You are on page 1of 31

Câu 1: Khái niệm, đối tượng và nhiệm vụ của Giáo dục đặc biệt?

a) Khái niệm
- Tiếp cận hệ thống: GDĐB là một phương thức giáo dục nhằm đáp ứng nhu cầu giáo dục
của trẻ có nhu cầu GDĐB.
- Tiếp cận chương trình giáo dục: GDĐB là những chương trình giáo dục hay dịch vụ giáo
dục được thiết kế nhằm đáp ứng nhu cầu và khả năng của trẻ có nhu cầu GDĐB.
- Tiếp cận cá nhân: GDĐB là những chương trình giáo dục được thiết kế mang tính cá
nhân, được thực hiện một cách có hệ thống và được đánh giá một cách cẩn trọng nhằm
hỗ trợ cho trẻ có nhu cầu GDĐB đạt được những khả năng cá thể có thể có một cách tối
đa ở cả hiện tại và tương lai.
b) Đối tượng
- Đối tượng của giáo dục đặc biệt chính là quá trình dạy học-giáo dục cho những trẻ em có
nhu cầu đặc biệt. Quá trình dạy học- giáo dục là một quá trình xã hội phức tạp, nhiều
mặt và lâu dài, gồm hai mặt cơ bản: nội dung và quá trình
+ Nội dung gồm các yếu tố: mục đích, nội dung, phương pháp, phương tiện, kết quả
+ Quá trình gồm các yếu tố: Mục đích, kích thích, động cơ, tổ chức hoạt động và kiểm tra
đánh giá
- Hai mặt này liên quan chặt chẽ với nhau và nội dung chỉ tồn tại trong quá trình.
c) Nhiệm vụ
- Nhiệm vụ vĩ mô: phát triển những tri thức liên quan đến hệ thống giáo dục, vì chúng có
ảnh hưởng trực tiếp, nhiều mặt, sâu sắc và trên một quy mô rộng lớn tới mọi thành viên
của cộng đồng và sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đó là các vấn đề sau:
+ Triết lý GDĐB
+ Quy luật dạy học GDĐB
+ Các mô hình GDĐB
+ Quan hệ giữa GDĐB và các lĩnh vực khác, (kinh tế -xã hội...)
+ Dự báo trong GDĐB
+ Chiến lược phát triển GDĐB
+ Quản lý hệ thống GDĐB
- Nhiệm vụ vi mô: nghiên cứu các vấn đề ứng dụng, các quy trình giáo dục cụ thể nhằm có
điều kiện góp phần nâng cao chất lượng dạy học - giáo dục, kiểm tra, đánh giá kết quả
giáo dục cho trẻ có nhu cầu giáo dục đặc biệt. Cụ thể là các vấn đề sau:
+ Lựa chọn và xác định mục tiêu và nội dung dạy học
+ Lựa chọn và phối hợp các phương pháp và thiết bị dạy học
+ Quy trình đánh giá, chẩn đoán năng lực và sự phát triển của trẻ có nhu cầu GDĐB
Quy trình đánh giá kiểm tra kết quả học tập của trẻ có nhu cầu GDĐB
+ Quy trình phát huy tính tích cực học tập cho học sinh có nhu cầu GDĐB.
Câu 2: Thế nào là trẻ có nhu cầu đặc biệt?
- Khái niệm: Trẻ có nhu cầu đặc biệt là trẻ khác biệt với trẻ em bình thường khác ở: Đặc
điểm trí tuệ, Khả năng giác quan, Khả năng giao tiếp, Phát triển hành vi cảm xúc, Đặc
điểm về cơ thể. Những khác biệt này phải xuất hiện ở phạm vi mà trẻ cần có những thay
đổi của trường hoặc những dịch vụ giáo dục đặc biệt để phát triển khả năng của chúng.
- Phân loại:
+ Ở Mĩ:
· Trẻ năng khiếu và tài năng
· Trẻ có nguy cơ đúp lớp và bỏ học
· Trẻ dân tộc thiểu số (có khó khăn do sự khác biệt về ngôn ngữ và văn hóa)
· Trẻ khuyết tật
+ Ở Việt Nam:
· Trẻ năng khiếu
· Trẻ có hoàn cảnh đặc biệt: Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là trẻ em không đủ điều kiện
thực hiện được quyền sống, quyền được bảo vệ, quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng,
quyền học tập, cần có sự hỗ trợ, can thiệp đặc biệt của Nhà nước, gia đình và xã hội để
được an toàn, hòa nhập gia đình, cộng đồng (trẻ mồ côi, trẻ khuyết tật, trẻ bị bót lột,
trẻ nghiện ma tuý,..)
Câu 3: Khái niệm khuyết tật ICF, ví dụ?
Khái niệm khuyết tật gắn với 3 yếu tố cơ bản sau:
- Những thiếu hụt về cấu trúc cơ thể và sự suy giảm các chức năng.
- Những hạn chế trong hoạt động cá thể.
- Môi trường sống: những khó khăn, trở ngại do môi trường sống mang lại làm cho họ
không thể tham gia đầy đủ và có hiệu quả mọi hoạt động trong cộng đồng.
- Trẻ khuyết tật là những trẻ có những khiếm khuyết về cấu trúc hoặc các chức năng cơ
thể hoạt động không bình thường dẫn đến gặp khó khăn nhất định và không thể theo
được chương trình giáo dục phổ thông nếu không dược hỗ trợ đặc biệt về phương pháp
giáo dục- dạy học và những trang thiết bị trợ giúp cần thiết.
- Ví dụ:
+ Khuyết tật thính giác (khiếm thính): Là sự suy giảm hay mất khả năng nghe, trẻ bị kém
phát triển ngôn ngữ hoặc câm khiến chức năng giao tiếp bị hạn chế.
+ Khuyết tật thị giác (khiếm thị): Đây là sự suy giảm hay mất khả năng nhìn như mắt trẻ
bị kém hoặc bị mù.
+ Khuyết tật vận động: Trẻ bị tổn thương các cơ quan vận động như tay, chân, cột sống
gây ra khó khăn trong việc cầm nắm, đi lại, đứng, ngồi hay nằm…
+ Khuyết tật ngôn ngữ: Trường hợp này trẻ bị tật ở cơ quan tiếp nhận chỉ huy ngôn ngữ
vùng não và tổn thương của bộ phận phát âm làm ảnh hưởng đến ngôn ngữ giao tiếp
của trẻ.
+ Khuyết tật trí tuệ: Đây là sự suy giảm năng lực nhận thức, chỉ số thông minh thấp, trẻ
không thích nghi được các hoạt động xã hội
+ Ða tật: Là trường hợp trẻ bị 1 hoặc 2 loại khuyết tật cùng lúc.
Câu 4: Các quan điểm về người khuyết tật?
a) Quan điểm Từ thiện
- Nhìn nhận người khuyết tật như là nạn nhân.
- Khuyết tật là vấn đề của cá nhân
- Cần có: Các dịch vụ và chăm sóc đặc biệt, những người kiên nhẫn và nhân từ
- Thuật ngữ: tội nghiệp, nạn nhân, không may mắn, thông cảm.
- Bỏ qua các khả năng, suy nghĩ, cảm giác của người khuyết tật.
b) Quan điểm Y học
- Là những người có hạn chế và có vấn đề về mặt thể chất hay tinh thần cần được chữa trị
- Người khuyết tật được xem như là người bệnh nhân
- Thuật ngữ sử dụng: Mất mát, bất thường, thiếu hụt, hạn chế, có vấn đề, chữa trị, đau
ốm, phụ thuộc
- Bỏ qua các khả năng, suy nghĩ, cảm giác của người khuyết tật.
c) Quan điểm Xã hội
- Do người khuyết tật phát triển
- Khuyết tật là kết quả của những rào cản về môi trường, giao tiếp, xã hội và thái độ con
người.
- Khuyết tật được xem là kết quả chính trị và xã hội về một khiếm khuyết nào đó. Khuyết
tật là một phần tự nhiên của con người.
- Dẫn tới sự thay đổi về xã hội, chính trị, luật pháp.
 Tính phổ biến của từng quan điểm được thay đổi. Trước kia quan điểm từ thiện và y tế
là phổ biến. Ngày nay, quan điểm xã hội học và quyền của con người đã được chấp
nhận và phổ biến ở các quốc gia.
Trẻ khuyết tật trước hết là một đứa trẻ và có rất nhiều điểm giống trẻ bình thường.
Chúng ta cần tin tưởng, tôn trọng và chấp nhận đồng thời phân tích môi trường của trẻ
và hệ thống hỗ trợ, xem điều gì có thể có lợi nhất cho trẻ.
Câu 5: Nguyên tắc cơ bản của Giáo dục đặc biệt.
a) GDĐB phải đảm bảo các nguyên tắc giáo dục chung
- Thống nhất giữa trình độ học vấn và trình độ giáo dục.
- Đảm bảo tính khoa học của nội dung giáo dục và dạy học.
- Đảm bảo tính vừa sức đối với trẻ.
- Phù hợp với độ tuổi.
- Đảm bảo tính hệ thống và tính kế thừa.
- Đảm bảo tính phát triển.
b) GDĐB phải đảm bảo quyền được giáo dục của mọi trẻ em
- Mọi trẻ trong đó có trẻ có nhu cầu đặc biệt đều có quyền được giáo dục.
- Mục tiêu và mục đích giáo dục là hết sức quan trọng đối với tất cả trẻ em.
- Trong những trường hợp cần thiết, phải có những thiết bị đặc thù, phải có những điều
chỉnh trong quá trình giáo dục.
c) GDĐB phải được thiết kế dựa trên phương thức tiếp cận cá biệt
- Tiếp cận cá biệt chính là dựa trên khả năng của từng cá nhân trẻ.
- Đối với mỗi trẻ có nhu cầu giáo dục đặc biệt phải có một kế hoạch giáo dục cá nhân và
nó cần được điều chỉnh thường xuyên.
d) GDĐB phải đảm bảo nguyên tắc dễ tiếp cận về mặt địa lí đối với trẻ có nhu cầu
đặc biệt
- Trẻ có nhu cầu giáo dục đặc biệt được đi học ở trường gần nhà nhất giống như các trẻ
em khác.
 Nguyên tắc này cho thấy giáo dục đặc biệt được tiến hành ở nhiều địa phương khác
nhau là điều rất cần thiết.
e) GDĐB được tiến hành cho cả những trẻ chưa đến tuổi đến trường
- Trẻ có nhu cầu đặc biệt được tham gia các chương trình can thiệp và giáo dục sớm. Việc
phát hiện, chẩn đoán, can thiệp sớm và giáo dục sớm là những công việc quan trọng
trong giáo dục đặc biệt cho những trẻ trước tuổi học.
f) GDĐB phải đảm bảo tính liên ngành
- Sự phối kết hợp giữa các lực lượng tham gia trong giáo dục đặc biệt.
- Sự ảnh hưởng qua lại của các ban ngành, tổ chức khác nhau trong xã hội, trong cộng
đồng.
Câu 6: Nhận định về hệ thống văn bản pháp lí liên quan đến GDĐB.
Tên luật Năm Cơ quan ban hành Nội dung chính
Quyết định số 2018 Bộ GDVĐT Quy định chi tiết về các hoạt động giáo
338/2018 QĐ - dục người khuyết tật trong giai đoạn
BGDĐT 2018-2020 của các cục, vụ chức năng của
bộ GDĐT, các sở giáo dục và các cơ sở
giáo dục có liên quan.
Thông tư liên 2018 Bộ GDVĐT Quy định chi tiết về quyền hạn trách
tịch số nhiệm của các cơ sở giáo dục công lập
03/2018/TT- cũng như quyền hạn trách nhiệm của
BGDĐT ngày người dạy và người khuyết tật trong các
29/1/2018 cơ sở giáo dục.
Nghị quyết 2014 Quốc hội Cam kết thực hiện công ước của LHQ về
84/2014/QH13 quyền của người khuyết tật trên tất cả các
lĩnh vực.
Luật số 2010 Quốc hội Luật này quy định về quyền và nghĩa vụ
51/2010/QH12 của người khuyết tật; trách nhiệm của nhà
Luật người nước, gia đình và xã hội đối với người
khuyết tật khuyết tật.
