You are on page 1of 28

CHĂM SÓC MẮT

VÀ PHÒNG CHỐNG MÙ LÒA


(Tài liệu dùng cho giáo viên Tiểu học)
Năm 2020
CHĂM SÓC MẮT
VÀ PHÒNG CHỐNG MÙ LÒA
(Tài liệu dùng cho giáo viên Tiểu học)

(Tài liệu dùng cho Giáo viên Tiểu học) 1


Lời nói đầu
Việt Nam hiện có gần 3 triệu trẻ em mắc các tật khúc xạ (cận thị, viễn thị, loạn thị...)
cần được chỉnh kính, trong đó chủ yếu là cận thị (vì theo các nghiên cứu ở Việt Nam
và trên thế giới, tỷ lệ cận thị lên đến hơn 90% trong số bị tật khúc xạ). Bên cạnh các
bệnh liên quan đến tật khúc xạ, các bệnh dịch về mắt và các chấn thương mắt hay
gặp ở học sinh, đặc biệt là học sinh tiểu học cũng vẫn là những vấn đề cấp bách
cần quan tâm giải quyết. Nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc giáo dục, nâng cao nhận
thức cho học sinh phổ thông nói chung, học sinh tiểu học nói riêng, tầm quan trọng
và các kĩ năng phòng ngừa các bệnh về mắt và các chấn thương mắt, Bộ Giáo dục
và Đào tạo (GDĐT) phối hợp với Quỹ Fred Hollows (FHF) triển khai Dự án “Mắt sáng
học hay”. Tài liệu “Chăm sóc mắt và phòng chống mù lòa” gồm 02 cuốn dành cho
học sinh và giáo viên tiểu học nằm trong khuôn khổ các hoạt động của Dự án này.

Tài liệu “Chăm sóc mắt và phòng chống mù lòa” dành cho giáo viên tiểu học được
biên soạn nhằm giúp giáo viên tổ chức tốt các hoạt động học tập của học sinh, thực
hiện được mục tiêu, nội dung, yêu cầu của Tài liệu “Chăm sóc mắt và phòng chống
mù lòa” dành cho học sinh tiểu học. Tài liệu là một công cụ cơ bản để giáo viên thiết
kế kế hoạch bài học theo hướng dạy học tích cực, phù hợp đặc điểm đối tượng học
sinh và đặc điểm địa phương. Tài liệu là một phương án gợi ý việc giải quyết một số
vấn đề cơ bản về mắt, trên cơ sở đó, giáo viên có thể chủ động điều chỉnh cấu trúc,
bổ sung các nội dung, thiết kế các hoạt động dạy - học sao cho phù hợp, hiệu quả.
Mặt khác, trên cơ sở những thông tin của Tài liệu, giáo viên, cùng với nhà trường, phụ
huynh có những giải pháp cụ thể nhằm phòng ngừa những bệnh/chấn thương về
mắt cho học sinh (điều kiện ánh sáng phòng học, chế độ dinh dưỡng, tư thế ngồi đọc,
việc sử dụng các phương tiện điện tử, ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, vui chơi…).

Nhân dịp ra mắt Tài liệu “Chăm sóc mắt và phòng chống mù lòa” dành cho giáo
viên tiểu học, Bộ GDĐT xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ quý báu từ Bộ Ngoại giao
và Thương mại Úc và sự phối hợp chặt chẽ của Quỹ Fred Hollows (FHF) trong việc
triển khai dự án “Mắt sáng học hay”.

Bộ Giáo dục và Đào tạo trân trọng đón nhận các ý kiến đóng góp của bạn đọc để Tài
liệu ngày càng hoàn thiện. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về địa chỉ: Bộ Giáo dục và
Đào tạo (Vụ Giáo dục Tiểu học) 35 - Đại Cồ Việt - Hai Bà Trưng - Hà Nội).

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

2 CHĂM SÓC MẮT VÀ PHÒNG CHỐNG MÙ LÒA


MỤC LỤC

I. Hướng dẫn chung 4

II. Hướng dẫn cụ thể 11

Bài 1: Đôi mắt và cách chăm sóc 11

Bài 2: Cần làm gì để phòng tránh 15


cận thị học đường?

Bài 3: Phòng tránh bệnh đau mắt đỏ 18

Bài 4: Cần làm gì để phòng tránh


chấn thương mắt? 22

(Tài liệu dùng cho Giáo viên Tiểu học) 3


I. HƯỚNG DẪN CHUNG

1. Giới thiệu cấu trúc, nội dung bài học và các phương pháp, hình thức
tổ chức dạy học.
a) Cấu trúc một bài học: trong tài liệu "Chăm sóc mắt và phòng chống
mù lòa" dành cho học sinh tiểu học gồm có ba phần: Tên bài học, Mục
tiêu bài học và Các hoạt động
- Tên bài học: được viết hấp dẫn, tạo hứng thú học tập cho học sinh, có
thể ví như tiếng chuông gọi học sinh vào lớp học. Ví dụ: Bài. Cần làm gì
để phòng tránh chấn thương mắt?
- Mục tiêu bài học: được viết rõ ràng, cụ thể, thể hiện rõ yêu cầu về những
kiến thức, kĩ năng mà học sinh cần đạt được sau khi học một bài cụ thể với
ngôn từ phù hợp với học sinh. Mục tiêu giúp các em định hướng nhiệm vụ
học tập của mình trước khi đi vào các hoạt động học tập cụ thể.
- Các hoạt động học tập: được thiết kế đa dạng nhằm tạo cơ hội và
khuyến khích học sinh học độc lập và hợp tác để đạt các mục tiêu
của bài. Trong tài liệu "Chăm sóc mắt và phòng chống mù lòa" dành
cho học sinh tiểu học thường có các hoạt động như: trải nghiệm, quan
sát đối tượng học tập (tranh ảnh, mô hình, vật thật, môi trường xung
quanh,...), đọc thông tin,.... để khám phá kiến thức, hình thành kĩ năng
mới của bài học; các hoạt động như: trò chơi, đóng vai, phân tích tình
huống, thực hành, liên hệ thực tế và thực hiện các hoạt động đòi hỏi so
sánh, phân tích, tổng hợp,... để biến kiến thức, kĩ năng được học thành
kiến thức, kĩ năng của chính học sinh; một số hoạt động nhằm giúp học
sinh mở rộng và áp dụng những kiến thức, kĩ năng đã học vào các tình
huống cụ thể ở nhà, trong cộng đồng. Cụ thể trong tài liệu "Chăm sóc
mắt và phòng chống mù lòa" dành cho học sinh tiểu học chú trọng tới
việc yêu cầu học sinh thực hiện hoạt động thực tế, hoặc yêu cầu học
sinh làm ra một sản phẩm cụ thể như vẽ tranh, xây dựng bản cam kết,
làm bộ sưu tầm tranh ảnh, câu đố,...

