You are on page 1of 8

Giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ tự kỷ ở các trường mầm non

 Chủ đề: Phương pháp giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non có rối loạn phổ tự
kỷ tại các cơ sở giáo dục mầm non: Chủ đề này bàn luận về các phương pháp can thiệp sớm,
phương pháp giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non có rối loạn phổ tự kỷ ở các cơ sở giáo
dục mầm non – Trường Cao Đẳng Sư Phạm SG.
Vấn đề giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ tự kỷ trong chặng tuổi vàng
Danang Ho (phụ huynh)
 Khiếm khuyết về kỹ năng xã hội của trẻ tự kỷ là gì?
- Cẩm Nang Thống Kê Cẩm Nang Thống Kê & Chẩn Bệnh Tâm Thần, hiệu đính lần thứ 5
(DSM - 5), định nghĩa khiếm khuyết về kỹ năng xã hội của trẻ tự kỷ là “sự vô cảm, không biết
rung động, chia sẻ tình cảm, sở thích của mình với người khác, không thể bắt chuyện, nhập
chuyện, và cách đối đáp trong giao tiếp xã hội rất khác thường”.
- Trẻ tự kỷ luôn biểu hiện “những khiếm khuyết về kỹ năng xã hội qua sự bày tỏ cử chỉ,
hành vi, qua cách dùng lời và không dùng lời, bằng sự giao tiếp bằng mắt, và không thể hiểu hay
diễn đạt bằng điệu bộ, hoặc bày tỏ cảm xúc trên nét mặt, gặp nhiều khó khăn trong vấn đề kết
bạn và duy trì tình bạn, ngoại trừ cha mẹ và những người chăm sóc khác, không thể thay đổi
hành vi theo sự đòi hỏi của mọi người … thiếu khả năng chơi giả vờ, và không có hứng thú sinh
hoạt chung theo nhóm...".
- "Nếu không có dịch vụ trợ giúp thì khiếm khuyết về giao tiếp xã hội của trẻ tự kỷ sẽ biểu
lộ rõ nét theo thời gian trong giai đoạn từ 3 đến 5 tuổi ở nhà trẻ, và mức độ quan tâm, gần gũi với
mọi người ngày càng giảm thiểu; sự rập khuôn về hành vi, sở thích, hoạt động sẽ có ảnh hưởng
nghiêm trọng và đối nghịch về mọi mặt trong đời sống của trẻ về sau." (1)
 Kỹ năng xã hội là gì?
- Khả năng giao tiếp sớm với mọi người và mọi vật quanh mình trong thời thơ ấu chính là
nền tảng cho sự phát triển những kỹ năng xã hội thích hợp và cần thiết cho đời sống, sinh hoạt và
học tập của trẻ em trong tương lai.
- Theo chuyên gia Guralnick và Neville, kỹ năng xã hội là khả năng mở đầu, gợi ý, xây
dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với mọi người trong những tình huống giao tiếp khác nhau,
rằng vấn đề huấn luyện kỹ năng xã hội cho trẻ em được xem là nhiệm vụ hàng đầu của phụ
huynh và giáo viên (2).
- Một đứa trẻ biểu hiện nhiều khiếm khuyết về kỹ năng xã hội, không có sự tương tác hai
chiều với người lớn và các bạn cùng độ tuổi thì chắc chắn sẽ gặp vô số trở ngại trong các mối
quan hệ giữa người và người. Nhiều nghiên cứu của các nhà tâm lý, giáo dục cho thấy sự phát
triển kỹ năng xã hội là con đường dẫn đến sự thành công khi trẻ lớn lên, bước vào đời bằng sự
tin và ý chí tự lập (3).
- Ở bậc tiểu học, những em có kỹ năng giao tiếp tốt thường biểu hiện thái độ thân thiện, cởi
mở, biết gợi ý và đáp lời qua lại, biết chia sẻ và nhường nhịn các bạn, biết tuân theo sự chỉ dẫn
của giáo viên, có tinh thần hợp tác, tự biết kiềm chế cảm xúc và kiểm soát hành vi của chính
mình (4). Hầu hết sự tiếp thu và phát triển kỹ năng xã hội của trẻ em là điều bình thường và theo
lẽ tự nhiên, nhưng đối voi các em chậm phát triển thì sự học hỏi, bắt chước những kỹ năng xã hội
luôn gặp nhiều khó khăn vì sự hạn chế về mặt trí tuệ và ngôn ngữ (5). So với các trẻ bình
thường, trẻ chậm phát triển có mức độ giao tiếp rất thấp với các bạn cùng lớp và cùng độ tuổi.