Luật bảo vệ, 2004 Quốc hội Luật này quy định các quyền cơ bản, bổn
chăm sóc và phận của trẻ em; trách nhiệm của gia
giáo dục trẻ em đình, nhà nước và xã hội trong việc bảo
25/2004/QH11 vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Chương
VI đề cập tới việc bảo vệ, chăm sóc trẻ có
hoàn cảnh đặc biệt.
Câu 7: Mục tiêu, bản chất của giáo dục chuyên biệt, hoà nhập.
a) Giáo dục chuyên biệt
- Khái niệm: Giáo dục chuyên biệt là phương thức giáo dục dành riêng cho người khuyết
tật trong cơ sở giáo dục.
- Mục tiêu:
+ Nhân đạo: Trẻ có nhu cầu đặc biệt là đối tượng trợ giúp của các nhà hảo tâm, từ thiện.
Họ nhận được sự thương hại của cộng đồng và xã hội.
+ Chăm sóc và giáo dục:
· Trẻ có nhu cầu đặc biệt là đối tượng của quá trình phục hồi chức năng và giáo dục,
trong đó phục hồi chức năng là mục tiêu cuối cùng.
· Tuỳ thuộc vào các chuyên ngành y tế khác nhau mà người ta chia trẻ có nhu cầu đặc
biệt thành những dạng, những mức độ khác nhau để phục hồi chức năng và giáo dục.
Cũng trên cơ sở đó, nhiều ngành khoa học ra đời như giáo dục đặc biệt, tâm lý học đặc
biệt.
+ Giám sát, quản lí:
· Trẻ có nhu cầu đặc biệt bị coi là "không đủ tiêu chuẩn" để trở thành những người lao
động "bình thường".
· Thậm chí, trẻ có nhu cầu đặc biệt còn bị coi là vật cản chở cho sự phát triển bình
thường của những trẻ em cùng tuổi
 Bị tách ra khỏi trẻ em khác nhằm mục đích quản lí, giám sát.
- Bản chất
+ Trẻ đặc biệt học trong trường học chuyên biệt.
+ Giáo viên chuyên biệt dạy học với phương pháp, chương trình đặc biệt.
+ Gần như trẻ bị tách biệt, từ chối với môi trường bên ngoài.
b) Giáo dục hoà nhập
- Khái niệm: Giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục chung người khuyết tật với
người không khuyết tật trong cơ sở giáo dục.
- Mục tiêu:
+ Giúp người khuyết tật được hưởng quyền học tập bình đẳng như những người học
khác.
+ Tạo điều kiện và cơ hội cho người khuyết tật học văn hóa, học nghề, phục hồi chức
năng và phát triển khả năng của bản thân để hòa nhập cộng đồng.
- Bản chất:
+ Trẻ được học theo một chương trình phổ thông
+ Tuỳ theo năng lực và nhu cầu của từng trẻ mà giáo viên có trách nhiệm điều chỉnh nội
dung cho phù hợp
+ Đổi mới phương pháp dạy và học, đặc biệt giáo viên cần biết cách điều chỉnh và lựa
chọn những hoạt động học tập sao cho mọi trẻ đều có đủ những điều kiện thuận lợi và
cơ hội để lĩnh hội kiến thức mới
+ Môi trường giáo dục phù hợp cho mọi đối tượng.
Câu 8: Ưu điểm và hạn chế của giáo dục bán hoà nhập. Các mức độ hội
nhập?
Khái niệm: Giáo dục bán hoà nhập là phương thức giáo dục kết hợp giữa giáo dục hoà nhập
và giáo dục chuyên biệt cho người khuyết tật trong cơ sở giáo dục.
- Ưu điểm:
+ Từng bước giúp người khuyết tật hòa nhập với cộng đồng và xã hội.
+ Tạo điều kiện cho người khuyết tật tham gia học tập phù hợp với bản thân mình,
không bị quá khả năng cũng không bị hạn chế khả năng và cơ hội học tập.
+ Nhiều học sinh đã có tiến bộ về mặt xã hội, có thêm nhiều bạn bè hơn, ít "lớ ngớ"
trong cuộc sống hàng ngày hơn.
- Nhược điểm
+ Bản chất giáo dục chưa thay đổi. Cái "chưa thích ứng" ở đây vẫn là đứa trẻ. Một khi trẻ
không theo được chương trình là lỗi của trẻ chứ không phải là của môi trường giáo
dục. Giữa môi trường giáo dục và trẻ em còn có những rào cản.
+ Môi trường giáo dục vẫn chưa được thay đổi.
+ Giáo dục lấy môn học là trung tâm chứ chưa phải học sinh là trung tâm.
+ Thực hiện giáo dục theo kiểu nửa vời, tất cả học sinh khuyết tật chưa được hưởng nền
giáo dục, chương trình giáo dục bình đẳng.
+ Còn có một phần tách biệt, đó là những học sinh học trong các lớp học đặc biệt của
trường phổ thông.
+ Học sinh chưa được hưởng chương trình, phương pháp giáo dục đã được đổi mới, phù
hợp cho mọi đối tượng.
- Ture Johson đã đưa khái niệm về các mức độ hội nhập như sau:
+ Hội nhập về mặt thể chất: Trẻ lành và trẻ có nhu cầu đặc biệt được giao lưu với nhau
hay cùng chơi với nhau trong cùng một địa điểm.
+ Hội nhập về chức năng: Trẻ lành và trẻ có nhu cầu đặc biệt được tham gia cùng với
nhau trong một số hoạt động như thể thao, vẽ…
+ Hội nhập về xã hội: Trẻ cùng học với nhau trong một trường nhưng theo các chương
trình khác nhau, có giờ học chung và giờ học riêng tuỳ theo môn học và khả năng học
của trẻ.
+ Hội nhập hoàn toàn: Trẻ học như trẻ bình thường theo một chương trình cứng bắt
buộc.
Câu 9: Môi trường ít hạn chế nhất là như thế nào?
- Tức là trẻ có nhu cầu đặc biệt, bất kể mức độ nặng, nhẹ như thế nào, mang khiếm
khuyết gì đều cần phải được học tập trong môi trường ít hạn chế nhất. Đây là môi
trường trong đó có nhu cầu đặc biệt có được cơ hội để phát huy tối đa tiềm năng của
mình, từ đó có thể phát triển và hoà nhập xã hội. Môi trường này không làm hạn chế
khả năng của trẻ, mà ngược lại, giảm thiểu những yếu tố gây hạn chế cho trẻ với đầy đủ
các đặc điểm của nó.
Câu 10: So sánh các mô hình Chuyên biệt- Hội nhập- Hoà nhập.
Chuyên biệt Hội nhập Hoà nhập
Trẻ Đặc biệt Được đưa tới càng gần Đứa trẻ tồn tại như
“bình thường” càng tốt chính bản thân nó
Trường học Chuyên biệt Lựa chọn trường “phổ Trường học tại nơi trẻ
thông” sinh sống
Chương trình, Đặc biệt Môn học làm trung Lấy trẻ làm trung tâm
phương pháp tâm
Giáo viên Chuyên biệt Gv chủ nhiệm, Gv Gv chủ nhiệm
chuyên biệt, chuyên
gia của các lĩnh vực
liên quan
Hiệu quả giảng Chuyên biệt cho Không thay đổi: chỉ có Có khả năng giúp mọi
dạy của Gv nhóm trẻ cùng dạng khả năng dạy trẻ trẻ trong quá trình học
tật “lành”
Sự tự tin ở trẻ Thấp, cảm giác mình Có cảm giác tốt hơn Cảm giác hoàn toàn tốt
bị khác biệt về bản thân
Môi trường Gần như bị tách Không thay đổi được Giới hạn thấp nhất, mở
biệt, từ chối bổ sung rộng ngang bằng với
những trẻ khác.
Ngân sách Rất cao Đỡ đắt hơn Hầu hết đều có hiệu
quả
Tính bền vững Không bền vững Không chứng minh Hoàn toàn bền vững
được là bền vững
Cơ hội tham Rất hạn chế Một phần Bình đẳng như mọi trẻ
gia
Quyền học tập Đối tượng của từ Được thừa nhận là có Thực tế và cấp thiết
của trẻ en thiện quyền nhưng không
thực thi

Câu 11: Các loại điếc, nguyên nhân gây ra?


Trẻ Điếc/ khiếm thính là trẻ giảm ít hay nhiều, hoặc toàn bộ sức nghe, khiến trẻ không thể
nghe được ở khoảng cách và cường độ âm thanh bình thường.
a) Các loại điếc
- Cách phân chia thông thường
+ Điếc dẫn truyền: Nếu việc giảm sức nghe là do bị tổn thương ở phần tai ngoài hay tai
giữa thì ta gọi đó là điếc dẫn truyền.
+ Điếc tiếp nhận: Việc giảm sức nghe có thể do bị tổn thưởng ở phần tai trong, khi đó ta
gọi là điếc tiếp nhận.
+ Điếc hỗn hợp: Một số trẻ có thể vừa bị điếc tiếp nhận và vừa bị điếc dẫn truyền.
- Cách phân chia khác
+ Điếc dẫn truyền: Việc giảm sức nghe là do bị tổn thương ở phần tai ngoài hay tai giữa
thì ta gọi đó là điếc dẫn truyền.
+ Điếc ốc tai: Việc giảm sức nghe là do bị tổn thương ở phần ốc tai.
+ Điếc sau ốc tai: Việc giảm sức nghe là do bị tổn thương ở phần dây thần kinh thính giác
và vùng thân não.
+ Điếc trung ương: Việc giảm sức nghe là do tổn thương từ phần đồi thị Thalamus.
b) Nguyên nhân
- Đối với tai ngoài
+ Bẩm sinh: Dị tật tai ngoài (vành tai, ống tai)
+ Mắc phải: Vật lạ trong ống tai, ráy tai, viêm tai ngoài.
- Đối với tai giữa
+ Bẩm sinh:
· Hở hàm ếch
· Các hội chứng: hội chứng Đao, hội chứng Treacher Collin
+ Mắc phải:
· Viêm tai giữa: viêm tai giữa cấp tính, viêm tai giữa thanh dịch, viêm tai giữa mạn tính U
lành tính có cholesteron
· Sơ cứng tai vị thành niên
· Chấn thưương do âm thanh
- Đối với tai trong
+ Bẩm sinh:
· Di truyền - trong thời kỳ mẹ mang thai:
→ Dị tật tai trong.
→ Các hội chứng: Waardenberg, Usher
· Không do di truyền:
→ Trong thời kỳ mẹ mang thai: mẹ bị nhiễm khuẩn, mẹ bị nhiễm độc thuốc, tính không
tương hợp Rh (đối kháng nhóm máu).
→ Không do di truyền – trong khi sinh: thiếu cân (sinh non), bị ngạt.
+ Mắc phải: quai bị, bệnh sởi, viêm màng não, nhiễm độc thuốc, chấn thưương âm
thanh.
Câu 12: Các mức độ điếc ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của trẻ?
Mức độ điếc dựa trên Ảnh hưởng của Nghe kém tới việc hiểu ngôn ngữ và lời nói
mức độ điếc trung bình
NHẸ - (21-40 dB HL) Tại 30 dB có thể mất 25-40% thông tin lời nói.
Độ khó khi học tập ở trường sẽ phụ thuộc vào mức độ tiếng
ồn trong lớp học và khoảng cách với giáo viên.
Đứa trẻ mất sức nghe 35-40 dB có thể bị lỡ mất ít nhất 50%
các thảo luận trên lớp, đặc biệt khi lời nói nhỏ
TRUNG BÌNH - (41-60 dB Có thể hiểu lời nói nếu người nói đứng rất gần và chủ đề câu
HL) chuyện quen thuộc.
Sẽ mất 50%-70% thông tin lời nói khi mất sức nghe ở 40 dB,và
mất 80%-100% thông tin lời nói khi mất sức nghe ở 50 dB
TRUNG BÌNH NẶNG (61- Sẽ có khó khăn khi ở trường trong các giao tiếp bằng lời.
