You are on page 1of 11

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

KHOA THƯƠNG MẠI

BÁO CÁO GIỮA KỲ

MÔN: TƯ DUY PHẢN BIỆN

ĐỀ TÀI:

SINH VIÊN CÓ CẦN HỌC GIÁO DỤC THỂ CHẤT ? ( KHÔNG ỦNG HỘ)

Sinh viên thực hiện: Nhóm 7UP!

Lớp học phần: 223_71PHIL20012_31

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Đinh Văn Mãi

TP. Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2023


STT Họ và tên MSSV Nội dung làm Mức độ đóng góp

1 Mai Thuận Phúc 2273401151079 Luận điểm 1 100%

2 Võ Nguyễn Hân Hân 2273401150404 Luận điểm 2 100%

3 Phạm Lê Hoàng Oanh 2273401151047 Luận điểm 3 100%

4 Trương Thùy Trúc Bác bỏ 100%

5 Nguyễn Minh Châu Tài liệu tham khảo 100%

6 Huỳnh Hồ Đức Huy Bác bỏ 100%

7 Chung Mỹ Hào 2273401150353 Kết luận & biện pháp 100%


Sinh viên có cần học giáo dục thể chất?
Nhóm em không đồng ý với việc sinh viên cần học giáo dục thể chất
Bởi vì:
LUẬN ĐIỂM 1
Việc học giáo dục thể chất bắt buộc ở trường đối với tất cả sinh viên có thể tạo ra
áp lực và căng thẳng, mất hứng thú và động lực đối với những bạn sinh viên không
đam mê hoặc không thích tập luyện thể thao. Từ đó dẫn đến việc sinh viên có thể
nợ môn và phải đăng ký và học lại môn học đó trong các kỳ học tiếp theo. Việc
này không chỉ tốn thời gian và tiền bạc của sinh viên, mà còn có thể ảnh hưởng đến
kế hoạch học tập và tốc độ hoàn thành chương trình học của họ.
Bằng chứng là:
- Theo (Báo Dân trí) - Giáo dục thể chất đã và đang trở thành nỗi ám ảnh với nhiều
sinh viên đại học. Nhiều sinh viên thậm chí còn sợ thi giáo dục thể chất hơn những
môn chính trong chương trình học.
- Năm học 2010 - 2011, số SV bị treo bằng tốt nghiệp không ra được trường đúng
hẹn chiếm khoảng 20%, trong đó, tỷ lệ sinh viên nợ môn thể chất chiếm tỷ lệ khá
lớn. Theo thống kê học kì 1 năm học 2011 - 2012 có khoảng 500 SV đăng kí học
lại (chiếm 90% số SV học lại môn Giáo dục thể chất của ĐHQG HN) Link:
https://dantri.com.vn/giao-duc/ba-lan-thi-van-truot-giao-duc-the-chat-tro-thanh-
noi-am-anh-cua-sinh-vien-20221215201815041.htm
https://vtc.vn/van-nan-bi-treo-bang-vi-no-mon-the-chat-ar52035.html

LUẬN ĐIỂM 2
Giáo dục thể chất là một hoạt động cần thiết cho sức khỏe thể chất và tinh
thần của con người. Tuy nhiên, nếu cơ sở vật chất của các trường không đảm bảo
nó cũng có thể gây ra chấn thương cho sinh viên đang theo học. Chấn thương trong
thể dục thể thao có thể gây ra đau đớn, khó chịu và thậm chí tàn tật. Trong một số
trường hợp, chấn thương có thể dẫn đến tử vong. Nên vì vậy nhóm mình không
đồng ý với quan điểm trên:
Thông qua khảo sát thực trạng chấn thương của các SV bằng các phương
pháp (phỏng vấn, phân tích logic...) dành cho các chuyên gia, giáo viên, huấn
luyện viên cũng như SV về thực trạng xảy ra chấn thương thể thao sau khi nhập
trường của các SV Khoa Giáo Dục Thể Chất trường Đại Học Sư Phạm Tp. HCM
Tỷ lệ xảy ra chấn thương thể thao của SV là tương đối cao chiếm 66.11%,
trong đó, SV năm 4 chiếm tỉ lệ cao nhất 29.44%, SV năm 3 chiếm tỉ lệ 20.56% và
SV năm 2 chiếm tỉ lệ 16.11%.
Các môn thể thao khác nhau thì tỷ lệ xảy ra chấn thương cũng khác nhau,
trong đó: Bóng đá có tỷ lệ xảy ra chấn thương cao nhất chiến tỷ lệ là 15.00%. Tiếp
đến là các môn Võ 10.56%, Bóng rổ 10.0%, Bóng chuyền 8.89%, Điền kinh
7.78%, Thể dục 5.56%, Cầu lông 4.44%, Bơi 2.22%
Số SV xảy ra chấn thương khi học tập ngoại khóa chiếm tỷ lệ cao nhất
47.06%, trong thi đấu chiếm 32.77%. Trong giờ học thể thao và các hoạt động
khác là 14.29% và 5.88%.
https://sti.vista.gov.vn/tw/Lists/TaiLieuKHCN/Attachments/345949/
CTv163S22022022.pdf

