You are on page 1of 6

Phiếu phỏng vấn

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của sinh viên đi làm thêm.

Xin chào anh/chị!

Chúng tôi là nhóm sinh viên đến từ khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Thương
mại. Hiện chúng tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu: "Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng
đến hiệu quả làm việc của sinh viên đi làm thêm". Rất mong anh/chị dành chút thời gian
hoàn thành phiếu phỏng vấn sau.

Mọi sự đóng góp của anh/chị sẽ góp phần quan trọng vào sự thành công của đề tài. Chúng
tôi cam đoan những thông tin mà anh/chị cung cấp chỉ phục vụ mục đích nghiên cứu và
được bảo mật tuyệt đối.

- Họ và tên của anh/chị: Phan Thị Giang

- Anh/chị là sinh viên năm: 2

- Công việc mà anh (chị) đã từng làm khi là sinh viên: telesales

- Số điện thoại liên hệ:

Câu hỏi phỏng vấn

Anh/chị xin vui lòng chia sẻ quan điểm của anh/chị liên quan tới các nhân tố ảnh hưởng
đến hiệu quả làm việc của sinh viên thông qua việc trả lời các câu hỏi phỏng vấn sau đây:

1. Lý do gì khiến anh (chị) đi làm? Đó là động lực hay có sự ràng buộc?

- Những động lực/ràng buộc đó có ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của anh (chị) không?

- Nếu có thì ảnh hưởng như thế nào? Tích cực hay tiêu cực?

Đi làm do có động lực  có ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc. Do mình được làm công
việc có liên quan đến chuyên ngành mình đang học nên sẽ có cơ hội được học hỏi và tích
lũy các kiến thức thực tế của chuyên ngành  làm việc có hứng thú và hiệu quả cao hơn.
2. Môi trường làm việc liệu có ảnh hưởng đến hiệu quả công việc của anh (chị)
không? Tại sao?

Môi trường làm việc có ảnh hưởng đến hiệu quả công việc bao gồm cả điều kiện cơ sở vật
chất và con người. Ví dụ một môi trường làm việc vật chất không đủ đáp ứng khả năng
làm việc hiển nhiên sẽ gây hiệu suất kém.

- Nhiều người cho rằng môi trường xấu sẽ hoàn toàn làm cho hiệu quả công việc kém đi.
Vậy anh (chị) có đồng ý về điều đó hay không? Lý giải ?

Môi trường làm việc sẽ không quyết định toàn bộ hiệu quả công việc, hiệu quả còn phụ
thuộc vào năng lực cá nhân, điều kiện bên ngoài và nhiều yếu tố khác.

3. Theo anh (chị) việc quản lý thời gian có ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc không?

3.1. Có bao giờ anh (chị) quản lý thời gian của mình không?

- Anh (chị) quản lý thời gian của mình như thế nào?

Quản lý thời gian bằng cách lập thời gian biểu cho học tập, công việc và sinh hoạt hàng
tuần

3.2. Theo anh (chị), việc quản lý thời gian có cần thiết hay không? Có ưu hay nhược điểm
gì không?

- Anh (chị) vui lòng nêu một vài ví dụ/tình huống mà anh (chị) đã từng quản lý thời
gian và không quản lý thời gian của mình khi làm việc? Nó mang lại kết quả tích cực, tiêu
cực ra sao ?

Việc quản lý thời gian là cần thiết, nhất là với những sinh viên vừa học vừa làm, sẽ giúp
sinh viên có kế hoạch trước cho việc học tập và làm việc, không bị dồn hay đè lẫn hai việc
này với nhau, đem lại hiệu quả tối đa.
Ví dụ: Trên lịch học có sẵn, đăng kí thời gian làm việc một cách linh hoạt và không trùng
với lịch học, tạo thời gian biểu có sẵn của lịch học và làm. Với thời gian biểu lúc đó, mình
có đủ thời gian để nghỉ ngơi và tự học, cuộc sống cân bằng và có kế hoạch hơn, có thể sắp
xếp những việc đột xuất trong tuần một cách phù hợp như những cuộc hẹn hay đi chơi.

