You are on page 1of 24

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

--------

BÀI THUYẾT TRÌNH NHÓM 5

Đề tài: Tác động của tình trạng khuyết tật đối với
mối quan hệ và gia đình

Giảng viên hướng dẫn: PSG.TS Nguyễn Thị Thu Hà

Nhóm sinh viên thực hiện: Bùi Thị Hồng Nhung –

20030500

Nguyễn Mai Phương – 21030514

Vi Thị Lan Phương – 21030515

Bùi Thục Quyên - 21030516

Cầm Thu Thảo - 21030517

Hà Nội, tháng 03 năm 2023


2

MỤC LỤC

I.Mở đầu................................................................................................................3

1. Khái niệm gia đình, vai trò của các mối quan hệ...............................................4
2. Sơ lược về người khuyết tật và những khó khăn của người khuyết tật.............4

II. Nội dung chính.................................................................................................8

1. Tác động của tình trạng khuyết tật đối với cha mẹ trong việc nuôi dạy con
Khuyết tật..............................................................................................................8
1.1. Mối quan hệ trong gia đình với những nguồn hỗ trợ khác nhau....................8
1.1.1 : Sự hỗ trợ từ hàng xóm, gia đình và bạn bè.................................................8

1.1.2 : Sự hỗ trợ từ nhóm cha mẹ...........................................................................9

1.1.3 : Sự trợ giúp từ các nhà chuyên môn.............................................................9

1.2. Các dạng hỗ trợ có trẻ khuyết tật..................................................................10


1.2.2 : Nguồn lực dịch vụ hỗ trợ chuyên môn......................................................10

1.2.3 : Nguồn lực hỗ trợ tâm lý xã hội gia đình...................................................11

2. Các tác động của tình trạng khuyết tật đối với mối quan hệ với anh chị em. .11

3. Tác động của tình trạng khuyết tật đối với các vấn đề liên quan đến hôn nhân
và mối quan hệ với vợ/chồng..............................................................................13

3.1. Tác động của tình trạng khuyết tật trong giai đoạn tiền hôn nhân.........13

3.2. Tác động của tình trạng khuyết tật trong giai đoạn sau hôn nhân.........15

4. Tác động của tình trạng khuyết tật đối với mối quan hệ với bạn bè...............16

5. Tác động của tình trạng khuyết tật đối với mối quan hệ với đồng nghiệp,
người sử dụng lao động.......................................................................................17

III. Kết luận.........................................................................................................19

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................20


3

I. Mở đầu

Mỗi cá nhân chúng ta đều cảm nhận được về cái nhìn mà những người
xung quanh trong xã hội nghĩ về chúng ta như thế nào, đánh giá chúng ta ra sao
và chúng ta đều tìm cách phản ứng lại với những điều đó, tác động đến cách
nhìn nhận của chúng ta về chính bản thân mình, cùng với các yếu tố khách quan
bên ngoài môi trường, chính khả năng của bản thân đều ảnh hưởng đến đời sống
của chúng ta. Nếu như xã hội nhìn chúng ta với con mắt tích cực, các yếu tố môi
trường, những điều kiện cho việc phát huy khả năng của cá nhân, cá nhân được
công nhận trong cộng đồng, có các kiến thức, kỹ năng để vượt qua khó khăn, có
thể thích ứng được trong môi trường xã hội luôn luôn thay đổi và đòi hỏi con
người với những vai trò, nhiệm vụ nhất định nào đó phải thực hiện thì chúng ta
sẽ tự tin vào chính mình, vào khả năng của bản thân và ngược lại thì con người
luôn gặp những khó khăn, những rào cản, những vấn đề gặp phải trong cuộc
sống như sự thiếu hụt, sự khó thích nghi hay chấp nhận hiện tại của bản thân.
Người khuyết tật cũng vậy họ luôn phải chịu những tác động tiêu cực từ tình
trạng khuyết tật của mình bởi nhiều khía cạnh của đời sống. Những khía cạnh đó
rất đa dạng và phong phú, cũng rất nan giải và với điều kiện kinh tế - xã hội như
nước ta hiện nay chưa cho phép hỗ trợ người khuyết tật một các toàn diện nhất
đảm bảo các yêu cầu về thể chất và tinh thần, cũng như tạo cơ hội cho họ được
bình đẳng và phát triển như những người không khuyết tật.
Vì vậy, để xây dựng một xã hội văn minh, lành mạnh thì thái độ của
chúng ta đối với người khuyết tật cũng cần được xác định rõ. Ta có thể cảm thấy
may mắn vì bản thân lành lặn, khỏe mạnh, nhưng không được phép chê bai hay
chế giễu khuyết điểm của người khác. Ta cần dành cho họ sự tôn trọng nhất
định, giúp đỡ họ khi cần thiết. Và hơn hết, ta cần thấu hiểu, đồng cảm và trao đi
tình yêu thương. Nhờ đó mà những người gặp những khiếm khuyết cảm thấy
được ai ủi, bớt đi cảm giác mặc cảm, tự ti
4

1. Khái niệm gia đình, vai trò của các mối quan hệ

- “Gia đình là một thiết chế xã hội, nghĩa là một đơn vị cơ sở được mọi
người công nhận để thực hiện những chức năng xã hội nhất định mà trước hết là
sự tái sinh các đặc trưng của loài người”; theo nghĩa hẹp, gia đình là “một nhóm
gồm một cặp vợ chồng chung sống với lớp kế cận trực tiếp của họ”
(G.Endruweit và G.Trommsdorff 2002).

- Mối quan hệ được hiểu là sự tác động qua lại giữa hai hoặc nhiều đối
tượng trong một vấn đề nào đó với nhau. Trong một mối quan hệ có thể có phát
sinh nhiều mối quan hệ nhỏ, liên kết với nhau.

