You are on page 1of 5

ĐẢM BẢO SỰ BÌNH ĐẲNG VỀ QUYỀN HỌC

TẬP ĐỐI VỚI MỌI CÔNG DÂN

I. Khái niệm
Quyền bình đẳng là một quyền cơ bản của con người. Đó là quyền được xác
lập tư cách con người trước pháp luật; không bị pháp luật phân biệt đối xử, có
quyền và nghĩa vụ ngang nhau trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ như
nhau.
Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. Mọi công dân không phân biệt
dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, đặc điểm cá nhân, nguồn gốc gia
đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập.

Hiện nay, pháp luật đã quy định rất cụ thể thì việc học tập là quyền và
nghĩa vụ của công dân. Mọi công dân không phân biệt dân tộc nào của
Việt Nam, bất kể thuộc tôn giáo nào, theo tín ngưỡng nào, không phân
biết giới tính nam nữ, đặc điểm cá nhân ra sao, nguồn gốc gia đình từ
đâu, địa vị xã hội cao hay thấp, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ
hội học tập.
Mọi công dân có quyền học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch
giáo dục, quy tắc ứng xử của cơ sở giáo dục đã ban hành các chương
trình đào tạo.

II. Tầm quan trọng của việc học tập:


Ông bà ta thường có câu “Học, học nữa, học mãi” qua đóchúng ta thấy được
rằng việc học tập luôn luôn là cần thiết dù cho ta ở bất cứ độ tuổi nào và ở bất
kì đâu. Vậy việc học có tầm quan trọng với chúng ta như thế nào?
- Tìm hiểu thêm những kiến thức trong vũ trụ tri thức bao la rộng lớn.
- Việc học giúp chúng ta cải thiện bản thân mình thành một phiên bản
hoàn hảo hơn trong mắt chính mình và mọi người.
- Việc học tập càng quan trọng hơn bởi sự tiến bộ của thế giới đòi hỏi
chúng ta phải có một lượng kiến thức rộng lớn thì mới có thể tồn tại và
phát triển.
- Giúp chúng ta tiếp thu và hiểu biết các chuẩn mực đạo đức, rèn luyện
nhân cách và lối sống.
-Là hành trang quan trọng để tự tin bước vào đời và vươn tới thành
công trong cuộc sống.

III. Quyền học tập bình đẳng giữa các công dân:
1. Mọi công dân đều có quyền học tập không hạn chế luyện theo
chương trình, kế hoạch giáo dục của cơ sở giáo dục đã ban hành các
chương trình đào tạo.
2. Công dân có thể học bất cứ ngành nghề nào.
3. Công dân có quyền học thường xuyên, học suốt đời.
4. Mọi công dân đều được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.

IV. Các ví dụ về việc đảm bảo sự bình đẳng về quyền học tập đối với
mọi công dân:

1. Nghị định số 81/2021/NĐ-CP


- Nhiều đối tượng được miễn học phí và hỗ trợ chi phí học tập.
- Góp phần tạo điều kiện học tập cho trẻ em đến trường phổ cập kiến
thức với các bạn cùng trang lứa.
- Mở ra một hành trang tốt đẹp cho các em có điều kiện khó khăn, đồng
thời tạo nên sự bình đẳng về cơ hội đến trường cho các em nhỏ.
2. Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định 1373/QĐ-TTg phê duyệt
Đề án "Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030".
Theo Đề án, mọi người dân đều có cơ hội, bình đẳng trong việc tiếp cận hệ
thống giáo dục mở, đa dạng, linh hoạt, liên thông, hiện đại; với nhiều mô
hình, phương thức và trình độ đào tạo, góp phần đẩy mạnh phát triển
nguồn nhân lực.
Đề án phấn đấu:
- 70% người trong độ tuổi lao động được trang bị năng lực thông tin, kỹ
năng sống.
- 60% dân số từ 15 tuổi trở lên được đào tạo trình độ chuyên môn kỹ
thuật. Trong đó, 15% dân số có trình độ đại học trở lên.
Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi
về chế độ, chính sách phát triển giáo dục, tạo môi trường giáo dục an toàn làn
h mạnh, tạo điều kiện để người học phát huy tiềm năng, năng khiếu của mình
một cách tốt nhất.
Nhà nước tạo điều kiện ưu tiên cho :

+ Người học là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo quy định của Luật Trẻ em
+ Người học là người khuyết tật theo quy định của Luật Người khuyết tật
+ Người học thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo

3. Bên cạnh các hệ thống trường công lập


Nhà nước còn khuyến khích mọi đối tượng tham gia công tác xã hội hóa giáo
dục (mở ra nhiều loại hình trường lớp ngoài công lập) để tạo điều kiện tối đa
cho trẻ em có thêm nhiều cơ hội đến trường. Không chỉ trẻ em đang độ tuổi
cắp sách đến trường mà còn những người lớn tuổi có mong muốn học tập để
cải thiện cuộc sống và tư duy.

You might also like