You are on page 1of 5

Đề: Vận dụng mối quan hệ giữa vật chất và ý thức của Triết học Mác -

Lênin làm rõ sai lầm của bệnh chủ quan, duy tâm, duy ý chí. Liên hệ với
thực tế Việt Nam hiện nay.

LỜI MỞ ĐẦU

Có thể nói hầu như các vấn đề xảy ra trên thế giới này đều liên quan đến 2 vấn
đề: vật chất và ý thức, đây là hai phạm trù thuộc Triết học. Mác- Lênin đã quan
niệm rằng: vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau; vật chất quyết định sự ra
đời của ý thức, đồng thời ý thức tác động trở lại vật chất.
Cách mạng Việt Nam đã trải qua nhiều khó khăn, thử thách để có được như
ngày hôm nay. Một trong những khó khăn phải kể đến các căn bệnh còn tồn tại
trong một số ít đảng viên của ta, đó là bệnh chủ quan, duy tâm, duy ý chí.

Với mong muốn làm rõ hơn vấn đề trên, em đã chọn đề tài: “ Vận dụng mối
quan hệ giữa vật chất và ý thức của Triết học Mác - Lênin làm rõ sai lầm của
bệnh chủ quan, duy tâm, duy ý chí. Liên hệ với thực tế Việt Nam hiện nay”.
NỘI DUNG

CHƯƠNG 1 : Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức theo Triết học Mác-
Lênin

1. Các khái niệm

I.1 Vật chất là gì?


Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan mà con
người biết được qua cảm giác, được cảm giác chụp lại, chép lại, phản ánh,
tồn tại không phụ thuộc cảm giác. Trước hết, Lê nin trong định nghĩa vật
chất đã dùng định nghĩa đặc biệt khác với thông thường. Nghĩa là đem đối
lập giữa vật chất với ý thức để định nghĩa, nghĩa là tất cả những gì bên ngoài
độc lập với ý thức con người đều là vật chất.
Về nội dung vật chất, có 2 nội dung chính. Thứ nhất: vật chất là phạm trù
triết học dùng để chỉ thực tại khách quan và con người biết được qua cảm
giác. Thứ 2 là: Cảm giác chụp lại, nhắc lại và phản ảnh những tồn tại không
phụ thuộc cảm giác. Nghĩa là vật chất là cái mà con người có thể nhận biết
được, chỉ có cái chưa biết nhưng rồi con người sẽ biết thông qua nhận thức.

I.2 Ý thức là gì?


Là sự phản ánh thế giới khách quan lên bộ óc con người dựa trên cơ sở hoạt
động thực tiễn, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Đây là phản
ánh tích cực chủ động sáng tạo hình ảnh chủ quan …Qua đây ta thấy:
Thứ nhất: BẢN chất của ý thức là sự phản ánh thực Tại khách quan
trên cơ sở hoạt động Thực tiễn. Ý THỨC KHÔNG PHẢI LÀ HUYỀN BÍ mà
bản chất của nó là sự phản ảnh tức là có cả cái phản ảnh (Ý thức) và cái được
phản ánh (vật chất). Ở đây cái được phản ánh sẽ quyết định cái phản ánh.
Thứ hai : Hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan: Hình ảnh chủ
quan nghĩa là ý thức là hình ảnh chứ không phải là bản thân sự vật. Nghĩa là
bản thân sự vật được di chuyển vào óc người và được cải biến trong đó. Vì thế
nội dung phản ảnh mang tính khách quan. Mức độ cải biến đến đâu là do chủ
thể.
Thứ ba: Đây là phản ánh tích cực chủ động, sáng tạo. Tích cực chủ
động là con người không thụ động chờ đợi hoàn cảnh khách quan mà chủ động
tác động vào khách quan để khách quan bộc lộ thuộc tính. Con người nhận thức
để cải tạo thế giới khách quan theo mục đích của mình.
Ý thức có kết cấu phức tạp bao gồm nhiều thành tố có quan hệ gắn bó chặt
chẽ với nhau. Đó là: tri thức, tình cảm ý chí… Trong đó, tri thức là quan trọng
nhất. Mác nói: Tri thức là phương thức tồn tại của ý thức.
2. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
Vật chất và ý thức có quan hệ hai chiều, tác động qua lại lẫn nhau. Trong nhận
thức và hoạt động thực tiễn, mối quan hệ này thể hiện như sau:

2.1Vật chất có vai trò quyết định đối với ý thức.

