You are on page 1of 5

CÁC HÀNH VI BỊ NGHIÊM CẤM TRONG CSGD

-Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ, người
lao động của cơ sở giáo dục và người học.
Căn cứ theo Điều 22, khoản 1 Luật giáo dục 2019
Trong nền giáo dục quốc dân nói riêng và toàn xã hội nói chung hành vi xúc phạm
nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ, người lao động của cơ
sở giáo dục và người học thuộc những hành vi bị nghiêm cấm vì bất khả xâm phạm
thân thể, danh dự, nhân phẩm vốn dĩ là quyền cơ bản của con người, được ghi nhận
không chỉ trong Hiến pháp nước ta mà còn nhiều bộ luật khác trên thế giới và
những hành vi này đi ngược lại truyền thống và mục tiêu giáo dục của toàn xã hội.
Đồng thời, căn cứ tại Điều 26 Nghị định 04/2021/NĐ-CP quy định Xúc phạm danh
dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trong cơ sở
giáo dục; vi phạm quy định về chính sách đối với nhà giáo như sau:
- Phạt tiền từ 05-10 triệu đồng đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm; xâm
phạm thân thể nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trong cơ sở giáo dục nhưng chưa
đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Phạt tiền từ 10-15 triệu đồng đối với hành vi vi phạm về chính sách đối với nhà
giáo.
- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc xin lỗi công khai người bị xúc phạm danh
dự, nhân phẩm; xâm phạm thân thể đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1
Điều 26, trừ trường hợp người bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm; xâm phạm thân
thể có yêu cầu không xin lỗi công khai.
Ví dụ:
- Vụ việc thầy giáo tát nam học sinh và cô giáo thả sách vở của học sinh xuống đất
thuộc trường THCS Ngô Thời Nhiệm, huyện Định Quán, Đồng này vào ngày
23/04/2022
- 7 học sinh trường THPT Nguyễn Trãi, TP Thanh Hóa bị kỷ luật, buộc thôi học vì
nói xấu, xúc phạm thầy cô giáo và nhà trường trên mạng xã hội ngày 31/10/2018
-Thầy giáo bóp cằm, chỉ vào mặt xúc phạm học sinh trong lớp tại trường THP Phan
Huy Chú, huyện Thạch Thất, Hà Nội ngày 02/10/2023.
- Xuyên tạc nội dung giáo dục
Căn cứ theo Điều 22, khoản 2 Luật giáo dục 2019
Rất nhiều người hiểu nhầm từ những thông tin dưới dạng các bài viết cố tình làm
sai lệch, thậm chí xuyên tạc nội dung SGK. Họ không kiểm chứng nguồn gốc và
nội dung bài viết, mà theo cảm tính, không phân biệt đúng sai, tự mình bức xúc
hoặc có hành vi sai lệch.
Cần có những chế tài xử phạt nghiêm các đối tượng cố tình phát tán sai lệch nội
dung SGK để răn đe và định hướng đúng dư luận. Lượng tương tác và chia sẻ trên
các bài viết từ Bộ GD&ĐT đã thu hút sự quan tâm của người dân cho thấy đây là
vấn đề nóng, cấp thiết cần xử lý triệt để và chính mỗi người dùng cần phải tự nâng
cao ý thức trách nhiệm của bản thân khi tiếp cận nguồn tin, bài trên MXH.
Ví dụ: Mạng xã hội xuất hiện các thông tin xuyên tạc, bình luận tiêu cực, lệch lạc
về nội dung phê duyệt sách giáo khoa tiếng Trung Quốc năm 2023.
Các cá nhân, tổ chức đăng tải nội dung xuyên tạc về ngữ liệu trong sách giáo khoa
năm 2023
- Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh.
Căn cứ theo Điều 22, khoản 3 Luật giáo dục 2019
Là học sinh, sinh viên, học viên hay nghiên cứu sinh thì không được gian lận trong
học tập, kiểm tra, thi cử, tuyển sinh. Tuy Luật Giáo dục nghiêm cấm nhưng trên
thực tế, việc này xảy ra không những nhiều mà còn ở mức độ thường xuyên, không
khó bắt gặp. Vì thế chúng ta cần có cơ chế giám sát sát sao hơn hoặc thanh tra
kiểm tra bất chợt trong các kỳ tuyển sinh đại học, hay kỳ thi cuối kỳ học.
Tại Khoản 2, Điều 88 - Luật Giáo dục quy định các hành vi mà người học không
được làm, trong đó có hành vi gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử, tuyển sinh.
Và nếu người học thực hiện hành vi này sẽ bị xử phạt vi hành chính theo Nghị định
số 138/ 2013/NĐ-CP ngày 22-10-2013, quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực giáo dục. Theo đó, phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000
đồng đối với hành vi mang tài liệu, thông tin, vật dụng không được phép vào
phòng thi, khu vực chấm thi. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối
với hành vi làm bài hộ thí sinh hoặc trợ giúp thí sinh làm bài.
Ví dụ:
Vụ việc lọt đề thi Toán trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 ngày 7/7 do học
sinh mang điện thoại vào phòng thi chụp ảnh ra ngoài nhờ người giải hộ.
Lộ đề thi Sinh tốt nghiệp THPT 2021, giáo viên môn Sinh học tại Hà Nội đã chỉ ra
buổi tổng ôn đêm cuối trước ngày thi cho thí sinh khóa VIP của thầy Phan Khắc
Nghệ, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh giống đến 80% đề thi thật
do Bộ GDĐT công bố.
Vụ việc lộ đề thi môn Văn và môn GDCD của khối 8 tại trường THCS Phú Long,
TP. Thuận An, tỉnh Bình Dương do một học sinh lớp 8 đang học tại trường, là con
của thầy hiệu trưởng Trường THCS Phú Long.