- Việc xây dựng các mối quan hệ cũng được xem là một trong những công
việc quan trọng đối với nhiều người. Trong cuộc sống của mỗi người dường như
không thể thiếu mối quan hệ và NKT cũng vậy. Từ lúc sinh ra cho đến khi chết
đi, chúng ta sẽ thấy mối quan hệ gần gũi nhất đó chính là quan hệ gia đình và
sau đó là mối quan hệ với anh chị em, quan hệ vợ/chồng, bạn bè đồng nghiệp…
để từ đó có thể giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, vui chơi giải trí, giúp đỡ nhau
trong công việc, tìm kiếm được người bạn tri kỉ, người đồng hành đến suốt đời,
giúp họ có cơ hội gặp gỡ các đối tác tiềm năng mang lại năng suất lao động và
sự nghiệp thăng tiến.

2. Sơ lược về người khuyết tật và những khó khăn của người khuyết tật
Sơ lược về người khuyết tật
- Người khuyết tật là những người người có một hay nhiều khiếm khuyết,
thiếu sót về thể chất hoặc về mặt tinh thần, do đó gây ra sự suy giảm, ảnh hưởng
lớn và lâu dài đến khả năng thực hiện những sinh hoạt và hoạt động thông
thường.
- Theo DDA (Disability Discrimination Act – Đạo luật chống phân biệt
đối xử với người khuyết tật do Quốc hội Anh ban hành), khi xét về mặt thời
gian
5
tác động thì khiếm khuyết kéo dài hoặc sẽ có thể kéo dài mà ít hơn 12 tháng
6

bình thường không được coi là khuyết tật, trừ phi là bị tái đi tái lại, một số người
có khiếm khuyết kéo dài hơn một năm thì vẫn ở trong diện của DDA, cả khi họ
sẽ được phục hồi hoàn toàn [1][2]. Còn Đạo luật về người khuyết tật của Hoa
Kỳ năm 1990 (ADA - Americans with Disabilities Act of 1990) định nghĩa
người khuyết tật là người có sự suy yếu về thể chất hay tinh thần gây ảnh hưởng
đáng kể đến một hay nhiều hoạt động quan trọng trong cuộc sống
- Ở Việt Nam, khuyết tật và tàn tật là hai từ để chỉ cùng một khái niệm, từ
năm 2009 trở về trước người ta vẫn dùng song song chúng trên cả phương tiện
truyền thông đại chúng và văn bản pháp quy. Trong các pháp lệnh trước đây của
nhà nước Việt Nam, tàn tật là cụm từ được chính thức sử dụng, song theo dự
thảo năm 2009, từ khuyết tật nhiều khả năng sẽ được dùng để thay thế từ tàn tật
trong các bộ luật. Năm 2010 Quốc hội Việt Nam đã chính thức sử dụng cụm từ
người khuyết tật thay cho tàn tật trong các bộ luật ban hành có liên quan
Những khó khăn của người khuyết tật
Người khuyết gặp khó khăn về nhiều mặt trong đó có học tập, việc làm,
hôn nhân, kỳ thị...Những khó khăn đó tác động qua lại lẫn nhau, là nguyên nhân
và kết quả của nhau do vậy chúng tạo thành một vòng luẩn quẩn. Sự giúp đỡ lớn
về vật chất không phải ai cũng làm được nhưng về tinh thần thì khác - chúng ta
giúp được rất nhiều chỉ cần sự thành tâm mà thôi. Cản trở lớn nhất với người
khuyết tật là kỳ thị, nó là rào cản vô hình nhưng tàn nhẫn đẩy nhiều người ra bên
lề của cuộc sống. Và kỳ thị không phải là vấn đề thuộc vật chất, của khoa học kỹ
thuật - nó là vấn đề thuộc tâm lý, và sự ý thức sâu xa giá trị sống của con người -
mà không phải là lòng thương hại - nhưng là lòng cảm thông thực sự sẽ chỉ
hướng cho hành động đúng đắn của chúng ta.

 Học tập:

- Với sự giới hạn của mình, đặc biệt là ở người khuyết tật về trí tuệ hoặc
cơ quan thu nhận cảm giác (khiếm thính, khiếm thị) khả năng tiếp thu tri thức là
7

khá khó khăn, khuyết tật vận động thì bị ảnh hưởng ít hơn. Người khuyết tật cần
một hình thức giáo dục đặc biệt phù hợp với đặc điểm khiếm khuyết của mình -
điều này đôi khi yêu cầu đầu tư về cơ sở vật chất nhiều hơn so với giáo dục
thông thường, do đó nếu sự hỗ trợ từ phía chính quyền, cơ quan giáo dục và bản
thân gia đình không tốt, việc duy trì học tập tiếp lên cao hầu như là bất khả thi.

- Theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc 90%
trẻ em khuyết tật ở các nước đang phát triển không được đưa đến trường. Quỹ
Nhi đồng Liên Hợp Quốc thì cho biết 30% số thanh niên đường phố là trẻ
khuyết tật. Về trình độ học vấn nghiên cứu của Chương trình hỗ trợ phát triển
của Liên Hợp Quốc (UNDP) thực hiện năm 1998 tỉ lệ biết đọc, biết viết ở người
trưởng thành bị khuyết tật trên toàn cầu là dưới 3%, ở phụ nữ khuyết tật chỉ 1%.
Ở những nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), sinh viên
khuyết tật có trình độ cao vẫn chưa nhiều mặc dù con số này đang có xu hướng
tăng.

 Việc làm:

- Khó khăn trong học tập ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng xin việc, trình
độ học vấn chung của người khuyết tật thấpơn tương đối so với cộng đồng.
Ngoài ra một số công việc có những yêu cầu mà người khuyết tật khó thực hiện
tốt được, điều này có thể được giảm thiểu bằng cách tránh những việc liên quan
đến hạn chế của mình, chẳng hạn khuyết tật ở chân thì không nên tìm những
việc phải đi lại quá nhiều. Một số khác thì yêu cầu ngoại hình và sức khỏe tốt,
đây cũng là những công việc mà họ khó có thể tiếp cận.

