You are on page 1of 5

Câu 20: Phân tích quá trình hình thành và phát triển kĩ năng xã hội của trẻ chậm

phát
triển trí tuệ.
Hình thành và phát triển kĩ năng xã hội cho trẻ CPTTT 

 Kĩ năng xã hội

Kĩ năng xã hội là những kĩ năng liên quan tới sự tương tác với các cá nhân khác, bao gồm
các kĩ năng thiết lập và duy trì sự tương tác với người khác, giải quyết các tình huống
nhận thức và phản hồi lại các xúc cảm tình cảm.

Ý nghĩa của việc hình thành kĩ năng xã hội cho trẻ CPTTT 

Như mọi trẻ khác, trẻ CPTTT thường xuyên giao tiếp trao đổi với những người
xung quanh trong cộng đồng. Hoạt động này sẽ giúp trẻ hiểu mình, hiểu người và khẳng
định được vị trí trong gia đình và xã hội. Tuy nhiên, do hạn chế về môi trường và bản
thân trẻ CPTTT thường từ chối các mối tương tác xã hội nên trẻ bị đánh giá thấp, tự cô
lập và trở nên xa lạ với mọi người xung quanh. Việc hình thành và phát triển kĩ năng xã
hội sẽ tạo cơ hội cho trẻ CPTTT hòa nhập tốt hơn vào cuộc sống cộng đồng, bao gồm
những lợi ích cụ thể sau:

  Lợi ích về mặt sức khoẻ

+ Nâng cao sức khoẻ nhằm mục đích tạo khả năng cho trẻ có thể tự bảo vệ sức khỏe mình
và những người xung quanh.

+ Khắc phục được những khiếm khuyết về mặt thể chất

 Lợi ích về mặt giáo dục

+ Xây dựng mối quan hệ hợp tác, tích cực giữa trẻ CPTTT với giáo viên, với trẻ bình
thường.

+ Tạo cho trẻ CPTTT là thành viên chính thức trong lớp học
+ Hình thành ở trẻ những hành vi lành mạnh
+ Hạ thấp tỉ lệ trẻ CPTTT bỏ học
+ Giáo viên hoàn thành công việc một cách có hiệu quả và sáng tạo - Lợi ích về mặt văn
hoá, xã hội

+ Giáo dục KNXH có thể thúc đẩy hành vi tích cực, giảm thiểu những hành vi không
mong muốn ở trẻ CPTTT.

+ Giúp trẻ hiểu được trách nhiệm và vị trí của mình trong gia đình và nhà trường. 

 Quy trình hình thành kĩ năng xã hội

Quá trình hình thành KNXH có 4 giai đoạn sau:


Giai đoạn tiếp thu: kà giai đoạn trẻ học kĩ năng mới. Giai đoạn này được chia làm 3 giai
đoạn nhỏ:

- Giai đoạn tiếp thu 1: là giai đoạn trẻ nhận ra, chỉ ra được kĩ năng đó bằng cách gọi tên
hoặc ra kí hiệu. Giáo viên mô tả ý nghĩa và các tình huống sử dụng kĩ năng

- Giai đoạn tiếp thu 2: Là giai đoạn trẻ hiểu được kĩ năng đó. Giáo viên mô tả các bước
thực hiện kĩ năng

- Giai đoạn tiếp thu 3: Là giai đoạn trẻ biết áp dụng kĩ năng đó thực hiện trong tình huống
mẫu. GV thiết kế và đưa ra các bài tập để trẻ thực hành trong các tình huống mẫu. Giai
đoạn này giáo viên là người cung cấp toàn bộ thông tin về kĩ năng đó. GV chú ý tới
hướng dẫn kết hợp với làm mẫu

Giai đoạn duy trì: Là giai đoạn trẻ sử dụng kĩ năng đó trong một vài tình huống quen
thuộc, tuy nhiên có lúc đúng, lúc sai.

Trong giai đoạn này, giáo viên tạo điều kiện cho học sinh thể hiện trong những tình huống
khác nhau, phức tạp. GV cần chú ý đến tốc độ thể hiện kĩ năng

Giai đoạn thành thạo và linh hoạt: Là giai đoạn sử dụng thành thạo trong mọi tình huống.
Giai đoạn này giáo viên cho trẻ tự đánh giá về cách thể hiện kĩ năng của mình. GV chú ý
tới khả năng sáng tạo trong công việc cải thiện chất lượng của kĩ năng.

