You are on page 1of 4

BÀI THU HOẠCH CUỐI KHÓA

Họ và tên: Trần Minh Thông


Mã số sinh viên: 06520460
Lớp: Cử nhân tài năng
Ngày sinh: 20/02/1988

Kí tên:

1. Cho biết quan niệm của bạn về đạo đức nghề nghiệp, nêu vài dẫn chứng cụ
thể. Theo bạn, hiện nay vấn đề đạo đức nghề nghiệp được xã hội thực hiện
như thế nào?
- Trả lời:
+ Đạo đức nghề nghiệp theo quan điểm của tôi là một phạm trù có tính
chất khác nhau ở mỗi ngành nghề khác nhau. Có thể hiểu đạo đức nghề
nghiệp chính là cách thể hiện giá trị của mỗi con người thông qua công
việc mà anh ta/ chị ta đang làm. Đối với Y học đạo đức nghề nghiệp có thể
hiểu là cách các lương y đối xử với bệnh nhân của mình(làm đúng trách
nhiệm, không nhận tiền bồi dưỡng..), đối với ngành Sư phạm thì đạo đức
nghề nghiệp thông qua việc các giáo viên làm đúng nhiệm vụ của một
“người đưa thuyền” tận tụy, cách đối xử với các học sinh của mình, đối
với các nhân viên công chức là cách họ thực hiện công việc của mình
nhưng không có thái độ hạch sách làm khó, không ăn hối lộ, không gây
nhũng nhiễu…Một quốc gia có phát triển được về kinh tế và lẫn về trình
độ văn minh của quốc gia đó hay không thì đạo đức nghề nghiệp luôn là
một yêu cầu bức thiết được quan tâm nhiều nhất đối với mỗi người dân khi
được đào tạo để phục vụ đất nước.
+ Đạo đức nghề nghiệp đối với nước ta nói riêng và với thế giới nói
chung có một sự chênh lệch tương đối đáng kể. Đối với các nước phát
triển trên thế giới thì đạo đức nghề nghiệp được thực hiện tương đối hiệu
quả do từ rất sớm các tầng lớp trong xã hội đã được đào tạo một cách bài
bản về tác phong trong công việc cũng như hiệu quả của việc thực hiện
đạo đức nghề nghiệp đối với việc phát triển đất nước. Nước ta do mới
được giải phóng cách đây không lâu và trình độ dân trí còn chưa cao nên
mục tiêu đạo đức nghề nghiệp còn đang là một vấn đề nan giải trong cơ
cấu tổ chức xã hội hiện nay. Đặc biệt tình trạng quan lieu đang là một tình
trạng bức thiết và là vấn đề cần được giải quyết một cách triệt để trong bộ
máy nhà nước nói chung cũng như trong các doanh nghiệp nói riêng. Để
hướng tới một nước Việt Nam giàu mạnh trước tiên ta phải cải tổ hoàn
toàn bộ máy nhà nước để phát hiện ra các cán bộ bị tha hóa về đạo đức và
thay vào đó là các cán bộ có nhiệt huyết hơn và được đào tạo kĩ càng hơn
về nghiệp vụ cũng như đạo đức nghề nghiệp, một khi bộ máy nhà nước đã
có những cán bộ cốt cán luôn đặt đạo đức nghề nghiệp lên trên hàng đầu
thì việc cải tổ các bộ phận nhỏ hơn đặc thù hơn là một việc hết sức dễ
dàng. Đạo đức nghề nghiệp còn liên quan sâu sắc đến trình độ dân tri của
một quốc gia, một công dân tốt là một công dân luôn lấy sự phát triển của
đất nước làm mục tiêu hàng đầu trong công việc của anh ta đang thực hiện,
muốn được như vậy thì đội ngũ giảng dạy phải là những người đầu tiên và
dẫn đường đồng thời là một tấm gương sáng cho các thế hệ mà họ đang
dạy dỗ bằng chính đời sống cũng như lòng tận tâm của anh ta trong công
việc đang thực hiện. Xã hội ngày càng phát triển kéo theo đó là đòi hỏi sức
lao động và sáng tạo ngày càng cao, nhưng kèm theo đó là sự tha hóa và
sự tuột dốc của đạo đức nghề nghiệp một cách trầm trọng điều này ảnh
hưởng rất nhiều đến sự phát triển của đất nước và lòng tin của những
người dân mà họ đang sống trong xã hội. Vì vậy, đạo đức nghề nghiệp cần
luôn được trau dồi liên tục cho những công dân không chỉ là những người
đang làm việc mà sớm hơn nữa đó là những học sinh còn đang ngồi trên
ghế nhà trường sắp bước chân vào xã hội đầy gay go và khốc liệt để họ có
thể giữ vững tư tưởng và sẵn sàng đối phó với những áp lực cuộc sống để
có thể giữ được đạo đức nghề nghiệp của bản thân họ.