b) Về hình thức tổ chức các hoạt động học tâp .


- Nhà trường và giáo viên chủ động trong việc lựa chọn hình thức tổ chức
dạy học đối với các nội dung Chăm sóc mắt và phòng chống mù lòa.
Tùy điều kiện cụ thể của nhà trường, một số nội dung của Tài liệu có thể
được tổ chức dạy thành một bài học với phương pháp, hình thức tổ
chức như thực hiện với các bài học của môn Tự nhiên và Xã hội, môn

4 CHĂM SÓC MẮT VÀ PHÒNG CHỐNG MÙ LÒA


Khoa học. Bên cạnh đó, nội dung của Tài liệu cũng có thể được xây
dựng thành các chủ đề riêng, thực hiện thông qua các sinh hoạt tập thể,
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Một điều cần lưu ý khi sử dụng Tài liệu để tổ chức dạy học là sự phù hợp
với đặc điểm nhận thức, đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi. Tài liệu được viết
chung cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 5, tùy vào đối tượng có thể phân
chia các hoạt động, tổ chức cho học sinh để đạt được mục tiêu bài
học. Với học sinh các lớp 1, 2 cần giảm nhẹ yêu cầu hoạt động cho
phù hợp, mặt khác tích cực tổ chức các hoạt động nhóm để tạo điều
kiện cho học sinh chia sẻ thông tin, hỗ trợ lẫn nhau. Với học sinh các lớp
4, 5, cần chú trọng những hoạt động mang tính thực hành, vận dụng.
Tuy với mỗi đối tượng học sinh (lớp 1, 2 và lớp 3, 4, 5) cần có cách thức
tổ chức hoạt động khác nhau, nhưng điểm chung cơ bản vẫn là tăng
cường các hoạt động trải nghiệm và tổ chức dạy học tích cực. Không
nhất thiết một bài học học sinh được học 5 lần ở cả 5 lớp cấp tiểu học,
mà mỗi bài học nhà trường tổ chức dạy học tối đa 2 lần trên một đối
tượng học sinh theo 2 giai đoạn (giai đoạn lớp 1, 2; giai đoạn lớp 3, 4, 5),
mỗi giai đoạn học sinh được học ở một lớp phù hợp với kế hoạch giáo
dục của nhà trường và tình hình thực tế về sức khỏe mắt của học sinh.
- Học sinh chủ động thực hiện các hoạt động học tập với sự giám sát và
hỗ trợ của giáo viên ở trên lớp. Ngoài ra, tài liệu "Chăm sóc mắt và
phòng chống mù lòa" dành cho học sinh tiểu học cũng chú trọng đến
các hoạt động học tập được thực hiện ở nhà của học sinh, tạo điều
kiện thuận lợi cho cha mẹ học sinh và cộng đồng tham gia vào quá
trình học tập của các em thông qua việc giúp đỡ, hướng dẫn học sinh
học tập, bổ sung các kiến thức, kĩ năng cần thiết đáp ứng yêu cầu học
tập của học sinh.

c) Về phương pháp dạy học: Phương pháp dạy học phát huy tính sáng
tạo của học sinh và phù hợp với điều kiện của nhà trường. Vì vậy, mỗi
bài trong tài liệu "Chăm sóc mắt và phòng chống mù lòa" dành cho học
sinh tiểu học bao gồm một chuỗi các hoạt động học tập. Mỗi hoạt
động được thiết kế chú ý đến quy trình để đưa ra các chỉ dẫn từng
bước nhằm giúp học sinh tự học, dần đi tới kết quả của bài học là hình
thành kiến thức, kĩ năng mới, củng cố những kiến thức, kĩ năng đã có
phù hợp với đặc điểm và trình độ của từng đối tượng. Ngoài ra, Tài liệu
"Chăm sóc mắt và phòng chống mù lòa" dành cho học sinh tiểu học thể
hiện tính tương tác cao (không chỉ tương tác với giáo viên, học sinh mà
còn cả phụ huynh học sinh và cộng đồng) và có “tính mở” đáp ứng
được sự phân hóa đối tượng học sinh, tạo nhiều cơ hội hơn cho học sinh
được sáng tạo, phát triển tư duy cũng như vận dụng những kiến thức, kĩ
năng học ở trường vào cuộc sống thực của học sinh.

(Tài liệu dùng cho Giáo viên Tiểu học) 5


Tài liệu "Chăm sóc mắt và phòng chống mù lòa" dành cho học sinh tiểu
học có sự tích hợp nội dung và quá trình dạy học (bao gồm cả phương
pháp và hình thức tổ chức dạy học), tạo thuận lợi cho giáo viên trong quá
trình tổ chức hoạt động dạy học trên lớp, tạo cơ hội cho học sinh học tập
chủ động, tích cực và sáng tạo, đồng thời hỗ trợ học sinh học tốt các môn
học khác và hướng tới phát triển các phẩm chất, năng lực của học sinh.