Trong các lớp nhà trẻ, các em chậm phát triển không dành thời gian giao tiếp với mọi người,
không thể gợi ý bằng lời, nhất là không muốn tham gia vào các trò chơi tập thể, và đây chính là
nguyên nhân các em bị chúng bạn khai trừ, xa lánh, khiến cho sự học hỏi, bắt chước kỹ năng xã
hội của các em trong lớp học ngày càng khó khăn hơn (6).
 Vì sao trẻ tự kỷ không thể có sự phát triển kỹ năng xã hội một cách bình thường và tự
nhiên?
Rối loạn phổ tự kỷ là một trong những dạng chậm phát triển lan tỏa (pervasive
developmental delays). Trẻ tự kỷ bao gồm một số em có thương số thông minh trên mức trung
bình và những em có chẩn đoán tự kỷ đi kèm với khuyết tật trí tuệ, năng động thiếu chú ý, khiếm
khuyết về nói/ngôn ngữ, v.v… Nói chung, trẻ tự kỷ không có sự phát triển tự nhiên và bình
thường về kỹ năng xã hội như những em không bị khuyết tật. Các nhà chuyên môn liệt kê 3
khiếm khuyết chính của trẻ tự kỷ về kỹ năng xã hội (autistic triad) như sau (7):
1. Khó khăn trong giao tiếp và xây dựng tình bạn. Trẻ tự kỷ chỉ muốn sinh hoạt một
mình, không thích mọi người xâm lấn vào thế giới riêng tư.
2. Đa số trẻ tự kỷ không thể dùng lời diễn đạt ý muốn, ý nghĩ, và sở thích của mình.
Riêng những em tự kỷ nói được thì không có khả năng gợi ý hay duy trì những cuộc đối thoại hai
chiều - trẻ nói chỉ muốn người khác nghe và không chờ đợi người khác nói, không quan tâm đến
phản ứng của người đối thoại, không nhìn vào mắt họ, không quan tâm đến những cử chỉ, điệu
bộ của thân thể, hoặc cảm xúc thể hiện trên gương mặt của ngưởi khác, luôn thay đổi chủ đề đối
thoại một cách đột ngột và không thích hợp. Lắm lúc, cách sử dụng từ ngữ của trẻ tự kỷ có vẻ
như là sự giảng thuyết của một giáo sư tí hon hơn là trò chuyện, thường đưa ra nhiều chi tiết hơn
là sự chú tâm vào trọng điểm.
3. Trẻ tự kỷ không biết chơi giả vờ. Chẳng hạn, các em không biết dang tay, vờ làm
máy bay xòe cánh và tạo những âm thanh như khi máy bay cất cánh lên không, không biết chơi
công an đi bắt quân gian, giả làm nhân viên chữa cháy, vờ đút búp bế ăn, ru búp bế ngủ.
 Ngôn ngữ là nền tảng phát triển kỹ năng xã hội
- Lorna Wing nói rằng tất cả trẻ con và người lớn bị tự kỷ đều có trở ngại về vấn đề ngôn
ngữ. Ngôn ngữ của họ có thể bị khiếm khuyết hay không bị khiếm khuyết về văn phạm, ngữ
vựng, ngay cả họ có khả năng định nghĩa từ vựng một cách chính xác, tuy nhiên, trở ngại về
ngôn ngữ của họ chính là cách sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp xã hội (pragmatics), bất kể họ
dùng loại ngôn ngữ nào (8).
- Deborah Fein & Michelle A. Dunn giải thích thêm rằng cách sử dụng ngôn từ trong giao
tiếp xã hội (pragmatics or the use of languages) là một khiếm khuyết chung của trẻ tự kỷ ở bất cứ
dạng tự kỷ nào. Khả năng sử dụng ngôn ngữ bao gồm sự chào hỏi, nhận định, đặt câu hỏi, trả lời,
đồng ý, yêu cầu, phản đối. Trẻ tự kỷ thường dùng ngôn ngữ hạn chế của mình để khống chế, điều
tiết với môi trường hơn là để hòa nhập hay giao tiếp xã hội. Lúc còn nhỏ, trẻ tự kỷ có khả năng
ngôn ngữ có thể dùng từ ngữ để yêu cầu hay phản đối một điều gì đó, nhưng các em không có
khả năng mở lời chào đón, phê bình hay đặt vấn đề (ngoại trừ đó là những chủ đề về sở thích các
em rất ưa chuộng) (9).