- Theo ước tính của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO-International Labour
Organization) có khoảng 386 triệu người trên thế giới trong độ tuổi lao động bị
khuyết tật. Tỷ lệ thất nghiệp của người khuyết tật ở một số quốc gia lên đến hơn
8

80%. Thông thường người sử dụng lao động cho rằng người khuyết tật không
thể làm việc.

 Hôn nhân:

- Người khuyết tật khó lập gia đình hơn người bình thường, điều này có
nhiều nguyên nhân. Theo nguyên lý chung thì con người có xu hướng lựa chọn
bạn đời có bộ gen tốt, do vậy người khuyết tật thường bị cho là lựa chọn "dưới
tiêu chuẩn". Thứ nữa nếu một người lành lặn yêu người khuyết tật, gia đình -
đặc biệt là bố mẹ của người không khuyết tật thường phản đối vì họ sợ rằng nếu
lấy con họ sẽ khổ. Ngoài ra là những lo sợ về di truyền, khả năng chăm sóc con
cái yếu kém và khó khăn sau này do bệnh nặng thêm, kinh tế khó khăn, xấu hổ
với xã hội...

- Sự kỳ thị thậm chí được thể hiện cả trong giới tính, và như thường lệ,
phụ nữ vẫn là người chịu thiệt thòi nhiều hơn - cùng bị khuyết tật nhưng nam
giới có khả năng lập gia đình cao hơn nữ giới nhiều, theo một báo cáo của Viện
Nghiên cứu phát triển xã hội (ISDS) thực hiện thì có đến 70% người khuyết tật
nam 15 tuổi trở lên ở Thái Bình kết hôn, trong khi tỷ lệ này ở nữ chỉ khoảng
20%, tính ra mức chênh lệch là hơn 3 lần.

 Tâm lý:

Tâm lý của khá đông người khuyết tật là mặc cảm, tự đánh giá thấp bản
thân mình so với những người bình thường khác. Ở những người mà khuyết tật
nhìn thấy được - chẳng hạn như khuyết chi - họ có các biểu hiện tâm lý giống
như mặc cảm ngoại hình (Body Dysmorphic Disorder), tức là sự chú trọng quá
mức đến khiếm khuyết cơ thể đến nỗi gây khổ đau lớn - mặc dù vậy trong tâm lý
học, mặc cảm ngoại hình không được chẩn đoán cho người có khiếm khuyết cơ
thể nghiêm trọng, rối loạn tâm lý này chỉ hướng tới những người có khiếm
9

khuyết nhỏ nhưng lại cứ cường điệu chúng lên. Tiếp đến một ảnh hưởng khác
cần xét đến là ám ảnh sợ xã hội một kiểu trốn tránh và sợ hãi khi thực hiện các
hoạt động mang tính cộng đồng như giao lưu gặp gỡ ở chỗ đông người. Tuy
nhiên điều này không phải luôn luôn đúng, người ta nhận thấy ở nhiều người
khuyết tật nỗ lực tồn tại và phát triển đặc biệt cao.

II. Nội dung chính

1. Tác động của tình trạng khuyết tật đối với cha mẹ trong việc nuôi dạy
con Khuyết tật

1.1. Mối quan hệ trong gia đình với những nguồn hỗ trợ khác nhau
Trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ khuyết tật, cha mẹ đóng vai trò đặc biệt
quan trọng. Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào khi phát hiện con mình mang
khiếm khuyết cũng có đủ bình tĩnh, tự tin đặc biệt là kiến thức, kinh nghiệm để
hỗ trợ trẻ. Các câu lạc bộ, hội nhóm cha mẹ trẻ khuyết tật ra đời giống như
những “điểm tựa” để cha mẹ chia sẻ tâm tư, kiến thức, kinh nghiệm nuôi dạy
con khuyết tật. Dù vậy, cho đến nay, việc hình thành các hội, nhóm này vẫn
chưa mang tính hệ thống và còn gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc.

1.1.1 : Sự hỗ trợ từ hàng xóm, gia đình và bạn bè

Nhiều nghiên cứu về sự trợ giúp từ gia đình và bạn bè tập trung vào mối
quan hệ giữa những trợ giúp từ các thành viên cụ thể trong gia đình và sự điều
chỉnh trong quan hệ giữa những bà mẹ của trẻ em khuyết tật cho rằng sự hỗ trợ
về tình cảm từ những ông chồng có vai trò quan trọng hơn việc giúp vợ chăm
sóc đứa trẻ. Một nghiên cứu cho thấy ông bà có thể là những tài nguyên quan
trọng khi giúp chăm sóc, chơi cùng và dạy học cho đứa cháu khuyết tật của
mình.
Ngoài ra sự tiếp xúc với những mối quan hệ gần, vòng quan hệ như bạn
bè, hàng xóm diễn ra thường xuyên, hàng ngày và với cường độ, mức độ cao
10

cũng giúp cho sự phát triển và hỗ trợ phần nào về tình cảm, tâm lý…. trong việc
nuôi dạy trẻ khuyết tật.
Sự trợ giúp của các thành viên trong gia đình mở rộng bao gồm việc
chăm sóc trẻ, hỗ trợ di chuyển, tài chính và về mặt tình cảm. Các thành viên
trong gia đình là nguồn gốc gây căng thẳng khi họ hiểu lầm ý định cũng như võ
đoán và chê bai kỹ năng làm cha mẹ của cha mẹ khuyết tật. Ngoài ra, chỉ có một
tỷ lệ nhỏ các gia đình coi bạn bè và hàng xóm là những nguồn trợ giúp quan
trọng.
1.1.2 : Sự hỗ trợ từ nhóm cha mẹ

