You are on page 1of 14

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN 1 THÁNG 9 NĂM 2023

CHỦ ĐỀ: RÈN KĨ NĂNG


(Thực hiện 1 tuần từ ngày 06/09 đến 08/09/2023)
Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Mai

KẾ HOẠCH NGÀY

Thứ 2 ngày 04 tháng 09 năm 2023

Nghỉ bù ngày 2/9

*********************************

Thứ 3 ngày 05 tháng 09 năm 2023

Nghỉ khai giảng

*******************************

Thứ 4 ngày 06 tháng 09 năm 2023

I. Hoạt động học.


Lĩnh vực phát triển thể chất - KNXH
Hoạt động: Dạy trẻ kỹ năng chào hỏi lễ phép

1. Mục đích, Yêu cầu:


* Kiến thức
- Trẻ biết cách chào hỏi mọi người xung quanh theo sự hướng dẫn của cô.
- Trả lời được câu hỏi của cô.
* Kỹ năng.
- Rèn trẻ kỹ năng chào hỏi.
- Trả lời rõ ràng, mạch lạc các câu hỏi
* Thái độ.
- Giáo dục trẻ phải biết chào hỏi lễ phép khi gặp người lớn.
2. Chuẩn bị
a. Chuẩn bị của cô.
- Câu hỏi đàm thoại.
- Nhạc bài: Lời chào buổi sáng
b. Chuẩn bị của trẻ.
- Tâm thế thoải mái
- Trang phục gọn gàng
- Vui vẻ đoàn kểt
3. Tiến hành.
Hoạt động của cô DKHĐcủa trẻ
1. Ổn định tổ chức
Cô hát cho trẻ nghe bài “lời chào buổi sáng” - Trẻ chú ý
- cô vừa hát cho chúng mình nghe bài hát “lời
chào buổi sáng”
- Bài hát nói về một bạn nhỏ rất ngoan biết chào
hỏi bố mẹ trước khi đi tới lớp đấy.
2. Nội dung.
* HĐ1: Dạy trẻ cách chào hỏi
+ Dạy trẻ cách chào hỏi người lớn! Vâng ạ
- Hôm nay cô sẽ hướng dẫn chúng mình cách chào hỏi lễ
phép để trở thành một em bé ngoan, các con có đồng ý - Trẻ trả lời
không? Nghe và quan sát cô
- Khi gặp cô giáo, bố mẹ các con chào như thế nào?
- Cô làm mẫu: Con chào cô ạ!
Con chào bố ạ!
Con chào mẹ ạ!
(Khoanh tay trước ngực, đầu hơi cúi, miệng cười tươi, - Trẻ trả lời
giọng nói phải to, rõ ràng)
- Vậy khi gia đình mình có khách thì con có chào không? - Trẻ trả lời
- Các con chào như thế nào?
- Khi đi học về các con chào ai? Chào như thế nào?
(Chào ông/bà/bố/mẹ/anh/chị…. Cháu/con/em… đi học Nghe và quan sát
về ạ!
* Hoạt động 2: Trẻ thực hành - Trẻ trả lời
- Các con hãy nhìn xem, ai đây?
- Chúng mình cùng lễ phép chào cô Xuân nào? - Trẻ trả lời
- Con chào cô Xuân ạ! ( 3 – 4 trẻ lên chào)
- Cho cả lớp đứng dậy chào nhau.
- Dạy trẻ chào hỏi những người xung quanh Trẻ trả lời
- Vậy sáng nay ai đưa các con tới trường? Trẻ kể
- Trước khi đi tới lớp các con phải chào ai nào? - Bố,mẹ...
- Khi tới lớp chúng mình phải như thế nào? - Chào cô giáo
- Tới lớp chùng mình phải chào hỏi cô giáo và còn
phải ngoan không khóc nhè.
+ Cô và trẻ hát bài “Bé ngoan” 2 lần - Cả lớp cùng hát
- Em bé trong bài hát đã chào ai? - Trẻ kể
- Em bé đã chào ông bà, chào cha mẹ để đi học
đấy. khi đến lớp em bé còn biết chào cô giáo. Em - Có ạ
bé trong bài hát có ngoan không?
- Vậy còn các con thì sao?
Cô hỏi 4- 5 trẻ - Trẻ kể
- Con đi học con chào ai?
- Con chào như thế nào? Đến lớp chào ai?
- Giáo dục trẻ: Khi đi học cũng như gặp người lớn
các con phải biết khoanh tay lại để chào ông, bà, bố - Trẻ chú ý
mẹ, cô gì chú bác. Còn tới lớp các con phải chào cô
giáo đấy mới là bé ngoan. Khi chơi với các bạn
không tranh giành đồ chơi của bạn.
3 Kết thúc : Hát bài “Bé ngoan” - Cả lớp cùng hát
II. Hoạt động góc: Dạy trẻ kĩ năng đeo khẩu trang
- Cô cho trẻ xem video về vũ điệu rửa tay
- Cô hỏi trẻ hiện nay trên tivi, đài báo đang đưa tin về dịch bệnh gì?
- Dịch covid 19 có ảnh hưởng đến sức khỏe con người không?