2. Một số kiến thức cơ bản về cấu tạo của mắt và các bệnh, tật
thường gặp
Các nội dung này được giới thiệu một cách ngắn gọn, dễ hiểu để giúp cho
giáo viên có những kiến thức cơ bản về những vấn đề này, qua đó, sử dụng
hiệu quả tài liệu trong quá trình dạy học.

a) Cấu tạo của mắt và chức năng của mắt


- Câu tạo bên ngoài

Đồng tử (con ngươi) Mi mắt trên

Giác mạc Lông mi

Củng mạc (lòng trắng) Mi mắt dưới

6 CHĂM SÓC MẮT VÀ PHÒNG CHỐNG MÙ LÒA


+ Mắt còn được gọi là cơ quan thị giác, một trong 5 giác quan quan
trọng của con người. Mắt có khâ năng nhìn và phân biệt mọi vật xung
quanh về hình dáng, kích thước, khoâng cách và màu sắc.
+ Mắt nằm trong hốc mắt. Cấu tạo gồm các bộ phận: màng màu trắng
gọi là củng mạc (lòng trắng), màng trong suốt gọi là giác mạc nhưng
khi nhìn lại có màu đen, màu nâu hoặc màu xanh là do màu của
mống mắt nằm ở phía trong, ở giữa có lỗ nhỏ màu đen gọi là đồng tử
(con ngươi),…
+ Nhãn cầu nằm trong hốc mắt của xương sọ, phía ngoài được bâo vệ
bởi các mi mắt. Tuyến lệ luôn tiết nước mắt khiến giác mạc không bị
khô. Các cơ vận nhãn giúp nhãn cầu chuyển động.
+ Nhãn cầu có các môi trường trong suốt còn được gọi là hệ thống
quang học bao gồm: giác mạc, thủy dịch, thể thủy tinh, dịch kính. Thể
thủy tinh bân chất như một thấu kính hội tụ, khi hoạt động có thể thay
đổi được công suất khúc xạ. Từ đó, ta có thể nhìn rõ mọi vật ở xa cũng
như tiến gần. Vật càng gần mắt thể thủy tinh càng phồng để nhìn rõ
và ngược lại.

- Chức năng chính của mắt


Mắt có một số chức năng chính như sau:

+ Nhìn: Mắt tiếp nhận ánh sáng và chuyển đổi nó thành các xung điện
gửi đến não, não bộ xử lý các tín hiệu để tạo thành những hình ânh
chúng ta nhìn thấy.
+ Di chuyển: Sáu cơ vận nhãn kiểm soát sự chuyển động của mắt. Bốn
cơ kiểm soát sự di chuyển nhãn cầu lên, xuống, trái và phâi; sự điều
chînh mắt cân bằng theo sự di chuyển của đầu.
+ Chớp mắt: Khi ta chớp mắt, sự bài tiết nước mắt từ tuyến lệ lan ra bề
mặt của nhãn cầu để làm ẩm. Cơ ở mi mắt kiểm soát sự chuyển động
mở và đóng.
+ Tiết dịch: Nước mắt - chất lông vị mặn có chứa thành phần nước, nhầy
và mỡ tiết ra từ các tuyến lệ. Nước mắt phân xạ bâo vệ mắt khôi các
chất kích thích như khói, bụi và gió. Nước mắt câm xúc là một phân
ứng với nỗi buồn hay niềm vui.
+ Bâo vệ: Đôi mắt đặt trong hai hốc của hộp sọ để bâo vệ chúng khôi bị
tổn thương. Lông mi và mi mắt giúp tránh bụi bẩn.

(Tài liệu dùng cho Giáo viên Tiểu học) 7


b) Tât
. khúc xạ
- Cơ chế hoạt động của mắt

3 5
1
2
4
6

Ánh sáng phản chiếu từ các vật được chiếu sáng truyền theo đường thẳng
đến mắt (1); ánh sáng đi qua giác mạc, đồng tử, thủy tinh thể và bị khúc xạ
(2, 3), ánh sáng tiếp tục truyền qua dịch kính, hội tụ ở võng mạc (4); tế bào
cảm quang tại võng mạc chuyển đổi ánh sáng thành các xung điện theo
dây thần kinh thị giác (5) tới não bộ (6); não bộ tiếp nhận các tín hiệu, phân
tích chúng và giúp ta nhận biết hình ảnh, hình dáng, kích thước, khoảng
cách và màu sắc.
Ánh sáng đi qua giác mạc, đi qua thủy tinh thể và hội tụ ở võng mạc. Tín
hiệu sẽ được thu qua các dây thần kinh về não. Não sẽ phân tích và nhờ
đó ta biết được hình dạng, màu sắc của vật.

Ảnh của vật rơi đúng võng mạc (mắt chính thị hay mắt nhìn bình thường)

Tật khúc xạ là nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực ở học sinh. Tật khúc
xạ học đường bao gồm:
- Cân thị: Nhìn xa không rõ (nhìn không rõ chữ trên bảng, khi ngồi viết bài
.
đầu cúi rất thấp). Mắt cận thị có thể dẫn đến các biến chứng thoái hoá
võng mạc, bong võng mạc gây mù loà.
8 CHĂM SÓC MẮT VÀ PHÒNG CHỐNG MÙ LÒA
Ảnh của vật hội tụ trước võng mạc gọi là cận thị

- Viễn thị: Nhìn cả gần và xa đều không rõ (không nhìn rõ chữ cả trên
bảng và trong vở viết), nhưng nhìn mờ nhiều hơn khi nhìn gần. Người viễn
thị nặng có thể bị lác mắt do điều tiết hoặc thị lực của mắt giảm không
nhìn được dẫn đến lác.

