You are on page 1of 1

2) Luận điểm 2: Dạy thêm, học thêm vừa là nghĩa vụ, vừa là quyền của mọi công dân.

 Căn cứ pháp lí
- Điều 39 Luật Hiến pháp năm 2013 quy định: “Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập”.
- Điều 99 Luật trẻ em năm 2016 quy định: “Cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ có trách nhiệm bảo đảm cho
trẻ em thực hiện quyền học tập, hoàn thành chương trình giáo dục phổ cập theo quy định của pháp luật, tạo Điều
kiện cho trẻ em theo học ở trình độ cao hơn.Quyền học tập của công dân được nhà nước công nhận và bảo hộ,
bảo vệ được quy định cụ thể, thể hiện trong các văn bản pháp luật như hiến pháp, trong các văn bản luật như luật
giáo dục năm 2019 và các văn bản pháp luật khác có liên quan”.
- Điều 16 khoản 1 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em: “Trẻ em có quyền được học tập, điều này có nghĩa là
bất kỳ trẻ em mà dưới mười sáu tuổi, là công dân Việt Nam thì đều có quyền được đi học đúng độ tuổi theo quy
định, tham gia học đầy đủ các chương trình giáo dục của Nhà nước. Quyền này được Nhà nước quy định một
cách cụ thể và bảo đảm thực hiện”.

 Phân tích lập luận:


- Nhà nước ta luôn coi “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” , vì vậy trong hệ thống pháp luật có rất nhiều quy định liên quan
đến quyền học tập của trẻ em. Điều này thể hiện rõ nét và cụ thể tại chương II trong Hiến pháp 2013 - văn bản pháp luật có giá
trị pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay. Các điều này được quy định nhằm mục đích cốt lõi là bảo đảm
cho mọi công dân Việt Nam đều được thụ hưởng đầy đủ các quyền con người cơ bản cũng như quy định về nghĩa vụ của họ.
Học tập là một công việc vô cùng cần thiết đối với mỗi con người, mỗi gia đình và toàn xã hội, do đó quyền và nghĩa
vụ học tập là một trong những quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Công dân có quyền học bằng nhiều hình thức
khác nhau: học tập trung, học không tập trung, học chính quy, học không chính quy, học chuyên túc, học bổ tú, học
ban ngày hoặc học buổi tối.

- Nhu cầu học thêm là một nhu cầu hoàn toàn chính đáng vì nhà trường, thầy cô sẽ không thể nào đáp ứng được
mọi nhu cầu của từng học sinh. Học sinh khá cần được bồi dưỡng, học sinh yếu cần được phụ đạo. Thông qua dạy
thêm, các học sinh yếu kém được bổ túc kiến thức, hỗ trợ các em hoàn thành chương trình học. Hơn nữa, việc tổ chức
dạy thêm trong trường sẽ tạo điều kiện miễn, giảm học phí để giúp đỡ, hỗ trợ các học sinh có hoàn cảnh khó khăn vì
không một lí do hay sự phân biệt nào có thể hạn chế các em học nâng cao, theo đuổi trình độ cao hơn ở các cấp học.
Từ đó tạo cơ hội cho các em phát triển bản thân, tạo nên một môi trường giáo dục bình đẳng về tri thức. Mặt khác,
chương trình ở nhà trường chỉ có thể nhắm đến việc đạt những yêu cầu chung cho tất cả học sinh, và hầu như sẽ
không bao giờ có đủ điều kiện để đáp ứng các đặc điểm về năng khiếu, sở thích hoặc nguyện vọng nghề nghiệp của
từng em. Việc tổ chức dạy và học thêm là để bù vào khoảng trống này. Với những trẻ em có thiên phú, năng khiếu
cần được phát hiện, bồi dưỡng, khuyến khích, dạy thêm sẽ là cách giúp các em bồi dưỡng, hoàn thiện khả năng của
mình.
- Bản chất việc dạy thêm, học thêm không xấu. Nó chỉ tiêu cực khi giáo viên “trù dập”, “găm đề” nếu học sinh
không học thêm; thời gian học thêm quá nhiều làm học sinh không có thời gian nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí; hay cho
con đi học thêm xuất phát từ sự chạy đua thành tích của các bậc phụ huynh;... Để điều phối, kiểm soát được việc dạy
thêm, bộ Giáo dục đề nghị bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong việc dạy thêm.

- Qua những ý kiến trên, học thêm – dạy thêm là một nhu cầu tất yếu, một mong muốn chính đáng, thể hiện
quyền được học tập. Dạy thêm đáp ứng nhu cầu đặt ra thì không cấm được, bởi vì cấm dạy thêm có lẽ sẽ là hành vi đi
ngược lại sự phát triển và lợi ích của trẻ em.

 Tài liệu tham khảo


- https://dangcongsan.vn/thoi-su/dang-va-nha-nuoc-ta-luon-coi-giao-duc-la-quoc-sach-hang-dau-596926.html
- http://m.baodaknong.org.vn/chinh-tri/cong-dan-co-quyen-va-nghia-vu-hoc-tap-43161.html

You might also like