- Muốn phòng chống dịch covid 19 các con phải làm những gì?
- Hôm nay cô sẽ dạy các con các cách đeo khẩu trang đúng cách nhé.
- Trước khi đeo khẩu trang các con phải lấy nước rửa tay khô rửa tay sạch sẽ
sau đó các con lấy khẩu trang sạch ở trong túi ra cầm 2 tay vào 2 bên dây đeo
khẩu trang rồi đeo lên tai, sau đó các con dùng tay để điều chỉnh khẩu trang sao
cho phù hợp với khuôn mặt của mình, dùng tay ấn nẹp sát ở trên mũi ôm sát vào
mũi, khi đeo các con chú ý phải đeo phía có nẹp sắt lên cánh mũi, không dùng
tay chạm vào bề mặt của khẩu trang. Sau khi dùng song khẩu trang các con nhẹ
nhàng dùng tay cầm vào quai đeo trên tay rồi nhấc ra bỏ vào thùng rác nhé.
- Cô cho trẻ thực hiện.
- Cô bao quát trẻ trong khi trẻ làm
III. Hoạt động ngoài trời
* HĐCCĐ: Quan sát thời tiết
* Trò chơi vận động: Trồng nụ trồng hoa.
* Chơi tự do: Chơi đồ chơi ngoài trời.
1. Yêu cầu.
- Trẻ quan sát biết được đặc điểm thời tiết trong ngày.
2. Chuẩn bị.
- Địa điểm quan sát rộng rãi thoáng mát, bằng phẳng.
3. Tiến hành.
- Cô cho trẻ hát bài “Đi chơi” ra ngoài cô giới thiệu buổi quan sát. Cô hướng
dẫn để trẻ quan sát thời tiết trong ngày bằng các câu hỏi gợi mở của cô.
- Các con thấy thời tiết hôm nay ntn?( rất đẹp)
- Các con có biết mùa này là mùa gì không? ( Mùa thu ạ )
- Các con nhìn xem trên bầu trời có những gì?
- Bầu trời hôm nay có mặt trời không?
- Trời như thế nào thì có mặt trời?
- Các con nhìn xem trên ngọn cây ntn?( đang đung đưa ạ )
- Nhờ có gió thổi mà ngọn cây đong đưa, có gió cô cháu mình cũng thấy mát
đúng không?
- Cô tuyên dương và giáo dục trẻ ăn mặc phù hợp theo mùa.
* Chơi vận động: Trồng nụ trồng hoa.
- Cô nói luật chơi cách chơi và hướng dẫn trẻ chơi.
- Sau mỗi lần cô động viên trẻ và cho trẻ đổi bạn chơi để cho các trẻ đều được
tham gia.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi theo ý thích.
*Chơi tự do: Chơi đồ chơi ngoài trời.
- Cô bao quát trẻ chơi kịp thời sử lý các tình huống chơi xẩy ra.
- Chơi xong con nhận xét buổi chơi
IV. Hoạt động chiều
1. Trò chơi dân gian: Thả đỉa ba ba
a. Mục đích - Yêu cầu:
- Rèn kĩ năng di chuyển khi bị đuổi bắt
- Rèn kĩ năng luôn tránh để tiếp cận mục tiêu
- Rèn kĩ năng đối đáp bằng lời đồng giao
- Rèn luyện sức mạnh sự khéo léo
- Tinh thần đồng đội, tập thể, tinh thần đoàn kết, tôn trọng kỉ luật chơi
b. Chuẩn bị
- Sân sạch sẽ, bằng phẳng, cô thuộc trò chơi
c. Tiến hành:
- Cô tập chung trẻ sau đó cô chọn trẻ bạn lên oẳn tù tì để chọn 1 bạn làm đỉa
- Cô giới thiệu luật chơi, cách chơi. Sau đó cô tổ chức cho trẻ chơi 3, 4 lần.
- Cô chơi cùng trẻ,động viên khuyến khích trẻ chơi
- Sau mỗi lần cô nhận xét.
2. Trò chơi: Chọn đồ chơi theo yêu cầu
+ Yêu cầu: Trẻ nhận biết và nói đúng tên một số đồ vật, đồ chơi quen thuộc, củng cô sự
hiểu biết rèn luyện ngôn ngũ cho trẻ
+ Chuẩn bị: Đồ dùng, đồ chơi quen thuộc đối với trẻ
+ Cách chơi: Cô lần lượt cho trẻ xem từng thứ đồ chơi đựng trong túi: Tên gọi và một vài
đặc điểm của nó sau đó cô đố trẻ trong túi có những đồ chơi gì? Cô lần lượt gọi từng trẻ
lên trẻ thò tay vào trong túi sờ và đoán xem đó là cái gì....Cho trẻ lấy đồ chơi theo yêu cầu
của cô.
3. Chơi tự do
- Rèn cho trẻ cách chơi đoàn kết cùng bạn, không tranh giành đồ chơi với bạn.
- Trẻ chơi cô chú ý quan sát trẻ chơi nhắc trẻ không được chạy lung tung trong
giờ chơi.
- Giáo dục trẻ chơi đoàn kết cùng bạn
- Nêu gương cuối ngày