Ảnh của vật hội tụ sau võng mạc gọi là viễn thị

- Loạn thị: Nhìn thấy hình bị méo hoặc bị mờ, cả khi nhìn xa lẫn nhìn gần
(ví dụ, nhìn hình tròn thành hình méo).

(Tài liệu dùng cho Giáo viên Tiểu học) 9


Ảnh của vật không phải là 1 điểm mà là 1 đoạn thẳng có thể ở trước, sau
võng mạc là loạn thị

Trong số những tật khúc xạ nêu trên, tật cận thị là phổ biến nhất. Cận thị
xảy ra ở lứa tuổi học đường có thể phòng tránh được.

c) Các bệnh về mắt thường gặp ở học sinh tiểu học


- Bệnh đau mắt đỏ
Đau mắt đỏ là tình trạng nhiễm trùng mắt chủ yếu do vi khuẩn hoặc vi rút
gây ra. Những triệu chứng của đau mắt đỏ: mắt đỏ do nhiễm trùng, ngứa,
nhiều dử (ghèn) mắt, khó mở mắt. Lúc đầu một mắt đỏ, sau đó lan sang
mắt thứ hai. Khi bị đau mắt đỏ không được tự ý mua thuốc hay dùng thuốc
nhỏ mắt của người khác mà phải đi khám bác sĩ, đồng thời hạn chế tiếp
xúc ở chỗ đông người. Để phòng tránh bệnh đau mắt đỏ phải rửa tay
thường xuyên, không được dụi mắt, không dùng chung khăn mặt với người
khác, hạn chế tiếp xúc với người đang bị đau mắt đỏ...
- Bệnh đau mắt hột
Bệnh đau mắt hột là bệnh nhiễm trùng mắt do một loại vi khuẩn gây ra.
Nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến mờ mắt, hoặc gây mù
mắt. Triệu chứng của bệnh đau mắt hột: ngứa và rát mắt, đỏ mắt, chảy dử
(ghèn) mắt, mờ mắt, mi mắt bị sẹo, màng trong mi mắt xù xì như có hạt.
Bệnh đau mắt hột là một bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là ở những nơi không
hợp vệ sinh. Bệnh lây truyền qua dùng chung vật dụng cá nhân, tay bẩn
có vi trùng, ruồi đậu vào mắt người bệnh rồi đậu vào mắt người bình
thường...

10 CHĂM SÓC MẮT VÀ PHÒNG CHỐNG MÙ LÒA


II. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ

BÀI 1. ĐÔI MẮT VÀ CÁCH CHĂM SÓC


I. Mục tiêu
Sau bài học, giáo viên giúp học sinh có thể:
- Nhận biết được các bộ phận bên ngoài của mắt gồm: củng mạc (lòng
trắng), giác mạc, đồng tử (con ngươi), lông mi, mi mắt trên và mi mắt
dưới.
- Kể được chức năng của mắt giúp chúng ta nhìn và phân biệt được mọi
vật xung quanh, mi mắt và lông mi giúp bảo vệ mắt.
- Biết cách chăm sóc mắt hàng ngày về vệ sinh, về dinh dưỡng, về hoạt
động cho mắt.

II. Hướng dẫn tổ chức các hoạt động


Tài liệu được viết chung cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 5, tùy vào đối tượng
có thể phân chia các hoạt động, tổ chức cho học sinh để đạt được mục
tiêu như sau:
1. Giai đoạn lớp 1, lớp 2
Giáo viên lựa chọn một số hoạt động của 2 nội dung bài để tổ chức hoạt động.
1.1. Tìm hiểu các bộ phận chính của mắt
+ Quan sát mắt của mình (hoặc bạn), trả lời câu hỏi theo hướng dẫn của
giáo viên.
+ Quan sát sơ đồ, nghe thầy cô đọc tên và chỉ trên hình để xác định các
bộ phận bên ngoài của mắt.
1.2. Tìm hiểu cách chăm sóc và bảo vệ mắt
+ Giáo viên vừa cho học sinh quan sát tranh một lượt vừa mô tả từng tranh.
+ Giáo viên đọc các đáp án để các em chọn tranh phù hợp với đáp án.
+ Học sinh nhắc lại theo tranh những việc các bạn đã làm để chăm sóc
và bảo vệ mắt.
+ Giáo viên và học sinh nhắc lại những điều “Em nhớ” để chăm sóc và
bảo vệ mắt.
2. Giai đoạn lớp 3, lớp 4, lớp 5
Giáo viên có thể sử dụng tất cả các hoạt động được thiết kế của sách
học sinh. Sử dụng các hình thức tổ chức hoạt động học toàn lớp, học
nhóm, chia sẻ, thảo luận...
2.1. Tìm hiểu các bộ phận chính và chức năng của mắt
- Học cặp đôi

(Tài liệu dùng cho Giáo viên Tiểu học) 11


+ Quan sát mắt của mình (hoặc bạn), trả lời câu hỏi.
+ Quan sát sơ đồ, chỉ trên hình để xác định các bộ phận bên ngoài của mắt.
- Chia sẻ trước lớp về cấu tạo của mắt và đặc điểm riêng mắt của mình,
của bạn về màu sắc của mắt, hình dáng mắt,…
- Học cả lớp tìm hiểu về chức năng của mắt:
+ Học sinh thực hiện một cách từ từ theo yêu cầu của từng hình.
+ Chia sẻ với các bạn cảm nhận sau khi thực hiện hoạt động và kể thêm
các chức năng khác của mắt.
- Đọc thông tin khoa học trong bảng và chia sẻ với bạn bên cạnh những
điều đã học được về đôi mắt.
2.2. Tìm hiểu cách chăm sóc và bảo vệ mắt
- Học cá nhân
+ Học sinh quan sát tranh và đưa ra ý kiến về nội dung tranh, xác định
các bạn đã làm gì để bảo vệ và chăm sóc mắt
- Chia sẻ trước lớp
+ Một số học sinh chỉ tranh và đưa ra ý kiến. Các học sinh khác có thể
đưa ra những ý kiến khác của bạn.
+ Học sinh nói lại những việc các bạn đã làm để chăm sóc và bảo vệ mắt.
- Học nhóm thảo luận về các tình huống
- Chia sẻ trước lớp về các tình huống.
- Học sinh đọc lại những điều “Em nhớ”, giáo viên nhắc học sinh cùng
thực hiện chăm sóc, bảo vệ mắt.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh tự liên hệ thực tế học sinh đã làm gì để
chăm sóc và bảo vệ đôi mắt.
III. Gợi ý và đáp án một số hoạt động
1. Mắt gồm các bộ phận chính nào và chúng có chức năng gì?
Thực hiện hoạt động sau và đánh dấu vào hoạt động do mắt thực hiện.