2. Bạn có tự tin với kiến thức có được hiện nay để sẵn sàng cho công việc sắp tới
không? Vì sao?
- Trả lời:
Những kiến thức mà ta có được khi còn ngồi trên ghế nhà trường thật sự ra
chỉ đáp ứng được một số ít khi ta bắt tay vào làm việc ở một công sở thực
sự. Tuy nhiên tùy từng ngành và từng lĩnh vực khác nhau thì số lượng kiến
thức có thể dao động từ 50% - 70% so với kiến thức mà ta sẽ có được sau
khi trải qua một thời gian làm việc ở bên ngoài. Thực sự mà nói thì những
kiến thức mà ta có được ở trên trường học chỉ có thể là những kiến thức
căn bản để từ đó chúng ta có thể tiếp thu những kiến thức mới tùy vào đặc
thù của mỗi doanh nghiệp hay công ty mà ta đang làm. Hay nói đúng hơn
chúng ta được trang bị một nền tảng kiến thức chung giúp chúng ta có thể
tư duy nghiên cứu chuyên sâu hơn vào một lĩnh vực nhất định. Vì vậy về
việc có tự tin để sẵn sàng cho công việc sắp tới hay không là còn tùy thuộc
vào bản thân của mỗi chúng ta. Nếu khi còn ngồi trên ghế nhà trường
chúng ta đã chuẩn bị sẵn sàng và tiếp thu hầu hết các kiến thức mà thầy cô
đã giảng dạy thì chúng ta sẽ có được một sự tự tin về các kiến thức mà
chúng ta đã đạt được để từ đó có thể sẵn sàng tiếp thu hoàn toàn những
kiến thức mới mà chúng ta sẽ không bị bỡ ngỡ khi bước chân vào môi
trường làm việc đầy cạnh tranh và thử thách sẵn sàng đào thải mọi cá nhân
bất cứ lúc nào. Riêng về lĩnh vực công nghệ thông tin nhưng chúng ta đã
biết là một lĩnh vực tương đối mới mẻ so với các lĩnh vực khác nhưng
đang ngày càng phát triển rộng rãi, do lĩnh vực này bao gồm rất nhiều
nhánh khác nhau mỗi nhánh lại có những hướng phát triển khác nhau cho
nên tính đặc thù về công việc lại tùy vào định hướng cũng như tính chất
của công ty chuyên về Công nghệ thông tin, đó có thể là những công ty
chuyên về Quảng cáo và Truyền thông (Multimedia), công ty chuyên về
gia công phần mềm, công ty chuyên về vấn đề An ninh mạng và các giải
pháp bảo mật, công ty chuyên về bảo trì các cơ sở dữ liệu cho các doanh
nghiệp….Vì vậy lượng kiến thức của những sinh viên Công nghệ thông tin
có được từ trên ghế nhà trường tương đối thấp hơn so với những ngành
nghề chuyên môn khác. Để có thể làm việc và tiếp thu những kiến thức
mới một cách dễ dàng thì đòi hỏi những sinh viên Công nghệ thông tin khi
còn đang học tập thì phải chuẩn bị cho mình nhiều kiến thức nền tảng thật
vững chắc ở nhiều lĩnh vực khác nhau để có thể sau khi ra trường chúng ta
mới không bị bỡ ngỡ khi bước vào một môi trường chuyên nghiệp như các
công ty và các doanh nghiệp.
3. Theo bạn: những kiến thức học được tại trường có đủ cho bạn làm việc cho
các doanh nghiệp hiện nay không?
- Trả lời:
Như đã nói ở trên kiến thức mà chúng ta thu nhặt được ở trường chỉ đáp
ứng được 50%-70% cho việc làm ở các doanh nghiệp do tính đặc thù của
từng doanh nghiệp có nhiều hướng khác nhau, đặc biệt là trong lĩnh vực
công nghệ thông tin vì vậy để có thể làm việc cho một doanh nghiệp nào
đó bạn phải thực sự hiểu rõ ràng về hướng phát triển của doanh nghiệp mà
bạn đang muốn ứng tuyển vào đó, để từ đó chúng ta có thể bổ sung kịp
thời những kiến thức nằm trong hướng phát triển đó nhằm có thể ứng
tuyển thành công và xa hơn nữa chính là có thể khẳng định được mình để
có thể tiến xa hơn trong công việc của doanh nghiệp mà bản thân chúng ta
đang làm việc.

