You are on page 1of 6

UBND TP.

HỒ CHÍ MINH ÔN TẬP HỌC KÌ HÈ


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN Học phần. Quản lí HCNN & quản lí
oOo Ngành GD-DT
ÔN TẬP 01

Câu 1: Anh (Chị) hãy trình bày quyền của người học được quy định trong
Luật Giáo dục (2019) ở nước ta. Liên hệ thực tế.
1. Quyền của người học:
a) Được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm
năng của bản thân.
Ví dụ: Đối với học sinh THPT, bao gồm lớp 10,11,12, các em có quyền
được học theo chương trình giáo dục hiện hành để giúp cho các em có
được các chuẩn về phát triển tích cực.
b) Được tôn trọng; bình đẳng về cơ hội giáo dục và học tập; được phát triển
tài năng, năng khiếu, sáng tạo, phát minh; được cung cấp đầy đủ thông tin
về việc học tập, rèn luyện của mình.
Ví dụ: Học sinh các trường trung học được cung cấp đầy đủ nội dung và
cấu trúc môn học.
Các bạn dân tộc Tày, Nùng,.. được bình đẳng với các bạn dân tộc
Kinh trong việc lựa chọn các nguyện vọng vào trường Đại học.
Một số trường trung học tổ chức cuộc thi “Sáng tạo tên lửa nước”;
“Sáng tạo khoa học kĩ thuật” để học sinh có cơ hội phát triển, sáng tạo.
c) Được học vượt lớp, học rút ngắn thời gian thực hiện chương trình, học ở
độ tuổi cao hơn tuổi quy định, học kéo dài thời gian, học lưu ban, được
tạo điều kiện để học các chương trình giáo dục theo quy định của pháp
luật.
Ví dụ: Học sinh có thể lực tốt và phát triển sớm về trí tuệ có thể vào học
trước tuổi hoặc học vượt lớp trong phạm vi cấp học
d) Được học tập trong môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh.
Ví dụ: Học sinh TH được quyền học tập trong môi trường đảm bảo số
lượng và chủng loại thiết bị, cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu cho nhu cầu
học tập.
e) Được cấp văn bằng, chứng chỉ, xác nhận sau khi tốt nghiệp cấp học, trình
độ đào tạo và hoàn thành chương trình giáo dục theo quy định.
Ví dụ: Học sinh nhận bằng “Tốt nghiệp Trung học phổ thông” sau khi
hoàn thành nội dung học chương trình cấp 3 và đủ điểm kì thi Tốt nghiệp.
f) Được tham gia hoạt động của đoàn thể, tổ chức xã hội trong cơ sở giáo
dục theo quy định của pháp luật.
Ví dụ: Ngoài việc hoàn thành chương trình học chính quy tại các cơ sở
giáo dục, học sinh có quyền tham gia các hoạt động thiết thực do đoàn
thanh niên nhà trường phát động như " Ngày chủ nhật xanh ", "Ngày thứ
7 tình nguyện" để học sinh phát triển toàn diện, và xây dựng môi trường
học đường thân thiện.
g) Được sử dụng cơ sở vật chất, thư viện, trang thiết bị, phương tiện phục vụ
các hoạt động học tập, văn hoá, thể dục, thể thao của cơ sở giáo dục.
h) Được trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp của mình kiến nghị với
cơ sở giáo dục các giải pháp góp phần xây dựng cơ sở giáo dục, bảo vệ
quyền, lợi ích của người học.
Ví dụ: Các em học sinh có thể thông qua cha mẹ hoặc người bảo hộ hợp
pháp để đưa ra một số đề nghị trong việc nâng cao chất lượng cơ sở vật
chất của nhà trường tạo nên môi trường học tập tốt hơn.
i) Được hưởng chính sách ưu tiên của Nhà nước trong tuyển dụng vào các
cơ quan nhà nước nếu tốt nghiệp loại giỏi và có đạo đức tốt.
Ví dụ: Sinh viên tốt nghiệp bằng cử nhân loại giỏi được Nhà trường
chiêu mộ ở lại học tập lên thạc sĩ được đào tạo làm giảng viên.
j) Được cử người đại diện tham gia hội đồng trường theo quy định.
Ví dụ: Mỗi lớp có một Ban đại diện cha mẹ học sinh gồm từ 3 đến 5
thành viên, trong đó có trưởng ban và một phó trưởng ban.