Viết bài Vẽ tranh

12 CHĂM SÓC MẮT VÀ PHÒNG CHỐNG MÙ LÒA


Nhìn vào cây xanh, từ từ
nhắm - mở mắt Nhắm, mở, chớp mắt

- Mắt có thể thực hiện được những hoạt động khác như: xem phim, xem
văn nghệ, phân biệt màu sắc của các vật, xác định độ lớn hơn, bé hơn
của 2 hay nhiều vật, để khóc,…
- Hoạt động ở Hình 4 giúp mắt dễ chịu, giảm mỏi mắt.

2. Làm gì để chăm sóc và bảo vệ mắt?

Quan sát hình và nói các bạn đã làm như thế nào để bảo vệ mắt?

Chơi và vận động Đọc sách ngồi thẳng


ngoài trời, nơi có lưng, nơi có đủ ánh
ánh sáng tự nhiên sáng tự nhiên

Khám mắt định kì

Rửa mắt hàng ngày bằng Ăn các loại thức ăn


nước sạch và khăn sạch có màu vàng, đỏ,
rau xanh và cá

(Tài liệu dùng cho Giáo viên Tiểu học) 13


Lưu ý: Học sinh có thể không đưa được đúng các ý như đáp án, chỉ cần
nói được 4 ý: chơi và vận động ngoài trời; hạn chế để mắt làm việc quá
lâu; khám mắt định kỳ; vệ sinh sạch sẽ.

Đọc các tình huống và chia sẻ:


- Các bạn không nên làm điều gì?

Tình huống 1:
Em thấy thói quen đọc sách của Lan như thế nào?
Lan cần làm gì để giữ gìn và bảo vệ cho đôi mắt của mình?
Hãy đưa ra lời khuyên cho bạn.
Gợi ý trả lời:
Thói quen của Lan là “ngồi đâu, đọc đấy” là không tốt (vì
có nơi có đủ ánh sáng, có nơi không)
Lan cần phải ngồi đọc đúng chỗ, ngồi đúng tư thế, đủ ánh
sáng để không gây hại cho mắt.

Em nhớ!

Quan tâm và chăm sóc sức khỏe


Tình huống 2: đôi mắt của mình
Gợi ý trả lời:
- Tích cực tham gia các hoạt động
Chơi máy tính và các
ngoài trời: đá bóng, đá cầu,
thiết bị điện tử không
nhảy dây,…
phải là cách thư giãn
- Nghỉ ngơi, thư giãn mắt cứ sau
có lợi cho cơ thể, chơi
thời gian lâu làm mỏi 35 phút học bài, đọc sách, xem
mắt, căng mắt và có máy tính bằng cách nhìn xa ra
thể gây đau đầu. xung quanh, nhìn cây xanh...
chơi ngoài trời từ 5 đến 10 phút.
Mùa hè nên hạn chế
thời gian làm việc cho - Vệ sinh mắt hàng ngày bằng nước
mắt, tăng cường các sạch và khăn sạch.
trò chơi, vận động cơ - Khám mắt 6 tháng 1 lần.
thể ở ngoài trời như đá
- Ngồi học đúng tư thế và nên sử
bóng, cầu lông, bơi,…
dụng ánh sáng tự nhiên.
- Ăn các loại rau xanh, củ, quả
màu đỏ và cá để cung cấp
vitamin cần thiết cho mắt.

14 CHĂM SÓC MẮT VÀ PHÒNG CHỐNG MÙ LÒA


BÀI 2. CẦN LÀM GÌ ĐỂ PHÒNG TRÁNH CẬN THỊ HỌC ĐƯỜNG?

I. Mục tiêu
Sau bài học, giáo viên giúp học sinh có thể:
- Nhận biết được 1 số nguyên nhân chủ yếu gây nên cận thị học đường là
do mắt phải tập trung làm việc với cường độ cao, thời gian dài và không
được “tắm” ánh sáng tự nhiên,…
- Biết được cách phòng tránh cận thị học đường.
- Xây dựng được kế hoạch và thực hiện được những việc cụ thể để mắt
được nghỉ ngơi và hoạt động phù hợp.

