You are on page 1of 4

Điểm yếu:

1. Khó khăn khi kiểm soát tiến độ làm việc của nhân viên

Người quản lý thường mắc sai lầm trong quá trình giao việc, khi thường đặt ít niềm
tin vào nhân viên mới, mà giao việc nhiều cho nhân viên cũ có kinh nghiệm. Điều
này gây mất cân bằng về khối lượng công việc và thời gian cho mỗi nhân viên.
Phân công công việc không đồng đều có thể là nguyên nhân chính làm chậm tiến
độ công việc hiện tại, điều này đòi hỏi một kỹ năng quản trị doanh nghiệp chắc
chắn.
Đối với các nhà lãnh đạo, cần phải có sự quan sát nhạy bén, phát hiện những điểm
mạnh và điểm yếu của nhân viên, từ đó giao cho họ những công việc phù hợp để
hiệu quả và năng suất công việc đạt được tốt nhất. Điều này là bài toán mà các nhà
quản lý luôn phải cân nhắc trước khi ra quyết định, nếu công việc được giao không
phù hợp với năng lực của nhân viên, sẽ làm ảnh hưởng tới chất lượng của công
việc. Không phải nhà quản lý nào cũng có thể nắm bắt được hết các thế mạnh của
nhân viên, vì thế rất cần đến những công cụ, phần mềm tối ưu hóa việc đánh giá
năng lực làm việc của mỗi nhân viên.

2. Khó khăn trong quản trị tiến độ công việc, chất lượng công việc như thế
nào?

Với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, quy trình kiểm soát tiến độ công việc có thể
kiểm soát dễ dàng được do nhân sự mỏn. Nhưng với những doanh nghiệp vừa và
lớn, quá trình quản lý doanh nghiệp này sẽ đem lại khó khăn cho nhà điều hành khi
khó có thể kiểm soát được hết những công việc đã được giao cho nhân viên. Bên
cạnh đó, còn phải kiểm tra tiến độ đã hoàn thành được như thế nào, điều này rất
cần tìm đến những công cụ giúp theo dõi tiến độ công việc hiệu quả.
Một khi đã không kiểm soát được hiệu quả làm việc của nhân viên, rất khó để nhà
quản lý có những chính sách điều chỉnh phù hợp để hoàn thành công việc thật tốt,
giúp doanh nghiệp phát triển vững mạnh hơn.

3. Quản lý sản xuất còn yếu kém:

Hiện nay, nhu cầu tiêu dùng và thu nhập của người dân đang có xu hướng tăng lên.
Chính vì vậy, các nhà quản lý sản xuất phải tìm hiểu thị hiếu người tiêu dùng từ đó
mà sản xuất ra các mặt hàng phù hợp. Tình trạng quản lý sản xuất vẫn còn lỏng,
dẫn đến việc sản xuất tràn lan, hàng giả tràn ngập khắp thị trường. Hiệu quả quản
lý sản xuất trong các doanh nghiệp nhà nước kém hơn rất nhiều so với các doanh
nghiệp tư nhân. Sản phẩm của các doanh nghiệp nhà nước không có tính cạnh
tranh cao trên thị trường trong khi các doanh nghiệp tư nhân lại rất nhanh nhạy và
nắm bắt tốt thị trường.

Bên cạnh đó, kỹ thuật của chúng ta kém thế giới từ 1 – 2 thế hệ, nên năng suất,
chất lượng kém. Thực trạng đó yêu cầu nhà quản lý phải tìm cách nào để hiện đại
hoá dần công nghệ sản xuất, tăng cường trang thiết bị hiện đại để nâng cao cũng
như đẩy mạnh tiến độ sản xuất.

4. Quản lý lao động trong quản trị doanh nghiệp ở Việt Nam

Khi nói đến kỹ năng quản trị doanh nghiệp, việc kiểm soát năng suất làm việc luôn
được đặt lên hàng đầu. Năng suất làm việc không ổn định, lúc tăng lúc giảm sẽ làm
cho bộ máy hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ thiếu sự ổn định lâu dài.

Đây là một trong những mối nguy cơ lớn đối với các doanh nghiệp trong thời gian
xây dựng và phát triển, nếu không đáp ứng được hiệu suất làm việc ổn định sẽ rất
dễ dẫn đến việc bị chậm trễ tiến độ, ảnh hưởng đến toàn doanh nghiệp. Lao động
của nước ta thuộc dạng yếu kém về trình độ nếu đặt lên bàn cân với các nước trong
khu vực. Số lượng lao động có tay nghề cao trong các cơ sở sản xuất chỉ chiếm
phần ít. Do chuyển đổi cơ chế, người lao động có trách nhiệm nghề nghiệp cao
hơn. Các doanh nghiệp đang quản lý lực lượng lao động theo hiệu lực, theo thời
gian làm việc và theo sản phẩm họ làm ra để từ đó đưa ra mức lương chính xác cho
mỗi người. Người lao động cần nâng cao trình độ làm việc chuyên môn bằng cách
tìm hiểu thêm thông tin về chuyên ngành của mình, đọc tạp chí chuyên ngành, phát
triển cả kỹ năng cứng và kỹ năng mềm, làm nổi bật các kỹ năng hiệu quả trong
CV.

5. Thực trạng quản trị nhân sự trong quản trị doanh nghiệp ở Việt Nam trong
giai đoạn chuyển đổi số:

Để có thể đáp ứng được nhu cầu phát triển của các doanh nghiệp trong thời đại số,
chúng ta buộc phải bắt kịp nhu cầu nhân lực công nghệ thông tin. Đội ngũ quản trị
nhân sự cao cấp tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay rất đa dạng về độ tuổi,
kinh nghiệm và trình độ, tuy nhiên lại thiếu chuyên môn sâu về nhân sự. Có sự
khác biệt lớn về thông lệ quản lý ở các loại hình tổ chức khác nhau. Nhưng thị
trường lao động lĩnh vực này tại Việt Nam luôn trong tình trạng thiếu hụt về cả số
lượng và chất lượng. Cụ thể, năm 2019, số lượng nhân lực công nghệ thông tin
thiếu khoảng 90.000 người so với số lượng cần có là 350.000 người; năm 2020, số
nhân lực ước tính thiếu hụt 100.000 nhân sự trong khi ngành này cần khoảng
400.000 người; năm 2021 cần 500.000 người và thiếu hụt 190.000 nhân lực. Trong
khi đó, các cơ sở đào tạo chậm thay đổi, không đáp ứng được nhu cầu của thị
trường.
Các nhà quản trị nhân sự cần có khả năng xây dựng kế hoạch chuyển đổi số cho
doanh nghiệp của mình. Thay vì làm việc truyền thống như thường xuyên sử dụng
văn bản giấy tờ và tuyển dụng hay bàn giao công việc trực tiếp thì các thông tin
được chuyển đổi số, nhân viên có thể làm việc qua mạng, các giao dịch, thanh toán
với khách hàng được chuyển sang online. Các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài
đã xây dựng được một đội ngũ quản trị nhân sự có năng lực thực hiện vai trò quản
trị nhân sự hiệu quả và chuyên nghiệp hơn so với các doanh nghiệp khác. Ngoài ra,
các nhà quản trị nhân sự cần trau dồi kiến thức về quản trị, nâng cao trình độ
chuyên môn bằng cách tham gia các khóa học trong và ngoài nước, học trực tiếp từ
các nhà quản trị nước ngoài, mời các chuyên gia quản trị giỏi làm cố vấn quản trị
cho các doanh nghiệp,...

Điểm mạnh:

You might also like