***********************************
Thứ 5 ngày 07 tháng 09 năm 2023

I. Hoạt động học


Lĩnh vực phát triển thể chất - KNXH
Hoạt động: Dạy trẻ 6 bước rửa tay
1. Mục đích, Yêu cầu:
* Kiến thức:
- Trẻ biết giữ gìn thân thể vệ sinh đôi bàn tay.
- Biết rửa tay khi tay bẩn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
- Trẻ biết thứ tự quy trình các bước rửa tay.
* Kỹ năng:
- Trẻ biết thực hiện đúng bảy bước rửa tay.
- Rèn luyện thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ.
* Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết tiết kiệm nước.
- Giáo dục trẻ vệ sinh thân thể sạch sẽ để cơ thể khỏe mạnh, phòng một số bệnh.
- Trẻ chú ý tham gia vào tiết học, không xô đẩy bạn khi tham gia hoạt động.
2. Chuẩn bị:
a. Chuẩn bị của cô
- Chậu nước, xà phòng rửa tay....
b. Chuẩn bị của trẻ
- Vui vẻ đoàn kết với nhau
- Tích cực tham gia
3. Tiến hành
Hoạt động của cô DK HĐcủa trẻ
1. Ổn định tổ chức.
- Cô gọi trẻ đến xúm xít bên cô: Cho trẻ xem đoạn - Trẻ xem video
phim quảng cáo “Rửa tay bằng xà phòng cùng anh
Xuân Bắc”
- Đoạn phim quảng cáo nói về điều gì? - Trẻ trả lời theo ý hiểu
- Các con vừa được xem đoạn phim quảng cáo do
chú Xuân Bắc đóng.Chú Xuân Bắc khuyên chúng
ta phải thường xuyên rửa tay bằng xà phòng đấy.
- Các con thường xuyên rửa tay bằng xà phòng - Có ạ
không?
- Các con thường rửa tay khi nào? - Trẻ trả lời
* Giáo dục: Muốn cho cơ thể khỏe mạnh và phòng
chống một số bệnh thì các con phải giữ gìn vệ sinh - Trẻ lắng nghe
sạch sẽ, các con phải rửa tay bằng xà phòng khi tay
bẩn, trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
2: Nội dung
*HĐ 1: Cô làm mẫu
- Hôm nay cô sẽ hướng dẫn các con thứ tự 7 bước
rửa tay bằng xà phòng. - Trẻ chú ý quan sát cô
- Bây giờ các con hãy chú ý quan sát nhé. làm mẫu
- Cô cho trẻ quan sát lần 1( Trên màn hình)
- Lần 2: Cô làm mẫu ( Không giải thích)
- Lần 3: Cô làm mẫu (Phân tích từng động tác)
* Trước khi rửa tay, cô xắn cao tay áo để khỏi ướt,
Tư thế đứng của cô là người đứng hơi khom, đôi
bàn tay đặt xuôi theo dòng nước. Cô bắt đầu vặn
vòi nước cho nước chảy nhẹ nhàng vừa phải không
quá nhanh, không quá chậm để tránh nước bắn
khắp nơi vung vãi ra ngoài. Cô bắt đầu rửa tay, các
con chú ý quan sát nhé!.
- Bước 1. Cô làm ướt hai bàn tay bằng nước sạch.
Sau đó xoa xà phòng vào lòng bàn tay rồi chà sát
hai lòng bàn tay vào nhau.
- Bước 2. Cô dùng ngón tay và lòng bàn tay này
cuốn và xoay lần lượt từng ngón tay của bàn tay
kia và sau đó đổi bên .
- Bước 3. Sang đến bước ba cô dùng lòng bàn tay
này chà chéo lên mu của bàn tay kia và đổi bên.
- Bước 4. Cô dùng đầu ngón tay của bàn tay này
miết vào kẽ giữa các ngón của bàn tay kia và sau
đó cô lại đổi bên.
- Bước 5. Cô chụm năm đầu ngón tay của tay này
cọ vào lòng bàn tay kia bằng cách xoay đi xoay lại