II. Hướng dân tổ chức các hoạt động


Tài liệu được viết chung cho học sinh từ lớp 1 đến lớp để 5, tùy vào đối
tượng có thể phân chia các hoạt động, tổ chức cho học sinh để đạt được
mục tiêu như sau:
1. Giai đoạn lớp 1, lớp 2
Giáo viên lựa chọn một số hoạt động của 2 nội dung bài để tổ chức hoạt động.
1.1. Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến cận thị học đường
+ Giáo viên giải thích sơ lược và (hoặc học sinh chia sẻ với bạn) để hiểu
những biểu hiện của mắt bị cận thị.
+ Giáo viên vừa cho học sinh quan sát Hình 1 đến Hình 4 một lượt vừa mô
tả từng tranh.
+ Giáo viên đọc (hoặc học sinh đọc) các thông tin dưới hình để các em
đoán hậu quả của các việc làm đó, từ đó biết nguyên nhân gây mắt
bị cận thị.
+ Giáo viên có thể cho học sinh đọc thông tin trong khung chữ hoặc
Giáo viên cho học sinh tóm tắt ngắn gọn lại nguyên nhân theo nội
dung 2 bóng nói.
1.2. Cần làm gì để phòng tránh cận thị học đường
+ Giáo viên và học sinh nhắc lại những điều “Em nhớ”, đặc biệt là điều 1,2,3.
+ Giáo viên cùng học sinh chọn một số việc có thể thực hiện và điền các
việc đó vào“Thời gian biểu cho mắt” (để học sinh thực hiện).
+ Hướng dẫn học sinh thực hiện và đánh giá việc thực hiện “Thời gian
biểu cho mắt”.
+ Dặn dò học sinh kiên trì thực hiện và báo cáo kết quả.
2. Giai đoạn lớp 3, lớp 4, lớp 5
Giáo viên có thể sử dụng tất cả các hoạt động được thiết kế của sách
học sinh. Sử dụng các hình thức tổ chức hoạt động học toàn lớp, học
nhóm, chia sẻ, thảo luận...
(Tài liệu dùng cho Giáo viên Tiểu học) 15
2.1. Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến cận thị học đường
- Học cả lớp
+ Học sinh chia sẻ với bạn, (hoặc) giáo viên giải thích sơ lược để học
sinh hiểu những biểu hiện của mắt bị cận thị.
- Học cặp đôi
+ Giáo viên cho học sinh quan sát Hình 1 đến Hình 4 một lượt và đọc thông
tin ở từng tranh. Yêu cầu học sinh chia sẻ theo câu hỏi.
+ Đọc thông tin khoa học trong bảng và chia sẻ với bạn bên cạnh theo
bóng nói.
- Học cả lớp
+ Giáo viên chia sẻ câu trả lời về hậu quả của các việc làm đó, từ đó
học sinh biết nguyên nhân gây mắt cận thị.
+ Giáo viên có thể cho học sinh đọc thông tin trong khung chữ hoặc giáo
viên cho học sinh tóm tắt ngắn gọn lại nguyên nhân theo nội dung 2
bóng nói.
2.2. Cần làm gì để phòng tránh cận thị học đường
- Học cá nhân
+ Học sinh quan sát tranh và đưa ra ý kiến, xác định việc “Nên” và “Không nên”.
- Chia sẻ trước lớp
+ Một số học sinh chỉ tranh và đưa ra ý kiến. Các học sinh khác có thể
đưa ra những ý kiến khác của bạn hoặc giải thích vì sao.
- Học sinh đọc lại những điều “Em nhớ”, giáo viên nhắc học sinh cùng
thực hiện chăm sóc và bảo vệ mắt phòng tránh cận thị học đường.
- Hướng dẫn học sinh lựa chọn một số việc có thể thực hiện được để viết
vào “Thời gian biểu cho mắt”.
- Khuyến khích học sinh thực hiện những việc đã chọn trong “Thời gian
biểu cho mắt” và đánh giá sau khi thực hiện.

III. Gợi ý đáp án một số hoạt động

2. Cần làm gì để phòng tránh cận thị học đường?

Hoàn thành bảng dưới đây


Quan sát hình và cho biết “Nên” hoặc ”Không nên” để phòng tránh
cận thị học đường.

16 CHĂM SÓC MẮT VÀ PHÒNG CHỐNG MÙ LÒA


Hình 5: Nên đọc sách nơi Hình 6: Nên tham gia hoạt
có đủ ánh sáng và ngồi động, chơi các trò chơi ở
đúng tư thế ngoài trời.

Hình 7: Không nên đọc Hình 8: Không nên cúi sát


sách, học bài ở nơi tối, vở khi viết bài
thiếu ánh sáng.

Hình 9: Không nên xem tivi Hình 10: Nên khám mắt thường
quá gần, quá lâu xuyên 6 tháng 1 lần

Lưu ý: Học sinh có thể không nêu được đúng như các câu chữ như đáp
án, chỉ cần đảm bảo được các ý như nội dung trong “Em nhớ” hoặc kể
thêm những việc cụ thể khác phù hợp với thực tế.

(Tài liệu dùng cho Giáo viên Tiểu học) 17


BÀI 3. PHÒNG TRÁNH BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ

I. Mục tiêu
Sau bài học, giáo viên giúp học sinh có thể:
- Nhận biết được các triệu chứng, nguyên nhân của bệnh đau mắt đỏ.
- Biết một số biện pháp phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ.

II. Hướng dẫn tổ chức các hoạt động


Tài liệu được viết chung cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 5, tùy vào đối tượng
có thể phân chia các hoạt động, tổ chức cho học sinh để đạt được mục
tiêu như sau:

1. Giai đoạn lớp 1, lớp 2


Giáo viên lựa chọn một số hoạt động của 2 nội dung bài để tổ chức hoạt động.
1.1. Hoạt động liên hệ thực tế và trả lời
- Giáo viên tổ chức để học sinh kể được những trải nghiệm của mình về
các bệnh về mắt: đã hay chưa từng bị đau mắt, cảm giác như thế nào.
- Học sinh quan sát bức ảnh các bệnh về mắt để phân biệt biểu hiện của
các loại bệnh trong các bức ảnh (có thể việc đoán của học sinh không
đúng).

1.2. Tìm hiểu triệu chứng và nguyên nhân của bệnh đau mắt đỏ
Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm với một nhiệm vụ
cụ thể đối với mỗi nhóm:
- Nhóm tìm hiểu về triệu chứng
- Nhóm tìm hiểu về nguyên nhân
- Nhóm tìm hiểu về cách lây nhiễm
Tương tự như vậy, việc hoàn thành lược đồ cũng chia nhóm với một nhiệm
vụ cụ thể.
1.3. Tìm hiểu cách phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ
Giáo viên tổ chức các nhóm nhỏ, mỗi nhóm chịu trách nhiệm quan sát 01
ảnh với nhiệm vụ: miêu tả, xác định là hoạt động nên/không nên làm, giải
thích vì sao.
2. Giai đoạn lớp 3, lớp 4, lớp 5
Giáo viên có thể sử dụng tất cả các hoạt động được thiết kế của sách
học sinh. Sử dụng các hình thức tổ chức hoạt động học toàn lớp, học
nhóm, chia sẻ, thảo luận...