- Khả năng sử dụng ngôn từ còn bao gồm khả năng đối thoại, biết duy trì chủ đề, nhận biết
những phát biểu của người đối thoại, biết có ý kiến hay bổ xung vào những lời phát biểu của
người khác, đồng thời biết kiềm giữ mức độ giao thiệp bằng mắt và khoảng cách giữa mình và
người đối thoại. Trẻ tự kỷ thường có khó khăn về âm giọng, nhịp điệu trong lời nói. Trẻ tự kỷ có
khi nói chuyện quá to, quá nhỏ, quá máy móc, đơn điệu, và thiếu tự nhiên (9).
- Sự giới hạn hay khiếm khuyết về nói/ngôn ngữ là nguyên nhân khiến trẻ tự kỷ không thể
bày tỏ nhu cầu, ý muốn hay giao tiếp với mọi người. Vì vậy, sự trị liệu về nói/ngôn ngữ là điều
cần thiết cho sự phát triển kỹ năng xã hội. Khi trẻ tự kỷ có sự tiến bộ về kỹ năng giao tiếp bằng
lời hoặc không bằng lời thì tự nhiên những hành vi thách đố, tiêu cực sẽ giảm dần theo thời gian
(10).
- Theo Wallin J., các em tự kỷ ở các lớp nhà trẻ rất khó tiếp thu hay bắt chước kỹ năng xã
hội từ các trẻ có sự phát triển bình thường vì những lý do sau đây (11):
1) Trẻ tự kỷ muốn trốn tránh sự giao tiếp hằng ngày.
2) Trẻ tự kỷ vô tư, vô cảm, và thụ động.
3) Trẻ tự kỷ rất vụng về trong cư xử, lời nói, đi đứng, và trong mọi hoạt động.
- Ở các lớp nhà trẻ, các em tự kỷ lên cơn, trốn chạy, hoặc lẫn tránh giao tiếp khi giáo viên,
phụ giáo yêu cầu các em tham gia sinh hoạt nhóm có thể vì bị chứng tăng động hay rối loạn về
giác quan. Một số nhà chuyên môn gợi ý rằng trước khi dạy trẻ tự kỷ về kỹ năng xã hội, người
lớn nên lưu ý vấn đề môi trường tạo nên sự kích thích về cảm giác, gây khó khăn cho sự can
!
thiệp, học tập cho các em. Những cảm giác bất thường là một trong những biểu hiện liên quan
đến tự kỷ, bất luận các em có chẩn đoán thuộc dạng nào trong rối loạn phổ tự kỷ. Sự nhạy bén về
cảm giác được hiểu như là những cảm giác vượt quá sự chịu đựng, gây điên tiết hay đau đớn cho
trẻ tự kỷ trong quá trình tiếp nhận những tác động từ môi trường sống, ví dụ: Về nghe, trẻ tự kỷ
không thích tiếng trẻ khóc, tiếng chó sủa, tiếng bánh xe, tiếng máy hút bụi, chuông trường reng,
còi báo động, còi xe cứu thương, cảnh sát, chữa lửa, nghe giọng cao rít, nghe người khác nhai đồ
ăn trong miệng, nghe tiếng quạt, hoặc tiếng máy điều hòa không khí. Về thấy, các em tự kỷ
không thể chịu đựng khi nhìn một số màu sắc hay ánh đèn nào đó. Về ngửi, các em tự kỷ không
thích ngửi một số mùi thức ăn, mùi dầu thơm, mùi thuốc xì gà, thuốc lá. Về khẩu vị, một số thức
ăn như cà rốt, hành, đậu hay những thức ăn mềm như pudding, Jello-O, jelly có thể gây trẻ tự kỷ
mắc nghẹn, ói mửa. Về sự vuốt ve hay va chạm, phần lớn các em tự kỷ không thích người khác
vỗ về từ phía sau một cách bất ngờ. Không thích được ôm chầm, bắt tay, không thích mặc áo
quần chật, vải thô, không thích sờ vật thể quá mềm hay quá cứng, hoặc ẩm ướt.