nhiều lần và ngược lại chụm năm đầu ngón tay của
tay này cọ vào lòng bàn tay kia bằng cách xoay đi
xoay lại nhiều lần. Làm như vậy thì các đầu ngón
tay của cô cũng được rửa sạch ( chú ý khi rửa lòng
bàn tay phải hơi khum lại để rễ ràng cọ rửa đầu
ngón tay)
- Bước 6. Sang đến bước sáu sau khi đã cọ rửa tay
xong cô sẽ xả cho tay sạch hết xà phòng dưới vòi
nước .( Chú ý khi xả nước xong các con phải làm
gì nhỉ ? Các con phải vặn vòi lại đế tiết kiệm nước
chống láng phí nguồn nước sạch) Sau đó búng thật
nhẹ nhành để cho nước rơi bớt xuống.
- Bước 7. Sang bước bảy cô dùng khăn lau khô tay.
- Như vậy cô đã vừa thực hiện xong thứ tự 7 bước
rửa tay bằng xà phòng cho các con quan sát rồi
đấy.
- Bây giờ cô sẽ mời một bạn lên làm lại thứ tự 7
bước rửa tay cho cô và các bạn cùng quan sát nào!
- Chúng mình làm cùng cô các thứ tự bẩy bước rửa
tay bằng xà phòng nhé!
* HĐ 2: Trẻ thực hiện
- Cô nhắc trẻ xắn tay áo .
- Cả lớp thực hiện thao tác thứ tự qui trình bẩy
bước rửa tay bằng xà phòng cùng cô 1 lần.
- Cho trẻ thực hiện các thao tác rửa tay theo tổ, - Trẻ làm cùng cô
nhóm: Trong quá trình trẻ thực hiện, cô quan sát,
sửa sai cho trẻ
- Cô cho cả lớp thực hiện lại 1 lần. - Trẻ thực hiện các bước
- Cô gọi 1 trẻ khá lên thực hiện lại. rửa tay
3 Kết thúc:
- Cô con mình vừa thực hiện thứ tự các bước rửa
tay. Các con có biết có mấy bước rửa tay nhỉ? (bảy
bước)
- Bây giờ các con cùng cô thực hiện lại thao tác - Trẻ thực hiện lại thao
rửa tay kết hợp với vũ điệu “Rửa tay bằng xà tác kết hợp vũ điệu rửa
phòng nhé” tay
II. Hoạt động góc: TCDG: Mèo đuổi chuột
1. Mục đích và yêu cầu
a. Kiến thức
- Trẻ nhớ tên của trò chơi, biết cách chơi, luật chơi trò chơi “Mèo đuổi chuột”,
thuộc lời bài đồng dao “Mèo đuổi chuột”.
b. Kỹ năng
- Rèn kỹ năngquan sát, chú ý có chủ định của trẻ.
- Phát triển tố chất vận động: nhanh nhẹn, khéo léo, dẻo dai.
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
- Rèn tính kiên trì, có ý thức tổ chức trong khi chơi.
c. Thái độ
- Trẻ hứng thú tham gia trò chơi, thích chơi các trò chơi dân gian.
- Giáo dục trẻ chơi đoàn kết, thân thiện, hợp tác với bạn khi tham gia
chơi.
2. Chuẩn bị
a. Đồ dùng của cô
- Câu đố về con mèo.
- Nhạc bài hát “Con mèo con chuột”.
b. Đồ dùng của trẻ
- Mũ chuột và mũ mèo
- Trang phục gọn gàng phù hợp với thời tiết
3. Tiến hành
- Các con hôm nay cô có một câu đố muốn dành cho lớp chúng mình để giải câu
đố cô mời các con hãy chú ý lắng nghe cô đọc nhé!
Con gì tai thính mắt tinh
Nấp trong bóng tối ngồi rình chuột qua
đó là con gì?
- Đúng rồi, đó là con mèo đấy.
- Con mèo được nuôi ở đâu?
- Con mèo kêu như thế nào?
(Cho trẻ bắt chước tiếng mèo kêu!)
- Con mèo thích làm gì?
Đúng rồi con mèo thích bắt chuột đấy!
Có một trò chơi dân gian rất hay nói về chú mèo đuổi bắt chú chuột. Trò chơi có