18 CHĂM SÓC MẮT VÀ PHÒNG CHỐNG MÙ LÒA


2.1. Hoạt động liên hệ thực tế và trả lời
- Học cá nhân

+ Quan sát các bức ảnh, tự xác định các loại bệnh về mắt tương ứng với
các bức ảnh.
+ Chia sẻ trước lớp kết quả xác định của mình, đồng thời giải thích vì sao
học sinh lại xác định được bức ảnh về đau mắt đỏ.
2.2. Hoạt động tìm hiểu triệu chứng và nguyên nhân bệnh đau mắt đỏ
- Có thể cho học sinh đóng vai thể hiện các thông tin về triệu chứng,
nguyên nhân bệnh đau mắt đỏ (có thể thiết kế 03 nhân vật, trong đó có
các bạn An, Bình, Bác sĩ).
- Tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm để hoàn thành sơ đồ, sau đó đại
diện các nhóm chia sẻ kết quả hoạt động nhóm của mình.
2.3. Tìm hiểu cách phòng ngừa
- Học cá nhân
+ Học sinh quan sát tranh và đưa ra ý kiến về nội dung tranh, xác định
việc nên/không nên làm để phòng tránh bệnh đau mắt đỏ.
- Chia sẻ trước lớp
+ Một số học sinh chỉ tranh và đưa ra ý kiến. Các học sinh khác có thể
đưa ra những ý kiến khác của bạn.
- Học nhóm thảo luận về tình huống
- Chia sẻ trước lớp về tình huống
- Học sinh đọc lại những điều “Em nhớ”, giáo viên nhắc học sinh cùng thực
hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ.

III. Gợi ý và đáp án một số hoạt động


1. Hoạt động liên hệ thực tế

Hình 1: Cận thị Hình 2: Đau mắt hột

(Tài liệu dùng cho Giáo viên Tiểu học) 19


Hình 3: Lẹo mắt Hình 4: Đau mắt đỏ

- Hình 4. Đau mắt đỏ vì có các triệu chứng như mắt đỏ, dử (ghèn)
mắt, lúc đầu một mắt đỏ, sau cả hai mắt cùng đỏ.

2. Triệu chứng và nguyên nhân của bệnh đau mắt đỏ

b) Hoàn thành sơ đồ sau:

Triệu trứng
Nguyên nhân gây bệnh
Do vi khuẩn hoặc vi rút Bệnh đau Mắt ngứa, khi ngủ dậy thấy
gây ra. mắt đỏ nhiều dử (ghèn) mắt. Lúc
đầu là một mắt đỏ, sau đó
thì cả hai mắt cùng đỏ.

Cách lây lan


Lây tay - mắt (vi khuẩn, vi rút
từ tay lên mắt); lây qua
đường hô hấp.

3. Cách phòng tránh bệnh đau mắt đỏ

- Các hoạt động nên làm

20 CHĂM SÓC MẮT VÀ PHÒNG CHỐNG MÙ LÒA


- Các hoạt động không nên làm

Đọc thông tin dưới và chia sẻ với bạn

Chiều hè, Minh cùng một số bạn đang đá bóng trong


sân, An đến và rủ các bạn đi bơi. Nhìn thấy hai mắt An
rất đỏ, có nhiều dử (ghèn) mắt.
Nếu là Minh, em sẽ làm gì ? Tại sao em lại làm như thế ?
- Nói với An rằng bạn đang có những triệu chứng của
bệnh đau mắt đỏ. Vì vậy, bạn:
+ Không nên đi bơi vì như vậy sẽ khiến mắt bị đau nặng hơn.
+ Ra bể bơi, hoặc chỗ đông người có thể sẽ làm lây lan
bệnh đau mắt đỏ cho người khác.
+ An nên nhanh chóng đi khám bác sĩ để có biện pháp
điều trị kịp thời.

(Tài liệu dùng cho Giáo viên Tiểu học) 21


BÀI 4. CẦN LÀM GÌ ĐỂ PHÒNG TRÁNH CHẤN THƯƠNG MẮT

I. Mục tiêu
Sau bài học, giáo viên giúp học sinh có thể:
- Nhận biết nguy cơ và biết cách để phòng tránh bị chấn thương mắt
trong các hoạt động học tập, vui chơi, các công việc khác
- Nêu được một số nguy hiểm do chấn thương mắt
- Biết cách ứng xử khi bản thân hoặc bạn bị chấn thương mắt