Nhóm “cha mẹ tự lực” đóng vai trò rất quan trọng trong việc trợ giúp các
thành viên ứng phó với những vấn đề phát sinh từ việc chăm sóc con cái khuyết
tật của họ. Cụ thể, nhóm cung cấp những thông tin hữu ích trong việc nuôi dạy,
chăm sóc con cái; hỗ trợ về mặt cảm xúc, tinh thần; giúp đỡ ứng phó với những
tình huống khó khăn khác nảy sinh trong cuộc sống. Có rất ít nghiên cứu dựa
trên kinh nghiệm về ảnh hưởng của các thành viên trong nhóm “cha mẹ tự lực”.
Theo một số nghiên cứu đã được công bố, những kiến thức mang tính tập quán
(giả định) cho rằng nhóm cha mẹ cung cấp kết quả tích cực cho các thành viên,
bao gồm những lợi ích thông tin, những hỗ trợ về mặt cảm xúc trong việc ứng
phó. Theo định nghĩa này, có 3 cấp độ của “tăng cường năng lực”: (1) cấp độ cá
nhân bao gồm những suy nghĩ của cá nhân về khả năng của mình, không thể
hiện trước mặt người khác; (2) cấp độ liên cá nhân, liên quan đến năng lực ảnh
hưởng của một cá nhân đến người khác; (3) cấp độ xã hội, bao gồm các thay đổi
và hành động xã hội.

1.1.3 : Sự trợ giúp từ các nhà chuyên môn

Các nhà chuyên môn có thể cung cấp sự trợ giúp cho cha mẹ trẻ
thông qua việc cung cấp các nguồn lực và chuyên môn, giúp đỡ để thiết lập và
duy trì mối quan hệ mở, chân thực và hợp tác với cha mẹ trẻ.
11

Cách thức hợp tác này giữa thân chủ và nhà chuyên môn có liên quan đến khái
niệm “tăng cường năng lực”. Điều này hàm ý rằng: “một mối quan hệ hướng
đến việc tăng cường năng lực cho thân chủ phải dựa trên sự hợp tác, công bằng,
cởi mở và chia sẻ. Sự nỗ lực là để duy trì sự dịch chuyển ở mức tối thiểu và tăng
cường sự độc lập, năng lực, sức mạnh và sự tự tin. Mối quan hệ tăng cường
năng lực có thể là một mối quan hệ tốt nhất”.
1.2. Các dạng hỗ trợ có trẻ khuyết tật
1.2.1 : Nguồn lực tài chính
Nhiều phụ huynh đã sử dụng hình thức trợ giúp tài chính để chi trả cho
việc trị liệu, thuốc men và các thiết bị tập luyện vốn dĩ không thể được thanh toán
bởi các nhà cung cấp khác. Các phụ huynh cũng đã tìm tới các quỹ được thành
lập nhằm giúp đỡ họ chi trả các chi phí liên quan đến các trường hợp y tế khẩn
cấp hoặc các trường hợp cấp thiết khác.
Hiệu quả thường xuyên nhất có được từ nguồn hỗ trợ tài chính là cơ hội
cho các phụ huynh đưa ra các lựa chọn và quyết định về các dịch vụ hỗ trợ mà họ
tin là tốt nhất cho con gái và gia đình của họ.

1.2.2 : Nguồn lực dịch vụ hỗ trợ chuyên môn

Một hình thức hỗ trợ gia đình khác là quản lí trường hợp. Một phụ
huynh nói rằng“quản lí trường hợp là một tài sản vô giá nếu nhân viên là những
người biết lắng nghe và biết tìm nguồn phù hợp để hỗ trợ gia đình”. Các phụ
huynh khác dẫn chứng ra một số vấn đề họ gặp phải khi không có người quản lí
trường hợp hoặc người quản lí trường hợp không thực sự phát huy được hiệu
quả.
Là khía cạnh khác của trao quyền, một phụ huynh đã nói rằng hỗ trợ gia đình tạo
điều kiện trực tiếp cho các bậc cha mẹ có thể trở thành “tấm gương” cho con cái
khi có sự định hướng cho bản thân và cảm nhận về những sự lựa chọn.
Một hiệu quả đáng kể khác của hỗ trợ gia đình là việc ngăn chặn tình trạng bỏ
12

nhà của trẻ khuyết tật. Một số gia đình định đánh giá cao tính linh hoạt của các
dịch vụ hỗ trợ vì họ có thể lựa chọn dịch vụ cụ thể phù hợp với nhu cầu của con
cái họ. Hỗ trợ gia đình giúp các gia đình có điều kiện cơ hội hưởng lợi trực tiếp
cả về giáo dục, tài chính và tình cảm. Đối với những hiệu quả về mặt giáo dục,
nhiều phụ huynh nói nỏianwgf chương trình tập huấn kỹ năng lãnh đạo trong gia
đình đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao kiến thức và phát triển kỹ năng
biện hộ.

1.2.3 : Nguồn lực hỗ trợ tâm lý xã hội gia đình

Tầm quan trọng của hỗ trợ gia đình trong chăm sóc tâm lý được một vài
phụ huynh đề cập tới. Nhiều phụ huynh nói rằng những cam kết về thời gian và
trách nhiệm đã giúp họ có thể sử dụng hỗ trợ gia đình một cách có hiệu quả.

