You are on page 1of 10

1

ỨNG DỤNG CÁC BÀI TẬP NÂNG CAO THỂ LỰC THEO TIÊU
CHUẨN CHIẾN SỸ CÔNG AN KHOẺ CHO HỌC VIÊN TRƯỜNG ĐẠI
HỌC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY
APPLYING THE EXERCISES TO IMPROVE THE FIRE
UNIVERSITY STUDENTS' PHYSICAL HEALTH ACCRODING TO
THE HEALTH STARDARD OF POLICE
Đại uý, ThS. NGUYỄN ĐÌNH NAM - Giảng viên Bộ môn Quân sự - TDTT -
Trường Đại học PCCC; SĐT: 0972.291.492, Email: dinhnamt34@gmail.com
PHAN THỊ LUYẾN - Giảng viên Học viện Hành chính quốc gia; SĐT:
0973.076.757, Email: luyenhvhc@gmail.com

Tóm tắt: Trong lực lượng vũ trang nói chung tiêu chuẩn rèn luyện chiến sỹ công
an khoẻ luôn được sự quan tâm của lãnh đạo CAND quan tâm và đôn đốc thực hiện. Thể
hiện ở Thông tư số 24/2013/TT-BCA về Quy định tiêu chuẩn rèn luyện thể lực trong lực
lượng CAND ngày 11/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định các đơn vị trong Công
an nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn; sinh viên các học viện, nhà
trường; công nhân viên chức Công an nhân dân có độ tuổi từ 18 đến 50 đối với nam và 18
đến 45 đối với nữ (tính theo tháng sinh) có quyền và nghĩa vụ thực hiện rèn luyện thể lực
theo tiêu chuẩn.
Từ khoá: thể lực, chiến sỹ công an khoẻ, tiêu chuẩn, học viên
Abstract: In the armed force in general, the standards of training healthy police are
always concerned and urged to implement by Police leaders. These are shown in the
Circular no.24/2013/TT-BCA issued by Minister of Public Security on the subjects who
have the rights and obligations to train themselves to meet the standards, including
officers, non-commissioned officers, officers with a definite term of service, police cadets,
police staff aged between 18 and 50 for men and 18 and 45 for women.
Keywords: physical, healthy police, standards, police cadets
1. Công tác giáo dục thể chất nói chung và việc giảng dạy thể dục nói
riêng trong các Học viện, trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên
nghiệp, có ý nghĩa quan trọng về nhiều mặt đối với đào tạo đội ngũ cán bộ
khoa học kỹ thuật trẻ, đặc biệt với lực lượng vũ trang hiện nay, yêu cầu về thể
lực ngày càng cao hơn để sẵn sàng đảm nhiệm và hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo
vệ Tổ quốc, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong tình hình
hiện nay. Việc tập luyện TDTT là điều kiện hết sức cần thiết để phát triển cơ
thể hài hoà, bảo vệ và củng cố sức khoẻ, hình thành các năng lực làm việc
chung và chuyên môn, góp phần thích nghi với các điều kiện hoạt động, học
2
tập và nâng cao trình độ nghề nghiệp đối với sinh viên từ lúc còn trong nhà
trường và sau khi ra trường.