75 dB HL) Ngôn ngữ trì trệ, cú pháp, giảm độ thông thái trong lời nói và
giọng nói dường như không có âm điệu
NẶNG - (76-90 dB HL) Có thể nghe thấy giọng nói lớn cách tai khoảng 30 cm.
Nếu mất trước ngôn ngữ, ngôn ngữ nói và lời nói có thể
không phát triển tự nhiên hay sẽ là trì trệ trầm trọng.
Có thể cải thiện khi sử dụng máy trợ thính công suất lớn và/
hay cấy điện cực ốc tai
SÂU - (91 dB HL or more) Chỉ cảm nhận sự rung động hơn là cảm nhận âm thanh.
Một số dựa vào nhìn hơn là nghe như là lối dẫn ban đầu trong
giao tiếp và học tập.
Phát âm & ngôn ngữ sẽ không phát triển tự nhiên.
Sẽ có cải thiện với cấy điện cực ốc tai

Câu 13: Đặc điểm của học sinh khiếm thính


a) Cảm giác, tri giác
- Trẻ khiếm thính không hoàn toàn bị mất cảm giác thính giác.
- Cảm giác tri giác nhìn đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là trong việc tiếp nhận ngôn ngữ.
- Tri giác phân tích nổi trội hơn tri giác tổng hợp.
- Sự phối hợp các động tác của cơ thể bị ảnh hưởng (do tiền đình bị tổn thương).
- Cảm giác xúc giác (rung) là phương tiện quan trọng giúp trẻ tiếp nhận ngôn ngữ.
 Cần tận dụng sức nghe còn lại vào thực tiễn giáo dục và cuộc sống hàng ngày.
Giữ gìn và luyện tập thị giác.
Kết hợp với cảm giác vận động và cảm giác xúc giác – rung.
b) Trí nhớ
- Ghi nhớ có chủ định về vị trí đối tượng không thua kém trẻ bình thường.
- Ghi nhớ ít sử dụng thủ thuật so sánh=> không bền vững.
- Ghi nhớ từ: (so với trẻ bình thường)
+ Những từ biểu thị âm thanh – kém hơn
+ Những từ thu nhận bằng mắt – không thua kém.
+ Những từ được tiếp nhận bằng xúc giác – tốt hơn.
- Ghi nhớ câu: các từ riêng lẻ đặt cạnh nhau. Tái tạo từ tốt hơn tái tạo câu.
 Dạy HSKT những biện pháp ghi nhớ và tái tạo có chủ định: phân tích, so sánh.
Sử dụng tài liệu dễ hiểu, làm dàn ý.
Dạy HSKT cách truyền đạt nội dung theo ngôn ngữ của mình.
Luyện tập đi luyện tập lại.
c) Tư duy
- Tư duy trực quan - hành động: chiếm ưu thế trong hoạt động nhận thức.
- Tư duy trực quan - hình tượng: phản ánh những nét cụ thể, đơn nhất và cá biệt của sự
vật. Hiểu theo nghĩa đen, khó hiểu được những ý nghĩa tiềm ẩn.
- Tư duy trừu tượng: bị ảnh hưởng đáng kể.
 Hình thành tư duy bậc cao cần mất thời gian dài, cần kiên trì và công phu.
Phát triển ngôn ngữ góp phần phát triển tư duy.
Tạo môi trường giúp trẻ học các thao tác tư duy, khái quát hóa, trừu tượng hóa.
d) Tưởng tượng
- Do sự thiếu hụt về ngôn ngữ, kinh nghiệm xã hội ít => khó tư duy trừu tượng, khó hình
thành biểu tượng mới => hạn chế trong việc tưởng tượng.
- HSKT thường hiểu theo nghĩa đen, cụ thể.
- Hạn chế trong việc hiểu các chuyện ngụ ngôn…
- Khó kể lại câu chuyện, không thay thế được các nhân vật.
 Minh họa những điều đã học bằng tranh vẽ, mô hình, sơ đồ, vật thật.
Tổ chức trò chơi đóng vai.
Khuyến khích trẻ đọc sách, kể lại sáng tạo bằng ngôn ngữ của mình.
Chú ý phát triển ngôn ngữ cho trẻ
e) Ngôn ngữ và giao tiếp
- Khó thể hiện nhu cầu bản thân bằng ngôn ngữ nói.
- Khó hoặc không hiểu những điều người xung quanh nói dẫn tới cục cằn, cáu gắt…
- Trẻ ngại giao tiếp và khó tiếp xúc với người khác.
- Chỉ thích tiếp xúc với những người khiếm thính hoặc những người biết kí hiệu.
- Trẻ bị hạn chế trong quan hệ xã hội, giao lưu và kết bạn.
- Mặc cảm, tự ty, tránh đám đông
 Tạo môi trường cho học sinh khiếm thính phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp.
Sử dụng các phương tiện giao tiếp phù hợp với khả năng của trẻ.
Hỗ trợ trẻ phát triển ngôn ngữ nói để trẻ cảm thấy thoải mái khi giao tiếp.
Câu 14: Các kĩ năng tạo điều kiện nghe tốt cho trẻ khiếm thính.
a) Sử dụng các thiết bị trợ thính phù hợp
- Dựa vào thính lực đồ (kết quả đo sức nghe) mà nhà thính học sẽ chỉ định đeo máy trợ
thính cho phù hợp. Thông thường, nếu điếc hai tai phì phải đeo 2 máy trợ thính mới có
hiệu quả tốt.
- Các loại máy trợ thính: máy trợ thính đeo sau tai, máy trợ thính hộp, máy trợ thính đeo
trong tai, máy trợ thính kính, máy trợ thính đường xương.
- Đối với những người điếc sâu (trên 90 dB) mà đeo máy trợ thính không hiệu quả, nhà
thính học có thể chỉ định cấy ốc tai điện tử để nghe được tốt hơn.
- Một số lưu ý:
+ Thiết bị trợ thính là một dụng cụ khuyết đại âm thanh và không chữa được tật điếc.
+ Trẻ được đeo thiết bị trợ thính càng sớm càng tốt
+ Thiết bị trợ thính phải phù hợp với thính lực đồ của mỗi tai theo sự chỉ định của người
có chuyên môn.
+ Thiết bị trợ thính phải được đeo thường xuyên.
+ Thiết bị trợ thính phải thường xuyên hoạt động tốt.
+ Thiết bị trợ thính phải được kiểm tra định kì.
b) Tạo môi trường nghe yên tĩnh
- Sử dụng phòng học ở nơi yên tĩnh nhất.
- Giảm bớt tiếng ồn trong phòng.
- Hạn chế tiếng ồn từ bên ngoài vào.
- Sắp xếp các hoạt động, thời khóa biểu hợp lý.
- Chú ý kỷ luật lớp học.
c) Vị trí của người giao tiếp đối với trẻ
- Khoảng cách giữa người giao tiếp và trẻ tốt nhất là trong vòng 1-2 mét.
- Ngồi gần người giao tiếp, đủ ánh sáng để trẻ có thể nghe và nhìn thấy người giao tiếp và
các bạn khác.
- Trong lớp chuyên biệt: HS ngồi hình chữ U/ bán cung.
- Trong lớp hòa nhập: Chú ý tới cả sự tương tác với trẻ khiếm thính và trẻ nghe bình
thường, ngồi cạnh bạn có thể giúp đỡ.
d) Cách nói của người giao tiếp đối với trẻ
- Nói bình thường, giọng nói vừa phải (không cường điệu hóa).
- Nói rõ ràng, nhấn âm khi cần thiết.
- Tận dụng những tình huống cụ thể.
- Thường xuyên động viên khuyến khích trẻ.
- Phối hợp các hỗ trợ thị giác: đồ dùng dạy học, viết bảng…
Câu 15: Các kĩ năng sử dụng các phương thức giao tiếp.
a) Đọc hình miệng
- Đọc các tư thế, cử động của miệng khi nói. Điều này rất quan trọng đối với HSKT, giúp
trẻ đoán được nội dung phát ngôn.
- Cần nói chậm, từ đơn, câu ngắn để trẻ kịp quan sát miệng người đối thoại.
- Luôn luôn nói trước mặt trẻ.
- Lời nói của người giao tiếp cần rõ ràng, ngữ điệu bình thường, tốc độ vừa phải, không
cường điệu hoá hình miệng.
b) Chữ cái ngón tay
- Vị trí của tay khi đánh CCNT
+ Chỉ dùng một tay (trái hoặc phải).
+ Tay để ngang miệng, lòng bàn tay hướng về phía trước.
+ Chuyển động các ngón tay và cổ tay, không chuyển động cả cánh tay.
+ Vị trí của các ngón tay phải đúng và chính xác.
- Thứ tự CCNT.
+ Đánh từng chữ cái theo thứ tự.
+ Đánh dấu thanh.
c) Ngôn ngữ kí hiệu
- Hiểu ngôn ngữ của học sinh trước khi dạy học sinh những kí hiệu qui ước.
- Dạy học sinh kí hiệu thông qua giao tiếp với học sinh hàng ngày.
- Dạy học sinh sử dụng kí hiệu cần được tiến hành song song với việc dạy học sinh học
kiến thức mới bằng ngôn ngữ nói.
- Việc dạy học sinh phải được tiến hành từ từ, kết hợp với việc dạy nói cho học sinh, dạy
học sinh những từ từ dễ đến khó, từ gần với học sinh đến xa, từ cụ thể đến trừu tuợng…
d) Giao tiếp tổng hợp
- Luôn luôn có ý thức làm thế nào để học sinh điếc tiếp thu được tối đa lượng thông tin
cần truyền đạt. –
- Kết hợp nói - viết - chữ cái ngón tay - kí hiệu trong giảng dạy.
- Trực quan là một trong những điều kiện quan trọng nhất để học sinh tiếp thu kiến thức
trên lớp.
- Tạo nhiều cơ hội để học sinh khiếm thính thể hiện suy nghĩ, ý kiến của mình trước lớp.
Động viên, khen thưởng học sinh kịp thời.
Câu 16: Ưu điểm, hạn chế của mô hình giáo dục khiếm thính nơi mình thực
nghiệm.
a) Ưu điểm
- Nhà trường được biết đến là ngôi trường dạy trẻ khiếm thính lớn nhất cả nước nên có
khá nhiều phụ huynh từ nhiều nơi muốn cho con em mình theo học.
- Trường nhận được sự quan tâm lớn lao của nhà nước, của Sở giáo dục và đào tạo HN,…
- Trường có một chương trình dạy học hợp lí giúp cho trẻ có thể hoà nhập bình thường.
- Sự xắp xếp thời gian dạy học hợp lí của nhà trường giúp cho các em học sinh ở xa
trường có điều kiện đến trường học đúng giờ.
- Trường giảm thiểu tối đa các khoản thu cho cha mẹ học sinh.
- Các phòng học, phòng chức năng, thư viện,.. được trang bị hiện đại.
- Trong một lớp học hoà nhập, giáo viên sẽ quan tâm nhiều hơn học sinh khiếm thính vào
những thời điểm thích hợp.
- Học sinh bình thường thì rất ngoan ngoãn, lễ phép; học sinh khiếm thính thì luôn luôn
cần cù, chịu khó. Học sinh luôn yêu thương, tương tác qua lại giúp đỡ nhau.
b) Nhược điểm
- Với tỉ lệ khoảng 65% học sinh khiếm thính/ 35% học sinh bình thường nên việc tổ chức
học thêm dạy thêm chưa thể diễn ra
- Học sinh đến từ rất nhiều nơi khác nhau, có những em ở rất xa trường học.
- Trường hiện nay mới có bán trú mà chưa có nội trú.
- Khó khăn về giáo dục giới tính cho trẻ.
- Cha mẹ học sinh không quan tâm nhiều tới con cái mà dựa dẫm vào nhà trường, hay có
những cha mẹ quá chiều con. Trong khi đó có những cha mẹ yêu thương con đúng
nghĩa, đáp ứng vừa phải và tìm hiểu về bệnh của con kĩ càng.
- Cơ sở vật chất xuống cấp nghiêm trọng ( một số nứt gãy ở khu B).
Câu 17: Đề xuất những giải pháp cho những khó khăn mà trẻ khiếm thính
học khi học onl.