LUẬN ĐIỂM 3
Hoạt động thể chất là quan trọng, nhưng không nhất thiết phải trở thành một môn
bắt buộc trong chương trình giáo dục.
Việc học thể chất ở trường không thực sự hiệu quả vì số lượng sinh viên tham gia
buổi học quá đông dẫn đến chất lượng giảng dạy bị giảm sút, và thời gian tập luyện
cũng không đủ nhiều. Bên cạnh đó, một số sinh viên không thích học hay học với
thái độ hời hợt, cũng sẽ làm ảnh hưởng đến các bạn sinh viên thực sự thích học
môn thể chất đó.
Theo một nghiên cứu của Trường Đại học Thương mại năm 2020, có 33,06% sinh
viên cho rằng môn giáo dục thể chất không tác động tốt đến thể chất của họ hay
thậm chí là không có tác dụng. Bởi vì việc học thể chất ở trường chỉ chú trọng đến
điểm số, sinh viên chỉ cần qua môn để đạt yêu cầu của trường chứ không tác động
nhiều đến thể chất của họ.
Trên thế giới hiện nay, đã có rất nhiều trường cho môn Giáo dục thể chất trở thành
môn học tự chọn.
- Tại Singapore, chương trình giáo dục thể chất được xây dựng chỉ từ trường
tiểu học đến hết bậc dự bị ĐH (tương đương lớp 11-12 ở VN).
- Tại Mỹ, hầu như không còn trường yêu cầu phải đạt được những chứng chỉ
về thể dục thể thao mới có thể tốt nghiệp. Đại học Chicago còn bỏ luôn 3 tín
chỉ giáo dục thể chất từ năm 2016.

Link: https://choices.scholastic.com/pages/promotion/090121/should-phys-ed-be-
an-elective.html?language=english
https://cuoituan.tuoitre.vn/giao-duc-the-chat-o-dai-hoc-la-loi-thoi-1443566.htm

LUẬN ĐIỂM THÊM


- Giáo dục thể chất đòi hỏi thời gian và nỗ lực lớn, điều này có thể làm hạn chế
khả năng tham gia các khóa học khác hoặc các hoạt động học tập khác ngoài lớp
học. Sinh viên có thể muốn tập trung vào việc học tập hơn, chẳng hạn như việc
nghiên cứu và tham gia các câu lạc bộ học thuật hoặc tình nguyện
- Các tùy chọn giáo dục thể chất bên ngoài trường: Nhiều sinh viên có thể tìm
thấy các tùy chọn giáo dục thể chất bên ngoài trường học, chẳng hạn như tham
gia các câu lạc bộ thể thao hay các sự kiện tập luyện khác, mà có thể phù hợp với
sở thích và lịch trình của họ hơn
BIỆN PHÁP VÀ KẾT LUẬN
Biện pháp:
- Nên thay đổi các môn giáo dục thể chất từ môn bắt buộc thành tự chọn bởi vì khi
nó là bắt buộc đối với tất cả học sinh, thì lớp học thường quá đông để bất kỳ ai
cũng có thể tập luyện hiệu quả. Nếu giáo dục thể chất là một môn tự chọn như
nghệ thuật, nhiếp ảnh hoặc âm nhạc, thì chỉ những sinh viên muốn học môn đó mới
đăng ký. Các lớp học ít người hơn với những sinh viên năng động có nghĩa là
những người tham gia có nhiều thời gian và cơ hội hơn để chơi, đồng thời có nhiều
khả năng được tập luyện thực sự hơn.
- Cần kiểm tra định kỳ các cơ sở giảng dạy gdtc để đảm bảo chất lượng. Cơ sở vật
chất phục vụ cho việc học thể chất phải đảm bảo mới nên mở lớp dạy.
- Đổi mới và phát triển trong chương trình dạy học.

