You are on page 1of 2

2.1.

Cơ sở lý thuyết
2.1.1. Khái niệm kết quả học tập 
Kết quả học tập của sinh viên được Nguyen và Nguyen (2010) định nghĩa
là khả năng tự đánh giá của họ về những kiến thức, kỹ năng được tiếp thu, rèn
luyện, phát triển và nỗ lực để mở rộng trong lớp học.   
Kết quả học tập của sinh viên phản ánh quá trình học tập, rèn luyện của
sinh viên trên giảng đường đại học, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tìm việc
làm, khả năng nắm bắt cơ hội kinh doanh, cơ hội thăng tiến và học tập sau đại
học của sinh viên.  
Kết quả học tập của sinh viên được thể hiện qua GPA (Grade Point
Average) là điểm trung bình các môn học mà một học sinh đạt được sau khi
tham dự một khóa học, một kỳ học hoặc một bậc học. Điểm GPA được dùng
như thước đo quan trọng phản ánh kết quả học tập của cá nhân học sinh, sinh
viên.
2.1.2. Khái niệm công việc làm thêm 
“Công việc làm thêm được định nghĩa là việc làm mà trong đó số giờ làm
việc ít hơn bình thường (Thurman & Trah, 1990). Theo Arne (2000), tổng thời
gian làm việc trung bình mỗi tuần được quy định làm căn cứ phân loại công
việc bán thời gian và toàn thời gian ở các quốc gia khác nhau.” 
Việc đi làm thêm trở nên phổ biến đối với sinh viên hiện nay, để tìm một
việc làm thêm phù hợp với năng lực của sinh viên, thực sự đem lại hiệu quả mà
không ảnh hưởng đến nhiệm vụ học tập không phải là điều dễ dàng. Trong thực
tế, đã có rất nhiều những trường hợp sinh viên ưu tiên việc làm thêm hơn việc
học, không thể cân bằng giữa đi học và đi làm dẫn đến kết quả học tập giảm
sút, sức khỏe không ổn định do làm và học quá sức, chịu nhiều sự ảnh hưởng từ
việc làm thêm thường là vấn đề gặp ở sinh viên năm nhất và năm 2 do chưa
thích nghi được với môi trường Đại học và cuộc sống sinh hoạt mới. Vì thế,
xác định rõ những tác động của việc làm thêm đến kết quả học tập của sinh
viên, từ đó xây dựng giải pháp nâng cao nhằm đảm bảo kết quả học tập tốt
trong quá trình làm thêm là vô cùng quan trọng và cần thiết trong bối cảnh hiện
nay. 
2.1.3. Việc làm thêm ở sinh viên năm 1 và năm 2 hiện nay
Việc làm thêm ở sinh viên năm nhất và năm 2 đi là một vấn đề hết sức
phổ biến. Ở đây sinh viên được chia làm những nhóm mục đích chính đó là:  
- Làm để có kinh nghiệm đồng thời cũng phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt cá
nhân (tiền nhà, tiền xăng, tiền thuê, tiền ăn uống, tiền học,….) và tất tần tật
những khoản thu chi khác.  
- Làm để trải nghiệm, tạo nên kinh nghiệm và kỹ năng sống, va chạm với xã
hội cũng có thể là tìm cảm giác mới lạ, khám phá bản thân. 
- Những mục đích khác: có thời gian nhàn rỗi; Tạo nền tảng profile tốt;… 
Vì thế mà có xu hướng cao đối với tỉ lệ vừa học vừa làm của sinh viên. Tuy
nhiên đây cũng mới chỉ là mặt nào đó của sự việc, nó còn mang tới những Ảnh
hưởng đến hoạt động sinh hoạt và học tập như:  
 Tích cực: 
- Khi lượng thời gian làm thêm hợp lý ( dưới 15 giờ/ tuần) sinh viên có thể cân
bằng thời gian học tập và thời gian làm thêm, giúp vừa kiếm thêm thu nhập vừa
có thêm nhiều kinh nghiệm mới mà không gây cản trở học tập, tích lũy được
nhiều kiến thức, định hướng được nghề nghiệp trước khi ra trường 
 Tiêu cực: 
- Không phân bổ tốt thời gian học và làm: dành ít thời gian cho việc học, trễ
giờ học, vắng nhiều buổi học, không tập trung trong học tập, lịch học không
đảm bảo, giảm thời gian học trên lớp, gỉm thời gian tự học, không có thời gian
học bài, phân tâm trong việc học  
- Sinh hoạt cá nhân, đặc biệt là sức khỏe bị ảnh hưởng cả vật chất lẫn tinh thần.
Thường có cảm giác bị áp lực, căng thẳng: ngoài giờ học sinh viêc còn dành
sức đi làm nên khi lên lớp xảy ra tình trạng gật gù, thiếu ngủ. 
2.2. Các nghiên cứu trước đây
Theo nghiên cứu trước đây, kết quả học tập bị ảnh hưởng bởi việc đi làm
thêm cao hơn kết quả học tập không bị ảnh hưởng bởi việc đi làm thêm. sinh
viên có đi làm thêm, điểm TB: 3,03; sinh viên không đi làm thêm, điểm TB:
3.15. Qua kết quả trên cho thấy điểm TB của việc đi làm có xu hướng thấp hơn.
Tiếp theo là kết quả của 1 sinh viên trước và sau khi đi làm. trước: 3.12; Sau:
3.04. Bị giảm sút đến 0.8 (con số đang lo ngại) Vì vậy muốn kết quả được cải
thiện thì sinh viên phải điều chỉnh những yếu tố nổi bật như: việc giảm thời
gian tự học chiếm đến 46.7% (một trong những nguyên nhân cao nhất); Ảnh
hưởng tới sức khỏe chiếm 40.4%. 2 tác động mạnh nhất mà nghiên cứu trước
đây đã kết luận.

You might also like