2. Trường Đại học Phòng cháy Chữa cháy (ĐH PCCC) thuộc hệ thống
các trường Công an nhân dân và là cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nghiên
cứu khoa học về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ duy nhất ở Việt
Nam. Trường yêu cầu sinh viên phải có sức khỏe nhất định để có thể phục vụ
cho học tập các môn học đại cương, sinh viên còn phải tham gia học các môn
đòi hỏi có thể lực như Giáo dục quốc phòng, Võ thuật CAND, Giáo dục thể
chất, các môn học chuyên ngành mang tính đặc thù như: Kỹ thuật chữa cháy
cá nhân, chiến thuật chữa cháy nhà cao tầng, chiến thuật chữa cháy khu công
nghiệp, chiến thuật chữa cháy rừng, cứu hộ nạn nhân mắc kẹt trong đám cháy,
mắc kẹt trên nhà cao tầng.... Chính vì vậy, việc thường xuyên tập luyện TDTT
là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi cán bộ chiến sỹ Công an nói chung và sinh
viên Trường Đại học PCCC nói riêng, nhằm mục đích rèn luyện thể chất, phát
triển thể lực cho mỗi sinh viên ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường sẽ
giúp các em khi tốt nghiệp ra trường sẽ nhanh chóng hoà nhập với thực tế
công tác và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Chất lượng của công tác rèn luyện thân thể của sinh viên Trường Đại
học PCCC trước hết phụ thuộc vào quan điểm, chủ trương, đường lối của
Ngành Công an nói chung và quan điểm của lãnh đạo Trường Đại học PCCC
nói riêng về công tác rèn luyện thân thể. Ngoài ra, các yếu tố đảm bảo như
công tác cán bộ, điều kiện cơ sở vật chất, tổ chức quản lý công tác TDTT,… là
những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng lớn đến chất lượng rèn luyện thân thể
trong Trường Đại học PCCC. Bên cạnh đó, hiệu quả công tác rèn luyện thân
thể còn phụ thuộc vào hiệu quả của việc học tập các giờ học thể chất chính
khoá và tập luyện ngoại khoá.
Đánh giá về công tác TDTT và rèn luyện thân thể của Trường ĐH PCCC
trong những năm qua cho thấy: ngay từ đầu năm học, nhà trường đã ra nghị
quyết về chuyên đề lãnh đạo xây dựng phong trào TDTT và rèn luyện thân thể
nhằm nâng cao thể lực cho cán bộ, giáo viên và sinh viên trong trường. Qua đó,
việc triển khai cụ thể nghị quyết của Đảng uỷ nhà trường, phối hợp với đặc
điểm, điều kiện cụ thể của đơn vị mình để tổ chức các hoạt động TDTT và
phong trào rèn luyện thân thể đạt kết quả cao, thu hút được nhiều cán bộ, giáo
viên, sinh viên tham gia. Từ đó, cán bộ, giáo viên, sinh viên thấy rõ được tầm
3
quan trọng của công tác rèn luyện thân thể là cần thiết và cần quán triệt tới
từng cá nhân trong đơn vị mình.
Tuy nhiên, trong thực tế, vẫn còn nhiều vấn đề còn tồn tại chưa đáp ứng
được những yêu cầu đổi mới như: nhận thức của một số cán bộ quản lý, lãnh
đạo, giáo viên và sinh viên còn chưa đầy đủ, đôi khi có biểu hiện lệch lạc, xem
nhẹ vị trí, vai trò, tác dụng của môn GDTC và rèn luyện thân thể. Phong trào
có lúc lên có lúc xuống, chưa tạo thành phong trào sôi nổi rộng khắp và thường
xuyên liên tục, có tác dụng thiết thực trong công tác học tập và cuộc sống hàng
ngày.
Qua khảo sát thực tế cho thấy, ngoài các môn thể thao như điền kinh, các
môn bóng, võ… là những nội dung bắt buộc sinh viên phải học, thì các bài tập
sử để nâng cao thể lực cho sinh viên còn rất đơn điệu. Các bài tập này thiếu
hẳn sự cuốn hút, lôi kéo và kích thích hứng thú của học viên trong quá trình tập
luyện. Những trò chơi vận động phong phú, đa dạng, tránh được ssự nhàm
chán trong giờ Giáo dục thể chất hầu như không được sinh viên áp dụng trong
giờ thể thao ngoại khoá (do điều kiện sân bãi hạn chế)…. Đây chính là một
trong những nguyên nhân khi kiểm tra vẫn còn một số sinh viên không đạt
được tiêu chuẩn rèn luyện chiến sỹ công an khoẻ.