Kết luận: Việc một trường đại học không có cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng
và không tạo được nhiều điều kiện cho sinh viên có thể dẫn đến rất nhiều hệ luỵ
như chấn thương và việc bắt buộc sinh viên phải hoàn thành chứng chỉ về giáo
dục thể chất mới có thể tốt nghiệp làm cho tâm lý sinh viên có thể bị áp lực căng
thẳng từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc học tập các môn học chuyên môn
của họ . Qua đó nhóm em xin khẳng định lại việc sinh viên bắt buộc phải học
môn giáo dục thể chất ở trường là một điều không cần thiết
BÁC BỎ
Giáo dục thể chất
Những bất cập của môn giáo dục thể chất trong trường học
• Thời gian gần đây nhiều trường hợp học sinh, sinh viên bị ngất xỉu, thậm chí
bị tử vong trong khi học môn thể dục đã khiến các bậc phụ huynh lo ngại về tính
hợp lý của chương trình đào tạo.
• Theo ông Vũ Đức Thu, Quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục thể chất Bộ
GD&ĐT: “Chương trình giáo dục thể chất cho học sinh nhà trường hiện nay không
phải quá nặng, mà rất hợp lý. Chương trình được Bộ Giáo dục xây dựng và có ý
kiến mang tính chất liên ngành của các bộ, ngành liên quan; được khảo sát từ thực
tế tùy theo thể chất của lứa tuổi học sinh và đã được thực hiện từ nhiều năm nay.
Theo tôi, vấn đề là các trường áp dụng cụ thể ra sao vì chương trình đúng nhưng
nhiều nơi thực hiện không đúng.”Từ việc các trường thục hiện không đúng dẫn đến
việc gây nhàm chán cho học sinh, sinh viên và làm cho tâm lý không còn thoải mái
mà trở nên căng thẳng
• Trong khi ấy tại các trường đại học, phần lớn sinh viên rất lo ngại trước
những giờ học thể dục, với họ “Giáo dục thể chất còn đáng sợ hơn cả 70 câu triết”.
Cũng đã không ít giáo viên bộ môn đã thẳng thắn vạch ra những bất cập trong việc
áp đặt những môn quá khó cho sinh viên như tập xà, bóng rổ, bóng chuyền, đẩy tạ,
thậm chí cả võ... Thầy Hoàng Chính Tâm - Chủ nhiệm bộ môn Giáo dục thể chất
Đại học Văn hoá Hà Nội chỉ rõ: “Những môn học này quá nặng về kỹ thuật và có
những yêu cầu bắt buộc về thể lực, hình thể ngay từ ban đầu với người tập, đòi hỏi
phải rèn luyện thường xuyên từ nhỏ mới phát huy tác dụng”. Trong khi đó, do hạn
chế về thời lượng tiết học nên ở hầu hết các trường, mỗi môn chỉ được dạy trong 8
buổi (mỗi tuần một buổi), thậm chí trước đây, có trường còn bắt sinh viên vừa học,
vừa thi, vừa học lại, thi lại trong vòng một tuần. Cũng theo thầy Tâm thì: “Sinh
viên ta nhỏ con với đến xà còn khó, ôm quả bóng còn chưa vững. Bắt các em phải
thực hiện thuần thục các động tác kỹ thuật, mà lại trên sân đất, sân xi măng ngoài
trời chỉ trong có một tuần - kể cả rải ra 8 buổi trong 8 tuần cũng phản khoa học.
Giáo viên vừa thiếu vừa yếu
• “Nhìn chung đội ngũ vừa thiếu về số lượng so với yêu cầu, vừa yếu về kiến
thức và kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng hướng dẫn vận động và thực hiện huấn luyện
các phong trào thể thao. Giáo viên vẫn còn dạy theo chương trình cũ, lý thuyết
nhiều, ít hướng dẫn dạy kỹ năng để vận động”.

• Ở bậc đại học, số giảng viên bán chuyên trách cũng còn tới 17% trên tổng số
2129 giảng viên thể dục. TS. Nguyễn Duy Quyết, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư
phạm TDTT Hà Nội đánh giá: “Đội ngũ giáo viên giáo dục thể chất có thể nói
chưa thể đáp ứng được nhu cầu xã hội và không đồng đều về năng lực chuyên
môn, thiếu nhiều kỹ năng, kiến thức để triển khai chương trình phổ thông mới như:
kỹ năng tổ chức hoạt động ngoại khóa, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng tổ chức các
câu lạc bộ TDTT, kỹ năng về y học, dinh dưỡng thể thao…”Ngoài ra, cơ sở vật
chất cho đào tạo cũng còn hạn chế, chưa đáp ứng đầy đủ các điều kiện về sân tập,
nhà tập, bể bơi, thiết bị dạy học đặc biệt... Từ đó, việc lựa chọn nội dung các môn
học trong chương trình đào tạo ở nhiều cơ sở đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội.
Những bất cập của môn giáo dục thể chất trong trường học - VnExpress
Mổ xẻ bất cập giáo dục thể chất và thể thao trường học (vietnamnet.vn)