 Những cảm giác bất thường của các em tự kỷ ở nhà trẻ có thể phân thành 3 loại:
1) Thiếu phản ứng về cảm giác: Trẻ tự kỷ nhiều lúc mặc nhiên, không quan tâm đến
tiếng động, dửng dưng trong đối thoại, hoặc làm ngơ khi gặp mặt người khác. Có lúc trẻ tự kỷ
không tỏ vẻ đau đớn khi bị té trầy, dập mặt, dập tay chảy máu. 
2) Phản ứng mạnh về cảm giác: Trẻ tự kỷ nhiều lúc rất nhạy cảm đối với ánh đèn,
tiếng động, tiếng máy. Chúng hay bịt tai và cúi mặt khi nghe những âm thanh mà người khác ít
khi chú ý, như âm thanh rè rè phát ra từ đèn điện.
3) Những hành vi tự kích: Hành vi tự kích là những hoạt động có tính rập khuôn, lặp
lại rất giống nhau của trẻ tự kỷ. Trẻ tự kỷ thường có những hành vi tự kích để tự làm dễ chịu cho
mình, để chống lại những căng thẳng, những bất an, lo lắng trong tình huống nào đó, để cảm thấy
an toàn và làm chủ được môi trường.

!
- Riêng về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và kỹ năng xã hội, Quill K. A. lý luận rằng các em
tự kỷ khó lòng tiếp thu hoặc bắt chước kỹ năng xã hội từ những trẻ bình thường trong lớp học.
Tuy nhiên, sự giao tiếp không dùng lời bằng chỉ dấu, điệu bộ thân thể hoặc nhiều phương tiện
khác có thể dùng làm khởi điểm cho sự giáo dục kỹ năng xã hội cho các em chưa biết dùng lời
nói (12).
 Thẩm định kỹ năng xã hội cho các em tự kỷ ở nhà trẻ
o Bellini nhấn mạnh (13):
- “Bạn không thể nào dạy trẻ tự kỷ về kỹ năng xã hội, nếu bạn chưa biết mình nên dạy
những gì cho các em! Không phải tất cả trẻ tự kỷ cần được can thiệp bằng một phương pháp
giống hệt nhau. Cũng không phải tất cả trẻ tự kỷ cần được giáo dục những kỹ năng xã hội giống
hệt nhau. Nhiều giáo viên bắt đầu sự can thiệp về mặt kỹ năng xã hội cho trẻ tự kỷ mà không có
sự thẩm định nhu cầu cá biệt của các em tự kỷ (trong lớp học do mình quản lý).”
- Về vấn đề thẩm định kỹ năng xã hội cho trẻ tự kỷ, Bellini nhắc nhở, điều trước tiên là
phải dựa vào những mốc phát triển của các trẻ bình thường, cùng độ tuổi trong lớp học để làm
chuẩn và làm thước đo khả năng hiện tại của các em tự kỷ về kỹ năng xã hội – những kỹ năng
nào các em đã học được và áp dụng thành thạo, hoặc những kỹ năng nào cần được quan tâm và
nên tạo cơ hội cho trẻ thực hành.
- Theo Quill, Bracken, và Fair (14), sự thẩm định kỹ năng xã hội cho trẻ tự kỷ nhắm vào 3
trọng tâm:
1) Xác định hay ước lượng kỹ năng xã hội của trẻ tự kỷ đã và đang phát triển ở mức
độ nào trong thời điểm hiện tại.
2) Tìm hiểu những kỹ năng xã hội nào cần được quan tâm và đầu tư thời gian huấn
luyện cho các em trong kế hoạch can thiệp.
3) Theo dõi và ghi nhận sự tiến bộ của các em.
- Nhiều công cụ trắc nghiệm có thể được áp dụng để đánh giá kỹ năng xã hội và khả năng
giao tiếp bằng lời hoặc không bằng lời của trẻ tự kỷ, dựa vào điểm chuẩn của các em bình
thường, không bị tự kỷ, bao gồm (15):
 The Autism Diagnostic Observation Schedule (ADOS).
 The Autism Diagnostic Interview-Revised (ADI-R). 
 Childhood Autism Rating Scale (CARS).
 The Social and communication Disorder (SCQ).
 The Diagnostic Interview for Social and Communication Disorders (DISCO).
 The Do-Watch-Listen-Say Assessment of Social and Communication Skills with
Autism.
