You are on page 1of 3

Họ & Tên: Nguyễn Thị Thùy Vân

MSSV: 35221020501
Lớp: LT27.1- FT03

Sv đọc bài Cung ứng toàn cầu (theo file đính kèm).
Đứng ở góc độ là nhà Quản trị thì bạn sẽ đúc kết ra bài học gì và sẽ có giải pháp gì để
không bị ảnh hưởng bởi chuỗi cung ứng toàn cầu

Bài làm
Dưới góc độ là nhà Quản trị nhìn thấy được hiện nay hoạt động thương mại toàn cầu
không còn bó hẹp trong những hàng hóa hữu hình mà dịch vụ cũng chiếm một phần
không hề nhỏ, điều đó chứng tỏ ảnh hưởng không hề nhỏ của chuỗi cung ứng toàn cầu.
Là sự cần thiết phải đến gần hơn với khách hàng khiến các doanh nghiệp phải tăng cường
sáng tạo, rút ngắn thời gian giao hàng và tinh tế hơn trong khẩu tùy chỉnh sản phẩm cho
phù hợp với thị hiếu của khách hàng.

5 giải pháp giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro để không bị ảnh hưởng bởi chuỗi
cung ứng toàn cầu
Môi trường kinh tế đầy biến động đòi hỏi chuỗi cung ứng phải đáp ứng nhanh, rõ ràng và
được hoạch định hợp lý. Bởi vậy, doanh nghiệp cần xây dựng những chiến lược quản lý
chuỗi cung ứng hiệu quả và giảm thiểu rủi ro, tổn thất do những sự gián đoạn nằm trong
hay ngoài sự dự báo của doanh nghiệp.
Việc áp dụng công nghệ đang dần được đưa vào các doanh nghiệp, nhằm thúc đẩy công
cuộc chống lạm phát. Phần lớn các nhà lãnh đạo những chuỗi cung ứng toàn cầu đang
cho rằng đầu tư vào công nghệ là một trong những lợi thế cạnh tranh có ý nghĩa nhất mà
họ có thể có.
1. Giảm thiểu rủi ro cho sự phụ thuộc và nhà cung cấp
Khoảng 80% sự gián đoạn chuỗi cung ứng bắt nguồn từ các nhà cung cấp nhỏ lẻ. Các nhà
quản lý chuỗi cung ứng hoàn toàn nhận thức được những rủi ro này và từ lâu đã muốn
giảm thiểu chúng, nhưng hệ thống và quy trình vận hành truyền thống đã khiến việc này
trở nên phi thực tế. Tất nhiên, các doanh nghiệp cần có khả năng tin tưởng vào các nhà
cung cấp của họ để đưa ra mức giá và khối lượng phù hợp, nhưng đó chỉ là một phần của
bức tranh quản lý rủi ro. Các nhà quản lý chuỗi cung ứng cần phải hoàn toàn tin tưởng
vào nguồn gốc của hàng hóa trong chuỗi cung ứng của họ – từ xử lý hàng, đến đạo đức
nghề nghiệp từ các nhà cung cấp.
Quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu dựa trên thuật toán đám nây và các công cụ xử lý kinh
doanh tích hợp có khả năng kết nối mạng lưới các nhà cung cấp trong thời gian thực.
Điều này có nghĩa là: không chỉ các chuỗi cung ứng được kết nối trở nên minh bạch hơn
mà còn cho phép các doanh nghiệp xây dựng một mạng lưới các nhà cung cấp đa dạng
hơn. Vì vậy, nếu một bên thất bại, họ sẽ nhanh chóng có những bên khác hỗ trợ.
2. Tối ưu hoá quản lý kho
Một thách thức cơ bản đối với mọi nhà quản lý chuỗi cung ứng là cân bằng sự thiếu hụt
và thặng dư. Trước đây, các nhà phân tích cố gắng đánh giá các hoạt động của khách
hàng và thị trường trong quá khứ để dự đoán số dư hàng tồn kho. Và trong thời kỳ gián
đoạn và biến động, cách tiếp cận hồi cứu này trở nên đặc biệt rủi ro.
Ngày nay, các doanh nghiệp có quyền truy cập vào các phân tích dữ liệu dự đoán theo
thời gian thực nhờ phần mềm quản lý kho thông minh WMS để giúp xây dựng các dự
báo chính xác hơn và tăng khả năng nhận diện chuỗi cung ứng. Nhiều doanh nghiệp ứng
dụng công nghệ dự báo nhu cầu và tối ưu hóa hàng tồn kho sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI),
học máy (Machine Learning) và phân tích nâng cao để nhà quản lý đảm bảo tính hiệu quả
trong vận hành kho hàng của doanh nghiệp.
3. Lên kế hoạch và dự báo cho sự gián đoạn chuỗi cung ứng