lời đồng dao vui nhộn khi chơi các con phải chạy nhanh làm cho cơ thể dẻo dai,
khỏe mạnh.
- Giới thiệu tên trò chơi: “Mèo đuổi chuột”
- Cô giới thiệu cách chơi và luật chơi:
+ Cách chơi: Các con đứng thành vòng tròn rộng và giơ tay lên cao để làm
hang. Cô sẽ chọn ra hai bạn, một bạn làm mèo, một bạn làm chuột. Mèo và
chuột sẽ đứng quay lưng vào nhau ở giữa vòng tròn. Khi nghe hiệu lệnh “ Đuổi
bắt” thì chuột lo chạy luồn lách qua các ngách hang để chốn mèo. Mèo phải
nhanh chân đuổi để bắt chuột. Khi thực hiện trò chơi thì các con đọc lời ca của
bài đồng dao “Mèo đuổi chuột”:
Mèo đuổi chuột
Mời bạn ra đây
Tay nắm chặt tay
Đứng thành vòng rộng
Chuột luồn lỗ hổng
Chạy vội chạy mau
Mèo đuổi đằng sau
Chốn đâu cho thoát
Thế rồi chú chuột
Lại đóng vai mèo
Co cẳng chạy theo
Bắt mèo hóa chuột.
Khi lời ca kết thúc thì các bạn ngồi thụp xuống để cụp mèo và chuột, lượt chơi
kết thúc và sẽ đổi bạn chơi.
+ Luật chơi: Chuột chạy hang nào thì mèo chạy hang đó nếu mèo không chạy
đúng hang của chuột đã chạy thì mèo thua;Khichưa đọc hết bài đồng dao mà
mèo bắt được chuột thì chuột thua cuộc; còn khi đã đọc hết bài đồng dao mà
mèo không bắt đươc chuột là mèo thua cuộc.Các bạn bị thua cuộc sẽ phải hát
một bài hát.
Các con đã rõ luật chơi và cách chơi chưa?
- Cô và trẻ cùng đọc lời bài đồng dao 1 lần.
- Cô chơi mẫu cùng một số trẻ.
+ Sau khi chơi xong cô nhận xét về cách chơi.
- Cho trẻ chơi thử 1 lần.
- Tổ chức cho trẻ chơi:
+ Cô giáo dục trẻ trước khi chơi: Khi tham gia chơi các con chú ý chơi đoàn
kết, thân thiện, hợp tác với bạn để trò chơi vui hơn nhé!
+ Cho trẻ chơi các hình thức khác nhau.
+Chơi theo tổ (2 tổ).
+ Cả lớp (2-3 lần).
Cô bao quát hướng dẫn, động viên khuyến khích trẻ chơi, nhận xét, tuyên
dương trẻ sau mỗi lần chơi.
- Các con vừa được chơi trò chơi gì?
=> Các con vừa được chơi trò chơi “Mèo đuôi chuột” các con cảm thấy thế
nào?
- GD: Các con ạ các trò chơi dân gian rất vui nhộn và gần gũi với cuộc sống
hàng hàng của chúng mình đấy. Vì vậy các con phải yêu thích trò chơi dân gian,
thường xuyên tự tổ chức trò chơi với bạn để cơ thể dẻo dai và khỏe mạnh nhé.
* Kết thúc:
- Cho trẻ hát “con mèo con chuột” và đi ra ngoài.
III. Hoạt động ngoài trời
* HĐCCĐ: Quan sát Cây sấu
* TCVĐ: Gieo hạt
* CTD với vòng, bóng lá cây.
1. Yêu cầu:
- Trẻ nhận biết màu sắc, đặc điểm của cây keo
- Rèn khả năng quan sát, ghi nhớ cho trẻ
- Giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cây
2. Chuẩn bị:
- Trang phục gọn gàng, cát, lá cây
3. Tiến hành:
* HĐCCĐ: Quan sát Cây sấu
- Cô và trẻ cùng hát bài: Em yêu cây xanh.
- Các con ơi trước mắt chúng mình là vườn cây gì đây?(cây keo ạ)
+ Lá cây màu gì đây? + Lá cây keo dài hay tròn?
+ Bên cạnh lá keo là gì nhỉ?(hoa keo)
+ Hoa có màu gì?
+ Cây keo cao hay thấp?
+ Thân cây như thế nào?
+ Keo dùng để làm gì?