- Chẳng có 2 trẻ bình thường nào có sự phát triển về kỹ năng xã hội giống hệt nhau. Trẻ tự
kỷ cũng vậy. Những gì áp dụng khá thành công cho trẻ nầy không có nghĩa là sẽ có hiệu quả đối
với nhiều em khác. Ngoài sự phỏng vấn phụ huynh và quan sát hoạt động của trẻ, vấn đề thẩm
định kỹ năng xã hội cho các em tự kỷ đòi hỏi giáo viên, chuyên viên phải tiến hành sự trắc
nghiệm và thâu thập dữ kiện trong những môi trường sinh hoạt, học tập khác nhau. Trẻ tự kỷ
thường gặp nhiều trở ngại và thiếu sự uyển chuyển khi thực hành kỹ năng học được ở tình huống
giao tiếp nầy sang những tình huống phứt tạp hơn ở nhà trường. Nhiều trẻ tự kỷ có thể biết chào
hỏi bạn trong lớp học, nhưng làm ngơ với mọi người trên sân chơi là một ví dụ điển hình. Ngoài
ra, sự thẩm định kỹ năng xã hội của trẻ tự kỷ trước và sau khi can thiệp nên được ghi nhận bằng
những công cụ có thang bậc (rating scales) nhằm đo lường một cách khách quan về sự tiến bộ
hay thối lùi của trẻ.
 Những chương trình/chiến lược phát triển ngôn ngữ và kỹ năng xã hội cho trẻ tự kỷ ở
Hoa Kỳ
- Hầu hết những chương trình phát triển kỹ năng xã hội ở Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác
đều nhắm vào 3 mục tiêu chính:
a) Phân tích từng kỹ năng trẻ tự kỷ đã học và chưa học được.
b) Dạy theo trình tự.
c) Trẻ cần biết áp dụng kỹ năng học được trong những tình huống giao tiếp khác
nhau.
- Sau đây là những chương trình từng được các nhà chuyên môn áp dụng để phát triển kỹ
năng xã hội cho trẻ tự kỷ. Người viết đề cập đến chỉ nhằm mục đích cùng các bạn tham khảo mà
thôi.
1) Chương trình “Do-Watch-Listen-Say” được soạn thảo riêng cho trẻ tự kỷ, dựa vào
những kỷ năng xã hội hiện tại đã học hay chưa học được, bao gồm nhiều hoạt động được tổ chức
theo khuôn khổ, nề nếp, với chủ trương dạy trẻ những kỹ năng chơi một mình, chơi theo nhóm,
giúp trẻ biết nhập cuộc, chờ đợi đến lượt mình, và tuân theo lời hướng dẫn của giáo viên.
Chương trình nầy có những mẫu kế hoạch và đo lường hiệu quả can thiệp về mặt kỹ năng xã hội
(17).
2) Chương trình “Skillstreaming” chỉ tập trung dạy trẻ những kỹ năng quan trọng
nhất. Mặc dù không soạn thảo riêng dành cho trẻ tự kỷ, nhưng nhiều ý tưởng của Skillstreaming
có thể áp dụng ở nhà trẻ để dạy các em những kỹ năng sinh hoạt, học tập qua sự quan sát, trực
tiếp hướng dẫn, nhắc nhở, khuyến khích, duy trì những kỹ năng học được. Skillstreaming có 3
chương trình huấn luyện kỹ năng: a) Nhà trẻ (40 kỹ năng), b) Bậc tiểu học (60 kỹ năng), và c)
Thanh thiếu niên (50 kỹ năng) (18).
3) Chương trình “Connecting With Others” được soạn thảo nhằm giúp trẻ tự kỷ và
những trẻ có nhu cầu đặc biệt phát triển quan hệ xã hội, xây dựng tình bạn và kỹ năng hòa nhập
trong các môi trường sinh hoạt, học tập chung, bao gồm (19): Những cảm nghĩ về mình và về
người khác, hòa đồng với mọi người, giải quyết vấn đề, truyền đạt ngôn ngữ, chia sẻ, quan tâm
và đồng cảm cho nhau. Chương trình nầy có 30 bài tập về kỹ năng có thể áp dụng trong đời sống
hàng ngày, và được sắp xếp theo từng lớp bậc, ví dụ, từ lớp nhà trẻ cho đến lớp 2, lớp 3-5, lớp 6-
8, lớp 9-12.
