You are on page 1of 3

6.

ĐÁNH GIÁ PHẢN ỨNG CỦA BÉ VỚI MÔI TRƯỜNG

Bé phản ứng ở những mức độ khác nhau khi các giác quan được kích thích ở
mức độ khác nhau. Hiểu được phản ứng của từng bé có thể giúp cha mẹ va thầy
cô giáo tìm ra những đồ chơi hay các trò chơi/hoạt động cho bé cảm thấy thích
hoặc tìm ra những kích thích giác quan nên hay không nên kích thích bé. Quan
sát kỹ và miêu tả phản ứng của bé theo từng giác quan.

Thính giác / âm thanh

1. Bé phản ứng thế nào đối với âm thanh to hoặc nhỏ? Bé có phản ứng khác
không khi bé biết âm thanh sẽ xảy ra hay bị bất ngờ?
2. Bé phản ứng thế nào khi bạn thay đổi âm độ khi nói? Bé phản ứng thế nào
đối với âm rất trầm hoặc âm rất cao? Bé có thích giọng nam hay giong nữ
hơn không?
3. Bé phản ứng thế nào đối với âm nhạc? Bé có hát theo không khi bé không
hiểu lời?
4. Bé có thể bắt chước nhịp của trống hoặc đàn gõ (xylophone) không? Bé có
thể đập theo số nhịp đập hoặc theo nhịp của tiếng gõ không?
5. Âm lượng của bé có đủ nghe không ? Âm lượng giọng của bé có thay đổi
theo tình huống không?
6. Bé thường có thể nhắc lại bao nhiêu nguyên âm trong một câu?
7. Bé phản ứng thế nào đối với các đồ chơi biết nói? Khi ở gần các đồ chơi đó
bé có bấm các nút không?
8. Bé có biết “điền từ” vào các bài thơ, hát có vần điệu mà không cần phải
“dạy” đi dạy lại không?

Thị giác / hình ảnh

1. Bé có biết phân biệt hình ảnh không? Bé có thích tranh vẽ một nét không?
Khi nhìn vào 1 bức tranh có độ tương phản cao (như nâu trên nền màu be
hoặc đen trên nền trắng) hoặc tô màu nền tranh, bé có phản ứng như thế
nào?

Trang 1 trên 3
6. ĐÁNH GIÁ PHẢN ỨNG CỦA BÉ VỚI MÔI TRƯỜNG

2. Bé phản ứng thế nào đối với các mức độ ánh sáng khác nhau? Bé có
học/ứng xử tốt hơn dưới đèn huỳnh quang, đèn mờ hoặc đèn sáng?
3. Bé có phản ứng tốt hơn trong ánh sáng động hay ánh sáng tĩnh?
4. Bé có phản ứng tốt hơn khi chuyển động trong khi được kích thích về thị
giác?
5. Bé có bị/được kích thích khi nhìn thấy các vật quay hoặc di động không?
6. Bé có khả năng chơi puzzle không? Puzzle là trò chơi ghép hình ảnh trên 1
mảnh gỗ hay bìa. Bé có khả năng xếp hình khi hình ảnh đặt ngược không?
7. Bé có biết tháo và lắp đồ chơi không?
8. Bé có nhớ đường đi đến những nơi quen thuộc không? Bé có tìm được
những vật quen thuộc khi bạn di chuyển chúng khỏi vị trí không?
9. Bé phản hồi với những chi tiết nhỏ của bức tranh hay với toàn bộ bức
tranh?

Vận động, cảm giác, và cảm giác thân thể trong môi trường

1. Bé có hoạt động nhiều hay thích ngồi yên hơn?


2. Các cử động của bé có mục đích hơn hay là vu vơ?
3. Bé phản ứng như thế nào khi chơi đu, quay, hay nhảy cùng với bạn?
4. Bé có phản ứng khác nhau đối với những cử động bất ngờ hay liên tục
không?
5. Bé phản ứng thế nào đối với không gian chật hay rộng?
6. Bé thích đi trên các đồ vật hay thích đi vòng quanh đồ vật?
7. Bé hồi đáp thể nào đối với các chất liệu vải hay đồ chơi (sần sùi, nhẵn, mịn,
trơn, lạnh, v.v.)?
8. Bé phản ứng như thế nào khi được ôm chặt và khi được cham khẽ? Bé
thay đổi phản ứng như thế nào khi được mát-xa chậm rãi hay nhanh? Bé
có phản ứng khác nhau như thế nào trên các bộ phận cơ thể?
9. Bé có chịu đánh răng và rửa mặt không? Bé có hay cho các thứ vào miệng
không?
10. Bé có ăn các đồ ăn giòn, dai, mềm, cứng, nóng, lạnh, v.v. không?

Trang 2 trên 3
6. ĐÁNH GIÁ PHẢN ỨNG CỦA BÉ VỚI MÔI TRƯỜNG

11. Bé có bị kích thích khi tiếp xúc với các đồ chơi/dụng cụ tác động cơ
thể không?
12. Bé có biết phối hợp một số hoạt động (theo trình tự) để thực hiện một
“việc” không?
13. Bé có biết phối hợp một số động tác khi chơi đồ chơi không?
14. Phần mềm (cơ bắp) của bé mềm hay căng? Điều này có thay đổi khi
bé hoạt động không?

Vị giác

1. Bé có ăn nhiều loại thức ăn có vị khác nhau không? Bé có thích đồ ăn cay,


mặn, ngọt hay nhạt?
2. Bé có liếm hay đưa thức ăn vào miệng truớc khi ăn không?

Khứu giác

1. Bé có nhạy cảm với nước hoa, các loại nước tẩy rửa, hay các loại hoá chất
khác không?
2. Bé có thích loại mùi gì đặc biệt không?
3. Bé có ngửi đồ vật trước khi chơi không?
4. Bé có bị kích thích bởi mùi không?

Trang 3 trên 3

You might also like