You are on page 1of 4

BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ

MÔN: QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC

HỌ TÊN SINH VIÊN: HỒ VĂN THÀNH

CÂU 1:

Nói sự đa dạng trong lực lượng lao động là một thách thức cho quản trị nguồn nhân lực
vì nhà quản trị phải đối mặt với nhiều vấn đề về văn hóa, tính cách, giới tính, độ tuổi,
kinh nghiệm…của người lao động trong tổ chức mình. Nhà quản trị phải làm sao vừa
hài hòa được tính cách của nhân viên với nhau, vừa cho họ có đủ không gian để thể
hiện cái riêng, cái sáng tạo của mình để tất cả hòa làm một thể thống nhất đưa doanh
nghiệp đạt đến những thành công như kế hoạch ban đầu. Nhà quản trị phải thật sự khéo
léo trong việc sử dụng sự đa dạng lực lượng lao động trong tổ chức mình, nhà quản lý
sẽ cần phải chuyển triết lý của họ từ chỗ đối xử với mọi người như nhau sang nhìn
nhận lại những khác biệt và phản ứng trước những khác biệt đó để bảo đảm giữ được
người lao động và tăng năng suất nhưng đồng thời lại không có sự phân biệt đối xử.

CÂU 2:

Việt Nam đang trong giai đoạn có “cơ cấu dân số vàng”, đây chính là một cơ hội phát
triển kinh tế rất thuận lợi. Tuy nhiên trong lĩnh vực đòi hỏi kỹ thuật, công nghệ, kỹ
năng cao thì việc tuyển dụng người lại không hề dễ. Dựa vào kiến thức quản trị nguồn
nhân lực bạn hãy giải thích về vấn đề trên.

Việc tuyển dụng lao động trong lĩnh vực đòi hỏi có kỹ năng, kỹ thuật và công nghệ gặp
nhiều khó khăn mặc dù Việt Nam đang trong giai đoạn có cơ cấu dân số vàng bởi vì rất
ít người lao động đáp ứng được những yêu cầu về kỹ năng mềm, kỹ thuật chuyên môn
như các nhà tuyển dụng mong đợi. Hiện tượng “ Thừa Thầy thiếu Thợ” đang xảy ra với
hầu hết mọi ngành nghề.

Các sinh viên khi ra trường mang theo bằng cấp xếp loại ưu nhưng kỹ năng mềm, các
bạn không đủ tự tin hoặc rất lúng túng khi được hỏi hoặc yêu cầu một thao tác cụ thể
nào đó. Khả năng thích ứng với môi trường làm việc, kỹ năng thực hành của nhiều sinh
viên mới ra trường vẫn còn hạn chế; tính cạnh tranh của thị trường lao động hội nhập
về nhân lực chất lượng cao đòi hỏi người lao động phải có kỹ năng nghề cao, có tư duy
sáng tạo, đáp ứng môi trường làm việc hiện đại, trong khi đó sự trang bị về kiến thức,
kỹ năng, tư duy của người lao động chưa cao, chưa sẵn sàng tham gia thị trường lao
động hội nhập.

Đối với người lao động hội đủ yếu tố kinh nghiệm, có tay nghề cao, đáp ứng được nhu
cầu của cty thì việc tuyển dụng được họ lại càng không đơn giản. Những lao động ấy
thường sẽ là nguồn nhân lực chính và được qui hoạch của mỗi doanh nghiệp. Muốn lôi
kéo họ qua thì doanh nghiệp phải có chế độ đãi ngộ thật sự khác biệt và chiến lược phát
triển phải đáp ứng với mong đợi của họ. Điều này sẽ khiến doanh nghiệp phải đắn đo
trong việc xây dựng cấu trúc lương thưởng cho toàn bộ nhân viên.

CÂU 3:

Phân tích và cho ví dụ minh họa về sự ảnh hưởng của yếu tố công nghệ tới việc hoạch
định nguồn nhân lực tại tổ chức mà Anh/Chị đang làm việc (hoặc Anh/Chị biết).

