You are on page 1of 6

NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC , SÁNG TẠO

CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “BÀI THỂ DỤC
LIÊN HOÀN LỚP 6” TẠI TRƯỜNG THCS LÊ LỢI.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hai năm qua, dịch bệnh Covid 19 đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi
mặt của đời sống xã hội. Chưa bao giờ sức khỏe được quan tâm, coi trọng như hiện
nay, và việc nâng cao sức khoẻ của cơ thể trở nên cần thiết và cấp bách như bây
giờ. Chính vì thế, TDTT luôn đóng một vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống
của con người. Bên cạnh đó tập luyện TDTT thường xuyên có khả năng giúp cho
cơ thể chống lại bệnh tật và đẩy lùi được các tệ nạn xã hội. Đây là một nhu cầu
không thể thiếu đối với bản thân của mỗi học sinh.
Trong quá trình công tác tại Trường THCS Lê Lợi bản thân tôi nhận thấy, việc
khuyến khích học sinh trong Nhà trường hăng hái tập luyện tại lớp trong giờ Thể
dục chính khóa mà còn thường xuyên tập luyện ở nhà là một công việc rất khó
khăn đối với mọi giáo viên giảng dạy bộ môn GDTC. Chính vì thế, tôi luôn trăn trở
và thấy rằng việc phát huy tính tích cực, sáng tạo cho học sinh thông qua môn
GDTC thực sự là một vấn đề rất quan trọng và cần thiết. Từ những trải nghiệm của
bản thân, tôi chọn “ Những giải pháp phát huy tính tích cực , sáng tạo của học
sinh trong dạy học chủ đề “Bài thể dục liên hoàn lớp 6” tại Trường THCS Lê
Lợi.” ,với mong muốn góp một phần nhỏ vào việc thực hiện các chủ trương, đường
lối của Đảng, Nhà nước với mục tiêu xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn
diện về tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, thẩm mĩ và năng lực sáng tạo.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1.Thực trạng của hoạt động dạy và học môn GDTC ở trường THCS Lê Lợi
1.1 Về hoạt động dạy của GV :
-Trước khi áp dụng giải pháp, việc dạy học môn GDTC được tổ chức theo hình
thức trực tiếp hoặc trực tuyến. Khi dạy học trực tiếp, giáo viên tổ chức các hoạt động
học theo kế hoạch bài dạy ở ngoài không gian tự nhiên hoặc trong phòng tập chức
năng, tại địa điểm cụ thể. Học sinh được quan sát trực tiếp các động tác do giáo viên
hướng dẫn (làm mẫu) dạy học môn GDTC nói chung và chủ đề “Bài thể dục liên hoàn
lớp 6” nói riêng.
- Qua tài liệu tham khảo chuẩn kiến thức, kĩ năng giúp cho Giáo viên nắm
được mục tiêu tối thiểu mà tất cả học sinh cần phải đạt được sau tiết học.
- BGH và tổ chuyên môn tạo điều kiện tốt cho GV tham gia dự giờ , sinh hoạt
cụm chuyên môn...
- Bản thân có nhiều năm kinh nghiệm trong dạy môn thể dục.
- Phụ huynh quan tâm về đồ trang phục học thể dục (quần áo, giày….).
1.2 Về hoạt động học của HS
- Khi học trực tiếp tại sân thể dục, học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập theo
yêu cầu. Số học sinh tự giác tập luyện ở nhà chiếm tỉ lệ thấp. Các em có thể tham gia
một số bộ môn thể thao mình đam mê nhưng các bài tập thể dục ở lớp, trong phạm vi
môn học thường bị lãng quên.
- Ngoài giờ học, các em có tham gia làm những công việc gia đình đơn giản để
giúp cha mẹ, thời gian rảnh rỗi còn lại các em xem tivi, xem “video” trên mạng hoặc
chơi “game”. Đó là một thực tế đáng lo ngại, nhất là khi các em đang ở giai đoạn phát
triển mạnh về thể chất và cần tăng cường sức khoẻ để phòng chống dịch bệnh.
- Học sinh chưa hiểu hết tầm quan trọng của việc rèn luyện sức khỏe nên chưa
tích cực và tự giác.
2. Nguyên nhân của tình trạng dạy và học môn GDTC ở trường THCS Lê Lợi
- Các hoạt động học trong bộ môn GDTC chưa thực sự thu hút học sinh, khiến
các em học với tâm lí đối phó, thiếu động lực.
- Do giáo viên chưa tích cực đổi mới PP/KTDH sao cho phù hợp với đối tượng
học sinh, với tâm lí lứa tuổi của học sinh, với nội dung bài học.
- Do giáo viên chưa sâu sát trong việc giao nhiệm vụ tập luyện ở nhà và kiểm tra
kết quả thực hiện nhiệm vụ.
- Do học sinh chưa thấy được tầm quan trọng của việc luyện tập TDTT hàng
ngày, chưa xây dựng được thói quen rèn luyện sức khỏe qua các bài tập thể dục.
3. Nội dung của giải pháp :
Nếu không kịp thời đổi mới PP/KTDH, hiệu quả giáo dục của môn GDTC sẽ
không đạt được. Học sinh không yêu thích môn học, ngại tập thể dục, thái độ học
tập miễn cưỡng. Mục tiêu giáo dục toàn diện của ngành sẽ khó đạt được. Và thế hệ
chủ nhân tương lai của đất nước sẽ khó có thể có được một sức khỏe dẻo dai, một ý
chí bền bỉ, kiên trì…để học tập, lao động, sáng tạo và kế tục sự nghiệp xây dựng,
bảo vệ tổ quốc.
Đứng trước tình hình đó, tôi nhận thấy trách nhiệm của mình trong việc tự học,
tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ; đổi mới PP/KTDH nhằm
nâng cao hiệu quả dạy học môn GDTC nói chung, “Bài thể dục liên hoàn lớp 6” nói
riêng.
3.1 Mục đích của giải pháp
Tổ chức và thực hiện các hoạt động dạy học nhằm thực hiện các mục đích
sau:
- Đổi mới phương pháp, kỹ thuật dạy học, thích ứng linh hoạt với tình hình
thực tiễn. Giúp người học hiểu bài dễ hơn, chính xác hơn.
- Biết cách vận dụng kiến thức để thực hiện các bài tập.
- Đề cao tính thực tiễn, tính giáo dục, tính cụ thể, khoa học, đáp ứng tính cá
thể trong học tập.
- Thu hút, lôi cuốn học sinh vào các hoạt động học. Giúp học sinh xác định
được nhiệm vụ học tập và hoàn thành nó.
- Giúp người học có thể chủ động tự học ở mọi nơi, mọi lúc.
- Tạo không khí vui tươi, giải phóng năng lượng của học sinh ở tuổi dậy thì,
xây dựng phong trào thi đua rèn luyện TDTT.
- Lan tỏa nếp sống văn hóa lành mạnh, tiến bộ trong mỗi gia đình phụ huynh,
thu hút người thân của học sinh cùng tham gia.
3.2 Các giải pháp để tiến hành giải quyết vấn đề
Quy trình thiết kế bài dạy với chủ đề “Bài thể dục liên hoàn lớp 6” được tiến
hành như sau:

Bước 1
- Yêu cầu: Bám sát nội dung chương trình; nghiên cứu kỹ sách giáo khoa và tài
liệu tham khảo; xác định nội dung trọng tâm; Mục tiêu dạy học phải cụ thể, rõ
ràng, được chọn lọc và sắp xếp khoa học

Bước 2
Xây dựng kho tư liệu phục vụ bài giảng
Kho tư liệu gồm: Sgk,Video, Tranh ảnh bài tập mẫu, có hướng dẫn chi tiết từng
động tác do giáo viên trực tiếp thực hiện

Bước 3
Xây dựng kế hoạch bài dạy
- Thực hiện chi tiết và tuân thủ các nguyên tắc sư phạm, nội dung cơ bản, đảm bảo
mục tiêu bài học (cả về mặt kiến thức và phẩm chất, năng lực).
- Thực hiện các bước trong các nhiệm vụ dạy học: Xây dựng các bước dạy học,
tương tác giữa người dạy và người học, các câu hỏi thảo luận,

Chính vì thế, bản thân tôi luôn đổi mới phương pháp dạy học tạo điều kiện tốt
nhất để học sinh phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong tiếp thu bài
giảng, huy động mọi học sinh đều tập luyện, theo nhóm, theo cặp, cá nhân, xây
dựng kế hoạch hoạt động của giờ học sinh dưới hình thức giảng dạy chủ đề “ Bài
thể dục liên hoàn lớp 6 “ như sau:
- Tạo được không khí vui tươi, thoải mái trong mỗi tiết học, gần gũi, quan tâm
giúp đỡ và phải lắng nghe tâm tư nguyện vọng của học sinh.
- Trong mỗi tiết học giáo vên phải có phương pháp phù hợp với từng đối
tượng học sinh và tình hình thực tế của trường.
+ Để tìm hiểu tình hình học sinh một cách toàn diện, đầu năm tôi nhận lớp học
và tìm hiểu khả năng vận động của các em trong lớp để phân biệt những học sinh
nào có thể lực yếu, có sức khoẻ tốt, hay bệnh tật…từ đó đề ra hình thức tập luyện
khác nhau cho phù hợp.
+ Để tiết học phát huy tính tích cực , sáng tạo của học sinh, tôi luôn lấy học
sinh làm trung tâm. Cho các em luân phiên nhau làm nhóm trưởng để điều khiển tổ
tập luyện , hoặc theo cặp đôi, .
+ Hướng dẫn các em cách khắc phục điểm yếu, tuyên dương phát huy điểm
mạnh, tham mưu với nhà trường để tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy
và học tốt hơn.
Hiệu quả giảng dạy chỉ có thể đạt được khi giáo viên hiểu chương trình môn
học, những mục tiêu, yêu cần cần đạt, trên cơ sở đó xây dựng được kế hoạch bài
dạy phù hợp. Với thời lượng 45 phút học sinh đã phát huy được tính tích cực, sáng
tạo qua giời học chủ đề “ Bài thể dục liên hoàn lớp 6 “ tại trường THCS Lê Lợi một
cách hiệu quả (hình ảnh)
III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
GDTC luôn góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục phát triển phẩm chất và
năng lực của học sinh. Điểm khác nhau giữa cách dạy này so với các phương pháp
dạy học trước đây là ở chỗ dạy học giúp học sinh có ý thức, trách nhiệm đối với
sức khoẻ của bản thân, gia đình và cộng đồng. Và điều đó cũng đồng nghĩa với việc
mỗi giáo viên giảng dạy môn GDTC cần phải tích cực học tập, nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ và mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp.

You might also like