2. Các tác động của tình trạng khuyết tật đối với mối quan hệ với
anh chị em

Sự ra đời của một đứa trẻ khuyết tật là một hoàn cảnh khó khăn trong
cuộc sống không chỉ ảnh hưởng đến cha mẹ mà còn ảnh hưởng đến những anh
chị em khỏe mạnh. Anh chị em khỏe mạnh thường có mối quan hệ mâu thuẫn với
anh chị em khuyết tật của họ. Các anh chị em cảm thấy có trách nhiệm hơn so
với các bạn cùng trang lứa và gắn bó sâu sắc với họ hoặc mặt khác, cảm thấy bị
bỏ rơi và ghen tị với anh chị em của mình.
Vai trò của anh/chị/em trẻ khuyết tật là một thách thức, vị trí của trẻ
trong gia đình là khác nhau, thái độ và kỳ vọng của cha mẹ cũng khác. Một đứa
trẻ khỏe mạnh nhận ra rằng anh chị em của mình có đặc quyền là lời nói của
mình được chấp nhận, ngay cả khi người đó không liên quan đến bệnh của mình.
Trẻ em dễ tiếp thu và thấy sự khác biệt trong cách tiếp cận của cha mẹ đối với
một đứa trẻ khuyết tật. Anh/chị/em là một phần ổn định trong cuộc sống của trẻ,
chia sẻ với trẻ nhiều kinh nghiệm và mối quan hệ này cũng vậy, thậm chí là một
trong những trẻ khuyết tật. Chất lượng của mối quan hệ anh chị em phụ thuộc
13

vào số lượng trẻ em trong gia đình, sự khác biệt về tuổi tác và đặc biệt là loại
khuyết tật của đứa trẻ, bởi vì mỗi người mang lại một loại căng thẳng khác nhau
cho mối quan hệ anh chị em. Gánh nặng nghiêm trọng nhất là sự gián đoạn khả
năng giao tiếp và hiểu biết. Đối với một đứa trẻ nhỏ thì khó khăn hơn nhiều khi
quản lý các vấn đề với một anh chị em lớn tuổi. Một đứa trẻ khỏe mạnh cần phát
triển các chiến lược giúp nó đối phó không chỉ với mối quan hệ anh chị em mà
còn cả cuộc sống với gia đình. Họ biết rằng anh chị em khuyết tật không thể cư
xử như những người khác và thường dần dần áp dụng vai trò thống trị - bảo vệ,
mặc dù xung đột xuất hiện trong các mối quan hệ này. Việc tạo ra một mối quan
hệ đối xứng thực sự phổ biến giữa các anh chị em khỏe mạnh là điều khó đạt
được trong trường hợp này. Bất chấp những vấn đề khác nhau, một mối quan hệ
cởi mở và trung thực có thể được tạo ra giữa anh chị em (Fishman và cộng sự,
2000; Kaminsky và Dewey, 2001; Vágnerová, 2014).
Sự tồn tại của một đứa trẻ khuyết tật có thể là nguyên nhân của thái độ và
kỳ vọng cực đoan của cha mẹ cũng như liên quan đến một đứa trẻ khỏe mạnh.
Điều đó có thể dẫn tới mối quan hệ anh/chị/em giữa các đứa trẻ trở nên cực đoan.
Lúc bấy giờ những đứa trẻ khỏe mạnh có thể mặc cảm vì mình khỏe mạnh,
nhưng cũng có thể ghen tị với anh chị em khuyết tật của mình được cha mẹ quan
tâm.
Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa anh/chị/em với trẻ khuyết tật cũng có thể
gắn kết hơn những mối quan hệ anh/chị/em khác. Bởi, các đứa trẻ khỏe mạnh
nhận ra mình có lợi thế hơn ở một số chức năng và có thể giúp anh/chị/em hoàn
thiện thêm các chức năng khiếm khuyết. Họ cũng giúp anh/chị/em của mình phát
huy được những điểm mạnh và phát triển bản thân.
14

3. Tác động của tình trạng khuyết tật đối với các vấn đề liên quan
đến hôn nhân và mối quan hệ với vợ/chồng

3.1. Tác động của tình trạng khuyết tật trong giai đoạn tiền hôn nhân

Có hai nguyên nhân chính khiến người khuyết tật gặp khó khăn trong kết
hôn: đó là mặc cảm của bản thân và sự kỳ thị, phân biệt đối xử từ chính gia đình
và công đồng.
Nhiều NKT gặp nhiều cản trở trong tìm kiếm hạnh phúc lứa đôi và lập gia
đình hơn người không khuyết tật. Thậm chí trong hôn nhân còn có cả sự phân
biệt, và như thường lệ phụ nữ vẫn là người chịu thiệt thòi nhiều hơn; mặc dù
cùng bị khuyết tật nhưng nam giới vẫn có khả năng lập gia đình cao hơn nữ giới
Đa số phụ nữ khuyết tật sống ở nông thôn nên không có điều kiện học
hành. Việc đồng áng thì không phù hợp còn những việc nhẹ nhàng hơn chỉ đem
lại cho họ mức thu nhập ít ỏi, không đủ sinh sống.
NKT thường có tâm lý mặc cảm về các khiếm khuyết của bản thân mình,
xã hội còn không ít định kiện về việc kết hôn của người phụ nữ khuyết tật. Do
vậy để thích nghi được với giai đoạn mới, không những người phụ nữ khuyết tật
phải nghị lực hơn, tự lập hơn mà xã hội cũng cần có những chia sẻ, giúp đỡ thiết
thực
Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy định kiến của xã hội đối với phụ nữ
khuyết tật vẫn còn quá lớn. Bên cạnh đó, bản thân phụ nữ khuyết tật thường mặc
cảm, tự ti, cho rằng người bạn đời không khuyết tật phải “hi sinh” rất nhiều khi
đến với mình; hoặc sợ người khác yêu mình không thật lòng mà chỉ là lòng
thương hại; hoặc lo lắng cuộc sống không ổn định… nên tự đặt rào cản cho
chính mình.
Từ khi có chương trình phục hồi chức năng, thanh niên nam nữ khuyết tật
có nhiều cơ hội gặp gỡ nhau hơn. Họ cũng bắt đầu đỡ ngại ngần thể hiện những
nhu cầu cơ bản, ham muốn và ước mơ của mình. Nhiều người khuyết tật đã
15