Câu 2: Anh (Chị) hãy trình bày nhiệm vụ của giáo viên được quy định
trong Điều lệ trường trung học phổ thông (2020). Liên hệ thực tế
Nhiệm vụ của giáo viên
- Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục theo kế
hoạch giáo dục của nhà trường và kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn;
quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức;
tham gia các hoạt động chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu
quả giáo dục.
Ví dụ: Hằng năm, Hiệu trưởng ban hành kế hoạch thời gian tổ chức thực
hiện các môn học và hoạt động giáo dục được quy định trong chương
trình giáo dục phổ thông.
- Trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh
dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh; thương yêu, đối xử
công bằng và tôn trọng nhân cách của học sinh; bảo vệ quyền và lợi ích
chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.
Ví dụ: Người giáo viên cần phải có những lời nói, hành động đúng mực,
không gây ảnh hưởng đến uy tín của nhà giáo, không được để xảy ra tình
trạng thiên vị, tiêu cực xảy ra trong lớp học, luôn tận tình giúp đỡ đồng
nghiệp và không được có những hành vi gây mất đoàn kết tập thể.
- Học tập, rèn luyện để nâng cao sức khỏe, trình độ chính trị, chuyên môn,
nghiệp vụ, đổi mới phương pháp dạy học, giáo dục.
Ví dụ: Giáo viên cần chủ động trong việc tự bồi dưỡng năng lực chuyên
môn cũng như tìm ra hướng giáo dục mới theo kế hoạch giảng dạy.
- Tham gia tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.
Ví dụ: Giáo viên các khối ngành sư phạm cần tham gia đầy đủ các buổi
bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm về bộ môn đang giảng dạy.
- Tham gia công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở địa phương.
Ví dụ: Tăng cường thực hiện dạy học 2 buổi/ngày để nâng cao chất giáo
dục toàn diện, đưa Ngoại ngữ trở thành môn học bắt buộc trong nhà
trường, đặc biệt là tiếng Anh (học sinh được học 4 tiết/tuần,...) chuẩn bị
tốt các điều kiện để giádục tiểu học nói riêng và giáo dục Việt Nam hội
nhập quốc tế…
- Thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và của ngành
Giáo dục, các quyết định của hiệu trưởng; thực hiện nhiệm vụ do hiệu
trưởng phân công, chịu sự kiểm tra, đánh giá của hiệu trưởng và các cấp
quản lý giáo dục.
Ví dụ: Dựa vào bản kế hoạch thời gian tổ chức thực hiện môn học của
Hiệu trưởng, giáo viên chủ động đề xuất những nội dung cần điều chỉnh hoặc bổ
sung, tích hợp; điều chỉnh thời lượng thực hiện ; nguồn học liệu và thiết bị dạy
học
- Phối hợp với Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, gia đình
học sinh và các tổ chức xã hội liên quan để tổ chức hoạt động giáo dục.
Ví dụ: Nhằm tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng, lòng yêu
nước, giáo viên kết hợp với Đoàn Thanh niên tổ chức cho các em học sinh nhận
chăm sóc, vệ sinh khu Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ của tỉnh
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Ví dụ: Ngoài việc thực hiện quy định trên, giáo viên cần thực hiện các
nhiệm vụ do hiệu trưởng phân công trong phạm vi giáo dục.
Câu 3.
Anh/Chị hãy trình bày quyền và nghĩa vụ của viên chức trong hoạt
động nghề nghiệp được quy định trong Luật Viên Chức.
a. Quyền của viên chức về hoạt đồng nghề nghiệp.
- Được pháp luật bảo vệ trong hoạt động nghề nghiệp.
- Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp
vụ.
- Được bảo đảm trang bị, thiết bị và các điều kiện làm việc.
- Được cung cấp thông tin liên quan đến công việc hoặc nhiệm vụ được
giao.
- Được quyết định vấn đề mang tính chuyên môn gắn với công việc hoặc
nhiệm vụ được giao.
- Được quyền từ chối thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ trái với quy định
của pháp luật.
- Được hưởng các quyền khác về hoạt động nghề nghiệp theo quy định của
pháp luật.
b. Nghĩa vụ của viên chức trong hoạt đồng nghề nghiệp.
- Thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao bảo bảo yêu cầu về thời
gian và chất lượng.