- Trẻ nghe kém thường không bắt kịp vào các cuộc nói chuyện đang diễn ra xung quanh.
- Mặc dù trẻ bị giảm thính lực có thể học lớp hoà nhập với các trẻ bình thường khác,
nhưng giáo viên, các trẻ khác cũng cần học giao tiếp bằng dấu và chữ cái ngón tay với
trẻ. Các môn học như văn học, Tiếng Việt, Sử, Địa... cần nghe nói và viết nhiều nên trẻ
thường gặp khó khăn
- Trẻ khiếm thính có thể gặp khó khăn khi đọc khẩu hình miệng vì rất nhiều âm có hình
miệng giống nhau, hoặc không thể thấy trên hình miệng. Vì trẻ khiếm thính không nghe
được như bình thường nên việc nghe giảng cũng rất khó khăn, dẫn tới các trở ngại trong
học tập.
- Khi giáo viên giảng kết hợp ngôn ngữ kí hiệu qua màn hình máy tính, điện thoại sẽ khó
nhìn, các em hay mất tập trung, không chú ý.
- Các học sinh này thường không tập trung, muốn đạt hiệu quả khi học phải có phụ huynh
quan sát, hỗ trợ thêm. Chính vì vậy, ngoài hình thức dạy trực tuyến, giáo viên còn soạn
bài học, bài tập và giao đến tận nhà cho các em. Tuy nhiên, một số phụ huynh rất bận
không “kèm” được các con, một số phụ huynh không biết chữ, đến lúc thu bài có em
nộp, em không nên rất khó khăn cho giáo viên chủ nhiệm. 
Câu 18: Dấu hiệu nhận biết trẻ khiếm thị.
Khuyết tật nhìn là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhìn và cảm nhận ánh sáng, màu sắc,
hình ảnh, sự vật trong điều kiện ánh sáng và môi trường bình thường.
a) Những dấu hiệu bất thường về cơ quan thị giác
- Không có mắt (Không có hốc mắt, không có cầu mắt).
- Hình dạng của mắt không bình thường:
+ Mắt quá nhiều tròng trắng.
+ Mi mắt bị sụp ít hoặc nhiều.
+ Hai mắt không to bằng nhau.
+ Mắt không sáng và không trong.
+ Mắt có mầu trắng đục.
+ Cầu mắt lồi ra.
+ Cầu mắt bị xẹp, mắt hõm sâu.
+ Không có lông mày, lông mi.
- Khi nhìn hai mắt không cùng tập trung vào vật cần nhìn.
- Mắt nhìn không linh hoạt, lờ đờ.
b) Những dấu hiệu bất thường về biểu hiện hành vi thị giác
- Không phản ứng với ánh sáng. Không chớp mắt khi chiếu đèn pin vào mắt.
- Không dõi theo vật chuyển động trong khoảng mắt nhìn thấy.
- Không với lấy đồ dùng, không thích thú dùng mắt khám phá các đồ dùng học tập mới khi
cầm chúng.
- Không giao tiếp mắt - mắt với người khác.
- Nhắm hoặc lấy tay che mắt khi tập trung nhìn.
- Thường xuyên dụi/ ấn tay lên mắt.
- Cầm đồ vật hoặc bất cứ cái gì có trong tay đưa lên sát mắt.
- Không thích các vật có màu sắc sặc sỡ và không chú ý tới sự khác nhau về màu sắc.
- Không nhìn thẳng vào vật cần nhìn mà nghiêng, cúi, ngửa đầu khi nhìn.
- Luôn cúi sát vật để nhìn.
- Hay va vấp vào các vật/ người trên đường đi.
- Đưa tay cầm, với không đúng vật cần lấy.
- Hay phàn nàn vì đau đầu, buồn nôn, hoa mắt, mắt bị ngứa.
- Phàn nàn vì nhìn mọi thứ thấy bị mờ, không rõ.
- Sự phối hợp giữa mắt nhìn và tay làm không tốt.
- Không nhìn rõ người khác hoặc các vật khi trời chập choạng tối.
Câu 19: So sánh thị lực với thị trường.
a) Thị lực
- Thị lực là khả năng của mắt có thể nhận thấy rõ hai điểm ở gần nhau nhất hay "nhận
thức rõ các chi tiết”.
- Thị lực được chia theo ba khía cạnh là: khả năng phân biệt độ tương phản cao, nhận ra
chi tiết nhỏ ở một khoảng cách nhất định; độ căng của mắt có thể nhận ra hình dáng và
độ sắc nét và rõ ràng của thị giác (Mason, 1997).
- Nói một cách dễ hiểu, thị lực là khả năng của mắt có thể nhìn thấy chi tiết, độ sắc nét
của các vật.
- Để đo thị lực, sử dụng bảng đo Snellen, Landolt C, biểu đồ chữ E,…
- Kết quả đo thị lực được ghi dưới dạng thập phân, hệ feet hoặc hệ mét trên cơ sở căn cứ
vào khoảng cách và kích cỡ của các test trong bảng đo.
b) Thị trường
- Thị trường là khoảng không gian mà con người có khả năng nhìn thấy tất cả các điểm
trong cùng một lúc.
- Nói tóm lại, thị trường là khoảng không gian mà mắt nhìn thấy được khi mắt, đầu, toàn
thân cố định và hướng thẳng về phía trước vào một điểm.
- Thị trường được đo bằng thị trường kế Test trắng 3mm, test Amsler để xác định vị trí
của ám điểm). Đơn vị đo thị trường là độ, kí hiệu là o .
- Thị trường là một căn cứ trong việc xác định khiếm thị như thị trường bình thường hay
tổn thương. Nếu bị tổn thương thì tổn thương thị trường ngoại biên hay trung tâm, bị
ám điểm, bị bán manh (thị trường một nửa) hay thị trường hình ống,…
Câu 20: Ảnh hưởng của khuyết tật thị giác đến sự phát triển của trẻ khiếm
thị.
a) Phát triển nhận thức
- Nhận thức thông qua các giác quan khác
+ Do bị khiếm khuyết thị giác (mất hoàn toàn hoặc suy giảm) nên các cơ quan cảm giác
khác đảm nhận chức năng thu nhận thông tin đầu vào như thính giác, xúc giác, vị giác,
xúc giác đã phát huy hết khả năng để bù trừ cho sự mất hoặc thiếu hụt thị giác.
- Khả năng chú ý: Sự thiếu trọn vẹn và chậm hơn trong quá trình tri giác đã kéo theo
những ảnh hưởng liên quan đến sự chú ý về khối lượng, cường độ, tốc độ, quá trình
phân tán và tập trung.
- Khả năng ghi nhớ: Người khiếm thị có khả năng ghi nhớ tốt những gì nghe được, sờ thấy
và nhớ lâu những khái niệm, con số, những nội dung có tính chất trừu tượng và lôgic
ngôn từ.
- Khả năng tư duy hình tượng: Gặp nhiều hạn chế, nhiều biểu tượng, khái niệm mang tính
chất chắp vá và rời rạc.
- Khả năng tưởng tượng: Trẻ gặp hạn chế trong việc kiến tạo và hình thành những hình
ảnh mới trong tưởng tượng.
b) Phát triển ngôn ngữ và giao tiếp xã hội
- Với ngôn ngữ nói:
+ Ít có cử chỉ điệu bộ minh họa đi kèm làm cho cách nói hơi cứng nhắc.
+ Trẻ hay sử dụng lặp lại từ do vốn từ hạn chế. Ngữ điệu của lời nói đôi khi không đúng
với mục đích nói năng.
+ Trẻ cũng có xu hướng sử dụng từ với những nghĩa quá rộng hoặc quá hẹp, thậm chí có
khi sử dụng từ nhưng lại không có ý nghĩa cụ thể (ngôn ngữ rỗng).
+ Không hoặc hạn chế trong việc hiểu được trạng thái, cảm xúc của người khác bằng nét
mặt, điệu bộ nên trẻ khiếm thị ít có sự điều chỉnh trong giao tiếp.
- Với ngôn ngữ viết:
+ Tốc độ đọc và viết chậm hơn trẻ bình thường.
+ Trẻ nghe thế nào, nói và viết thế đó, không và ít có cơ hội tri giác chữ viết của người
khác nên trẻ khiếm thị hay viết sai chính tả.
c) Phát triển thể chất và vận động
- Khả năng thực hiện các vận động của trẻ thường chậm hơn so với các bạn cùng trang lứa
do thiếu những kích thích để thực hiện vận động cũng như thiếu những cơ hội bắt
chước cách thức thực hiện vận động từ người khác.
- Trẻ có thể có những vận động lớn như đi lại, bò, chạy,... nhưng thường cứng nhắc,
không linh hoạt và mềm dẻo. Tư thế, dáng đi, cách thức thực hiện vận động thô và tinh
không được uyển chuyển.
- Hạn chế khả năng nhìn làm cho trẻ thường hay bị vấp, ngã và va chạm; từ đó, trẻ có cảm
giác không an toàn khi di chuyển. Yếu tố tâm lí này khiến cho nhiều trẻ khiếm thị thấy sợ
vận động.
 Thể chất, thể lực của trẻ phát triển kém hơn so với các bạn bình thường.
Câu 21: Kĩ năng đặc thù trong phát triển xúc giác.
- Xúc giác là giác quan giúp trẻ khiếm thị có những thông tin về hình dạng, kích thước,
trọng lượng, bề mặt, chất liệu, nhiệt độ,… của sự vật hiện tượng.
- Trẻ khiếm thị có thể sử dụng tay để hiểu mối tương quan không gian, và lần theo vật
nào đó trong khi di chuyển. Ngoài ra, trẻ khiếm thị cũng dùng cơ quan xúc giác ở lòng
bàn chân để xác định vị trí, hiểu được hàng loạt các điểm mốc khác nhau trên đường đi,
cảm nhận về độ dốc, về đặc tính bề mặt của đường đi khi trẻ di chuyển.
- Với những trẻ có kĩ năng xúc giác tốt, trẻ có thể sử dụng cảm nhận áp lực qua da để
nhận biết được trẻ đang di chuyển ở khu vực nào (khu vực đông dân cư, nhiều phương
tiện giao thông hay ít, đường rộng hay hẹp,…).
Câu 22: Trẻ khiếm thị có những đặc điểm như thế nào về vận động tinh, đề
xuất giải pháp.
a) Đặc điểm
- Tránh hoặc không hứng thú với những hoạt động tỉ mỉ, khéo léo.
- Không thích viết tay hay cầm kéo cắt.
- Dễ nản khi gặp khó khăn, hay cậy nhờ cha mẹ giúp và không cố gắng.
- Khó khăn với những kĩ năng tự chăm sóc.
- Cử động phối hợp của các ngón tay cứng nhắc, thụ động; việc phối hợp hoạt động hai
tay cũng không được linh hoạt, khéo léo.
- Hai bàn tay rất mềm yếu, cơ tay nhão, không thể thực hiện một hoạt động nào đó
trong một thời gian dài như: viết, giặt quần áo, kéo co,...
b) Đề xuất
- Giúp trẻ phát triển và hoàn thiện các kĩ năng tự phục vụ phù hợp lứa tuổi.
- Tăng khả năng học tập ở trường: tô màu, vẽ, viết,…
- Khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động cần sử dụng các kĩ năng vận động tinh.
- Rèn luyện sự phối hợp giữa ngón tay, bàn tay
Câu 23: Phát triển kĩ năng định hướng, di chuyển của trẻ khiếm thính.
a) Kĩ năng định hướng
- Để nâng cao khả năng định hướng cho trẻ trong môi trường, cần tăng cường các kĩ năng
cho trẻ thông qua các hệ thống định hướng khác nhau như: sử dụng điểm mốc và dấu
mốc, hệ thống đồng hồ, quá trình tự làm quen, sử dụng la bàn, hệ thống số và ước
lượng vật và khoảng cách,...