Ngày 11/4/2013 Bộ Công an đã ban hành Thông tư số 24/2013/TT-BCA
về những quy định và tiêu chuẩn rèn luyện thể lực trong lực lượng Công an
nhân dân gồm 4 chỉ tiêu sau:
1- Chạy 100m
2- Chạy 1500m
3- Bật xa
4- Co tay xà đơn
Qua khảo sát đối tượng kiểm tra là 72 học viên năm thứ nhất đang
học tập đầu môn học Giáo dục thể chất tại Trường Đại học PCCC. Kết
quả kiểm tra được trình bày theo bảng dưới đây:
Năm Nội dung Chỉ Kết quả
học tiêu Đạt % Không đạt %
Chạy 100m ≤16’’0 15’’56 50 69,4 22 30,6
Chạy 1500m ≤7’30 7’15 45 62,5 27 37,5
1
Co tay xà đơn ≥12 lần 14 lần 30 41,6 42 58,4
Bật xa ≥2,35m 2,42m 33 45,8 39 54,1
Kết quả kiểm tra cho thấy: nam học viên năm thứ nhất trong số 72 sinh
viên nội dung chạy 100m chỉ có 50 sinh viên đạt yêu cầu; chạy 1500m có 45
4
sinh viên đạt yêu cầu; co tay xà đơn có 30 em đạt yêu cầu; bật xa có 33 em đạt
yêu cầu. Như vậy có thể thấy ở năm đầu tiên số nam sinh viên không đạt yêu
cầu theo tiêu chuẩn kiểm tra chiến sỹ công an khoẻ là tương đối cao. Ở cả 4 nội
dung đều có số sinh viên không đạt yêu cầu từ 30,6% đến 58,4%.
Như vậy, công tác giáo dục thể chất cho sinh viên Trường Đại học
PCCC tương đối tốt, tuy nhiên ccòn những khiếm khuyết có thể do các nguyên
nhân khách quan như mới tham gia học tập môn học, sân bãi còn hạn chế, nhận
thức chưa rõ ràng về vấn để rèn luyện thể lực nên kết quả rèn luyện sức khoẻ
theo tiêu chuẩn chiến sỹ công an khoẻ chưa cao, còn một số học viên không đạt
yêu cầu khi kiểm tra thể lực theo các tiêu chuẩn đề ra.
3. Để công tác TDTT và rèn luyện thân thể trong nhà trường được phát
triển tốt hơn và sâu rộng hơn thì bên cạnh sự quan tâm của tổ chức Đảng và
chính quyền các cấp, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên của các
Phòng, Khoa, Bộ môn, các đoàn thể và đặc biệt cần thiết lựa chọn các bài tập
để nâng cao thể lực cho sinh viên Trường Đại học PCCC là nhằm góp phần kết
hợp với nội dung, chương trình giáo dục thể chất đang áp dụng trong nhà
trường giúp sinh viên phát triển cơ thể cân đối, hài hoà, sinh viên có đủ sức
khoẻ để học tập và làm việc đáp ứng được mục tiêu đào tạo của nhà trường đã
đề ra, thực hiện tốt các tiêu chuẩn chiến sỹ công an khoẻ.
Trên cơ sở tổng hợp những cơ sở lý luận về vấn đề huấn luyện thể lực,
bài tập phát triển thể lực cũng như thực trạng những điều kiện về việc tiến hành
công tác giáo dục thể chất của Trường Đại học PCCC và thể lực của sinh viên
nhà trường, tác giả đã lựa chọn và ứng dụng bài tập để nâng cao thể lực cho
sinh viên theo tiêu chuẩn rèn luyện chiến sỹ công an khoẻ theo trình tự như
sau:
1- Hệ thống hoá các bài tập nâng cao thể lực cho nam học viên qua các
tài liệu tham khảo trong và ngoài nước
2- Phỏng vấn để tìm hiểu mức độ sử dụng các bài tập nâng cao thể lực
cho sinh viên trong thực tiễn
Kết quả phỏng vấn đã lựa chọn được 15/25 bài tập là những bài tập được
sự nhất trí cao của các đồng chí giáo viên giảng dạy võ thuật và giáo dục thể
chất (80% ý kiến đồng ý trở lên). Thực tế cũng chỉ ra rằng, việc sử dụng bài tập
nâng cao thể lực cho sinh viên đã được giáo viên các trường đại học, trung cấp
sử dụng tương đối đa dạng, phong phú. Tuy nhiên việc sử dụng có thể không
thường xuyên, nên hiệu quả của các bài tập chưa cao, chưa phát huy được hết
5
ưu thế của mình. Vì vậy việc lựa chọn 15 bài tập đưa ra có ý nghĩa rất quan
trọng trong việc nâng cao thể lực cho sinh viên Trường Đại học PCCC nói
riêng và cho các trường đại học, trung cấp khác nói chung, các bài tập này sẽ
giúp cho thể lực của sinh viên được nâng cao, phát triển toàn diện các phẩm
chất, năng lực quan trọng như sức nhanh, sức mạnh, sức bền, mềm dẻo, linh
hoạt, nhanh nhẹn và phối hợp trong các hoạt động vận động khác nhau….
