You are on page 1of 2

Phần 1: Tên ý tưởng

” Đổi mới phương pháp trong giảng dạy và học tập nhằm nâng cao tính chủ
động và rèn luyện các kỹ năng cần có của sinh viên khi ra

Tóm tắt:
Sự phát triển mạnh mẽ của CMCN 4.0 đặt lên vai ngành Giáo dục trọng
trách nặng nề, buộc nhà quản lý phải chủ động xây dựng tầm nhìn, đổi
mới chiến lược, phương pháp giảng dạy… để đào tạo được nguồn nhân
lực có chất lượng đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội trong thời đại
công nghệ 4.0. Trong thời đại số, giảng viên cần đổi mới phương pháp
dạy học, linh hoạt kết hợp phương pháp dạy học truyền thống và phương
pháp dạy học chủ động, đồng thời ứng dụng thành tựu của khoa học công
nghệ đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao tính chủ động, sáng
tạo học tập của sinh viên.
-Trong hệ thống giáo dục nội dung đặc trưng của giáo dục thể chất được
gắn liền với giáo dục trí dục, đức dục, mỹ dục và giáo dục lao động. Giáo
dục thể chất là một trong những nội dung quan trọng, góp phần thực hiện
mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh trong nhà trường. Giáo dục thể chất
trong nhà trường là môn học bắt buộc, thuộc chương trình giáo dục của
các cấp học và trình độ đào tạo, nhằm trang bị cho sinh viên các kiến
thức, kỹ năng vận động cơ bản, hình thành thói quen luyện tập thể dục,
thể thao để rèn luyện sức khỏe, phát triển toàn diện các tố chất thể lực,
tầm vóc, tiến tới hoàn thiện đến mức cần thiết các kỹ năng, kỹ xảo quan
trọng cho cuộc sống, đồng thời giáo dục văn hóa thể chất, nâng cao sức
khỏe tinh thần, biết cách thích ứng và hài hòa với các điều kiện sống, điều
kiện môi trường học tập, lao động của bản thân và hoàn cảnh xã hội. Vậy
nên việc tạo nên một môi trường học tập năng động đa dạng nhằm tăng
hứng thú học tập của sinh viên là một điều vô cùng quan trọng.
-Giải pháp đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao tính chủ động
học tập của sinh viên, đáp ứng yêu cầu chất lượng đào tạo trong thời đại
công nghệ 4.0 hiện nay.
Giáo dục thể chất có nhiều lợi ích là thế, nhưng thực tế, môn học này
đang bị sinh viên thờ ơ, coi nhẹ.

Có nhiều lý do lý giải cho điều này. Đầu tiên, nhiều trường cao đẳng, đại
học chưa được trang bị đầy đủ thiết bị, dụng cụ, cơ sở vật chất, sân bãi…
thuận lợi cho việc học thể dục. Tiếp đó, nhiều sinh viên có thể lực yếu,
không có tinh thần thể thao, không chịu được sự luyện tập vất vả, chỉ coi
trọng các môn chuyên ngành và chưa ý thức được lợi ích mà thể dục thể
thao mang lại. Thế nên, thay vì tham gia các hoạt động thể thao, sinh viên
thường thích dành thời gian cho việc giải trí, xem phim, đi café, chơi
game hay đọc sách hơn.

Một nguyên nhân sâu xa khác là do môn giáo dục thể chất có những học
phần và yêu cầu thi khá khó như nhảy xa, nhảy cao, bóng rổ… gây nên
tâm lý lo sợ cho sinh viên.

Do đó, việc tìm ra những biện pháp nâng cao hứng thú học tập và đầu tư
cho cơ sở vật chính là cách hiệu quả để sinh viên quan tâm tới giáo dục
thể chất hơn. Không nên biến một môn học giúp rèn luyện sức khỏe và
các kỹ năng khác thành một cơn ác mộng và chỉ học để qua môn.

You might also like