- Giáo viên cũng cần hướng dẫn trẻ kĩ năng nhận biết điểm đầu mối. Những dấu hiệu mà
trẻ khiếm thị cần được hướng dẫn đó là: các kích thích về âm thanh, mùi vị, nhiệt độ,
xúc giác hoặc thị giác.
b) Kĩ năng di chuyển
- Đối với những di chuyển ở trong nhà hoặc ở trong một khoảng cách ngắn hoặc ở môi
trường quen thuộc, trẻ cần được học những kĩ năng như: người sáng dẫn đường, lần
đường và kĩ thuật thế tay an toàn. Các kĩ năng này được coi là những kĩ năng định
hướng- di chuyển cơ bản trước khi giới thiệu việc sử dụng gậy trắng.
Câu 24: Ưu điểm, hạn chế của mô hình giáo dục trẻ khiếm thị.
a) Ưu điểm
- Cơ sở vật chất đầy đủ: có phòng tâm vận động, phòng dạy kĩ năng sống, phòng dạy
nghề, phòng làm SGK, phòng làm đồ dùng dạy học được trang bị hiện đại. Hệ thống
phòng nhạc, hội trường biểu diễn không cần mic; ngoài ra còn có 3 phòng học cho trẻ
mù điếc.
- Trang thiết bị phục vụ việc học được đầu tư đầy đủ và hiện đại.
- Trường có nhiều hoạt động vui chơi cho học sinh tham gia.
- Nhận được nhiều tài trợ và viện trợ.
- Hỗ trợ học sinh học tập tại các trường phổ thông hòa nhập.
- Học sinh được học miễn phí tất cả các môn học phổ thông và các môn học đặc thù; được
ở nội trú và bán trú miễn phí, học tất cả các môn văn nghệ - thể thao miễn phí, được học
nghề miễn phí.
b) Nhược điểm
- Không có sách giáo khoa và đồ dùng dạy riêng cho trẻ khiếm thị, do vậy giáo viên trong
trường phải biên soạn sách ra chữ nổi cho các em học
- Ngoài việc học chữ,  các em còn phải được học kỹ năng sống, từ cách ăn, uống, đi, đứng,
vệ sinh... Và, tuỳ theo đặc điểm, tính cách, mỗi học sinh được dạy theo một phương
pháp riêng.
- Mất nhiều thời gian để xây dựng cơ sở vật chất cho việc học.
c) Phương hướng chung
Cần có những giải pháp lớn đó là xây dựng hệ thống chính sách quốc gia về giáo dục trẻ
khuyết tật. Phát triển nguồn nhân lực cho giáo dục trẻ khuyết tật. Phát triển hệ thống hỗ
trợ giáo dục trẻ khuyết tật. Nâng cao năng lực quản lý giáo dục trẻ khuyết tật và tăng cường
sự phối hợp liên ngành trong chăm sóc và giáo dục trẻ khuyết tật.
Câu 25: So sánh mức độ khuyết tật trí tuệ theo DSM IV và V.
a) Khái niệm
- DSM IV
+ Chức năng trí tuệ dưới mức trung bình (IQ< 70)
+ Hạn chế ít nhất 2 lĩnh vực hành vi thích ứng như: Giao tiếp/liên cá nhân, tự phục vụ,
sống tại gia đình, xã hội, sử dụng các tiện ích tại cộng đồng, tự định hướng, kỹ năng
học đường, giải trí, lao động, sức khoẻ, và an toàn;...
+ Hiện tượng này xuất hiện trước 18 tuổi.
- DSM V
+ Khuyết tật trí tuệ (KTTT) là một rối loạn diễn ra trong suốt thời kì phát triển bao gồm
những hạn chế đáng kể trong cả chức năng trí tuệ và hành vi thích ứng trong lĩnh vực
khái niệm, xã hội và thực hành.
b) So sánh
Mức độ DSM IV DSM V
Nhẹ Có chỉ số IQ từ 50-55 đến gần 70 Hỗ trợ không thường xuyên
Trung bình Có chỉ số IQ từ 35-40 đến 50-55 Hỗ trợ có giới hạn
Nặng Có chỉ số IQ từ 20-25 đến 35-40 Hỗ trợ mở rộng
Rất nặng Có chỉ số IQ dưới 20 hoặc 25 Hỗ trợ toàn diện

Câu 26: Ảnh hưởng của các mức độ KTTT đến sự phát triển của trẻ.
Mức độ Ảnh hưởng
Nhẹ Trẻ có thể thực hiện các chức năng chăm sóc bản thân phù hợp độ
tuổi. Trẻ có thể cần 1 số hỗ trợ trong một số nhiệm vụ kĩ năng sống
hàng ngày phức tạp so với độ tuổi.
Trung bình Trẻ có thể thực hiện các nhu cầu cá nhân liên quan đến ăn, mặc, vệ
sinh,... như người lớn. Tuy nhiên trẻ cần được dạy làm những việc này
và cho thêm thời gian thực hiện để có thể thực hiện các kĩ năng này
một cách độc lập. Trẻ cũng cần được gợi nhớ thường xuyên
Nặng Trẻ cần có sự hỗ trợ cho tất cả các kĩ năng sống hàng ngày như ăn,
tắm gội... Trẻ cần có sự giám sát thường xuyên
Rất nặng Trẻ phụ thuộc vào người khác trong tất cả các kĩ năng sống hàng ngày
như chăm sóc thể chất, sức khỏe, an toàn... đối với những trẻ có
khiếm khuyết về thể chất. Những trẻ không có khiếm khuyết về thể
chất vẫn có thể tham gia vào 1 số hoạt động rất đơn giản ở nhà như:
mang bát đến bàn cho mẹ...

Câu 27: Khó khăn về kĩ năng xã hội của trẻ KTTT, chiến lược dạy.
a) Các kĩ năng xã hội cần dạy cho trẻ KTTT
- Kĩ năng hợp tác: Bao gồm các kĩ năng: chia sẻ, tham gia vào các hoạt động cùng người
khác, kiên trì hoàn thành nhiệm vụ chung, tuân thủ những qui định chung và các kỹ năng
hoạt động 1 cách độc lập.
- Kĩ năng giao tiếp: Biết sử dụng phương tiện giao tiếp một cách phù hợp, chào hỏi, tự giới
thiệu, biết lắng nghe, trả lời câu hỏi, biết ngắt lời đúng lúc, đặt câu hỏi…
- Kĩ năng kết bạn: Bao gồm việc làm quen, nói lời cám ơn, đưa ra lời bình phẩm, tiếp nhận
lời khen, tiếp nhận lời bình phẩm, tham gia vào hoạt động của nhóm, bắt tay vào làm
việc với mọi người và giúp đỡ người khác…
- Kĩ năng ứng xử trong một số tình huống: Bao gồm: đưa ra lời phê phán, chấp nhận lời từ
chối, tiếp nhận sự phê phán, làm theo chỉ dẫn, ứng xử trước sự trêu trọc, phản đối lại
việc gây sức ép từ phía bạn bè và biết xin lỗi.
- Kĩ năng giải quyết khó khăn: Bao gồm: thảo luận, đưa ra những nguyên nhân xác đáng
thuyết phục, giải quyết khúc mắc tìm sự giúp đỡ và yêu cầu được ủng hộ.
b) Chiến lược dạy kĩ năng xã hội cho HS KTTT học hòa nhập
- Tạo điều kiện để HS KTTT được tham gia vào các nhóm: Việc tham gia vào các nhóm giúp
các HS KTTT có thể học được các kĩ năng xã hội vô cùng quan trọng như:
+ Kĩ năng hợp tác với các thành viên trong một nhóm.
+ Các kĩ năng giao tiếp trực tiếp trong nhóm.
+ Kĩ năng thể hiện tính cá nhân một cách tích cực: thể hiện ý kiến, khẳng định trách
nhiệm và những đóng góp cá nhân.
+ Kĩ năng ứng xử với các tình huống xảy ra trong các hoạt động của nhóm.
+ Kĩ năng ứng xử phù hợp trong nhóm: nhường nhịn lẫn nhau, đóng góp ý kiến một cách
tích cực...
- Khuyến khích HS KTTT tham gia các hoạt động xã hội
+ Các hoạt động xã hội mà HS KTTT có thể tham gia bao gồm: hoạt động văn nghệ – thể
thao, các cuộc thi dành cho HS... Các hoạt động này không chỉ diễn ra trong phạm vi
trường học mà còn diễn ra ngoài cộng đồng. Thông qua các hoạt động, HS KTTT không
những cảm thấy vui vẻ, tự tin hơn mà còn học được rất nhiều những kĩ năng xã hội
quan trọng.
Câu 28: Kĩ năng sử dụng trung gian liên tưởng để giao tiếp cho trẻ KTTT.
a) Các loại trung gian liên tưởng.
- Trung gian liên tưởng ba chiều
+ Trung gian liên tưởng là đồ vật thật: Loại đồ vật này có liên hệ chính xác với tình huống
hoặc hoạt động mà nó làm trung gian liên tưởng.
+ Trung gian liên tưởng dạng mô hình: Là đồ vật làm liên tưởng tới một hoạt động cụ thể
nhưng nó không được sử dụng cho hoạt động đó.
+ Trung gian liên tưởng dạng hình nổi: Là những đồ vật được sử dụng để tạo liên tưởng
giữa tình huống và hoạt động.
- Trung gian liên tưởng hai chiều
+ Ảnh: ảnh có thể được sử dụng như là một công cụ để giao tiếp, có thể đại diện cho tất
cả các đối tượng từ cụ thể đến tương đối trừu tượng. Có thể dùng ảnh để liên hệ với
người hay hoạt động.
+ Tranh minh họa: Tranh minh họa là hình vẽ diễn tả một số những đặc điểm của sự vật,
hiện tượng trong thực tế mà ta muốn liên tưởng tới.
+ Tranh biểu tượng: là các hình vẽ được đơn giản hoá ở mức độ cao, nó sử dụng các
đường nét để diễn tả ý nghĩa.
b) Các bước dạy kĩ năng sử dụng trung gian liên tưởng
- Tạo tiếp xúc: cho học sinh làm quen với các trung gian liên tưởng, có thể cho các em
cùng chơi với các trung gian liên tưởng là các đồ vật và dụng cụ mà các em yêu thích.
- Đưa ra các công cụ giao tiếp: đưa ra các công cụ giao tiếp trong các tình huống cụ thể.
Đó phải là những công cụ giao tiếp liên quan trực tiếp với kinh nghiệm của học sinh.
- Tạo giao tiếp: tiến hành cùng giao tiếp với học sinh. Người hướng dẫn có thể cùng làm
với em, ví dụ như cầm tay em chỉ vào vật dụng để giao tiếp…
- Bắt chước: kích thích sự bắt chước của học sinh qua tất cả các trò chơi. Những kích thích
này phải được thực hiện một cách phù hợp và nhiều đến mức có thể trong những tình
huống nhất định
- Tiến hành giao tiếp trong tình huống cụ thể: khi học sinh đã quen với một số công cụ
giao tiếp và có thể sử dụng công cụ giao tiếp hoặc có thể bắt chước khi được kích thích,
ta có thể chủ động tiến hành giao tiếp với em trong các tình huống cụ thể hơn.
- Khái quát hoá: mở rộng giao tiếp. Muốn mở rộng được giao tiếp phải hướng học sinh
giao tiếp về những gì mà học sinh đã được học và làm trước đây, xung quanh các tình
huống hàng ngày.
Câu 29: Ưu, nhược điểm của mô hình Tân Bình.
a) Ưu điểm
- Đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình
- Được sự quan tâm của Sở giáo dục và Đào tạo đã được cải tạo sân trường, sửa chữa hàng rào.
- Phối hợp tốt với các ban ngành, đoàn thể địa phương, được sự hỗ trợ tích cực của Đảng
ủy và Chi đoàn Phường 7.
- Trường có trang bị tương đối đầy đủ các điều kiện môi trường nuôi dạy trẻ khuyết tật.
b) Nhược điểm
- Cơ sở vật chất hẹp, số lượng giáo viên và nhân viên ít – chưa tuyển đủ số lượng theo
định mức biên chế do Sở Giáo dục giao cho
- Chưa thực hiện hỗ trợ giáo dục hòa nhập do chưa đủ nhận sự.
- Chương trình chuyên biệt cho học sinh khuyết tật chưa có nên trung tâm chưa biết sử
dụng chương trình nào để dạy.