Hệ thống 15 bài tập được lựa chọn gồm:
Bài tập 1:Chạy 30m xuất phát cao (s)
Mục đích: nhằm phát triển sức nhanh
Cách thực hiện: Chạy trên đường chạy có vạch xuất phát và vạch đích
Khối lượng: Chạy 3-5 lần x 30m với cường độ tối đa, nghỉ giữa 1-2 phút.
Yêu cầu: phản ứng nhanh, tần số nhanh, dùng sức đạp sau
Bài tập 2: Chạy 100m xuất phát cao (s)
Mục đích: nhằm phát triển sức nhanh
Cách thực hiện: Chạy trên đường chạy có vạch xuất phát và vạch đích
Khối lượng 2-3 lần. Cường độ tối đa, thời gian nghỉ giữa 2-3 phút
Yêu cầu: Tập trung chú ý với sự nỗ lực tối đa
Bài tập 3: Bật bục 30-40cm liên tục
Mục đích: nhằm phát triển sức mạnh của chân
Cách thực hiện: chọn một bục gỗ, ghế băng hoặc bệ xi măng trên sân tập
có độ cao khoảng 30-40cm. Đứng hàng ngang nhảy lên xuống bục liên tục.
Yêu cầu: bật nhảy lên bục, sau khi đứng thẳng lên mới nhảy rồi rơi
xuống vị trí ban đầu, động tác thực hiện liên tục. Thực hiện 4-5 lần x 20’’ nghỉ
giữa 30’’.
Bài tập 4: Nằm ngửa co cơ bụng
Mục đích: nhằm phát triển nhóm cơ bụng
Cách thực hiện: Tư thế chuẩn bị 2 người ngồi ngoắc chân vào nhau, gối
co một góc 60 độ, 2 tay để trên gáy, ngả người về sau ở tư thế nằm, nhanh
chóng gập người ngồi dậy về tư thế ban đầu.
Yêu cầu: thực hiện hết biên độ gập, duỗi, đầu không được chạm đất.
Thực hiện 3 tổ, từ 20-30 lần/tổ, nghỉ giữa 1 phút.
Bài tập 5: Nằm sấp chống đẩy
Mục đích: nhằm phát triển sức mạnh vận động các nhóm cơ co, duỗi tay.
Yêu cầu: mỗi lần thực hiện phải co và duỗi tay hết biên độ. Thực hiện 3
tổ, từ 10-15 lần/tổ, nghỉ giữa 2 phút.
6
Bài tập 6: Chạy cự ly 800m
Mục đích: nhằm phát triển sức bền chung
Cách thực hiện: đứng tập trung ở vạch xuất phát, khi có hiệu lệnh thì
chạy vòng quanh sân hoặc đường chạy tập với cự ly 800m.
Yêu cầu: Chạy với tốc độ đều, thở sâu. Cường độ chạy khoảng 80-85%
sức.
Bài tập 7: Chạy biến tốc cự ly 400m
Mục đích: nhằm phát triển sức nhanh và sức bền tốc độ
Cách thực hiện: Người tập xếp hàng ngang cách nhau 1 mét trước vạch
xuất phát. Khi có hiệu lệnh thì chạy nhanh đến vạch mốc 50m sau đó lại chạy
với tốc độ trung bình, tiếp đó lại chạy 50m nhanh, cứ thế thực hiện chạy thay
đổi cho đến hết cự ly.
Yêu cầu: 400m, 50m chạy chậm không được đi bộ.
Bài tập 8: Bật nhảy co gối trên cát
Mục đích: nhằm phát triển sức mạnh tốc độ các nhóm cơ chân.