- Cô khái quát lại và giáo duc trẻ: chăm sóc, bảo vệ cây.
* TCVĐ: gieo hạt
- Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi
- Cô cho trẻ chơi 3-4 phút
* Chơi tự do: Phấn, lá cây, bóng, vòng
- Cô hướng dẫn bao quát trẻ chơi.Nhận xét, tuyên dương trẻ va cho trẻ về lớp.
IV. Hoạt động chiều
1. Cho trẻ chơi trò chơi “Thi ai nhanh”
- Cô quy định, khi nào cô hát, lắc xắc xô, các con đi ngoài vòng.
- Khi nào nghe cô hát, lắc xắc xô các con ngồi ngay vào ghế hoặc nhảy ngay vào vòng
tròn.trẻ nào không nhanh chân, trẻ đó sẽ phải nhảy lò cò hoặc hát một bài.
2. Nhặt lá bỏ vào thùng.
- Tiến hành: Cô cho trẻ xếp hai hàng đi đến địa điểm
+ Hỏi trẻ: Để sân trường sạch sẽ phải làm gì?
- Cho trẻ nhặt lá trong sân trường. Cô bao quát và động viên trẻ.
- Nhận xét và khuyến khích trẻ.
3. Chơi tự do
- Rèn cho trẻ cách chơi đoàn kết cùng bạn, không tranh giành đồ chơi với bạn.
- Trẻ chơi cô chú ý quan sát trẻ chơi nhắc trẻ không được chạy lung tung trong
giờ chơi.
- Giáo dục trẻ chơi đoàn kết cùng bạn
- Nêu gương cuối ngày
***********************************
Thứ 6 ngày 08 tháng 09 năm 2023
I. Hoạt động học
Lĩnh vực phát triển thể chất - KNXH
Hoạt động: Dạy trẻ cách trải đầu gọn gàng
1. Mục đích - Yêu cầu:
*Kiến thức
- Trẻ biết cách tự chải tóc, cho mình và bạn , trẻ có ý thức về bản thân.
*Kỹ năng
- Rèn sự khéo léo của đôi bàn tay.
- Phát triển khả năng chú ý, quan sát, khả năng ghi nhớ có chủ định.
*Thái độ:
- Giáo dục trẻ ý thức tự phục vụ, kiên trì thực hiện nhiệm vụ cô giao và biết phối hợp
nhau cùng thực hiện.
2. Chuẩn bị:
a. Của cô
- Dây buộc tóc, kẹp tóc đủ cho trẻ, một số gương, lược.
- Bài hát : “Bé khỏe bé ngoan”, nhạc không lời : “Năm ngón tay ngoan”, “Tay thơm tay
ngoan”, “Sinh nhật hồng”.
- Một số bài nhạc sôi động.
- Máy nhạc, máy ảnh.
b. Của trẻ
- Dây buộc tóc
- Lược nhỏ
- Tâm thế thoải mái
III. Tiến hành:
Hoạt động của cô DK Hoạt động của trẻ
1. Ổn định tổ chức
- Cô giới thiệu bài học và cho trẻ vận động theo bài hát: - Trẻ hat vận động cùng
“Rửa tay”. cô
- Để cho mỗi chúng ta xinh đẹp hơn thì ngoài tay sạch
quần áo đẹp chúng mình phải làm gì?
- Cô cho trẻ quan sát hình ảnh trẻ có mái tóc gọn gàng và - Trẻ trả lời
trẻ có mái tóc bù sù không trải.
- Đàm thoại cùng trẻ về các hình ảnh đó.
2. Nội dung
* Hoạt động 1: Hướng dẫn cách chải tóc với bạn trai,
bạn gái: - Trẻ chú ý nghe
Cô giới thiệu bài học
- Con hãy cho cô biết thế nào là một mái tóc đẹp? Trẻ trả lời
- Cô cho trẻ nêu hiểu biết của mình.Và cho 1 bạn lên giới
thiệu Nghe cô nói và quan sát
- Cô nói: Mái tóc đẹp là mái tóc phải sạch, gọn gàng,
mượt và không bị rối xù.
- Đối với các bạn gái tóc dài nên thường xuyên buộc tóc
trong khi học, khi ăn, khi ngủ thì các bạn tháo ra.
- Với các bạn trai: các bạn trai không được để tóc dài nên
không buộc tóc.