- Hút thuốc; uống rượu, bia; gây rối an ninh, trật tự.
Theo điều 22, khoản 4 Luật giáo dục 2019
Người học, giảng viên, giáo viên và những cán bộ, người lao động trong cơ sở giáo
dục thì không được tham gia tệ nạn xã hội, gây rối an ninh trật tự trong cơ sở giáo
dục đại học hoặc nơi công cộng và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Còn hành
vi gây rối an ninh trật tự trong cơ sở giáo dục đại học hoặc nơi công cộng là hành
vi cố ý làm mất tình trạng ổn định, có tổ chức, có kỷ luật ở nơi công cộng, gây ảnh
hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, trực tiếp xâm phạm trật tự công
cộng và có thể gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, của xã hội, quyền và lợi ích
hợp pháp của cá nhân.
Tại Luật giáo dục 2019 gút thuốc lá, uống rượu, bia và sử dụng các chất kích thích
khác khi đang tham gia các hoạt động giáo dục; Sử dụng điện thoại di động khi
đang dạy học trên lớp không phục vụ cho việc dạy học, giáo dục tại thời điểm đó
sẽ là hành vi bị nghiêm cấm đối với tất cả mọi người đang có mặt tại cơ sở giáo
dục.
Ví dụ:
Ngày 17/12/2022, 6 đối tượng độ tuổi 17, 18 bị công an TP Hà Nội ra quyết định
khởi tố vì hành vi mang hung khí, gây rối trật tự công cộng.
Ngày 3/10/2023, Đội Cảnh sát hình sự, Công an thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà nội ra
quyết định tạm giữu hình sự 14 đối tượng để điều ra về hành vi gây rối trật tự công
công và cố ý gây thương tích.
Ngày 30/11, Cơ quan CSĐT Công an quận Long Biên (Hà Nội) ra quyết định kởi
tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với 6 đối tượng đều học tại các trường THPT
trên địa bàn TP Hà Nội về hành vi tụ tập, dùng hung khí gây rối trật tự công cộng
-Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền.
Theo điều 22, khoản 5 Luật giáo dục 2019
Theo quy định, khi các giáo viên muốn mở lớp dạy thêm, trong hoặc ngoài nhà
trường thì lớp dạy thêm đó cần phải bảo đảm có đủ giáo viên đạt trình độ chuẩn
được đào tạo, có đủ cơ sở vật chất và lớp học theo yêu cầu quy định. Tuy nhiên
hiện nay ngoài những giáo viên dạy thêm chân chính, thu hút học sinh bằng tài
năng của mình thì vẫn còn không ít giáo viên dùng chiêu, thủ thuật để ép học sinh
phải đi học thêm. Từ trước đến nay, đã có nhiều thông tư, công văn đã cấm việc ép
học thêm, cấm buộc phụ huynh nộp tiền thì vẫn xảy ra tình trạng dạy thêm học
thêm tràn lan, xảy ra chuyện lạm thu đầu năm học. Những tình trạng này diễn ra rất
phổ biến nhưng rất khó để cso thể bắt quả tang và xử lý kỷ luật.
Tại Điều 22 Quy định ban hành kèm heo Thông tư 17/2012/T-BGDĐT quy định:
Xử lý vi phạm;
- Cơ sở giáo dục, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về dạy thêm, học thêm, tùy
theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm
hình sự theo quy định.
- Người đứng đầu cơ quan tổ chức, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức do Nhà
nước quản lý vi phạm quy định về dạy thêm, học thêm thì bị xử lý kỷ luật theo quy
định
Ví dụ:
- Lợi dụng việc tài trợ, ủng hộ giáo dục để ép buộc đóng góp tiền hoặc hiện vật.
Theo điều 22, khoản 6 Luật giáo dục 2019
Thông thường, từ xưa đến nay, giáo viên sẽ thay mặt cho nhà trường, các cơ sở
giáo dục vận động, kêu gọi phụ huynh ủng hộ tự nguyện. Việc đóng góp của mỗi
người sẽ tùy lòng hảo tâm. Biên bản thu tiền sẽ vẫn được ghi, phụ huynh đồng tình
sẽ ký vào biên bản. Cũng như có những lời kêu gọi đóng góp lại do Ban đại diện
cha mẹ học sinh vận động nhưng danh sách đóng góp lại được ghi cụ thể và nộp lại
cho nhà trường. Tuy nhiên, trên thực tế xảy ra không ít các trường hợp các cá nhân
hay tổ chức vì trục lợi cho bản thân đã lợi dụng việc tài trợ, ủng hộ giáo dục để ép
buộc đóng góp tiền hoặc hiện vật.
Đây là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm. Nếu cố ý vi phạm sẽ bị xử phạt theo đúng
quy định

You might also like