Yêu cầu: Bật nhảy liên tục, thực hiện 3 tổ, mỗi tổ thực hiện 30-45 giây,
nghỉ giữa 2-3 phút.
Bài tập 9: Nằm sấp co cơ lưng
Mục đích: nhằm phát triển sức mạnh nhóm cơ lưng
Cách thực hiện: tư thế chuẩn bị người thực hiện nằm sấp duỗi thẳng
người, người phục vụ ngồi lên gót bàn chân người thực hiện. Người thực hiện
hai tay trên gáy thực hiện nâng ½ thân người phía trên lên khỏi mặt đất hết sức
rồi hạ xuống.
Yêu cầu: thực hiện động tác lên xuống hết biên độ từ 20-30 lần/tổ. Thực
hiện 3 tổ, nghỉ giữa 1 phút.
Bài tập 10: Nhảy dây
Mục đích: Phát triển sức bền tốc độ và khả năng phối hợp vận động.
Cách thực hiện: đứng thành hàng ngang cách nhau 2m, chuẩn bị hai tay
cầm dây nhảy xoay cổ tay vung dây từ sau lên trên xuống dưới ra trước, hai
chân bật nhảy đưa dây qua phía dưới bàn chân.
Yêu cầu: phối hợp nhịp nhàng giữa tay và chân. Thực hiện 3 tổ, mỗi tổ
thực hiện trong 2 phút, nghỉ giữa 1 phút.
Bài tập 11: Bật cóc
Mục đích: nhằm phát triển sức mạnh các nhóm cơ chân.
7
Cách thực hiện: tư thế chuẩn bị 2 chân ngồi xổm, 2 tay để sau gáy khi có
tín hiệu nhanh chóng bật người về trước (cự ly từ 25-30m).
Yêu cầu: thực hiện liên tục, bật thẳng chân về trước và hết sức. Thực
hiện 2 tổ, nghỉ giữa 1 phút.
Bài tập 12: Chạy cự ly 3000m
Mục đích: nhằm phát triển sức bền chung và khả năng nỗ lực ý chí.
Cách thực hiện: đứng tập trung ở vạch xuất phát, khi có tín hiệu xuất
phát thì chạy vòng quanh sân hoặc đường chạy tập với cự ly 3000m.
Yêu cầu: chạy với tốc độ đều, thở sâu, không được đi bộ.
Bài tập 13: Chạy con thoi 4x10m (s)
Mục đích: nhằm phát triển sức nhanh và khả năng phối hợp vận động
Cách thực hiện: người được kiểm tra thực hiện các thao tác “vào chỗ -
sẵn sàng - chạy” giống như chạy 30m xuất phát cao. Khi chạy đến vạch 10m
chỉ cần 1 chân chạm vạch lập tức quay người thật nhanh chạy về vạch xuất
phát, đến khi 1 chân chạm vạch lại lặp lại tương tự như lần đầu, sau đó kết
thúc. Thành tích được tính từ khi có lệnh xuất phát đến khi người kiểm tra chạy
hết 4x10m.
Khối lượng: thực hiện 3 tổ, mỗi tổ ba lần lặp lại 4x10m, nghỉ giữa mỗi tổ
3 phút.
Bài tập 14: Tại chỗ bật xa (m)
Mục đích: nhằm phát triển sức mạnh nhóm cơ chân.
Cách thực hiện: người được kiểm tra đứng 2 chân tự nhiên, 2 mũi bàn
chân đặt sát mép vạch giạm nhảy, 2 tay giơ lên cao, hạ thấp trọng tâm, gấp
khớp khuỷu, gập thân, người hơi lao về trước, đầu hơi cúi, 2 tay hạ xuống dưới
ra sau, dùng hết sức phối hợp toàn thân bấm mạnh đầu ngón chân xuống đất
bật nhảy ra 2 tay vung về phía trước khi bật nhảy và khi tiếp đất hai chân tiến
hành đồng thời cùng một lúc. Kết quả đo được tính bằng độ dài từ vạch giậm
nhảy đến điểm chạm cuối cùng của gót bàn chân, chiều dài lần nhảy được tính
bằng đơn vị centimét lấy lẻ từng một centimét.