Hiện nay, yếu tố công nghệ đang đân ành hưởng to lớn đến hoạch định nguồn nhân lực
của hầu hết các doanh nghiệp. công nghệ đã làm thay đổi vai trò nhà quản trị nhân lực
ở một mức độ lớn hơn, đòi hỏi nhà quản trị kỹ năng nhiều hơn, hạn chế những thao tác
giấy tờ nặng về hành chính, chuyển qua sử dụng các dịch vụ công nghệ thiên về trí óc
nhằm để tiết kiệm thời gian và đồng thời tối ưu hóa các hoạt động trong doanh nghiệp.
Việc công nghệ được áp dụng vào doanh nghiệp cũng khiến các doanh nghiệp cần tập
trung đào tạo lại tay nghề cho nhân sự cũng như thu hút các nhân sự bên ngoài có kỹ
năng cao về công nghệ.

Ví dụ:

Nếu như trước năm 2016, cty Mead Johnson Nutrition áp dụng phương pháp chấm
công cho Sale bằng file do cấp quản lý gởi về nhân sự. Thì kể từ năm 2016, khi cty
triển khai phần mềm bán hàng Mobiwork, việc chấm công đã được đơn giản hóa và
chính xác hơn. Nhân viên khi đi bán hàng ngoài thị trường, chỉ việc check in-out trên
điện thoại/ máy tính bảng đủ số call như qui định là sẽ được tự động chấm 1 ngày
công. Cuối mỗi ngày, Sale chỉ việc đồng bộ hệ thống để chuyển dữ liệu về cho cty và
nhà phân phối. Nếu như trước đây, nhân viên phải về NPP để nộp đơn hàng, báo công
cho quản lý, trong ngày làm việc có thể đi hoặc không thì cũng không ai biết…Nhưng
với việc áp dụng công nghệ vào thì mọi việc trở nên dễ dàng hơn. Cty cũng sẽ có đầy
đủ dữ liệu về nhân sự cho từng vị trí, cách thức làm việc của từng nhân viên, kết quả
của nhân viên theo ngày, tháng quý, năm để có chiến lược hoạch định nhân sự cho
mình.

CÂU 4:

4.1: Phương án 1 sẽ có lợi cho cty về tài chính năm 2021. Cty sẽ đỡ phải chi trả thêm
lương thưởng tháng 13 cho người lao động.

4.2: Phương án 2 sẽ có lợi hơn cho người lao động. Vì cứ mỗi tháng người lao động sẽ
nhận đủ số tiền 13 triệu và 156 triệu/ năm. Ngoài ra, các chế độ lương thưởng lễ tết,
tháng 13 thì người lao động có thể được nhận thêm.

4.3: Phương án 3 sẽ động viên được người lao động nỗ lực hơn, hiệu quả hơn vì ngoài
mức lương hàng tháng ra, người lao động sẽ được nhận thêm thu nhập xứng đáng với
công sức họ đã bỏ ra, làm ít sẽ hưởng ít, làm nhiều sẽ hưởng nhiều, người lao động của
thấy công bằng và nỗ lực hơn để đạt mục tiêu KPI, từ đó năng suất lao động chắc chắc
được nâng cao.

CÂU 5:

1. Theo anh/ chị, điều gì khiến anh/ chị thích nhất khi làm việc ở đây ?
2. Nhiều nhân viên không thích tăng ca, anh/ chị nghĩ sao ?
3. Anh/chị nghĩ mình có ưu điểm nào nổi trội phù hợp với công việc này ?
4. Đâu là điều anh/ chị mong cty thay đổi đối việc công việc này?
5. Nhân viên hay “tám” trong giờ làm việc, anh/ chị nghĩ sao về vấn đề này ?

CÂU 6:

4 KPI DÀNH CHO 1 BẠN SALE NGÀNH SỮA:


1. Doanh số: 500 triệu
2. Số đơn hàng: 6 đơn/ ngày x số ngày trong tháng
3. Độ bao phủ: 80% khách hàng trên MCP có mua hàng
4. Trưng bày: 90% khách hàng trên tuyến đạt trưng bày hàng tháng.

You might also like