4. Bạn đã có được việc làm chưa? Theo bạn mức lương trung bình mà bạn có thể
chấp nhận làm việc là bao nhiêu?
- Trả lời:
Bản thân đang là sinh viên năm tư của một trường Công nghệ thông tin
hầu hết đều mang tâm trạng muốn tìm kiếm một việc làm ngay sau khi ra
trường và hầu như ai ai cũng muốn một việc làm có thể ổn định được cuộc
sống sau này như: chế độ đãi ngộ, môi trường làm việc tốt, thu nhập ổn
định đôi khi là phải cao. Tuy nhiên, thường thì khi chúng ta mới ra trường
mức lương không như mong muốn của chúng ta do hầu hết các sinh viên
mới ra trường đều không có kinh nghiệm làm việc thực tế nên các doanh
nghiệp thường phải đào tạo trong một khoảng thời gian nhất định trước khi
bắt tay vào công việc, và sau nữa chúng ta ít quan tâm đến tình hình cập
nhật lương bình quân của ngành đang theo học trong xã hội. Chính những
điều này đã gây cản trở cho mỗi sinh viên khi bước chân vào phỏng vấn ở
các doanh nghiệp khi đề cập đến vấn đề lương bổng. Bản thân tôi cũng rất
nhiều lần đi phỏng vấn ở các doanh nghiệp khác nhau, tôi nhận thấy ở giữa
các công ty này đều có một sự chênh lệch đáng kể về vấn đề lương bổng
như các doanh nghiệp của Việt Nam thì lương tương đối thấp hơn so với
các doanh nghiệp nước ngoài mức chênh lệch có thể dao động từ 2-3tr.
Điều này gây ra tình trạng chảy máu chất xám cực kì nghiệm trọng do
chính sách lương bổng và điều kiện làm việc hết sức thuận lợi của họ đã
khiến cho nhiều sinh viên khá giỏi làm việc cho họ. Tuy rằng lương bổng
ở các doanh nghiệp nước ngoài này trội hơn hẳn so với các doanh nghiệp
trong nước nhưng nếu so ra với lương của một kĩ sư công nghệ thông tin
trên thế giới thì thực tế cho thấy chúng ta cũng đang thật sự bị “bóc lột”
một cách “tự nguyện”. Do sự phát triển của nước ta về lĩnh vực công nghệ
thông tin rất mạnh mẽ trong những năm gần đây và số lượng kĩ sư công
nghệ thông tin có tay nghề và trình độ ngang tầm so với những kĩ sư ở các
nước phát triển khác nên việc thuê các kĩ sư của nước ta vừa đảm bảo chất
lượng và vừa tiết kiệm được chi phí thuê mướn nhân công rẻ hơn rất nhiều
so với các kĩ sư bản địa. Theo khảo sát ở các công ty công nghệ thông tin ở
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đều có mức lương bình quân từ 5-6tr, mức
chênh lệch có thể tăng hoặc giảm dựa vào các điều kiện như: khả năng, vị
trí làm việc, tính chất của công việc, qui mô của công ty….Đối với những
sinh viên mới ra trường mà có nhà ở sẵn có trên địa bàn thành phố thì với
mức lương cơ bản như thế có thể đáp ứng đủ điều kiện sống và sinh hoạt
của bản thân, nhưng đối với những sinh viên sống xa gia đình phải ở trọ để
có thể làm việc thì với giá cả đắt đỏ ở một nơi như thành phố thì mức
lương trung bình đó chỉ vừa đủ điều kiện ăn ở. Như vậy, để có thể có một
mức sống ổn định cho tất cả các sinh viên mới ra trường cũng như những
người đang làm việc trong các công sở và doanh nghiệp chúng ta cần nâng
lên mức lương cơ bản hiện tại hoặc tăng thêm các khoản tiền thường hàng
quí hoặc hàng năm cho mỗi người có thể tăng từ 30-40% so với mức
lương có bản hiện giờ.