Câu 25: Phân tích các nguyên tắc dạy học hòa nhập ở tiểu học. Lấy ví dụ minh họa
từng nguyên tắc.
1. Đảm bảo các nguyên tắc giáo dục chung
       Là bộ phận của khoa học giáo dục, giáo dục trẻ khuyết tật cũng phải tuân
theo những nguyên tắc chung của giáo dục đại cương. Những nguyên tắc chủ yếu
đó là:
       - Nguyên tắc thống nhất giữa trình độ học vấn và quá trình giáo dục;
       - Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học của nội dung giáo dục và dạy học;
       - Đảm bảo tính vừa sức đối với trẻ;
       - Phù hợp với độ tuổi;
       - Đảm bảo tính hệ thống và kế thừa;
       - Đảm bảo tính phát triển
Ví dụ: Về nguyên tắc đảm bảo tính khoa học của nội dung giáo dục và dạy học ở
trẻ khiếm thị
    Nếu cho trẻ  1 đồ vật có màu sắc và hỏi trẻ đồ vật đó có màu gì thì trẻ khiếm thị
sẽ không thể trả lời được vì khả năng nhận biết từ mắt của trẻ kém. Chính vì vậy
trong quá trình giáo dục thay vì cho trẻ quan sát thì nên cho trẻ được cầm hoặc sờ
vào các vật đó. Thay vì hỏi vật có màu gì? Mà nên hỏi con cảm thấy vật đó như thế
nào?( Tròn, vuông hay méo…). Điều đó cho thấy tính khoa học trong nội dung
cũng như cách dạy của giáo viên đối với học sinh.
2. Nguyên tắc tôn trọng sự khác biệt
       Con người khi được sinh ra đều mang những đặc tính chung của loài người
nhưng cũng mang những đặc điểm riêng của từng cá nhân. Chúng ta nhận ra nhau
nhờ những đặc điểm riêng biệt đó. Chúng ta khác nhau về nhiều mặt: Hình thức bề
ngoài, năng lực nhận thức, năng lực vận động… sở thích, tình cảm, thái độ…
       Trẻ khuyết tật cũng có những năng lực, trình độ, tình cảm… như những
người khác và các em cũng có những đặc điểm riêng biệt. Chúng ta có thể chấp
nhận những đặc điểm khác biệt của nhau thì chúng ta cũng có thể chấp nhận những
khác biệt ở trẻ khuyết tật. Những đặc điểm riêng ấy ở trẻ khuyết tật cũng cần được
tôn trọng như những sự khác biệt khác.
     Nguyên tắc giáo dục tôn trọng sự khác biệt đảm bảo rằng mục tiêu, nội dung
chương trình, phương pháp, hình thức giáo dục trẻ khuyết tật cần phải thích ứng
với những khác biệt của cá nhân trẻ và đảm bảo cho sự tôn trọng những khác biệt
ấy.
Ví dụ: Đối với trẻ khiếm thị ít có cơ hội tham gia và trải nghiệm thông qua những
hoạt động với mọi người xung quanh. 
Chúng ta cần tôn trọng khả năng nhìn nhận và giao tiếp của trẻ. Bởi đối với trẻ
khuyết tật khiếm thị mắt của trẻ đa phần là không nhìn thấy hoặc nhìn kém dẫn đến
khả năng giao tiếp bị động, có xu hướng mặc cảm tự ti. Lẽ đó cần phải tôn trọng sự
khác biệt của trẻ không nên dùng những lời lẽ khó nghe hay miệt thị làm trẻ ảnh
hưởng đến tâm lí dẫn đến trẻ khó tiếp thu bài học. 
3. Nguyên tắc giáo dục trẻ khuyết tật dựa vào cộng đồng
       Cũng như những trẻ em bình thường khác, trẻ khuyết tật, trong quá trình phát
triển luôn chịu những tác động từ các yếu tố của cộng đồng, nơi các em đang sinh
sống. Những yếu tố tác dộng đó có thể là những yếu tố tự nhiên như: Vị trí địa lý,
địa hình, môi trường, khí hậu, đường giao thông… Đó là những yếu tố xã hội như:
Phong tục tập quán, trình độ dân trí, nhận thức của cộng đồng đối với trẻ khuyết tật,
sự phát triển của y tế, giáo dục, sự quan tâm của chính quyền địa phương và các
đoàn thể… Đó là các yếu tố kinh tế như tình trạng kinh tế của gia đình, của địa
phương, các phương tiện, tiện ích xã hội của cộng đồng… Như vậy, cộng đồng có
vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ khuyết tật.
       Nguyên tắc giáo dục dựa vào cộng đồng đảm bảo rằng, trẻ khuyết tật được
học tập tại nơi trẻ sinh sống. Môi trường giáo dục cộng đồng sẽ giúp trẻ có những
cơ hội tốt nhất để thích ứng, được chấp nhận và hòa nhập. Nguyên tắc giáo dục này
đòi hỏi những nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục trẻ khuyết tật
phải dựa trên nền tảng cơ sở của cộng đồng.
