You are on page 1of 6

BỒI DƯỠNG TÌNH YÊU NƯỚC VÀ TRÁCH NHIỆM XÂY DỰNG, BẢO

VỆ TỔ QUỐC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HIỆN NAY

Học sinh Trung học phổ thông là lực lượng nòng cốt tương lai trong công
cuộc phát triển kinh tế - xã hội, bồi dưỡng tình yêu nước và trách nhiệm xây
dựng, bảo vệ Tổ quốc cho các em là công việc cấp thiết và có ý nghĩa quan trọng
đối với các nhà giáo dục và xã hội.

Theo số liệu thống kê cho thấy ở nước ta, học sinh phổ thông là gần 20 triệu
học sinh, đây là lứa tuổi bắt đầu hình thành thế giới quan, quan tâm nhiều hơn đến
xã hội xung quanh, quan hệ giữa cá nhân với tập thể, giữa quyền lợi và nghĩa vụ
trách nhiệm,… Tuy nhiên nhận thức của các em về thế giới quan, về lý tưởng sống
vẫn còn hạn chế, cần sự quan tâm, giúp đỡ của người lớn cũng như xã hội để bồi
dưỡng tình yêu đất nước và hình thành các phẩm chất đáng quý để xây dựng, bảo
vệ Tổ quốc.
Bên cạnh đó, đây cũng là lứa tuổi dễ bị các đối tượng thù địch lợi dụng, lôi
kéo, kích động cũng như do tác động từ mặt trái của nền kinh tế thị trường, một bộ
phận thiếu niên hiện nay chưa nhận thức tốt về trách nhiệm xây dựng, bảo vệ đất
nước, chạy theo lối sống thực dụng, thiếu trách nhiệm với gia đình và xã hội. Nếu
không được ngăn chặn kịp thời bởi các biện pháp hữu hiệu thì sẽ đe dọa trực tiếp
tới cuộc sống tương lai các em cũng như lợi ích quốc gia.
Tại Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 22/10/2018 về tăng
cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai
trái, thù địch trong tình hình mới đã nhấn mạnh: cần đẩy mạnh công tác tuyên
truyền, giáo dục đối với các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ - trong đó có lứa
tuổi học sinh trung học, nhằm nâng cao sức đề kháng, khả năng chủ động đấu tranh
phản bác trước những quan điểm sai trái, thù địch, chống phá nhà nước và lợi ích
quốc gia.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, các cấp cần nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò
của thế hệ trẻ nói chung và học sinh lứa tuổi phổ thông nói riêng trong quá trình
xây dựng và phát triển đất nước. Cần cụ thể hoá các chủ trương của Ðảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước về giáo dục thế hệ trẻ, nhất là giáo dục lý tưởng, đạo
đức cách mạng, lối sống văn hoá trong thế hệ trẻ tại một số tổ chức, đơn vị, địa
phương, cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp kịp thời, hiệu quả. Bên cạnh đó công tác
vận động, tập hợp, giáo dục, rèn luyện thiếu niên cần được đổi mới, sát với đặc
điểm tư tưởng, tâm lý, tình cảm của thiếu niên; nội dung giáo dục lý tưởng cách
mạng cần gắn với thực tế cuộc sống.
Về phía các nhà trường, cần tăng cường giáo dục cho học sinh phổ thông
những kiến thức về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để các em vững tin vào con đường đi
lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Thông qua việc giảng dạy sẽ góp phần hình
thành, phát triển cho học sinh các phẩm chất như:
Yêu nước: Tích cực, chủ động vận động người khác tham gia thực hiện các
quy định của pháp luật, góp phần bảo vệ và xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa
Việt Nam; Đấu tranh với các âm mưu, hành động xâm phạm lãnh thổ, biên giới
quốc gia, các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của quốc gia bằng
thái độ và việc làm phù hợp với lứa tuổi, với quy định của pháp luật; Sẵn sàng
thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
Trung thực: Nhận thức và hành động theo lẽ phải; sẵn sàng đấu tranh bảo vệ
lẽ phải, bảo vệ người tốt, điều tốt; tham gia phát hiện, đấu tranh với các hành vi chống
phá nhà nước ta, tham nhũng..
Trách nhiệm: Tích cực, tự giác và nghiêm túc rèn luyện, đấu tranh phê bình
các hành vi vô kỉ luật, vi phạm pháp luật…
Ngoài ra, nhà trường còn cần tích cực tạo cho các em học sinh môi trường khám
phá, tìm hiểu lòng yêu nước, truyền thống yêu nước của dân tộc cũng như trách nhiệm
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Có thể tiến hành dưới nhiều hình thức khác nhau như
hoạt động câu lạc bộ, tổ chức trò chơi, diễn đàn, tham quan dã ngoại, thi vẽ tranh
tuyên truyền, hoạt động giao lưu, hoạt động nhân đạo, hoạt động cộng đồng, sinh
hoạt tập thể, lao động công ích, sân khấu hóa (kịch, thơ, hát, múa rối, tiểu phẩm,
kịch tham gia…) thể dục thể thao, tổ chức các ngày hội thi tiếng hát thầy và trò,
ngày hội sách và văn hóa đọc… Từ đó, học sinh tham gia có nhiều khả năng hình
thành, phát triển các năng lực, chiếm lĩnh tri thức để từ đó góp phần vào việc công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh là
nhiệm vụ của thế hệ trẻ nhất là của học sinh khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Ở trường THPT Mỹ Đình, nhà trường đã triển khai các hoạt động ngoại khóa
dưới nhiều hình thức như giáo dục kỹ năng sống, hoạt động trải nghiệm, tuyên
truyền,… nhằm nuôi dưỡng tình yêu quê hương đất nước, bồi dưỡng tri thức, rèn
luyện thể thao để bảo vệ Tổ quốc.
Đặc biệt, ngày 22/4 vừa qua, hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc, trường
THPT Mỹ Đình đã tổ chức buổi nói chuyện giữa học sinh và các bác cựu chiến
binh đến từ CLB Người anh hùng và Nhân chứng lịch sử. qua lời kể chân thực, xúc
động của những con người từ chân lý sinh ra ấy, tự đáy lòng mình, tuổi trẻ THPT
Mỹ Đình chan chứa một niềm tự hào dân tộc, biết ơn sâu sắc những hi sinh của thế
hệ cha anh, quyết tâm cố gắng học tập, cố gắng xây dựng đất nước.
Bên cạnh đó, nhà trường cũng cần phối hợp chặt chẽ với gia đình, kịp thời
nắm bắt tình hình tư tưởng của học sinh; từ đó có những biện pháp, cách thức định
hướng lý tưởng cách mạng, đạo đức; không để các thế lực thù địch, phản động có
cơ hội lôi kéo, mua chuộc các em; kịp thời tuyên truyền, giáo dục, uốn nắn những
học sinh có biểu hiện tư tưởng lệch lạc, có xu hướng “tự diễn biến”, “tự chuyển
hóa”, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho các thế hệ học sinh hôm nay và mai
sau.
Với vị trí, vai trò đặc biệt của học sinh trung học trong công cuộc xây dựng, bảo
vệ đất nước, việc bồi dưỡng tình yêu đất nước và trách nhiệm của các em đối với Tổ
quốc là một công việc quan trọng, trường kỳ và cần sự chung tay, hỗ trợ của các giáo
viên, nhà trường và xã hội. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Non sông Việt Nam
có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai
với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học
tập của các em”.

You might also like