- Phối hợp tốt với đồng nghiệp trong thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ.
- Chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền.
- Thường xuyên học tập nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn, nghiệp
vụ.
- Khi phục vụ nhân dân, viên chức phải tuân thủ các quy định sau:
+ Có thái độ lịch sự, tôn trọng nhân dân;
+ Có tinh thần hợp tác, tác phong khiêm tốn;
+ Không hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà đối với nhân
dân;
+ Chấp hành các quy định về đạo đức nghề nghiệp.
- Chịu trách nhiệm về việc thực hiện hoạt động nghề nghiệp.
- Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật
Câu 4.
Anh/Chị hãy trình bày những tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của
nhà giáo được quy định trong Luật Giáo dục (2019) ở nước ta. Liên hệ thực
tế.
a. Tiêu chuẩn của nhà giáo
Nhà giáo phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:
- Có phẩm chất, tư tưởng, đạo đức tốt;
- Đáp ứng chuẩn nghề nghiệp theo vị trí việc làm;
- Có kỹ năng cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ;
- Bảo đảm sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp.
b. Nhiệm vụ của nhà giáo
- Giảng dạy, giáo dục theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ
và có chất lượng chương trình giáo dục.
Ví dụ: Nhà giáo có nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục các em học sinh theo
chương trình giáo dục hiện hành để các em được tiếp thu tri thức một
cách đầy đủ và đúng đắn nhất.
- Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, điều lệ nhà trường, quy tắc ứng
xử của nhà giáo.
Ví dụ: Nhà giáo có ngôn ngữ đúng mực, tôn trọng, thân thiện đối với phụ
huynh, cán bộ làm việc trong trường, không thực hiện những hành động
gây mất đoàn kết hoặc né tránh, thờ ơ, che dấu cho sai phạm của đồng
nghiệp hoặc học sinh. Nhà giáo cần lắng nghe, tư vấn cho người học và
tích cực xây dựng môi trường học lành mạnh.
- Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng, đối xử công
bằng với người học; bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học.
Ví dụ: Nhà giáo không được vì lợi ích của bản thân mà làm ra những
hành động làm mất đi uy tín của nhà giáo, không được để tình trạng thiên
vị, bất công xảy ra trong môi trường giáo dục, phải lên tiếng bảo vệ cho
quyền lợi của người học nếu có trường hợp quyền của người học bị vi
phạm.
- Học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị,
chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt
cho người học.
Ví dụ: Nhà giáo cần học hỏi, tiếp thu nhiều phương pháp giảng dạy hay,
thú vị, thu hút sự chú ý và phù hợp trình độ của người học. Nhà giáo cần
có những đức tính tốt như khiêm tốn, chính trực,... và có những hành
động đúng mực để làm tấm gương cho người học học hỏi và làm theo.
c. Quyền của nhà giáo
- Được giảng dạy theo chuyên môn đào tạo.
Ví dụ: Giáo viên được đào tạo chuyên môn ở môn học nào thì có quyền
giảng dạy môn học đó, như giáo viên học Sư phạm Tiếng Anh thì có
quyền dạy tiếng Anh.
- Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp
vụ.
Ví dụ: Giáo viên được bồi dưỡng nghiệp vụ ở cấp độ cao hơn theo đúng
chuyên ngành giảng dạy của mình, tham gia các lớp bồi dưỡng nhằm đáp
ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp và nâng cao năng lực dạy học như các lớp
bồi dưỡng chuẩn chức danh nghề nghiệp, bồi dưỡng ứng dụng công nghệ
thông tin, bồi dưỡng về Tiếng Anh…để phục vụ cho nghề nghiệp của mình.
- Được hợp đồng thỉnh giảng, nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục khác
hoặc cơ sở nghiên cứu khoa học.
Ví dụ: Nhà giáo có chuyên môn được đào tạo chuyên sâu, học đại học
chính quy trở lên thì có quyền được thỉnh giảng tại các cơ sở giáo dục nếu
được mời.
- Được tôn trọng, bảo vệ nhân phẩm, danh dự và thân thể.
- Được nghỉ hè theo quy định của Chính phủ và các ngày nghỉ khác theo
quy định của pháp luật.
Ví dụ: Giáo viên được nghỉ hè và các ngày lễ như 30/4 và 1.5

You might also like