Yêu cầu: thực hiện hết sức, đúng luật, từ 3-5 lần x 3 tổ. Thời gian nghỉ
giữa 60-90’’.
Bài tập 15: Chạy đổi hướng theo tín hiệu còi
Mục đích: nhằm phát triển khả năng phối hợp vận động và sức nhanh
phản ứng.
8
Cách thực hiện: người tập xếp hàng ngang cách nhau 1m trược vạch xuất
phát. Khi có hiệu lệnh còi thì chạy nhanh về trước, tiếp tục khi có hiệu lệnh còi
lập tức phản ứng chạy quay ngược lại, cứ thế thực hiện chạy thay đổi hướng
theo hiệu lệnh còi của giáo viên.
Yêu cầu: thực hiện 5-7 lần đổi hướng x 3 tổ, nghỉ giữa 2 phút, chạy với
tốc độ cao nhất.
4. Kết quả thực nghiệm.
Kết quả trước thực nghiệm
Trước khi tiến hành thực nghiệm, tiến hành kiểm tra thể lực của nam học
viên hai nhóm đối chứng và thực nghiệm, nội dung kiểm tra căn cứ theo thông
tư số 24/2013/TT-BCA về tiêu chuẩn rèn luyện thể lực trong lực lượng CAND
và theo Quyết định số 53/2008/QĐ-BGD&ĐT. kết quả trình bày tại bảng 4.1.
Bảng 4.1 Thể lực của nam học viên hai nhóm trước thực nghiệm
Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng
TT Nội dung (n = 35) (n = 37) t P
± ±
1 Chạy 100m (s) 13,2 0,6 13,4 0,54 0,66 >0,05
2 Chạy 1500m (ph,s) 6,10 0,10 6,05 0,19 0,52 >0,05
3 Co tay xà đơn (lần) 13 1,6 12 1,7 1,02 >0,05
4 Bật xa (m) 2,45 0,42 2,51 0,45 1,16 >0,05
Bảng 4.1 cho thấy, kết quả kiểm tra thể lực ban đầu ở hai nhóm đối
chứng và thực nghiệm tại thời điểm trước thực nghiệm, sự khác biệt không có
ý nghĩa thống kê với ttính < tbảng = 1,96 ở ngưỡng xác xuất P > 0,05. Như vậy sự
phân nhóm là đảm bảo.
Kết quả sau thực nghiệm
Sau khi áp dụng kế hoạch thực nghiệm trong 3 tháng đã tiến hành kiểm
tra lại các chỉ số theo 04 tiêu chí như ở trên, số liệu thu được trình bày tại bảng
4.2 như sau:
Bảng 4.2 Thể lực của nam học viên hai nhóm nghiên cứu Trường ĐH
PCCC sau thực nghiệm
Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng
TT Nội dung (n = 35) (n = 37) t P
± ±
1 Chạy 100m (s) 12,8 0,2 13,1 0,3 2,76 <0,05
9
2 Chạy 1500m (ph,s) 5,58 0,12 6,00 0,15 2,29 <0,05
3 Co tay xà đơn (lần) 15 1,8 13 1,6 3,05 <0,05
4 Bật xa (m) 2,62 0,31 2,55 0,26 2,51 <0,05
Bảng 4.2 cho thấy kết quả kiểm tra thể lực của hai nhóm nghiên cứu sau
thực nghiệm như sau: 04 nội dung kiểm tra đều có sự khác biệt có ý nghĩa với
ttính > tbảng ở ngưỡng xác xuất P<0,05. Điều này chứng tỏ các bài tập mà chuyên
đề lựa chọn áp dụng nhằm phát triển thể lực cho sinh viên nhóm thực nghiệm
đã phát huy hiệu quả cao hơn hẳn so với các bài tập hiện đang ứng dụng.