- Số lượng học sinh/phòng học và giáo viên cao (150HS/20 GV): gần 20 học sinh trong 1
phòng học (ăn, ngủ, học) nên trung tâm ít có hình thức dạy cá nhân. Đồng thời khó có
thể có hình thức dạy phù hợp cho từng em.
- Trẻ đa dạng tật có 50% học sinh khó khăn ngôn ngữ.
- Một số phụ huynh ít quan tâm sự phát triển của học sinh.
- Lương đội ngũ nhân viên thấp
- Không có bất cứ hoạt động tài trợ, viện trợ.
Câu 30: Thế nào là tự kỉ? Những vấn đề khó khăn cốt lõi mà trẻ gặp phải
( đặc điểm điển hình).
a) Khái niệm
- Tự kỷ là một dạng khuyết tật phát triển phức tạp, được đặc trưng bởi ba khiếm khuyết:
về giao tiếp, về tương tác xã hội và có hành vi, sở thích, hoạt động mang tính hạn hẹp,
lặp đi lặp lại. Rối loạn phổ Tự kỷ bao gồm các rối loạn có chung đặc điểm như trên song
khác nhau về phạm vi, mức độ nặng, khởi phát và tiến triển của triệu chứng theo thời
gian.
b) Những khó khăn
- Khiếm khuyết về giao tiếp xã hội
+ Khiếm khuyết trong hành vi giao tiếp phi ngôn ngữ được sử dụng cho tương tác xã
hội,từ mức độ nhẹ đến nặng.Trẻ biểu hiện từ bất thường trong tương tác mắt,ngôn
ngữ cơ thể hoặc khó khăn trong việc hiểu và sử dụng các cử chỉ cho đến thiếu toàn bộ
biểu hiện khuôn mặt qua giao tiếp phi ngôn ngữ.
· Ví dụ: N nói ‘‘Hôm nay con đi học rất vui’’ nhưng với giọng điệu bình thường và không
có bất kì biểu hiện thích thú trên khuôn mặt.
+ Khiếm khuyết trong việc bắt đầu,duy trì hội thoại;hiểu biết về các mối quan hệ; điều
chỉnh hành vi cho phù hợp với các bối cảnh xã hội khác nhau;chơi tưởng tượng,kết
bạn; thiếu quan tâm tới các bạn đồng lứa.
· Ví dụ: Khi N muốn bạn chú ý và chơi cùng mình nhưng lại không biết cách thể hiện,N
đành chạy lại va vào bạn để bạn chú ý mình.
+ Trẻ em rối loạn phổ tự kỉ thường gặp một số bất thường về giọng nói. Hầu hết trẻ em
rối loạn phổ tự kỉ có giọng nói khác thường,giọng đều đều giống hoặc không có ngữ
điệu lên xuống.
- Các kiểu hành vi, sở thích bất thường, định hình lặp lại và rối loạn cảm giác ở trẻ em rối
loạn phổ tự kỉ.
+ Trẻ thường có các hoạt động vận động cơ, sử dụng đồ vật, hoặc lời nói rập khuôn hoặc
lặp lại (ví dụ: xếp đồ chơi thành hàng hoặc lật đồ vật, lời nói lặp lại, lạ lùng..)
+ Nhấn mạnh sự giống nhau, tuân thủ cứng nhắc lịch trình hoạt động, hoặc các mẫu nghi
thức hành vi bằng lời hoặc không lời (ví dụ: rất khó chịu với những thay đổi nhỏ, khó
khăn trong những sự chuyển tiếp, chào hỏi kiểu nghi thức, cần phải cùng một lịch trình
hoặc ăn cùng thức ăn hàng ngày).
+ Những sở thích bị giới hạn cao, cắm chốt và có tính bất thường về cường độ hoặc mức
độ tập trung (ví dụ: sự gắn bó mạnh mẽ hoặc bận tâm tới các đồ vật một cách không
bình thường).
+ Phản ứng quá mức hoặc dưới mức bình thường đến cảm giác đầu vào hoặc quan tâm
đặc biêt trong khía cạnh cảm giác của môi trường (ví dụ: thờ ơ với đau đớn/nhiệt độ,
phản ứng khó chịu với âm thanh hoặc bề mặt nào đó, đam mê với ánh sáng hoặc sự
chuyển động một cạch quá mức..)
Câu 31: Tính đa dạng của trẻ RLPTK.
- Trẻ tự kỷ có chỉ số thông minh (IQ) cao và có thể dùng lời nói được: Trẻ không có những
hành vi tiêu cực nhưng có thể thụ động hoặc có những hành vi bất thường trong bối
cảnh xã hội, có thể biết đọc rất sớm (2 - 3 tuổi), kỹ năng nhìn tốt, có xu hướng bị ám ảnh,
nhận thức tốt hơn về hành vi khi trưởng thành.
- Trẻ tự kỷ có IQ cao và không dùng lời nói được: Trẻ có sự khác biệt giữa kỹ năng nói và
kỹ năng vận động, cử động, thực hiện. Trẻ có thể quá nhậy cảm khi kích thích thính giác,
hành vi có thể ở mức độ nhẹ, kỹ năng nhìn tốt (có thể nhìn đồ vật một cách chăm chú),
có thể yên lặng hoặc tự cô lập một cách dễ dàng, có thể bướng binh, là những trẻ có thể
giao tiếp luân phiên hoặc thích giao tiếp.
- Trẻ tự kỷ có IQ thấp và dùng lời nói được: Trẻ có hành vi kém nhất trong các dạng tự kỷ
(thưởng xuyên la hét to, có thể trở nên hung hãn khi lớn hơn), trí nhớ kém, nói lặp lại
(lời nói không có nghĩa đầy đủ), hành vi tự kích thích, tập trung kém.
- Trẻ tự kỷ có IQ thấp và không dùng lời được: Trẻ thường xuyên im lặng, dùng được một
ít từ hoặc ít cử chỉ có sự quan tâm đặc biệt đến máy móc, mẫn cảm với các âm
thanh/tiếng động, kỹ năng xã hội không thích hợp, không có mõi quan hệ với người
khác.
Câu 32: Đặc điểm cảm giác, tương tác xã hội, hành vi.
a) Cảm giác
- Trẻ tự kỷ thường gặp khó khăn trong việc tiếp nhận và xử lý thông tin qua hệ thống giác
quan, đặc biệt là khi cần tới những phản hồi có tổ chức và có mục đích.
- Trẻ Tự kỷ thường có ngưỡng cảm giác bất thường.
- Với những khó khăn do vấn đề về cảm giác mang lại, trẻ Tự kỷ thường: có hành vi tự kích
thích; chỉ xử lí thông tin bằng một kênh cảm giác khiến cho thông tin nghèo nàn; có khó
khăn trong việc nhận thức về đồ vật, con người, tình huống; dễ bị căng thẳng; có hành vi
bất thường...
b) Tương tác xã hội
- Nhóm tách biệt: Trẻ Tự kỷ không đến gần khi được gọi, không phản ứng khi ai đó nói với
chúng, khuôn mặt của chúng có thể không bộc lộ điều gì trừ khi đang trải qua những
cảm xúc hết sức rõ ràng như giận dữ, căng thẳng hoặc thích thú, chúng nhìn lướt qua
gương mặt của người giao tiếp, có thể đẩy bạn ra nếu bạn chạm vào chúng, khi bạn ôm
chúng, tay chúng không vòng để ôm bạn...
- Nhóm thụ động: Trẻ thường không chủ động trong tương tác xã hội. Sự thụ động khiến
cho đứa trẻ trở thành một ‘em bé’ thực sự trong các trò chơi “bố mẹ” hoặc làm “bệnh
nhân” trong trò chơi “bác sĩ”... những trò chơi giả vờ. Trẻ thường bị thụt lùi lại phía sau
vì không có một vai phù hợp cho chúng.
- Nhóm chủ động nhưng kì quặc: Trẻ thường không để ý đến đến cảm giác và nhu cầu của
người mà chúng tương tác.
- Ví dụ: Một số lười giao tiếp mắt – mắt nhưng khi đã nhìn ai đó thì nhìn chằm chằm và
quá lâu, điều này có thể làm những người cùng giao tiếp trở nên khó chịu. Trẻ cũng có
những hành vi như ôm và bắt tay nhưng thường làm điều đó quá chặt, có thể khiến
người khác khó chịu hoặc hoảng sợ.
- Nhóm nghi thức, cứng nhắc: Họ thường có những hành vi lịch sự và nghi thức một cách
thái quá. Họ không thực sự hiểu những qui tắc trong giao tiếp xã hội và thường áp dụng
một cách máy móc trong nhiều tình huống.
c) Hành vi
- Hành vi rập khuôn, định hình:
+ Thể hiện ở sự lặp từ; định hình về các vận động cơ thể, như liên tục chạm cằm hoặc là
các hành động lặp lại như xoay bàn tay hay cổ, lắc lư người, vỗ tay, ậm ừ, xoay tròn
hoặc gõ vào vật...
+ Một số trẻ duy trì thói quen định hình và nhất định không chịu thay đổi thói quen đó
cho dù nó không còn phù hợp.
+ Trẻ Tự kỷ cũng có thể có những sở thích định hình với một số thứ và chúng cảm thấy
hài lòng với những điều đó đến mức không muốn thay đổi bất cứ điều gì.
- Hành vi tự kích thích
+ Trẻ có thể kích thích thị giác của mình bằng cách nheo mắt liên tục, có thể lắc lư
người để cảm thấy cảm giác đu đưa... Một số trẻ có thể tự kích thích cơ quan sinh
dục của mình, số khác lại thích búng tay..
+ Hành vi này thường xảy ra với những trẻ không chịu tập trung vào hoạt động học tập
trong lớp.
- Hành vi xâm kích
+ Tự xâm kích: Ở mức độ nhẹ chúng có thể gõ nhẹ vào đầu, ở mức độ cao hơn chúng có
thể cắn vào tay chân mình, dùng ghế đập vào đầu mình... hành vi này đặc biệt hay xảy
ra khi trẻ cảm thấy không hài lòng với một điều gì đó, khi cần được làm gì đó mà không
biết làm thế nào để yêu cầu.
+ Trẻ cũng có thể xâm kích người khác. Hành vi xâm kích nhiều lúc không có lí do rõ ràng,
chúng có thể ôm ghì lấy người bên cạnh, xông vào cắn hoặc cấu nhẹ một cái rồi bỏ đi...
- Hành vi chống đối: Trẻ hướng hành vi chống đối vào người khác (đánh lại, bỏ chạy...) có
trẻ hướng vào đồ vật xung quanh (đập phá đồ), có trẻ hướng hành vi đó vào chính mình
(tự đánh mình, cào cấu...)... Có trẻ thể hiện sự chống đối bằng cách im lặng, không thực
hiện nhiệm vụ hoặc thực hiện cho qua quýt...
- Hành vi tăng động hoặc ù lì
+ Những trẻ có hành vi tăng động thường đi lại, chạy nhảy liên tục, chúng không thể tập
trung để hướng vào một hoạt động nào đó đủ dài.
+ Những trẻ ù lì là những trẻ quá lười hoạt động, chúng thường ngồi hoặc nằm một chỗ,
thờ ơ với các kích thích xung quanh. Nếu bị ép chúng thường thực hiện cho xong việc
rồi lại trở lại trạng thái ù lì.
Câu 33: Phát triển kĩ năng xã hội.
a) Câu chuyện xã hội
- Đặt các em vào một câu chuyện đơn giản về một việc gì đó mà các em rất thích thú và
quan tâm ( các câu chuyện dạy kĩ năng chào hỏi, luân phiên,..)
- Các câu chuyện xã hội có thể đưa vào trong 1 cuốn sách, được xây dựng nên từ các bức
tranh hoặc có thể là sự kết hợp giữa từ ngữ và tranh ảnh.
b) Trò chơi
- Trò chơi vận động và chơi với đồ vật: nên bắt đầu bằng việc hướng trẻ Tự kỷ tham gia
vào trò chơi vận động để các em quen với việc tiếp xúc, chơi bên cạnh bạn cùng lớp.
- Trò chơi luân phiên: Những trò chơi mà 2 đến 3 em trẻ phải thay nhau và thay lượt
nhau chơi. Những trò chơi đơn giản bằng thẻ, cờ carô, nhảy ngựa và oẳn tù tì là
những ví dụ rất điển hình về loại trò chơi này.