   Ví dụ: Tại  một địa phương X có 1 đến 2 trẻ em khuyết tật khiếm thị thì các cán
bộ tại địa phương đó cần có kế hoạch động viên, thăm hỏi đề ra các biện pháp giúp
cho trẻ được đến trường đi học như các bạn cùng trang lứa. Cộng đồng tại địa
phương cần có cách ứng xử văn minh lịch sự, giúp đỡ khi cần thiết đối với gia đình
có trẻ bị khuyết không nên có thái độ kì thị hay hắt hủi.
4. Nguyên tắc tổ chức hoạt động giáo dục linh hoạt, phù hợp và dựa vào mặt
mạnh của trẻ
       Trẻ khuyết tật có khả năng, nhu cầu sở thích riêng. Giáo dục trẻ khuyết tật
không thể thành công nếu tổ chức các hoạt động giáo dục một cách đồng loạt, đại
trà. Phải dựa vào trẻ và những đặc điểm riêng để hướng các hoạt động đạt hiệu quả
cao nhất. Trong giáo dục trẻ khuyết tật, mỗi trẻ em là rất khác nhau và có những
cách tiếp cận khác nhau. 
      Mỗi loại trẻ khuyết tật những nhu cầu đặc trưng, đồng thời mỗi trẻ đều có đặc
điểm, nhu cầu cá nhân. Việc tính đến đặc điểm đó cho phép thu hút học sinh khuyết
tật tham gia tích cực hơn vào quá trình học tập.
   Việc tổ chức các hoạt động học tập cho trẻ khuyết tật dựa trên mặt mạnh của trẻ
để tạo điều kiện cho các em thành công hơn trong học tập. Những khiếm khuyết về
thể chất, tinh thần hay giác quan đã làm hạn chế năng lực tiến hành học tập của trẻ.
Nhà giáo dục không chỉ nhìn vào đặc điểm khiếm khuyết của trẻ mà phải chỉ ra cơ
thể, khả năng thay thế bù trừ chức năng trong quá trình học tập của học sinh. 
Ví dụ:
    Trẻ mù hoàn toàn nếu đưa ra yêu cầu quan sát tranh để mô tả các hoạt động đang
diễn ra trong bức tranh thì trẻ sẽ không bao giờ hoàn thành được nhiệm vụ. Để tăng
cường hiệu quả học tập, các hoạt động được thiết kế có thể tính tới hoạt động tĩnh
và động, những hoạt động trò chơi, thi đua, giao nhiệm vụ được đan kết hợp lí, chú
ý đến những thay đổi tâm lý và hành vi của trẻ để xử lí linh hoạt sẽ gắn kết trẻ vào
các hoạt động học tập tích cực hơn. Giáo viên có thể chú ý tới khả năng xúc giác
của trẻ mù để đưa ra nội dung quan sát có sử dụng xúc giác và các giác quan còn lại
để nhận biết, hoặc có thể dựa trên những trải nghiệm thực tiễn của trẻ kết hợp với
hình thức học nhóm, cách đưa ra câu hỏi để giúp trẻ hoàn thành tốt hơn nội dung
bài học.
5. Nguyên tắc can thiệp giáo dục sớm
       Nguyên tắc này chỉ ra mỗi giai đoạn phát triển được gọi là" giai đoạn phát
triển nhạy cảm" ở trẻ nhỏ. Những năm tháng đầu tiên là rất cần thiết để học hỏi.
Đây là giai đoạn trẻ học hỏi thông qua các mối quan hệ với sự vật hiện tượng. Đặc
biệt sự ảnh hưởng quan trọng từ mối quan hệ gắn bó giữa trẻ và người chăm sóc
đối với sự phát triển tâm lí và nhận thức sau này của trẻ. 
      Can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật giúp các em hình thành những kĩ năng thích
nghi, kĩ năng xã hội và giao tiếp. Trải nghiệm sớm và kinh nghiệm thực tiễn trong
cuộc sống sẽ giúp trẻ khuyết tật giảm bớt những rào cản cho cuộc sống độc lập và
hòa nhập sau này.
       Can thiệp sớm sẽ làm giảm thiểu những khó khăn do khuyết tật gây nên,
đồng thời, tăng cường những mặt phát triển của trẻ bị trì trệ, giúp cho quá trình
phát triển đúng hướng. Nếu để kéo dài không can thiệp, sự trì trệ hay phát triển lệch
hướng sẽ ảnh hưởng lớn tới sự phát triển toàn diện của trẻ sau này.
    Ví dụ: Trẻ em từ 0 đến 6 tuổi sau khi được chuẩn đoán có hội chứng liên quan đến
khuyết tật thì gia đình nên có kế hoạch can thiệp giáo dục sớm cho trẻ. Can thiệp sớm
khiến cha mẹ phải đương đầu với các vấn đề cảm xúc, giúp họ dễ chấp nhận khuyết tật
của trẻ.Can thiệp sớm khiến cha mẹ tiếp cận thông tin tốt hơn về: Chẩn đoán, nguyên
nhân khuyết tật, hiểu biết về sự phát triển bình thường của trẻ, hệ thống cung cấp dịch vụ
hiện có và làm thế nào để kích thích sự phát triển đang bị chậm hoặc rối loạn của trẻ.

You might also like