Do tồn tại khách quan, vĩnh viễn, nên vật chất là cái có trước, mang tính thứ
nhất. Ý thức chỉ là sự phản ánh của vật chất vào trong bộ óc con người, nên ý
thức có sau, mang tính thứ hai. Nếu không có vật chất trong tự nhiên (bộ óc
người và thế giới khách quan), vật chất trong xã hội (lao động, ngôn ngữ), thì
không có ý thức. Nên rõ ràng, ý thức chịu sự chi phối, sự quyết định của vật
chất. Ý thức là thuộc tính, là sản phẩm của vật chất. Ý thức có tính năng động,
sáng tạo, nhưng sự năng động, sáng tạo này có cơ sở từ vật chất, tuân theo
những quy luật của vật chất.

Vật chất quy định nội dung và hình thức biểu hiện của ý thức. Nghĩa là, ý thức
mang những thông tin (nội dung) về đối tượng vật chất (núi, sông, cái bàn, con
vật, hoạt động sản xuất…). Những thông tin này có thể đúng hay sai, đầy đủ hay
thiếu sót, biểu hiện ra bên ngoài như thế nào… đều do đối tượng vật chất tác
động ở mức độ nào lên bộ óc người. Trong lĩnh vực xã hội, tồn tại xã hội quyết
định ý thức xã hội. Đời sống vật chất của một xã hội nhất định sẽ chi phối, định
hướng đời sống tinh thần của xã hội đó.

2.2Ý thức tác động trở lại vật chất.

Vật chất sinh ra và quyết định ý thức, song sau khi ra đời, ý thức không thụ
động, “ngồi một chỗ” mà sẽ tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực
tiễn của con người. Ý thức độc lập tương đối, không bị vật chất “giam hãm”,
“trói chặt”, mà có thể làm thay đổi vật chất. Vai trò của ý thức đối với vật chất
thể hiện sinh động ở vai trò của con người đối với thế giới khách quan. Vì ý
thức là ý thức của con người. Qua lao động của con người, ý thức có sức mạnh
biến đổi, cải tạo hiện thực khách quan theo những nhu cầu phát triển của con
người. Mức độ tác động của ý thức lên vật chất lớn hay nhỏ, nhiều hay ít tùy
thuộc vào nhiều yếu tố như nhu cầu, ý chí, nghị lực của con người, điều kiện,
môi trường, cường độ con người tác động lên vật chất. Nếu được tổ chức tốt, ý
thức có khả năng tác động rất to lớn lên vật chất.

Sức mạnh của ý thức không phải ở chỗ nó có thể tách rời vật chất.Ý thức
không thể thoát ly hiện thực khách quan. Ý thức chứng tỏ sức mạnh qua việc
nhận thức thế giới khách quan, từ đó xây dựng kế hoạch, xác định mục đích, ý
chí để chỉ đạo hoạt động của con người tác động trở lại thế giới vật chất. Nếu
nhận thức đúng quy luật khách quan, ý thức sẽ có tác động tích cực lên vật chất,
làm xã hội ngày càng phát triển. Ngược lại, nếu nhận thức sai, ý thức sẽ kìm
hãm sự lịch sử.
2.3Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và
ý thức.

Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức đòi hỏi con người phải quán
triệt nguyên tắc khách quan trong nhận thức và hoạt động thực tiễn.