Để thấy rõ sự khác biệt của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm sau khi
tiến hành thực nghiệm, tác giả đã lập bảng so sánh ở bảng 4.3 và 4.4 như sau:
Bảng 4.3 So sánh nhóm đối chứng trước và sau thực nghiệm
Nhóm đối chứng
TT Nội dung Trước TN Sau TN t P W%
1 Chạy 100m (s) 13,4 13,1 0,89 >0,05 1,65
2 Chạy 1500m (ph,s) 6,05 6,00 0,42 >0,05 1,88
3 Co tay xà đơn (lần) 12 13 1,21 >0,05 2,82
4 Bật xa (m) 2,51 2,55 0,57 >0,05 0,22
% 1,64
Ở bảng 4.3 cho thấy: sau khoảng thời gian thực nghiệm, nhóm đối chứng
tập luyện theo chương trình thể thao ngoại khoá bình thường của trường tuy có
phát triển nhưng ở mức độ phát triển chưa thực sụ có ý nghĩa với ttính < tbảng =
1,96 ở ngưỡng xác xuất P > 0,05 trong cả 04 chỉ tiêu. Bằng toán học thống kê
ta thấy sự khác biệt giữa trước thực nghiệm và sau thực nghiệm của nhóm đối
chứng chưa có ý nghĩa thống kê.
Bảng 4.4 So sánh nhóm thực nghiệm trước và sau thực nghiệm
Nhóm thực nghiệm
TT Nội dung Trước TN Sau TN t P W%
1 Chạy 100m (s) 13,2 12,8 2,16 <0,05 3,65
2 Chạy 1500m (ph,s) 6,10 5,58 2,44 <0,05 2,88
3 Co tay xà đơn (lần) 13 15 3,06 <0,05 2,82
4 Bật xa (m) 2,45 2,62 2,89 <0,05 3,22
% 3.14
Qua bảng 4.4 ta nhận thấy. Sau 03 tháng thực nghiệm, bằng việc áp dụng
các bài tập mà tác giả nghiên cứu, lựa chọn, việc luyện tập của sinh viên đã
10
mang lại hiệu quả cao hơn hẳn so với thời điểm trước thực nghiệm và cao hơn
hơn nhóm đối chứng. Sự khác biệt của nhóm thực nghiệm ở hai thời điểm
trước và sau thực nghiệm có sự khác biệt và có ý nghĩa thống kê với t tính > tbảng
từ 2,16 đến 3,06 ở ngưỡng xác xuất P<0,05 trong tất cả các chỉ tiêu đánh giá.
Bên cạnh đó, nhịp tăng trưởng trung bình của nhóm thực nghiệm cũng cao hơn
nhóm đối chứng (cao gấp gần 2 lần).
5. Kết luận: Tác giả đã lựa chọn được 15 bài tập nhằm nâng cao thể lực cho
sinh viên trong Trường ĐH PCCC theo tiêu chuẩn rèn luyện thể lực trong lực
lượng CAND cho sinh viên. Qua áp dụng 15 bài tập sát với thực tiễn và phù
hợp với phạm vi hoạt động thể thao ngoại khoá của sinh viên. Tác giả nhận
thấy đã có hiệu quả rõ rệt của các bài tập thể hiện ở trình độ thể lực của sinh
viên tham gia thực nghiệm ở cả 04 chỉ tiêu thể lực. Cụ thể đó là nhóm TN có
nhịp tăng trưởng gấp 1.91 lần so với nhóm ĐC.

Danh mục tài liệu tham khảo


1. Bộ Công an (2009)Thông tư số 50/2009/TT-BCA (X11) Quy định về công tác
quản lý, giáo dục học viên các Học viện, trường Đại học, Cao đẳng và Trung cấp
Công an nhân dân, Hà Nội
2. Bộ công An (2013)Thông tư số: 24/2013/TT/BCA ngày 11/4/2013 “ Quy định tiêu
chuẩn rèn luyện thể lực trong lực lượng Công an nhân dân”. Hà Nội
3. Lê Văn Lẫm, Phạm Xuân Thành (2008)- Giáo trình Thể dục thể thao trường học,
Nxb TDTT, Hà Nội
4. Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (2000), Lý luận và phương pháp thể dục thể thao,
NXB TDTT, Hà Nội.
5. Trường ĐH PCCC (2015). Chương trình chi tiết học phần Đào tạo Đại học
Ngành Phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ cứu nạn. Hà Nội

You might also like