5. Theo bạn sau 3 tháng kể từ khi tốt nghiệp khả năng tìm được việc làm phù hợp
đối với bạn là bao nhiêu phần trăm?
- Trả lời:
Để có thể tìm được một việc làm phù hợp với bản thân ngay sau khi tốt nghiệp
ra trường trong vòng 3 tháng là một điều tương đối khó khăn nếu ngay từ đầu
mỗi sinh viên trước khi tốt nghiệp không tìm hiểu một cách rõ ràng về các
doanh nghiệp mà ta đang dự kiến sẽ ứng tuyển vào ngay sau khi hoàn thành
việc học tập tại trường. Thực tế cho thấy rất nhiều sinh viên ngay sau khi ra
trường đã không được làm công việc theo đúng sở trường và chuyên ngành mà
mình đã chọn khi còn ngồi trên ghế nhà trường do có thể chuyên ngành mà
mình chọn chỉ có một số doanh nghiệp có hướng phát triển theo nó nhưng số
lượng sinh viên học chuyên ngành đó ở các trường thì khá nhiều. Các doanh
nghiệp chỉ chú trọng việc tìm kiếm các nhân tài và thường mỗi đợt tuyển chỉ
từ 20-30 người nên việc cạnh tranh vào các vị trí yêu thích đúng với chuyên
ngành là hết sức khó khăn và đào thải một số lượng lớn các sinh viên mới ra
trường gây ra tình trạng thất nghiệp kéo dài mặc dù có thể ngành đó đang là
một ngành tương đối “hot” trên thị trường và đòi hỏi nhiều nhân công làm
việc cho họ. Những sinh viên không tìm được việc làm phù hợp với bản thân
thì buộc phải tìm một hướng đi mới có thể là làm việc ở các ngành khác hoặc
là tiếp tục học chuyên sâu để củng cố thêm kiến thức nhiều hơn để có thể đáp
ứng đủ yêu cầu cho đợt tuyển dụng lần sau….Như vậy, khả năng kiếm được
việc làm phù hợp với bản thân ngay sau khi ra trường 3 tháng chỉ có thể chưa
tới 50% bao gồm các yếu tố như: trình độ, sự may mắn, khả năng phán đoán
các yếu tố mà một doanh nghiệp đang cần ở mỗi kĩ sư mà họ muốn tuyển
dụng….Để thật sự có một công việc phù hợp thì trước tiên chúng ta phải có
một kiến thức thật vững vàng về chuyên môn và phải tìm hiểu thật kĩ càng về
các công ty mà chúng ta đang dự định ứng tuyển một cách thấu đáo. Phương
châm được đưa ra ở đây chính là: Doanh nghiệp cần gì và chúng ta có gì.

You might also like