II. Hướng dẫn tổ chức các hoạt động


Tài liệu được viết chung cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 5, tùy vào đối tượng
có thể phân chia các hoạt động, tổ chức cho học sinh để đạt được mục
tiêu như sau:
1. Giai đoạn lớp 1, lớp 2
Giáo viên lựa chọn một số hoạt động của 2 nội dung bài để tổ chức hoạt động.
1.1. Nhận biết nguy cơ gây chấn thương mắt và cách phòng tránh
- Giáo viên dẫn dắt để học sinh tưởng tượng lại về những giờ ra chơi, học
sinh thường chơi trò gì. Trên thực tế những trò chơi mà học sinh hay chơi,
giáo viên gợi mở dẫn dắt để học sinh nhận ra một số trò có thể dẫn đến
nguy hiểm cho bản thân và các bạn nói chung, gây nguy hiểm cho
mắt nói riêng, khuyến khích càng nhiều học sinh phát biểu càng tốt.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát các tình huống trong lao động
và học tập ở nhà trường có thể có nguy cơ dẫn đến nguy hiểm gây
chấn thương cho mắt. Các tình huống trong tranh lần lượt như sau: Học
sinh quan sát cây thật ngoài sân trường, nếu không cẩn thận sẽ bị lá
cây, cành cây cọ hoặc chọc vào mắt; Học sinh thực hành trồng cây,
nếu không để ý, học sinh sẽ dùng tay bẩn để dụi mắt có thể gây chấn
thương mắt; Học sinh làm vệ sinh sân trường có thể làm bụi bay vào
mắt, dụi mắt gây chấn thương mắt; Trong giờ học, khi học sinh sử dụng
những đồ dùng học tập sắc nhọn, nếu không cẩn thận sẽ bị chọc vào
mắt, gây chấn thương mắt.
- Giáo viên cho học sinh nêu những ví dụ hoạt động khác, sát với thực tế
của học sinh lớp mình để cùng học sinh phân tích những nguy cơ có
thể dẫn đến chấn thương mắt, ví dụ: Chơi lộn mi mắt dọa ma, chỉ bút
chì vào mặt bạn khi thảo luận nhóm, cầm đũa đùa nhau khi ăn,…
- Giáo viên lưu ý tổ chức cho các nhóm được đọc, thảo luận kĩ về các
tình huống, từng học sinh được đưa ra giải pháp xử lý của mình trong tình
huống đó và trình bày được vì sao mình lại xử lý như vậy. Phần đóng vai
chỉ là phần phụ, thể hiện những gì học sinh đã suy nghĩ, đã trao đổi.

22 CHĂM SÓC MẮT VÀ PHÒNG CHỐNG MÙ LÒA


- Giáo viên yêu cầu mỗi học sinh tự viết một cam kết làm hoặc không
làm gì đó để phòng tránh chấn thương mắt (cam kết này mang tính cá
nhân, tùy thuộc vào hoạt động thường ngày ở trường, lớp hay ở nhà
của học sinh). Với học sinh lớp 1 giáo viên có thể yêu cầu vẽ.

- Có thể dạy tích hợp với bài Bảo vệ mắt và tai ở môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1.
+ Giáo viên có thể cho học sinh đọc thông tin trong khung chữ hoặc giáo viên
cho học sinh tóm tắt ngắn gọn lại nguyên nhân theo nội dung 2 bóng nói.
1.2. Giảm thiểu rủi ro chấn thương mắt
- Giáo viên huy động bố mẹ học sinh và cộng đồng cùng tham gia.
- Giáo viên và học sinh nhắc lại những điều “Em nhớ”.
- Với lớp 2 có thể cho học sinh chia sẻ trước cả lớp về những hoạt động thực
hiện cùng gia đình.
2. Giai đoạn lớp 3, lớp 4, lớp 5
Giáo viên có thể sử dụng tất cả các hoạt động được thiết kế của sách
học sinh. Sử dụng các hình thức tổ chức hoạt động học toàn lớp, học
nhóm, chia sẻ, thảo luận...
2.1. Nhận biết nguy cơ gây chấn thương mắt và cách phòng tránh
- Học cả lớp
+ Học sinh chia sẻ với bạn về những tình huống có nguy cơ gây chấn
thương mắt, biểu hiện của mắt bị chấn thương.
- Học cặp đôi
+ Giáo viên cho học sinh quan sát Hình 1 đến Hình 4 một lượt và nói
thông tin ở từng Hình. Yêu cầu học sinh chia sẻ theo câu hỏi.
+ Đọc thông tin khoa học trong bảng và chia sẻ với bạn bên cạnh theo
câu hỏi dưới khung.
- Học cả lớp
+ Giáo viên chia sẻ câu trả lời về tình huống có nguy cơ, những biểu
hiện khi mắt bị chấn thương.
+ Giáo viên có thể cho học sinh đọc thông tin trong khung chữ hoặc
giáo viên cho học sinh tóm tắt ngắn gọn lại nguyên nhân theo nội
dung 2 câu hỏi.

1.2. Giảm thiểu rủi ro chấn thương mắt


- Học sinh đọc lại những điều “Em nhớ”, giáo viên nhắc học sinh cùng
thực hiện chăm sóc và bảo vệ mắt phòng tránh chấn thương.
- Hướng dẫn học sinh lựa chọn một số việc có thể thực hiện được để viết
vào “cam kết bảo vệ mắt”.

(Tài liệu dùng cho Giáo viên Tiểu học) 23


24 CHĂM SÓC MẮT VÀ PHÒNG CHỐNG MÙ LÒA
Chịu trách nhiệm xuất bản:
.........

Tổ chức bản thảo và chịu trách nhiệm nội dung:


Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học: TS. THÁI VĂN TÀI

Nhóm biên soạn:


ThS. Nguyễn Ngọc Yến
TS. Bùi Việt Hùng
TS. BS. Trần Thanh Thủy
ThS. Trần Ngọc Khoa
ThS. Lý Quốc Huy

Biên tập nội dung:


PGS.TS.NGND Nguyễn Võ Kỳ Anh
TS. Bùi Phương Nga

Trình bày bìa và chế bản :


ThS. Nguyễn Khắc Tú

Tài liệu được phê duyệt và cho phép sử dụng tại các trường tiểu học trên toàn quốc theo
Quyết định số 1078/QĐ-BGDĐT ngày 29/4/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

In................ cuốn, khổ 19x26,7 cm tại Công ty Cổ phần in Công Thành.


Địa chỉ: 302 Hải Phòng, Thanh Khê, TP. Đà Nẵng. Tel: 0236. 3889 666/0913 404 414.
Số ĐKXB:......... cấp ngày ........tháng......... năm 2019. Mã ISBN:
In xong và nộp lưu chiểu tháng năm 2019.

You might also like