1. Sinh viên có sức khỏe yếu


Bạn Đ.H.P (21 tuổi, Hà Nội) chia sẻ: “Với mình, những môn học chuyên
ngành còn dễ hơn. Từ nhỏ, sức khỏe của mình đã yếu ớt nên việc chạy 100m
trong vòng mười mấy giây dường như là một việc quá sức với mình. Ngay
cả khi mình tập chạy chăm chỉ thì mình vẫn không thể đạt được thành tích
đó, mà chỉ cần không đạt là trượt. Đến nay, mình đã trượt môn chạy bền ba
lần và đang đăng ký học lại lần thứ tư. Điều này không chỉ tốn thời gian và
tiền bạc mà còn khiến lịch học của mình bị gián đoạn. Trong khi các bạn
sinh viên năm thứ tư khác đang dành thời gian thực tập, nghiên cứu khóa
luận thì mình lại ở đây tập chạy”. => lãng phí thời gian, sức khỏe, tiền bạc
2. Trường không đủ cơ sở vật chất
Bên cạnh đó, tại nhiều trường đại học, cơ sở vật chất để giúp sinh viên tập
luyện thể thao cũng chưa thực sự đầy đủ.
Lấy ví dụ như môn bóng rổ, bạn P.T.L.H chia sẻ rằng: “Ở sân tập thể dục,
chỉ có khoảng hai, ba rổ bóng nhưng có đến mấy chục sinh viên. Do đó,
không phải ai cũng được luyện tập với thời gian tương đương nhau”.
3. Sinh viên mất học bổng chỉ vì trượt thể chất
Với bạn P.T.L.H (22 tuổi, Hà Nội), chuyện trượt giáo dục thể chất không đơn
giản chỉ là trượt một môn học mà còn là đánh mất cơ hội đạt thành tích cao
trong học tập.

H. cho biết: “Kỳ học trước, mình đã mất học bổng chỉ vì trượt môn bóng rổ.
Mặc dù tất cả các môn học còn lại mình đều đạt điểm cao nhưng vì trượt thể
dục, mình nghiễm nhiên bị loại khỏi danh sách xét học bổng của lớp.
Mình vừa tự trách bản thân tại sao lại không cố gắng hơn khi thi thể dục,
vừa cảm thấy bất lực vì sức khỏe của bản thân không cho phép mình vượt
qua bài thi đó.

Mình được yêu cầu phải ném trúng 3/5 quả bóng vào rổ. Tuy nhiên, do chiều
cao hạn chế và bị tâm lý, mình đã chỉ ném trúng hai quả. Mình nghĩ bóng rổ
là một môn thể thao đòi hỏi chiều cao, sự luyện tập thường xuyên và thậm
chí là cả đam mê nữa. Mà mình thì không có đủ bất cứ yếu tố nào trong số
đó”.
4. Sinh viên học thể chất đến ngất
“Chương trình dạy giáo dục thể chất đang yêu cầu sinh viên phải giống như
các trường thể dục thể thao chuyên nghiệp. Trong khi các trường chuyên
nghiệp đầu vào được “cân đong đo đếm” xem phù hợp với môn học hay
không thì sinh viên trường thường sức khỏe của các em khác nhau. Có em
thể lực yếu, có em thể lực tốt. Nhưng khi học, lại yêu cầu các em phải thực
hiện đúng kỹ thuật, phải đạt thành tích bao nhiêu giờ, bao nhiêu phút mới
đạt mức điểm bằng này, bằng kia. Không đạt là trượt”. Một giảng viên dạy
thể dục của ĐH Công đoàn chia sẻ

Tài liệu
 https://www.google.com/amp/s/amp.dantri.com.vn/giao-duc/ba-lan-thi-van-
truot-giao-duc-the-chat-tro-thanh-noi-am-anh-cua-sinh-vien-
20221215201815041.htm
 https://tienphong.vn/sinh-vien-so-hoc-the-duc-post985822.tpo
Hình ảnh buổi thi:

You might also like