3.3. Theo tôi được biết thì sinh viên vừa học vừa làm thêm là rất nhiều và sẽ có người
bỏ bê việc học để làm việc hoặc ngược lại. Vậy anh (chị) có ý kiến gì về điều đó?

- Anh (chị) có giải pháp hay lời khuyên nào để sinh viên có thể cân bằng thời gian để thực
hiện các công việc và đi làm thêm không?

Thực trạng trên diễn ra khá nhiều, thường là bị cuốn hút vởi thu nhập mang lại hoặc bởi
chính công việc mà khi trùng với lịch học họ sẵn sàng nghỉ học. Giải pháp đưa ra: Lựa
chọn những công việc được linh hoạt chọn ca, hoặc khi thời gian biểu cố định một kì thì
chỉ chọn những công việc đáp ứng được thời gian học. Hơn hết là nên lập kế hoạch thời
gian biểu cụ thể cho cả việc học và làm để có lựa chọn phù hợp.

4. Theo anh (chị) năng lực làm việc là gì? Năng lực làm việc có ảnh hưởng đến hiệu
quả làm việc không?

Theo anh (chị) thì để có hiệu quả làm việc sinh viên có cần có năng lực hay không?

- Lý giải ?

Năng lực làm việc là toàn bộ khả năng và kỹ năng để giải quyết 1 công việc, nó quyết định
phần lớn hiệu quả công việc.

Để một công việc đạt hiệu quả tối ưu thì ai cũng cần có năng lực làm việc kể cả sinh viên.
Tuy nhiên sinh viên là lực lượng lao động mới, chưa tích lũy khả năng làm việc nhiều nên
việc cần thiết là học hỏi, tích lũy và nâng cao năng lwucj này, hiệu quả công việc sẽ đồng
thời được nâng cao theo.

5. Nhân tố phong cách lãnh đạo có ảnh hưởng gì đến hiệu quả làm việc của anh/chị
không?
5.1. Sếp của anh (chị) là người có phong cách lãnh đạo nào?

- Anh (chị) có thích phong cách lãnh đạo đó của cấp trên mình không? Tại sao?

Phong cách lãnh đạo giống 1 huấn luyện viên. Mình cảm thấy rất phù hợp với phong cách
lãnh đạo này, bởi sếp thường lắng nghe và khá gần gũi với nhân viên, thường sẽ chỉ ra lỗi
sai và yêu cầu sửa đổi ngay trong quá trình làm việc  tăng tính rèn luyện và linh hoạt
trong việc học hỏi của sinh viên, học và sửa ngay trong quá trình làm

5.2. Phong cách lãnh đạo đó đem lại tích cực hay tiêu cực gì đến anh (chị), đến hiệu quả
công việc của anh (chị)?

- Nếu được lựa chọn phong cách lãnh đạo anh (chị) lựa chọn phong cách nào để nâng cao
hiệu quả công việc của nhân viên? Tại sao?

Nếu được lựa chọn, đây là một trong những phong cách toàn diện và gần gũi nhất, có thể
trực tiếp khiến nhân viên biết và sửa điểm yếu, nâng cao hiệu suất và hiệu quả công việc
trong những lần tới. Tuy nhiên nó chỉ phù hợp với cấp trên quản lý, cấp trên trực tiếp và
chưa có tính chủ động và kỷ luật quá cao.

6. Cá nhân anh (chị) đánh giá như thế nào về sự ảnh hưởng của thu nhập tới hiệu
quả làm việc của mình?

- Thu nhập cao có khiến anh (chị) bị áp lực và không thể hoàn thành tốt công việc?

Thu nhập là một phần động lực thúc đẩy mình đi làm thêm vì vậy để có được thu nhập tối
đa mình luôn cố gắng hoàn thành tốt công việc được giao.

- Đã bao giờ anh (chị) hoàn thành tốt một công việc gì đó mà không cần thu nhập, hoặc
thu nhập rất thấp? Khi anh (chị) tâm trạng bạn như thế nào?