Việc kiểm soát số lượng hàng hóa tồn trữ và có kế hoạch dư thừa, có thể là thành phẩm,
bộ phận và linh kiện, hoặc thậm chí là nguyên liệu thô, sẽ giúp doanh nghiệp ứng phó
được sự gián đoạn chuỗi cung ứng trong tương lai. Doanh nghiệp nên cân nhắc dự trữ
trước những thời điểm trong năm khi chuỗi cung ứng có nhiều khả năng bị gián đoạn,
chẳng hạn như thời kỳ cao điểm hoặc thời kỳ mà các yếu tố môi trường, như bão hoặc lũ
lụt, có thể ảnh hưởng đến các nhà cung cấp của doanh nghiệp.
Một chiến lược quản lý rủi ro chuỗi cung ứng phổ biến được các doanh nghiệp sử dụng
khi lập kế hoạch dự phòng là mô hình quản lý rủi ro PPRR. “PPRR” là viết tắt của:
 Prevention – Phòng ngừa : thực hiện các biện pháp để giảm tác động của sự gián
đoạn chuỗi cung ứng trước khi nó xảy ra.
 Preparedness – Chuẩn bị sẵn sàng : lập một kế hoạch dự phòng nếu tình huống
khẩn cấp của chuỗi cung ứng xảy ra.
 Response – Ứng phó : thực hiện kế hoạch dự phòng khi xảy ra gián đoạn.
 Recovery – Phục hồi : tiếp tục hoạt động bình thường càng nhanh càng tốt.
Khi doanh nghiệp lập kế hoạch, hãy cân nhắc phân chia các chiến lược của mình theo bốn
khái niệm này để dễ dàng quản lý kế hoạch dự phòng của mình và liên tục kiểm tra và đo
lường thành công của nó. Hiện nay, doanh nghiệp có thể tận dụng công nghệ số để giả
lập kế hoạch và đưa ra những dự báo chính xác dựa trên
4. Chú trọng công tác bảo trì để tránh gián đoạn sản xuất
Để đảm bảo hoạt động quản trị, sản xuất kinh doanh diễn ra hiệu quả và liên tục giữa các
bộ phận chức năng, doanh nghiệp cần chú trọng công tác bảo trì để tránh gián đoạn sản
xuất. Trong doanh nghiệp có 2 phương pháp bảo trì được sử dụng đó là:
 Bảo trì phản ứng
Bảo trì phản ứng (còn được gọi là bảo trì sửa chữa hoặc bảo trì khắc phục) là việc thực
hiện khôi phục, sửa chữa thiết bị, máy móc đã hư hỏng, mắc lỗi về trạng thái hoạt động
bình thường. Điểm cộng của chiến lược bảo trì này là doanh nghiệp có thể vắt kiệt toàn
bộ giá trị của loại máy móc, thiết bị. Tuy nhiên, phương pháp này tiềm ẩn những rủi ro về
sự cố nhiều loại máy móc, hay thậm chí là toàn bộ dây chuyền bị phá hủy. Điều này có
thể còn tốn kém hơn rất nhiều so với chi phí thay thế hoặc sửa chữa sớm. Ngay cả khi đó
chỉ là một ổ trục nhỏ, sự cố mà nó gặp phải cũng khiến toàn bộ năng lực sản xuất của
doanh nghiệp giảm xuống. Và viễn cảnh tồi tệ nhất đối với bất cứ một doanh nghiệp nào
trong ngành sản xuất chính là thời gian ngừng hoạt động đột xuất.
 Bảo trì dự đoán dựa trên ứng dụng IIoT
Bằng việc áp dụng những tiến bộ trong công nghệ IIoT, bảo trì dự đoán dựa trên dữ liệu
lịch sử và thời gian thực được thu thập thông qua các cảm biến để cung cấp bức tranh
chân thực và chính xác nhất về tình trạng hoạt động máy trong thời gian thực.
Dữ liệu phân tích này cho phép bộ phận bảo trì của doanh nghiệp lập lịch các nhiệm vụ
bảo trì “đúng lúc”. Và đây cũng chính công nghệ mở đường cho doanh nghiệp tiến đến
sản xuất thông minh.
5. Ứng dụng công nghệ trong quản lý chuỗi cung ứng
Phần mêm ERP đang là một phần không thể thiếu trong việc quản lý chuỗi cung ứng và
đảm bảo rằng các nhà sản xuất có khả năng ứng phó với những biến động của thị trường.
Phần mềm ERP cung cấp cho doanh nghiệp một cái nhìn tổng thể về tất cả các hoạt động
kinh doanh, để cải thiện quản lý chuỗi cung ứng. Quản lý bán hàng, mua hàng, lập kế
hoạch nguyên vật liệu, quản lý nhà cung cấp, hãng vận chuyển, quản lý tài chính là
những tính năng nổi bật trong hệ thống ERP.

You might also like