- Trò chơi câu đố: Hãy tạo một cái phong bì với khoảng 20 thẻ câu hỏi trong phong bì
đó. Mỗi tấm thẻ nên có một câu hỏi đơn giản mà trẻ Tự kỷ và trẻ bình thường khác
có thể trả lời được (về những điểm của đối phương hay về bất cứ thứ gì xung quanh).
c) Thẻ tranh
- Ví dụ: các thẻ tranh giúp trẻ hiểu và sử dụng các qui định tại lớp học. Cũng có thể sử
dụng những thẻ tranh đơn giản để dạy trẻ thể hiện cảm xúc của mình trong những
tình huống cụ thể cũng như nhận ra cảm xúc của người khác.
Câu 34: Giao tiếp bằng hình ảnh của trẻ tự kỉ.
- Trước tiên, trẻ rối loạn phổ tự kỉ có thể không hiểu những ám chỉ từ người khác trong
tương tác với họ thường ngày. Chúng không thể nắm bắt được người khác trông đợi gì ở
mình, như việc làm thế nào để bắt đầu một cuộc trò chuyện, phản ứng ra sao khi người
khác tiếp cận và bắt chuyện với mình, hoặc làm sao để thay đổi hành vi theo đúng
những qui ước xã hội bất thành văn. Hỗ trợ trực quan có thể giúp dạy chúng các kĩ năng
xã hội và giúp chúng biết tự áp dụng các kỹ năng đó trong các tình huống xã hội.
- Thứ hai, trẻ mắc chứng rối loạn phổ tự kỉ thường cảm thấy khó khăn trong việc hiểu và
thực hiện theo những chỉ dẫn. Có thể chúng không thể bày tỏ được những điều chúng
muốn hay cần. Hỗ trợ trực quan sẽ giúp phụ huynh nói cho con biết mong đợi của họ.
Nó giúp giảm căng thẳng và những hành vi có vấn đề do khó khăn trong giao tiếp gây ra.
Hình ảnh trực quan tạo điều kiện cho những cách giao tiếp thích hợp và tích cực.
- Sau cùng, một số trẻ rối loạn phổ tự kỉ tỏ ra lo âu hoặc phản ứng kì lạ khi những thói
quen hàng ngày của chúng bị thay đổi hoặc khi chúng lâm vào những tình huống không
quen thuộc. Hình ảnh trực quan có thể giúp chúng hiểu có thể trồng chờ điều gì và điều
gì tiếp theo sẽ xảy ra, giảm được sự lo âu của chúng.  Trực quan cũng giúp chúng chú
tâm vào những chi tiết quan trọng để có thể đối phó với những thay đổi.
a) Những thuận lợi.
- Các thẻ tranh thường có tính hình tượng - hình thức của nó thể hiện những nội dung mà
chúng tượng trưng trong khi một từ được nói hoặc được viết hình thức của nó không
thể hiện được những nội dung mà nó tượng trưng. Vd: thẻ tranh người uống nước.
- Các thẻ tranh mang tính vĩnh viễn – chúng không bị mất đi.
- Các thẻ tranh có thể dễ dàng mang đi và vận chuyển được bởi vì chúng được hiểu một
cách phổ biến.
b) Những khó khăn
- Cần có thiết bị trợ giúp, phải có sẵn hình ảnh cần trao đổi.
- Không có sẵn cộng đồng sử dụng ảnh như phương tiện giao tiếp, khả năng tạo lập một
cộng đồng như vậy rất hạn chế.
- Không phải khi nào trẻ có thể đưa ra hồi đáp khi có các yếu tố động lực và kích thích
mạnh mẽ trong môi trường tự nhiên.
- Việc chỉ vào ảnh đòi hỏi phải có người nghe ngồi gần bên.
- Các hệ thống ảnh tạo nên các hành vi ngôn ngữ trên sự lựa chọn yếu tố kích thích và có
thể khó lĩnh hội.
- Hình thức hồi đáp bao gồm hành vi ngôn ngữ phức tạp có chứa các yếu tố phân biệt có
điều kiện (hai yếu tố kích thích để hồi đáp) và hồi đáp (nhìn/chỉ) nhiều thành phần.
- Biểu tượng và hình tượng ngày càng trở nên rút gọn khi mà mức độ phức tạp của từ ngữ
tăng lên.
- Đòi hỏi thực hiện nhiều trắc nghiệm để dạy các khái niệm rút gọn
- Thường không dẫn đến việc cải thiện ngôn ngữ nói.
Câu 35: Thế nào là khuyết tật ngôn ngữ? Các dạng khuyết tật?
a) Khái niệm
- HS KTNN là những HS có khó khăn đáng kể về nói hoặc về đọc và viết, làm ảnh hưởng
tiêu cực đến quá trình giao tiếp và học tập.
b) Các dạng
- Khó khăn về nói:
+ Nói ngọng : phát âm sai so với âm chuẩn. Căn cứ vào cấu trúc âm tiết tiếng Việt, có các
kiểu nói ngọng : nói ngọng phụ âm đầu; nói ngọng âm đệm; nói ngọng âm chính; nói
ngọng âm cuối; nói ngọng thanh điệu.
+ Nói lắp : lặp đi lặp lại về âm, từ hoặc ngữ hoặc một cấu trúc câu, hoặc có những quãng
cách, những chỗ ngắt, nghỉ, giật không bình thường trong chuỗi lời nói, gây nên sự
chậm trễ trong diễn đạt của người nói và sự phản cảm hoặc hài hước đối với người
nghe.
+ Nói khó : phát âm rất khó khăn, nước dãi chảy nhiều và có hiện tượng co cứng ở cơ
quan phát âm (môi, hàm, lưỡi,…).
+ Không nói được : Những em mắc tật này tuy hầu như không phát hiện thấy những bất
thường ở bộ máy phát âm, vẫn nghe được người khác nói nhưng lại không nói được.
Những biểu hiện thường thấy : không hiểu hay hiểu rất ít khi nghe người khác nói;
không biết nói hay nói được rất ít so với trẻ cùng độ tuổi.
+ Mất ngôn ngữ : Trẻ mất hoàn toàn hay một phần khả năng nói, mặc dù trước đó từng
nói được. Những biểu hiện thường thấy: không hiểu hoặc hiểu rất kém lời nói của
những người xung quanh, dù trước đây vẫn hiểu bình thường; không nói được hoặc
nói rất kém, dù trước đây từng nói được.
- Khó khăn về đọc và viết:
+ Các trẻ khó khăn về đọc có thể ở mức độ từ đọc chậm đến mù đọc, kèm theo đó là hạn
chế về viết (nghe viết và viết bài làm văn).
+ Khó khăn và nhầm lẫn trong việc phân tích các âm và vần ; đọc chậm và sai đáng kể so
với bạn cùng học. Kèm theo khó đọc là khó viết, trẻ hay nhầm lẫn các chữ cái đối xứng
nhau (ví dụ : b và d) và nhầm lẫn trật tự các chữ cái trong một từ.
Câu 36: Đặc điểm về lời nói của trẻ rối loạn âm lời nói.
Rối loạn âm lời nói là một dạng rối loạn giao tiếp mà trẻ khó khăn khi nói ra các âm, từ, câu
một cách chính xác. 
Những đặc điểm về lời nói:
- Khó tạo âm.
- Các vấn đề về cấu âm.
+ Bỏ các phụ âm. Vd: bỏ sót một âm vị đầu hay cuối như "a" thay vì "ba", "uốn" thay vì
"uống".
+ Thay thế các âm. Vd: thay thế âm vị này bằng âm vị khác như "rồi" biến thành "gồi".
+ Thay thế các âm khác nhau cho 1 âm
- Nói lắp
- Thêm những âm thanh phụ hoặc từ phụ
- Kéo dài từ
- Tạo ra những cử động bất thường khi nói
- Lời nói ngập ngừng
- Những âm thanh méo mó khi nói
- Khàn tiếng (giọng nghe như bực tức hoặc nghiêm trọng)
- Phát âm sai: "Đi ang" thay vì "đi ăn", "sắt vở" thay vì "sách vở".
Câu 37: Phân biệt giữa trẻ chậm nói với trẻ rối loạn ngôn ngữ.
Khuyết tật ngôn ngữ Chậm nói
Bao gồm Khó khăn về nói và khó khăn về đọc Chỉ khó khăn về nói
viết
Nguyên nhân - Chức năng hoạt động của cơ quan - Hở hàm ếch, Thắng lưỡi (phanh
phát âm. lưỡi) hay các vấn đề liên quan
- Hoạt động xử lí thông tin bất đến não bộ hay do vấn đề thính
thường của não bộ/ cơ quan phụ giác.
trách về ngôn ngữ - Một số nguyên nhân khác như trẻ
thiếu sự quan tâm, không được
nói chuyện ngay từ thủa nhỏ
Dấu hiệu - Không bập bẹ. - Không đáp ứng với tiếng động.
- Chậm các giai đoạn phát triển ngôn - Không bi bô, không phát ra các
ngữ. phụ âm (ví dụ: p hoặc b).
- Ngọng, nói không rõ. - Không biết chỉ vào thứ mình
- Không chịu nói, giao tiếp bằng muốn.
ngôn ngữ lời nói kém. - Lời nói của trẻ phát ra rất không
- Khó khăn trong việc diễn đạt thành rõ ràng
câu. - Thường xuyên lắp bắp, rất khó
- Nói lắp, lặp lại, nhại lại các từ, câu phát ra âm thanh hay từ ngữ
Vốn từ quá nghèo nàn, rất ít - Không tương tác với trẻ khác
- Vốn từ tăng chậm, không thể nói
câu hoàn chỉnh
Đặc điểm - Học đọc và đánh vần hết sức khó - Không thể tự nói ra mà chỉ đi nhại
khăn. lại lời nói của người khác
- Tốc độ đọc thành tiếng ở dưới mức - Không biết bắt chước điệu bộ hay
trung bình một cách đáng kể. cử chỉ của người khác
- Mắc nhiều lỗi khi đọc. - Không thể nối hai từ với nhau
- Khả năng hiểu bài đọc rất hạn chế - Ít khi chủ động nói chuyện, trừ
do tốc độ đọc chậm, trẻ thường khi có các trường hợp khẩn cấp
quên mất nội dung câu, đoạn vừa - Trẻ không nghe hiểu xung quanh
đọc trước đó. nên cũng có thể ảnh hưởng đến
- Mắc nhiều lỗi chính tả liên quan nhận thức, hành vi
đến trật tự các chữ cái trong một - Kém nhạy cảm với âm thanh, mùi
từ. vị
- Không thích đọc sách
Câu 38: Sự phát triển ngôn ngữ lời nói và giao tiếp của trẻ KTNN có vấn đề
gì?
- Trẻ có biểu hiện sai lệch các yếu tố ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp so với ngôn ngữ chuẩn
khi sử dụng trong cuộc sống hàng ngày.
- Vốn từ của trẻ thường nghèo nàn, cấu trúc ngữ pháp thường sai lệch.
- Ngôn ngữ nói phát triển chậm hơn bình thường, thường bắt đầu bằng việc nhại lại người
khác nói.
- Trẻ thường không có hoặc hạn hẹp về nhu cầu giao tiếp với người khác.
Câu 39: Một số cách can thiệp trẻ không có ngôn ngữ.
a) Luyện cấu âm cơ bản
- Luyện thở
+ Yêu cầu của luyện thở là trẻ hít vào thật sâu và thở ra từ từ, hình thành thói quen vừa
thở vừa nói.
+ Các trò chơi luyện thở rất đa dạng, ví dụ : trò chơi với nến, với bóng bóng bay, thổi
bong bóng xà phòng, thổi lông gà,...
- Luyện giọng
+ Những sai lệch về giọng thường gặp ở HS là : không có giọng (câm) ; giọng quá cao
hoặc quá trầm ; phát âm quá mạnh (nói oang oang) hoặc quá yếu (hụt hơi).
 Với những em có giọng quá cao thì có thể sửa bằng cách luyện giọng với các nguyên
âm trầm, có thể kết hợp thanh huyền và ngược lại (thanh sắc)
+ Cần chú ý loại bỏ những thói quen xấu khi phát âm : nheo mắt, nhăn mặt, khịt mũi,...
