You are on page 1of 2

LƯỢC SỬ NGHIÊN CỨU

Hiện nay, phần lớn sinh viên của các trường đại học đều có tham gia vào quá trình
làm việc với các công việc khác nhau. Tăng thêm thu nhập để trang trải chi phí
sinh hoạt, tích lũy kinh nghiệm cho bản thân để có thể giúp ích cho các công việc
sau này. Nghiên cứu về các yếu tố việc đi làm thêm có ảnh hưởng đến kết quả học
tập của sinh viên đã được rất nhiều tác giả trên thế giới đề cập đến. Theo tác giả
Safrul Muluk( 2017) dù đã dành thời gian đi làm thêm thì điểm trung bình của sinh
viên đều ở mức trên trung bình. Tác giả Safrul Muluk đã chỉ ra rằng những sinh
viên làm việc toàn thời gian sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến thành tích học tập của
sinh viên. Bởi vì năng lượng và thời gian dành cho công việc quá nhiều, sinh viên
sẽ bị sao nhãng việc học, điều này sẽ dẫn đến kết quả học tập của sinh viên bị giảm
sút. Tuy nhiên, những trường hợp này chỉ xảy ra khi số giờ làm việc của sinh viên
vượt quá 20 giờ. Vì vậy, theo những nghiên cứu thì sinh viên làm việc từ 1- 15 giờ
hàng tuần sẽ có điểm trung bình cao hơn những sinh viên làm việc từ 16 giờ trở
nên. Hay bài nghiên cứu khoa học của các bạn sinh viên của Trường đại học Cần
Thơ về ‘ Tác động của việc làm thêm đến kết quả học tập của sinh viên Trường đại
học Cần Thơ’ đã chỉ ra rằng có sự khác nhau về kết quả học tập được đánh giá qua
điểm trung bình của sinh viên có đi làm thêm và sinh viên không đi làm thêm.
Nghiên cứu đã cho thấy có sự tác động từ việc làm thêm đến kết quả của sinh viên.
Sinh viên trước khi đi làm thêm sẽ có điểm trung bình cao hơn so với điểm trung
bình của họ ở giai đoạn sau khi đi làm thêm. Qua đó, nghiên cứu đã tìm ra một số
ảnh hưởng từ việc làm thêm đến kết quả của sinh viên như số giờ làm thêm, loại
công việc làm thêm….Các nghiên cứu của tác giả trước đây đều đã chỉ ra tính 2
mặt của việc đi làm thêm ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên, cụ thể là:
- Nếu sinh viên dành quá nhiều thời gian cho việc học sẽ ảnh hưởng xấu đến
kết quả học tập. Vì vậy, sinh viên cần biết cân bằng thời gian đi học và thời
gian đi làm.
- Công việc không phù hợp với ngành học cũng là một trong những yếu tố
khiến kết quả học tập của sinh viên ngày càng sa sút. Việc chọn một công
việc phù hợp với ngành học của sinh viên sẽ giúp ích rất nhiều cho họ trong
học tập.
- Bên cạnh đó, việc đi làm thêm sẽ giúp cho sinh viên có thể tích lũy thêm
kinh nghiệm, khám phá bản thân, trải nghiệm cuộc sống và có thể mang lại
những thu nhập cho sinh viên….
https://kinhteluongtdt.files.wordpress.com/2014/10/trongtruong_so26d_05.pdf
http://journal.scadindependent.org/index.php/jipeuradeun/article/view/154

You might also like