nhận thức được họ có thể có một cuộc sống có ý nghĩa với những mối quan hệ
phong phú. Nhiều đôi họ đã tìm hiểu, yêu thương rồi đến vợ, nên chồng và
những đứa con cũng đã chào đời giữa những người khuyết tật với người khuyết
tật và giữa người khuyết tật với người không khuyết tật.
Hầu hết NKT đều có khả năng xây dựng gia đình và sinh con. Ngoại trừ
một số ít NKT mang tính di truyền, những cặp vợ chồng khuyết tật cũng có cơ
hội sinh ra những đứa con khỏe mạnh như những người không khuyết tật. Đa số
NKT đều có quan hệ thân thiết, yêu thương với người bạn đời của mình
Trở ngại lớn nhất là nhiều NKT lại mặc cảm rằng mình không bao giờ
hấp dẫn người khác. Để vượt qua những trở ngại này, đôi khi chính NKT phải
thuyết phục lẫn nhau. Vì vậy NKT có thể kết bạn với nhau ngay cả khi khuyết
tật của họ hoàn toàn khác nhau. Khi NKT được xã hội chấp nhận và hòa nhập
với cộng đồng thì mối quan hệ tình yêu, hôn nhân giữa NKT và người không
khuyết tật là điều tất yếu
NKT không có nhiều cơ hội để tìm hiểu và làm quen với thanh niên
không khuyết tật bởi vậy xã hội nên tạo ra những cơ hội thông qua các chương
trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng có thể tổ chức các trò chơi, văn
nghệ thể thao, các hoạt động xã hội để NKT và người không khuyết tật tham gia
bình đằng
Sai lầm thường gặp trong nhận thức của xã hội chính là sự ngộ nhận
những thanh niên chậm phát triển tinh thần không có nhu cầu quan hệ lứa
đôi. Nhu cầu vốn có đó nếu không được đáp ứng có thể dẫn đến những phiền hà
không chỉ đối với bản thân họ mà với cả những người khác
=> Việc cố gắng để bảo vệ những em gái chậm phát tiển tinh thần không
mang thai ngoài ý muốn, đồng thời với việc tôn trọng nhân quyền thường gặp
khó khăn. Do vậy cần phải trang bị các biện pháp tránh thai cho các thiếu nữ
chậm phát triển tinh thần nói riêng và các thiếu nữ khuyết tật nói chung
16

3.2. Tác động của tình trạng khuyết tật trong giai đoạn sau hôn nhân

Kết quả nghiên cứu cho thấy, phụ nữ khuyết tật gặp rất nhiều rào cản khi
tiến tới hôn nhân do cách nhìn lệch lạc của một số người trong xã hội, cho rằng
người khuyết tật và người không khuyết tật không "xúng đôi vừa lứa", hoặc
khuyết tật là di truyền nên sẽ sinh ra những đứa con dị tật. Trong thực tế, đúng là
phụ nữ khuyết tật thường gặp khó khăn khi mang thai (đi lại khó khăn, dễ ngã,
khả năng sảy thai cao), trong chăm sóc gia đình và con cái, trong sinh hoạt
chung với ghẽ đình chồng …
Người khuyết tật không có cơ thể hoàn chỉnh như người không khuyết tật
và bản năng về tình dục của họ bị ảnh hưởng.
Nghiên cứu thực tế: Anh T nhà ở quận Bình Thạnh mất cả hai tay do tai
nạn lao động xảy ra cuối năm 2010, cho biết, chuyện gần gũi vợ đã không còn
được như xưa mặc dù nhu cầu vẫn còn. Anh T nói: "Mặc cầm là chủ yếu, bởi
không còn tay, sự mạnh mẽ gần như không còn nữa. Tôi thấy mình như vô
dụng, như chỉ biết hưởng thụ. Chuyện ấy giữa tôi với vợ vì thế cũng ít dầu và
không hệ thoải mái".
Không chỉ "thưa dần" như trường hợp anh M.C, anh T. NH nhà ở
Hóc Môn cho biết, anh với vợ gần như ly thân từ sau khi anh bị bỏng xăng. Anh
H nói: "Tôi vẫn yêu thương vợ, nhưng mỗi lần chủng tội bên nhau, nhìn thấy
những vật co kéo da gần chỗ kín của tôi; vợ tôi khẽ thở dài rồi ôm tôi khóc. Mọi
thèm muốn trong tôi cũng tan biến luôn. Dần dần tôi không còn đề nghị gần
nhau nữa. Hạnh phúc cũng nhạt dần”
Giáo sư Mathew K.Yau, chuyên gia trị liệu người khuyết tật, Đại học
James Cook, Australia, cho rằng đời sống tình dục cho người khuyết tật chỉ có
thể được thỏa mãn khi có sự hợp tác tù đối tác. Chính thái độ của vợ hoặc chồng
sẽ khiến người còn lại tự tin hơn, hoặc mặc cảm hơn. “Sự điều chỉnh về giá trị,
thái độ, ước muốn, kỹ thuật rất quan trọng. Trong đó quan trọng nhất là sự hỗ
17

trợ, hiểu biết và hợp tác từ người bên kia sẽ giúp người khuyết tật hoàn tất tốt
công việc của mình".
Theo các chuyên gia, định hướng tình dục, sức khỏe sinh sản cho người
khuyết tật, cần phải được thực hiện một cách cụ thể ngay tai trường nuôi dạy trẻ
khuyết tật, từ tư thế hợp lý, đến những biện pháp quan hệ an toàn.