- Xin mời các bé hướng mắt lên đây - Trẻ xem cô làm mẫu
- Lần 1: Chải tóc không hướng dẫn cách chải tóc
- Cô ngồi ngay ngắn trước gương, chỉnh gương, chải tóc
và buộc tóc và kẹp tóc. Xong cô nhặt tóc rụng bỏ vào
thùng rác - Trẻ trả lời
- Bạn nào tinh mắt có thể nói cho cô biết: Cô vừa chải tóc
như thế nào? - Trẻ xem cô làm mẫu
- Lần 2: Gọi 1 trẻ gái lên: vừa làm vừa giải thích: Dùng cách chải, buộc tóc.
lược chải nhẹ xuôi từ trên đỉnh đầu xuống dưới chân tóc
cho đến hết đầu. Sau đó dùng lược rẽ ngôi đầu (có thể
ngôi chéo hoặc ngôi thẳng). Chải xuôi một lần nữa cho tóc - Trẻ nhận xét: tóc mượt
mượt là được. Sau khi các bạn gái chải tóc xong thì buộc hơn, xinh hơn….
tóc hoặc kẹp lại.
- Cho trẻ nhận xét mái tóc sau khi chải - Trẻ trả lời theo hiểu biết
- Mời 1 bạn trai lên, cô hướng dẫn, thực hiện chải tóc như
bạn gái
- Hỏi trẻ : Cô vừa hướng dẫn lớp mình làm gì?
* Hoạt động 2: Trẻ thực hiện chải tóc -Trẻ thực hiện kỹ năng
- Vừa rồi các con đã được xem quan sát cô hướng dẫn chải tóc
chải tóc cho mình, cho bạn. Bây giờ chúng mình cùng
“Thi tài”.
- Lần 1: Cho trẻ tự soi gương và chải tóc
(Với các bạn gái cô gợi ý trẻ dùng kẹp tóc và cô giúp trẻ
buộc tóc)
- Lần 2: - Cô cho trẻ về nhóm thực hiện chải tóc cho bạn
- Cho trẻ nêu cảm nghĩ sau khi chải tóc
- Lồng ghép giáo dục: Các con phải giữ đầu tóc luôn sạch
sẽ. Mái tóc không được che khuất mắt, đối với những bạn
nữ tóc dài phải thường xuyên buộc tóc để không bị vướng
tóc khi ăn, viết bài. Đối với nam nếu tóc dài phải cắt ngắn, - Trẻ nghe cô giới thiệu
tóc trước trán phải ngắn lên trên hoặc bằng chân mày, tóc cách chơi và biểu diễn
sau phải ngắn lên trên gáy. thời trang tóc
* Cho trẻ chơi: Thời trang tóc
- Cách chơi :
Trẻ tự chọn đôi nam, nữ. Cô mở nhạc nền. Từng đôi biểu
diễn kiểu tóc của mình. Cô làm nhiếp ảnh gia chụp những
kiểu tóc của trẻ để lưu lại.
3. Kết thúc :
Vừa rồi cô thấy các con đã thực hiện rất tốt.
- Cô tuyên dương những bạn làm tốt, và động viên các
bạn làm chưa tốt.
- Giáo dục dăn dò trẻ cho trẻ vận động bài hát “vì sao Mèo - Trẻ nghe cô giáo dục và
rửa mặt” vận động cùng cô
II. Hoạt động góc : Dạy trẻ vận động theo nhạc bài: Chicken dance
1. Mục đích, yêu cầu
- Trẻ biết vận động theo nhạc bài Chicken dance
- Phát triển khả năng ghi nhớ có chủ đích cho trẻ.
- Phát triển kĩ năng vận động theo nhạc cho trẻ.
- Yêu đất nước cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh.
2. Chuẩn bị
- Sân trường rộng rãi sạch sẽ
- Nhạc Chicken dance
3.Tiến hành
- Cho trẻ khởi động các khớp
- Cô nhảy cho trẻ xem
- Cô hướng dẫn trẻ các động tác
+ Động tác 1: Hai tay đưa về phía trước, chân rộng bằng vai hai đầu ngón tay
đóng mở theo nhịp (4lx8n)
+ Động tác 2: Bàn tay nắm, hai tay gập khuỷu tay vào sườn gõ đập theo nhịp
(2lx8n)
+ Động tác 3: Hai tay gập sát sườn, vỗ tay theo 3 nhịp (2lx8n)