Khi mình bắt đầu vào giai đoạn học việc, học một công việc hoàn toàn mới. Lúc này
những kết quả đạt được phần lớn là do sự chỉ dẫn của anh chị đi trước và mình đnag trong
thời gian học mới nên mình hoàn toàn chấp nhận thu nhập thấp một cách vui vẻ, và cố
gắng nâng cao năng lực để tăng thu nhập trong dự án tới.

7. Bên cạnh các nhân tố đó thì hiện nay chúng ta đã và đang sống trong thời kỳ dịch
Covid-19, liệu dịch Covid-19 có ảnh hưởng gì đến hiệu quả làm việc của anh (chị) nói
riêng và sinh viên nói chung không?

7.1. Anh (chị) đã từng bị dương tính với Covid-19 hay chưa?

- Nếu rồi thì anh (chị) cảm thấy nó ảnh hưởng thế nào đến hiệu quả làm việc của
mình?

- Nếu chưa thì tình hình dịch xung quanh liệu có ảnh hưởng tới anh (chị), tới công
việc và hiệu quả của nó không? Ảnh hưởng ra sao?

Tình hình dịch căng thẳng khiến công việc phải thực hiện online. Với sinh viên như mình
công việc khá mới nên việc học hỏi không được chỉ dạy trực tiếp gây khó khăn khá nhiều.
Dù công việc được hoàn thành và đạt hiệu quả tốt nhưng mất khá nhiều thời gian và công
sức. Hơn nữa ở nhà dễ sinh chán nản, lười biếng không muốn làm việc khiến tiến độ dễ bị
trễ.

7.2. Giả sử dịch Covid-19 kết thúc. Vậy theo anh (chị) hiệu quả làm việc có thay đổi gì
không? Lý do? Thay đổi thì sẽ thay đổi ra sao?

Hiệu quả công việc có thể thay đổi. Thời gian dịch dài khiến môi trường làm việc online
phổ biến và hầu hết mọi người đã thích nghi. Trong thời gian dó mình đã tích lũy được
khá nhiều kỹ năng cho công việc của mình nên nếu làm việc trực tiếp, thứ thay đổi nhiều
nhất là môi trường, nó năng động và được học hỏi trực tiếp có thể tăng hứng thú và động
lực giúp công việc hoàn thành nhanh hơn, hiệu quả có thể sẽ cao hơn.

7.3. Trước những ảnh hưởng của dịch Covid-19 vẫn đang tiếp diễn thì để làm việc hiệu
quả theo anh (chị) sinh viên có cần lưu ý gì không?

- Đó là những điều nào?


Có, lưu ý về việc chủ động học hỏi các kỹ năng trong công việc để đảm bảo hiệu quả.
Ngoài ra thì nên rèn luyện cho mình kỹ năng và học hỏi kiến thức mới để phục vụ công
việc sau này tốt hơn.

8. Theo anh (chị) ngoài những nhân tố trên còn có những nhân tố nào ảnh hưởng đến
hiệu quả làm việc của sinh viên?
Sự hỗ trợ từ đồng nghiệp; Mục tiêu công việc; Những áp lực từ công việc
9. Theo anh (chị), để tăng hiệu quả làm việc làm thêm của sinh viên thì bản thân sinh
viên nói riêng hay tập thể Nhà trường, tập thể lao động nói chung cần có giải pháp gì
không?
- Đó là những giải pháp nào?
Bản thân sinh viên cần cân bằng việc học và làm, biết ưu tiên việc học trước, chủ động
học hỏi kiến thức và kỹ năng làm việc, nhất là những công việc chuyên môn.
Nhà trường có thể kết hợp với doanh nghiệp để giúp sinh viên có thể làm việc bán thời
gian đúng với chuyên ngành sớm hơn.
Tập thể lao động nên có những chính sách riêng dành cho sinh viên như linh hoạt giờ làm,
sử dụng cả những sinh viên chưa có kinh nghiệm.
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của anh/chị!

You might also like