4. Tác động của tình trạng khuyết tật đối với mối quan hệ với bạn bè

Bởi vì lớp học là đấu trường trong đó các vấn đề về quan hệ bạn bè
thường xuất hiện đầu tiên, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra hành vi trong lớp học
của học sinh khuyết tật học tập để xem liệu hành vi đó có khác với hành vi của
các bạn cùng lớp hay không. Kết quả phân tích tổng hợp kết hợp kết quả của 25
nghiên cứu về hạnh kiểm trong lớp cho thấy, theo cả quan sát và báo cáo của
giáo viên, học sinh khuyết tật học tập có biểu hiện khiếm khuyết trong một số
hành vi. So với những học sinh không bị khuyết tật, những học sinh khuyết tật
học tập thường hay bỏ dở nhiệm vụ hơn, ít thực hiện nhiệm vụ hơn, dễ mất tập
trung hơn, nhút nhát và thu mình hơn, đồng thời bộc lộ nhiều rối loạn hành vi
hơn (Bender & Smith, 1990). Các nghiên cứu khác chỉ ra rằng giáo viên coi học
sinh khuyết tật học tập là sở hữu nhiều kỹ năng xã hội tiêu cực và ít thích ứng
hơn so với các bạn học không bị khuyết tật (ví dụ: Dalley và cộng sự, 1992;
Halnuber & Paris, 1993; Toulistos & Lindholm, 1980; Tur-Kaspa, 2002b;
Vallance và cộng sự, 1998). Mặc dù trong một số nghiên cứu, những vấn đề này
không phân biệt họ với những người có thành tích thấp khác (Coleman và cộng
sự, 1992; Haager & Vaughn, 1995; Tur-Kaspa & Bryan, 1995; Vaughn và cộng
sự, 1993), có vẻ như hành vi của nhiều học sinh khuyết tật học tập, ở một số
khía cạnh, khác với phần lớn các bạn cùng lớp. Các học sinh không khuyết tật sẽ
đóng vai trò là cầu nối giúp cho việc học tập của học sinh khuyết tật được thuận
lợi hơn
18

Những người bị khuyết tật về thể chất và giác quan và/hoặc học tập có thể
gặp khó khăn hơn trong việc kết nối với mọi người và tạo dựng hoặc duy trì tình
bạn mới. Họ có thể trở nên cô lập và cô đơn về mặt xã hội, điều này có thể ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tình cảm của một người. Những học sinh
có giáo viên phát hiện ít hành vi được cho là do thiếu hụt nhận thức xã hội gây
ra (Stiliadis & Wiener, 1989) và những học sinh có tỷ lệ tương tác tích cực với
bạn bè cao hơn (Coleman & Minnett, 1992) được cho là có địa vị xã hội học cao
hơn. Theo phụ huynh và giáo viên số lần bị từ chối có đi có lại của trẻ em, trong
khi cuối cùng, sự cô đơn có liên quan đến số lượng tình bạn có đi có lại. Ở
những học sinh khuyết tật học tập từ đầu đến giữa tuổi vị thành niên, sự cô đơn
được phát hiện là có liên quan đến sự chấp nhận của bạn bè, sự từ chối của bạn
bè và số lượng tình bạn có đi có lại.
Tỷ lệ trầm cảm nghiêm trọng ở học sinh tiểu học bị khuyết tật học tập
được ước tính là từ 14 đến hơn 35% (Stevenson & Romney, 1984; Wright-
Strawderman & Watson, 1992). Tỷ lệ tăng cao cũng được tìm thấy ở thanh thiếu
niên khuyết tật học tập (Dalley và cộng sự, 1992; Maag & Behrens, 1989), với
khoảng 32% số người tham gia trong một nghiên cứu cho thấy các triệu chứng
trầm cảm từ trung bình đến nặng. Các cố vấn hướng dẫn trong nghiên cứu này
tin rằng 43% thực sự có mức độ trầm cảm trong phạm vi có ý nghĩa lâm sàng
(Howard & Tryon, 2002). Trong một nghiên cứu mới, những sinh viên có nhận
thức tiêu cực về sự chấp nhận xã hội của họ đặc biệt dễ bị trầm cảm (Heath &
Wiener, 1996).

5. Tác động của tình trạng khuyết tật đối với mối quan hệ với
đồng nghiệp, người sử dụng lao động

Đối với người khuyết tật họ luôn được nhà nước tạo điều kiện được phục
hồi chức năng lao động, được tư vấn việc làm miễn phí, nhận được nhiều đãi
ngộ, ưu tiên các cơ hội việc làm phù hợp với sức khoẻ và đặc điểm của người
19

khuyết tật vì thế họ vẫn sẽ nhận được những công việc phù hợp, tống, vậy nên
môi trường làm việc rất quan trọng đối thứ nhất nhằm đảm bảo thu nhập của
người khuyết tật đồng thời xoá bỏ sự kì thị người khuyết tật trong mắt đồng
nghiệp và mọi người trong xã hội, thứ hai đây là cơ sở để người khuyết tật hết
mặc cảm, tự ti hơn, giúp họ khẳng định bản thân trong cuộc sống người khuyết
tật. những người đồng nghiệp là những người bạn đồng hành với họ trên con
đường này và là mấu chốt để giúp họ có cuộc sống tốt hơn, tự tin hơn.
Có nhiều ý kiến cho rằng mối liên hệ giữa khuyết tật, nghèo đói và tình
trạng bị cô lập với xã hội là không thể phủ nhận. Việc từ chối các cơ hội việc
làm công bằng cho người khuyết tật là một trong những nguyên nhân gốc rễ dẫn
đến sự nghèo đói và tình trạng bị phân biệt đối xử đối với nhiều người khuyết
tật. Có nhiều bằng chứng cho rằng người khuyết tật dễ gặp phải nhiều bất lợi, bị
phân biệt đối xử không chỉ trên thị trường lao động. Hậu quả là tỉ lệ người lao
động khuyết tật không có việc làm cao hơn những người lao động bình thường
khác. Kể cả khi họ có việc làm thì đó cũng thường là những ngành nghề, công
việc không thuộc thị trường lao động chính thức với đồng lương ít ỏi và những
vị trí đòi hỏi kĩ năng thấp, ít hoặc không có cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp.
Người khuyết tật thường làm việc ít hơn người khác
Theo ông Nguyễn Đình Liêu, Chủ tịch hội bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ
côi Việt Nam cho biết, trong 6,7 triệu người khuyết tật Việt Nam, 60% ở độ tuổi
lap động, nhưng chỉ có 30% số người khuyết tật trong độ tuổi lao động đang làm
việc và 15% trong số đó có việc làm tương đối ổn định. Nhìn chung, người
khuyết tật tiếp cận việc làm rất khó khăn, rất nhiều rào cản dối với người khuyết
tật, trong giao thông, môi trường và cả trong nhận thức của nhiều người.
Khi mà người khuyết tật làm việc trong môi trường năng động, đồng
nghiệp vui vẻ, tôn trọng, bình đẳng, nhiệt tình giúp đỡ họ thì những người
khuyết tật sẽ dần dẫn gỡ bỏ lớp trang bị, sự mặc cảm xuống, trở nên tự tin hơn,
hoà đồng hơn…
20