+ Động tác 4: Bước chân sang ngang, 2 tay đưa lên và nghiêng sang trái, sang
phải theo gia điệu (2lx8n)
- Thực hiện tương tự với giai điệu nhanh chậm của baì nhảy
- Cô mở nhạc cho trẻ nhảy cùng cô
- Cô chú ý sửa sai cho trẻ
- Kết thúc: Cô nhận xét và cho trẻ nhẹ nhàng về góc chơi tự chọn
III. Hoạt động ngoài trời
* HĐCCĐ: Quan sát trường mầm non
* TCVĐ: Về đúng lớp
* Chơi tự do: Chơi với cát, nước, lá cây, đồ chơi ngoài trời
1. Mục đích - Yêu cầu:
- Trẻ hiểu về trương mầm non có các đồ dùng đồ chơi, các bạn, các cô và những
người làm việc trong trường.
- Rèn khả năng quan sát ghi nhớ có chủ định.
- Biết chơi trò chơi và chơi đoàn kết
2. Chuẩn bị:
- Sân sạch sẽ, đá sỏi, mũ cáo
3. Tiến hành:
* HĐCCĐ: Quan sát trường mầm non
- Cô gợi hỏi trẻ trả lời: Các cháu đang học ở trường nào? trường mầm non đó có
những gì?
+ Các cháu đến trường mầm non được học được chơi cùng các bạn các cháu có
thích không?...
- Giáo dục trẻ: Đến trường phải ngoan, nghe lời cô giáo...
* TCVĐ: Về đúng lớp
+ Cô hướng dẫn trẻ luật chơi, cách chơi , cho trẻ chơi 3- 4 lần
+ Trẻ chơi Cô quan sát bao quát trẻ.
+ Cô nhận xét khen trẻ.
* Chơi tự do: Chơi với cát , nước , lá cây, đồ chơi ngoài trời
- Trẻ sử dụng phấn vẽ những gì mà trẻ thích, chơi với đồ chơi ngoài trời, nhặt lá
rụng
IV. Hoạt động chiều
1. Lao động tự phục vụ: Sắp xếp đồ dùng của bé trong lớp.
a. Mục đích - Yêu cầu:
- Trẻ gọi đúng tên và nêu được đặc điểm màu sắc đồ dùng đồ chơi trong lớp.
- Rèn luyện kỹ năng nhạy cảm , xúc cảm phát triển và làm giàu vốn từ cho trẻ.
b. Chuẩn bị:
- Sắp xếp các góc chơi gọn gàng ngăn nắp theo thứ tự
- Một số đồ dùng đồ chơi trong lớp: ô tô,gấu, bút sáp, ….
c. Tiến hành :
- Cô hướng dẫn trẻ sắp xếp đồ dùng của bé trong lớp.
- Trẻ thực hiện : Cô quan sát bao quát trẻ
- Kết thúc cô nhận xét, tuyên dương trẻ.
2. Liên hoan văn nghệ cuối tuần:
a. Mục đích - Yêu cầu:
* Kiến thức:
- Trẻ biết hát các bài hát trong chủ điểm.
* Kỹ năng:
- Trẻ tự nhiên biểu diễn trước đám đông.
* Thái độ:
- Trẻ có ý thức trong giờ học.
b. Chuẩn bị:
- Các bài hát trong chủ điểm.
c. Tiến hành:
- Cô trò truyện với trẻ về buổi liên hoan văn nghệ cuối tuần.
- Cô cho trẻ múa hát theo các hình thức khác nhau.
- Trẻ hát, múa: Cô quan sát giúp đỡ trẻ khi lúng túng.
- Cô nhận xét, tuyên dương khen trẻ.
3. Nêu gương cuối tuần:
- Cô chuẩn bị đầy đủ bé ngoan cho trẻ.
- Cô đưa ra một số tiêu chuẩn để trẻ nhận xét lẫn nhau sau đó cô nhận xét lại,
phát phiếu bé ngoan, động viên khuyến khích trẻ cố gắng lần sau.
- Cô chuẩn bị đầy đủ bé ngoan cho trẻ.
- Cô cho trẻ tự nhận xét về mình và về bạn.
- Cô nhận xét chung và phát bé ngoan cho trẻ.

KÝ DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU

Kỳ Phú, ngày 27 tháng 8 năm 2023


PHÓ HIỆU TRƯỞNG

Quách Thị Thơm

You might also like