2.3.1 Phải luôn xuất phát từ hiện thực khách quan trong mọi hoạt động.

Trong quá trình nhận thức, học tập, nghiên cứu, con người phải bắt đầu từ
việc quan sát, xem xét, phân tích đối tượng vật chất. Qua việc tác động vào
chúng, ta sẽ bắt đối tượng vật chất phải bộc những thuộc tính, quy luật của nó.
Khi đó, ta sẽ thu nhận được tri thức. Bằng việc lặp đi lặp lại nhiều lần chu trình
trên, con người sẽ có kiến thức ngày càng phong phú về thế giới.

Để sản xuất vật chất, cải tạo thế giới khách đáp ứng nhu cầu của mình, con
người phải căn cứ vào hiện thực khách quan để đánh giá tình hình, từ đó xác
định phương hướng, biện pháp, lộ trình kế hoạch. Muốn thành công, con người
phải tuân theo những quy luật khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng. Phải
luôn đặt mình, cơ quan, công ty trong những hoàn cảnh, điều kiện thực tế, nhất
là về vật chất, kinh tế. Cần luôn nỗ lực loại bỏ bệnh chủ quan, duy ý chí trong
cuộc sống. Đó là việc tránh xa thói quen chỉ căn cứ vào nhu cầu, ước muốn,
niềm tin của mình để hành động mà không nghiên cứu, đánh giá đầy đủ tình
hình các đối tượng vật chất.

2.3.2 Phát huy tính năng động, sáng tạo, sức mạnh to lớn của yếu tố con người.

Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, con người phải luôn chủ động, phát
huy hết trí thông minh, khả năng suy nghĩ của mình. Phải luôn tìm tòi, sáng tạo
ra cái mới trên cơ sở tích lũy, kế thừa những cái cũ phù hợp. Có như vậy, con
người mới ngày càng tài năng, xã hội ngày phát triển. Con người phải không
ngừng rèn luyện, tu dưỡng, nâng cao thể lực, trí lực để nâng cao năng lực nhận
thức và lao động của mình. Phải kiên trì, nỗ lực vượt qua khó khăn, không bỏ
cuộc giữa chừng. Tuyệt đối không được thụ động, trông chờ, ỷ lại trong mọi
tình huống. Điều ngày cũng đồng nghĩa với việc tránh sa vào lười suy nghĩ, lười
lao động. Không được tuyệt đối hóa vai trò của các điều kiện vật chất trong
nhận thức và hoạt động thực tiễn. Vật chất có vai trò quyết định, chi phối nhưng
không có nghĩa là những thiếu hụt đối tượng vật chất sẽ khiến con người thất
bại trong việc tìm ra giải pháp khả thi.

CHƯƠNG 2: Sai lầm của bệnh chủ quan, duy tâm, duy ý chí. Liên hệ với
thực tế Việt Nam hiện nay

I. Sai lầm của bệnh chủ quan, duy tâm, duy ý chí
1. Thế nào là bệnh chủ quan, duy tâm, duy ý chí.

Bệnh chủ quan duy tâm, duy ý chí là căn bệnh có khuynh hướng tuyệt đối
hóa vai trò của nhân tố chủ quan, cường điệu tính sáng tạo của ý thức, của
ý chí, xa rời hiện thực khách quan, bất chấp quy luật khách quan, lấy
nhiệt tình cách mạng thay thế cho sự yếu kém về tri thức khoa học. Đây
là lối suy nghĩ và hành động đơn giản, nóng vội, chạy theo nguyện vọng
chủ quan; thể hiện rõ trong khi định ra những chủ trương, chính sách và
lựa chọn phương pháp tổ chức họat động thực tiễn theo hướng áp đặt, rơi
vào ảo tưởng, chủ quan. Ví dụ như : mục tiêu đặt ra quá cao, biện pháp
không có tính khả thi .v.v. Ngòai ra bệnh chủ quan duy tâm, duy ý chí
còn do nguồn gốc lịch sử, xã hội, giai cấp, tâm lý của người sản xuất nhỏ
chi phối. Cơ chế quan liêu bao cấp cũng tạo điều kiện cho sự ra đời của
căn bệnh này. Căn bệnh này xuất phát từ khuynh hướng sai lầm, cực đoan
trong việc nhận thức mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.

2.

You might also like