Khi người khuyết tật sống và làm việc trong môi trường tiêu cực ( toxic)
với mối quan hệ đồng nghiệp độc hại, đi làm dưới những ánh mắt phán xét, kì
thị thì họ sẽ ngày ngày tự ti, rơi vào trầm cảm.
Hiện nay đa số mọi người đều rất tôn trọng và giúp đỡ các trường hợp
khiếp khuyết vì thông qua báo đài, mạng xã hội nên xã hội cũng có cái nhìn tích
cực hơn đối với những trường hợp không may mắn như bản thân chúng ta.
Những người khuyết tật đi làm thường rất được kính trọng và nể phục,
hơn là bị soi mói phán xét. Bản thân chúng ta là những người bình thường được
ban cho đẩy đủ chức năng trên cơ thể chăm chỉ đi mỗi ngày đã rất nỗ lưc rồi,
những người khiếm khuyết bình đẳng đi làm được dựa vào ý chí kiên cường,
nghị lực phi thường để đi làm như chúng ta thật sự rất đáng nể phục. Vì thế thay
vì kì thị họ chúng ta hãy là những người tử tế hỗ trợ họ thật tốt trong công việc
và cuộc sống. Giúp họ vượt lên sự mặc cảm.

III. Kết luận

Theo như các chuyên gia Khuyết tật là sự khó khăn trong việc thực hiện
chức năng ở cấp độ cá nhân hoặc xã hội trong một hay nhiều lĩnh vực đời sống
hằng ngày , là kết quả của mối quan hệ giữa tình trạng sức khoẻ và yếu tố hoàn
cảnh.
Đối với người khuyết tật họ có rất nhiều thiệt thòi,
Trong gia đình họ thường ít hoặc không thực sự tham gia được trọn vẹn
các hoạt động trong gia đình, cảm thấy bị coi thường, không được đối xử bình
đẳng, không có vị trí, không có tiếng nói.Đối với xã hội họ thường cảm thấy bị
coi là gánh nặng của cộng đồng, không có vai trò, vị trí trong xã hội,thường bị
rèm pha, xa lánh, coi thường, bị phân biệt đối xử, không được tôn trọng. Vậy
nên xung quanh chúng ta có những người thân trong gia đình hay bạn bè, đồng
nghiệp… thì ta hãy tôn trọng, hỗ trợ họ tốt nhất có thể, đối xử nhẹ nhàng hơn để
mang lại sự chan hòa với toàn xã hội
21

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG


22

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tài liệu tiếng Việt


 Tác động của tình trạng khuyết tật đối với mối quan hệ với đồng nghiệp,
người sử dụng lao động
<https://www.eeoc.gov/vi/phan-biet-doi-xu-ve-tinh-trang-khuyet-tat>
<http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=20823 >
 PGS.TS Nguyễn Thị Kim Thoa, giáo trình Công tác xã hội với người
khuyết tật, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội
2. Danh mục tài liệu nước ngoài
 Bear, G.G., Juvonen, J.,& McInerney, F. (1993). “Nhận thức về bản thân
và quan hệ bạn bè của trẻ em trai có và trẻ em trai không có khuyết tật học tập
trong một thiết lập tích hợp: Một nghiên cứu theo chiều dọc” (Self-perceptions
and peer relations of boys with and boys without learning disabilities in an
integrated setting: A longitudinal study. Learning Disability Quarterly), 16, 127-
136
 Dalley, M. B., Bolocofsky, D. N., Alcorn, M. B., & Baker, C. (1992).
“Triệu chứng trầm cảm, phong cách quy kết, thái độ rối loạn chức năng và năng
lực xã hội ở thanh thiếu niên có và không có khuyết tật học tập” (Depressive
symptomatology, attributional style, dysfunctional attitude, and social compe-
tency in adolescents with and without learning disabilities). School Psychology
Review, 21, 444-458

ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN


23
Tên Nội dung công việc Chấm
điểm
Bùi Thị Hồng Nhung Nhóm trưởng, phân chia nhiệm vụ các
200030500 thành viên
Làm nội dung NKT với các vấn đề
khác liên quan đến hôn nhân và quan
hệ Vợ/chồng
Xác định nan đề, xác định mức độ ưu
tiên của vấn đề + Sơ dồ SWOT trong
bài tập tình huống
Cầm Thu Thảo Tổng hợp bài, căn chỉnh + làm
21030517 PowerPoint
Lên kế hoạch hỗ trợ thân chủ trong bài
tập tình huống
Bùi Thục Quyên Làm nội dung NKT đối với mối quan
21030516 hệ anh chị em
NKT đối với quan hệ bạn bè
Phân chia nhiệm vụ cho các thành viên
bài tập tình huống + Lên kế hoạch hỗ
trợ thân chủ trong bài tập tình huống
Nguyễn Mai Phương Làm nội dung Mở đầu + Tình trạng
21030514 khuyết tật đối với cha mẹ trong nuôi
dạy con Khuyết tật
Tóm tắt thông tin thân chủ, sơ đồ sinh
thái, đánh giá sơ bộ ban đầu trong bài
tập tình huống
Vi Thị Lan Phương Làm nội dung NKT đối với đồng
210305515 nghiệp, người sử dụng lao động + Kết
luận tổng kết
24
Xác định nan đề, xác định mức độ ưu
tiên của vấn đề + Sơ dồ SWOT trong
bài tập tình huống

You might also like