiểm họa

Giảm thiểu tổn thất bằng cách giảm thiểu sự tác động của tổn thất hoặc là thông qua việc kiểm soát
những sự kiện khi nó xuất hiện, kiểm soát kết quả tức thời của sự kiện hoặc thông qua việc kiểm soát
những hậu quả lâu dài của nó

VD: Kiểm tra thường xuyên để hoàn thiện hệ thống chữa cháy, lưu trữ hồ sơ đã được vi tính hóa

C4. Sự dự phòng

Là một trong những biện pháp giảm thiểu tổn thất đặc biệt

Tài sản dự phòng chỉ được sử dụng khi có rủi ro xảy ra

VD: Những bộ phận dự trữ hay những máy móc giống hệt nhau chính là hình ảnh minh họa cho ‘’sự dự
phòng’’

Phương pháp này làm giảm số lượng thiệt hại bằng cách giảm hoặc loại trừ các tổn thất gián tiếp

VD: nếu máy móc chính ở công xưởng bị hỏng, thay vì việc công nhân phải tạm nghỉ trong thời gian xí
nghiệp tìm mua hay sửa chữa máy thì đưa thiết bị dự phòng vào cho sản xuất để việc cung cấp hàng hóa
được diễn ra bình thường. ( Loại trừ tổn thất gián tiếp ở đây chính lag việc xí nghiệp của bạn không để
trì trệ trong sản xuất lượng hàng hóa trong thời gian máy móc đó bị hỏng bằng việc vẫn cho công nhân
sản xuất bình thường thông qua máy dự phòng, hàng vẫn được đưa đi đúng tiến độ, không bị chậm hợp
đồng… vv)

C5. Phân chia rủi ro


Là một kĩ thuật trong đó cho tổ chức cố gắng ngăn cách những rủi ro của nó với nhau thay vì cho phép
chúng gây hại cho một sự kiện đơn lẻ

VD: Một chi nhánh bán lẻ có tiền mặt tại cửa hàng từ việc bán hàng, số tiền đó đã vượt quá mức quy
định thì phải được yêu cầu chuyển đến một nơi an toàn hơn để phòng tránh các rủi ro không đáng có
như hỏa hoạn, trộm cắp….

Động lực đằng sau của sự phân chia rủi ro là làm giảm bất kì sự phụ thuộc giữa những rủi ro của tổ chức
bằng cách làm giảm sự giống nhau mà một sự kiện đơn lẻ tác động toàn bộ những rủi ro của tổ chức.
Hành động phân chia rủi ro không làm giảm cơ hội tổn thất của một biểu hiện rủi ro đơn lẻ mặc dù nó có
khuynh hướng làm giảm những tổn thất do tai họa.

Hiệu quả của việc phân chia rủi ro tùy thuộc vào loại tài sản và nguyên nhân của tổn thất

VD: Việc phân chia diện tích của nhà kho, phân bổ ¼ diện tích để trữ hàng là hợp lý để tránh rủi ro hỏa
hoạn xảy ra, nhưng nếu nhà kho nằm khu vực vùng biển thì vẫn có thể bị giông bão gây nguy hiểm

You might also like