You are on page 1of 3

Theo Điều 55 của Luật Giáo dục đại học năm 2012 và Luật Giáo dục đại học

sửa đổi, bổ sung năm


2018 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của giảng viên tại các cơ sở giáo dục đại học như sau:

- Giảng dạy, phát triển chương trình đào tạo, thực hiện đầy đủ, bảo đảm chất lượng chương trình
đào tạo.

- Nghiên cứu, phát triển ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ, bảo đảm chất lượng đào
tạo.

- Học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp
giảng dạy; tham gia hoạt động thực tiễn để nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học.

- Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của giảng viên.

- Tôn trọng nhân cách của người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích
chính đáng của người học.

- Tham gia quản lý và giám sát cơ sở giáo dục đại học, tham gia công tác Đảng, đoàn thể và các
công tác khác.

- Độc lập về quan điểm chuyên môn trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học trên nguyên tắc phù hợp
với lợi ích của Nhà nước và xã hội; được ký hợp đồng thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học với cơ
sở giáo dục đại học, cơ sở nghiên cứu khoa học, cơ quan, tổ chức khác theo quy định của cơ sở giáo
dục đại học mà mình đang làm việc.

- Được bổ nhiệm chức danh của giảng viên, được phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà
giáo ưu tú và được khen thưởng theo quy định của pháp luật.

- Nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học và
quy định khác của pháp luật có liên quan.

Một điều không thể phủ nhận là công tác đào tạo tốt hay không phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ giảng
viên. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, công việc thành công
hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Khoa Kỹ thuật Xây dựng, Trường Đại học Công nghiệp
TP. Hồ Chí Minh có chức năng tổ chức đào tạo kiến thức và chuyên môn nghiệp vụ ngành xây
dựng dân dụng và giao thông; tổ chức nghiên cứu khoa học phục vụ giảng dạy. Tính đến thời điểm
này thì đã gần 8 năm Khoa Kỹ thuật Xây dựng được thành lập; nhân sự của Khoa hiện nay là 23
người, trong đó giảng viên là 22 người, giảng viên trẻ (dưới 40 tuổi) là 17 người chiếm 3/4 số
lượng giảng viên.

Như vậy, có thể thấy rằng, Khoa KTXD có nhiều giảng viên trẻ nên có rất nhiều thuận lợi trong
quá trình công tác như nhạy bén trong tiếp nhận và tiếp thu mọi vấn đề. Năng động, sáng tạo trong
công tác, có khả năng tốt trong ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho công tác giảng dạy và
nghiên cứu khoa học. Đồng thời, giảng viên trẻ có tinh thần học tập nâng cao năng lực, trình độ
chuyên môn, nhiệt tình, cởi mở, tạo được sức hút cho bài giảng.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi đó, thì giảng viên trẻ cũng gặp rất nhiều những khó khăn mà
cần nhiều thời gian mới có thể hoàn thiện như:

- Kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế, chưa có nhiều sự trải nghiệm mà trong giảng dạy lý thuyết,
thực hành thì rất cần điều này, đây là điều mà rất ít những giảng viên trẻ có được.

- Về kỹ năng sư phạm giảng viên trẻ còn nhiều hạn chế, chưa thật tự tin khi lên lớp vì mang tâm lý
tuổi đời, tuổi nghề còn ít.

- Trong công tác nghiên cứu khoa học thì những giảng viên trẻ vẫn chưa phát huy hết khả năng của
mình; ngoài những bài viết mang tính bắt buộc, thường niên thì giảng viên trẻ vẫn chưa thực sự chủ
động nghiên cứu, viết bài, làm chủ đề tài khoa học.

Nói đến khó khăn thì có lẽ còn rất nhiều và còn phụ thuộc đến những điều kiện, hoàn cảnh khác
nhau của mỗi người. Nhưng việc cần thiết nhất của từng giảng viên trẻ là tự ý thức được những
thuận lợi, khó khăn của mình để có thể định ra cho mình những cách thức để tận dụng được những
thuận lợi, vượt lên những khó khăn hoàn thành tốt công tác đào tạo của nhà trường. Theo tôi, để
làm được điều này thì giảng viên trẻ cần:

- Trước hết, phải tự có ý thức nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn bằng việc đi học (tham gia
các lớp bồi dưỡng để cập nhật những nội dung mới; giảng viên học lên đúng chuyên ngành đào tạo
để có kiến thức sâu, bài bản về môn học giảng dạy…).

- Chủ động làm các đề tài nghiên cứu về các vấn đề thực tiễn ở địa phương, tự trang bị những kiến
thức thực tế để phục vụ công tác giảng dạy (thể hiện trong chất lượng bài giảng, sự vận dụng lý
luận vào thực tiễn…).
- Kỹ năng sư phạm không phải là cái có trong một sớm một chiều mà cần có sự rèn luyện thông
qua việc học tập những giảng viên giàu kinh nghiệm; tự rút kinh nghiệm trong những lần lên lớp;
mạnh dạn thử nghiệm những phương pháp giảng dạy mới, thu hút học viên.

- Mạnh dạn thể hiện chính kiến của mình, không sợ sai, sợ khó; tự đề ra cho mình phương pháp tích
lũy kiến thức phù hợp để phục vụ mục đích cuối cùng là nâng cao chất lượng bài giảng.

Bản thân tôi thiết nghĩ, giảng viên trẻ không chỉ cần tự hoàn thiện mình mà cũng còn rất cần những
môi trường thuận lợi để họ có thể phát triển một cách toàn diện nhất.

You might also like