+ Việc luyện giọng cần được mở rộng dần : lúc đầu luyện với các nguyên âm, sau đó
luyện trong âm tiết mở, luyện trong từ, rồi đến câu và cuối cùng là luyện trong chuỗi
lời nói.
+ Thời gian luyện giọng phù hợp (7 phút)
- Thể dục cấu âm
+ Thể dục môi : chu – chành – mím.
+ Thể dục hàm : đưa hàm sang phải – sang trái ; há miệng – ngậm miệng.
+ Thể dục lưỡi : đưa lưỡi lên (phía môi) trên – xuống dưới – sang phải – sang trái – ra
trước – lùi (co) lại sau ; nâng cao – hạ thấp đầu, mặt, gốc lưỡi.
+ Các động tác kết hợp : khép môi thổi hơi cho căng má, há miệng kêu a – a – a..., thổi
kèn (thật), bắt chước một số tiếng con vật kêu,..
b) Hướng dẫn phát âm âm vị
- Làm xuất hiện từ khoá mà trẻ phát âm sai (ví dụ : dùng tranh hỏi trẻ xem tranh vẽ gì).
- Phát âm mẫu từ đó để trẻ bắt chước và phát âm theo (nếu trẻ làm đúng thì chuyển sang
bước 5).
- Luyện phát âm âm vị mà trẻ phát âm sai
- Phát âm đúng âm vị đó trong từ khoá ba lần.
- Luyện tập mở rộng, cho trẻ tìm và phát âm nhiều tiếng/từ có âm vị đó.
c) Sử dụng âm tiết trung gian
- Phương pháp âm tiết trung gian được sử dụng để sửa các lỗi phát âm âm đệm, các
nguyên âm đôi (iê, ươ, uô), một số âm cuối (–i, –u, –m, –n, –ng) và các thanh gãy (hỏi,
ngã).
- Trong phương pháp này, người ta sử dụng một âm tiết trung gian mà HS phát âm đúng
kết hợp với âm tiết gốc để tạo nên hiệu quả phát âm đúng thành phần âm tiết vốn các
em phát âm sai.
- Ví dụ : Với tiếng chuối mà HS phát âm thành chúi, trong khi với tiếng ối trẻ vẫn phát âm
được, ta có thể yêu cầu HS phát âm hai âm tiết chú và ối liền nhau, nhanh dần và tiến
đến không ngắt hơi giữa hai âm tiết. Trong trường hợp này, chú là âm tiết gốc, ối là âm
tiết trung gian.
d) Hạn chế và khắc phục tật nói lắp
- Biện pháp hạn chế những bất lợi tâm lí.
+ Nói chậm khi giao tiếp với trẻ.
+ Giảm bớt sự cạnh tranh về cơ hội trình bày ở trong lớp. Tạo cơ hội để mọi HS đều có
dịp luân phiên trình bày ý kiến.
+ Giảm áp lực trong trình bày, trả lời câu hỏi.
+ Chỉ ra và đánh giá tích cực những mặt mạnh và sự đóng góp của HS nói lắp
+ Diễn đạt lại những gì HS vừa nói để giúp trẻ có thông tin ngược và có mẫu về cách diễn
đạt ý kiến, suy nghĩ.
+ Không khiển trách hay ám chỉ tật nói lắp của HS. Hãy nghĩ và để cho các em nghĩ mình
bình thường.
- Biện pháp khắc phục
+ Luyện tập điều chỉnh tốc độ nói.
+ Luyện tập nói theo hành động.
e) Sử dụng lời nói tự nhiên
- Hiểu và nói tự nhiên: HS và người hướng dẫn nói chuyện tự nhiên về một chủ đề mà trẻ
hiểu và quan tâm.
- Viết và đọc: Người hướng dẫn chợt “tóm“ lấy một câu HS nói, yêu cầu em này nhắc lại
câu đó, sau đó người hướng dẫn viết câu này lên bảng và học sinh viết lại.
- Phân tích:
- Yêu cầu HS chỉ đúng tiếng bất kì trong câu vừa viết theo yêu cầu của người hướng dẫn.
- Chọn tiếng có âm, vần hoặc thanh điệu định dạy cho HS ; hướng dẫn trẻ phân tích từng
thành phần trong âm tiết đó và đánh vần
- Tổng hợp mới:
- Người hướng dẫn tự viết một đoạn văn ngắn, hoặc sử dụng sách báo có sẵn để yêu cầu
trẻ tìm và đọc đúng tiếng vừa học.
- Yêu cầu trẻ tìm đúng từ có chứa âm, vần hoặc thanh điệu đã học ở đoạn văn đó ; hoặc
viết một loạt các từ chứa âm, vần hoặc thanh điệu định dạy cho trẻ để trẻ đọc.
Câu 40: Một số chiến lược phát triển.
- Hiểu nhu cầu của trẻ và cố gắng lắng nghe trẻ
+ GV cần biết rõ mức độ thoải mái của trẻ với câu hỏi, ngôn ngữ đầu vào và không gian
hoạt động của trẻ.
+ Giúp trẻ cảm thấy an tâm và hiểu rằng: bất cứ cố gắng nào để trẻ nói đều được khuyến
khích và đánh giá cao.
- Chỉ dẫn và nói với trẻ về những điều trẻ đang làm
+ Chơi cạnh trẻ, đưa ra chỉ dẫn/bình luận đơn giản về trò chơi một cách đơn giản, phù
hợp với khả năng hiểu của trẻ.
+ Khuyến khích trẻ miêu tả sự kiện một cách có trình tự, đưa ra các câu gợi ý…
- Tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi hỗ trợ
+ Khuyến khích trẻ chơi các trò chơi đòi hỏi sự luân phiên để hỗ trợ cho trẻ học ngôn
ngữ và các kĩ năng giao tiếp.
+ Giúp trẻ chơi các trò chơi tưởng tượng cùng với trẻ khác để tạo cơ hội cho trẻ phát
triển ngôn ngữ và khả năng tưởng tượng.
- Hỗ trợ và khuyến khích ngôn ngữ tiếp nhận
+ Để giúp trẻ hiểu ngôn ngữ, cần tập trung giúp trẻ chú ý trước khi hướng dẫn, hiểu lời
nói và các từ khái quát.
+ Để giúp trẻ hiểu lời nói, trước khi trò chuyên, GV nên giới thiệu thông tin mới, nói cho
trẻ biết cần nghe cái gì, chia truyện thành các đoạn nhỏ, nói ý chính và yêu cầu trẻ
nhắc lại ý chính.
+ Để giúp trẻ hiểu từ khái quát, nên dạy từ trong các ngữ cảnh phù hợp, nhấn mạnh từ
khái quát. Khi trẻ biết được từ, tạo cơ hội cho trẻ thực hành sử dụng từ.
- Hỗ trợ và khuyến khích ngôn ngữ biểu đạt
+ Để giúp trẻ kể lại sự kiện, thong tin hoặc câu chuyện: Người lớn đưa ra câu hỏi theo
thứ tự sự kiện xảy ra, giúp trẻ nhận ra nội dung chính cần kể lại, yêu cầu trẻ dừng lại
khi không đúng hoặc không lien quan đến chủ đề.
+ Tạo cơ hội để trẻ nói bằng những gợi ý sau:
 Nói với trẻ khi chúng đang làm gì đó.
 Khuyến khích trẻ chia sẻ, nói về những đồ vật đặc biệt với bạn.
 Khuyến khích trẻ nói về những cảm nhận của chúng.
 Cho trẻ tham gia nhiều hoạt động trong lớp nhằm khuyến khích trẻ nói.
Câu 41: Khuyết tật học tập là gì? Các dạng khuyết tật?
a) Khái niệm
- Định nghĩa có tính chất y tế của DSM-5: khuyết tật học tập là một dạng rối loạn phát
triển thần kinh có căn nguyên sinh học vốn là cơ sở của các bất thường ở cấp độ nhận
thức được thể hiện bởi các dấu hiệu hành vi rối loạn. Sự bất thường này ảnh hưởng đến
khả năng cảm nhận hay xử lí một cách hiệu quả và chính xác thông tin bằng lời nói hoặc
thông tin phi lời nói của não bộ, biểu hiện ở những khó khăn trong việc đọc, viết, tính
toán.
b) Các dạng
- Khó khăn về đọc: không thể đọc trôi chảy, khó khăn trong xử lí đồng thời nhiều thông
tin, hay phán đoán những chỗ không đọc được.
- Khó khăn về viết: viết chậm, viết sai, viết văn kém; khó khăn trong trí nhớ công việc,
nhận thức không gian, phối hợp mắt và chuyển động tay; khó khăn trong nhận thức cấu
trúc âm vị của hình ảnh từ ngữ.
- Khó khăn về tính toán: nhận thức khái niệm số, phép tính và suy luận kém; trí nhớ công
việc hạn chế, nhận thức thị giác – không gian kém.
Câu 42: Phân biệt KTHT với KTTT và RLPTK.
a) Giống nhau
- Đều là khuyết tật phát triển, tồn tại suốt đời.
- Do rối loạn, khiếm khuyết nào đó trong chức năng hoạt động của não bộ.
- Nhiều trường hợp 1 cá thể mang phức hợp các dạng khuyết tật phát triển.
b) Khác nhau
KTHT (LD) KTTT (ID) RLPTK (ASD) AD/HD
- Phần lớn học sinh khuyết - Chỉ số trí tuệ dưới Chú trọng tới Chú trọng tới
tật học tập có chỉ số thông mức trung bình (<=70 những rối loạn những khiếm
minh từ mức độ ranh giới đến 75 điểm). trên các phương khuyết về
trở lên. - Khiếm khuyết ít nhất diện: Ngôn ngữ, hành vi tăng
- Chú trọng tới những rối 2 trong số 10 lĩnh vực Giao tiếp, Hành động tính,
loạn xử lí thông tin với biểu kĩ năng hành vi thích vi xã hội. xung động
hiện thành các khó khăn ứng về nhận thức, xã tính, mất chú
đặc thù trong việc học tập, hội, thực hành. ý, tập trung.
lĩnh hội, vận dụng các kĩ - Xuất hiện trước 18
năng học đường. tuổi.
- Những kĩ năng giao tiếp, kĩ - Các năng lực học tập
năng xã hội phát triển đạt đều đạt điểm số thấp
mức thông thường.
- Không gặp các vấn đề về
hành vi thích ứng.

Câu 42: Biện pháp hỗ trợ trẻ có khó khăn về đọc, viết, tính toán.
a) Nhóm biện pháp thiết lập điều kiện hợp lí
- Sắp xếp vị trí ngồi, vị trí đồ đạc.
- Điều chỉnh hình thức hoạt động để duy trì chú ý và ghi nhớ.
- Điều chỉnh hướng dẫn
+ Thu hút sự chú ý lắng nghe của học sinh
+ Hướng dẫn đơn giản, ngắn gọn, có trọng tâm.
- Điều chỉnh cách trách phạt, khen thưởng, động viên.
b) Nhóm biện pháp tác động trực tiếp
- Khó khăn về đọc
+ In ấn bài đọc để đọc dễ hơn.
+ Đánh dấu để học sinh dễ nhận biết đang đọc đến đâu.
+ Dùng thẻ tranh để dễ ghi nhớ từ.
+ Dùng kí hiệu màu sắc, hình vẽ để biết ngắt nghỉ
+ Nhắc nhở liên tục.
- Khó khăn về viết
+ Đánh dấu để chép bài trên bảng.
+ Luyện viết với loại giấy, vở riêng.
+ Gợi ý để viết văn.
+ Sử dụng máy tính.
- Khó khăn về tính toán
+ Đồ dùng trực quan kết hợp với lời giải thích
+ Sử dụng loại giấy vở riêng.
+ Hỗ trợ thị giác để không quên thao tác, các bước tính.
+ Ứng dụng các cảm giác trong học toán (kém trí tưởng tượng không gian thường dễ gặp
phải khó khăn khi học về các hình hình học).
+ Điều chỉnh yêu cầu trong giải toán có lời văn

You might also like