4) Chương trình “Group social skill training” (dạy kỹ năng xã hội cho trẻ tự kỷ theo
nhóm): Các bài học về kỹ năng xã hội được phân chia thành từng bước nhỏ, cụ thể và dễ hiểu.
Cần lưu ý rằng sự huấn luyện kỹ năng xã hội ở trung tâm hay ở trường học không thể thay đổi
được nhiều những khiếm khuyết về khả năng giao tiếp. Nói cách khác, trẻ tự kỷ cần sự thực hành
liên tục và nhiều hơn ở gia đình, kể cả trong những môi trường sinh hoạt chung.
5) Chương trình “Social body language” (Dạy kỹ năng xã hội qua cử chỉ, điệu bộ
của cơ thể): Những hành vi không dùng lời, ví dụ, sự giao tiếp bằng mắt, khoảng cách xa gần khi
đối thoại, âm giọng, tiếng nói lớn hoặc nhỏ, cảm xúc bày tỏ trên gương mặt là ngôn ngữ của cơ
thể, là nền móng cho sự phát triển kỹ năng xã hội. Hầu hết trẻ tự kỷ trong giao tiếp, đều gặp khó
khăn đọc hiểu ngôn ngữ thân thể của người khác, kể cả các em tự kỷ thuộc dạng cao. Những bài
học trong chương trình nầy gồm có những chủ đề về kỹ năng xây dựng và duy trì tình bạn, kỹ
năng đối thoại, hiểu người hiểu mình, giải quyết khó khăn và tránh xung đột, sự tự giác và nhận
thức đúng về bản thân (20).
- Hiện nay, các nhà chuyên môn ở Hoa Kỳ đồng ý rằng một số chiến lược có thể áp dụng
với kết quả tương đối thành công trong vấn đề phát triển kỹ năng xã hội cho trẻ/ học sinh tự kỷ ở
nhà trường và gia đình với sự hợp tác khắn khít giữa giáo viên và phụ huynh. Đó là –
1) Vòng tròn bạn hữu (Circle of Friends) (21): Mục đích của “vòng tròn bạn hữu” là
sự huấn luyện, chuẩn bị những kỹ năng xã hội cần thiết cho sự hội nhập của trẻ tự kỷ trong tương
lai. Vòng tròn tình bạn có thể áp dụng trong bất cứ môi trường sinh hoạt nào. Vòng tròn tình bạn
khác với “thời gian các trẻ và giáo viên quây quần bên nhau” (circle time) ở các lớp nhà trẻ.
Những thành viên trong nhóm vòng tròn bạn hữu có thể là giáo viên, phụ giáo, tình nguyện viên,
phụ huynh, trẻ tự kỷ và trẻ không bị tự kỷ, hoặc bất cứ ai thật lòng quan tâm đến các em khuyết
tật ở nhà trường. Sự thành lập vòng tròn bạn hữu và duy trì thời khóa biểu gặp mặt hàng tuần
giữa các thành viên trong nhóm không đòi hỏi giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian, bởi vì công
việc cổ động tình bạn phần lớn là sự chủ động dẫn dắt của những em người mẫu bình thường,
nhằm giúp trẻ tự kỷ có kỹ năng làm quen và kết bạn.
2) Hợp tác và cùng nhau hành động (Joint Action Routines or JAR) (22): Chiến lược
nầy đòi hỏi sự tương tác phải có ít nhất là 2 thành viên trở lên. Mục đích của JAR là dạy đối
thoại và gia tăng sự hiểu biết nhau qua mối quan hệ tình bạn. Những hoạt động của JAR không
có sự bất ngờ, được lặp đi lặp lại, và người trong cuộc có thể đoán biết được chuyện gì sẽ xảy ra.
JAR tập cho trẻ tự kỷ thao dợt những công việc thường ngày, chẳng hạn, lấy bài tập ra làm theo
yêu cầu, dọn dẹp bàn học cho ngay ngắn vì sắp đến giờ ăn trưa. JAR giúp trẻ tự kỷ cùng nhau
chú ý, hợp tác hoàn thành công việc, nhất là cho các em cơ hội diễn đạt ý nghĩ với nhau bằng lời
qua những trò chơi tập thể như ráp hình (puzzles), ráp Legos, v.v… JAR đặt nặng vấn đề độ tuổi,
khả năng chơi, và sở thích cá biệt của từng em tự kỷ trong nhóm.
3) Hợp tác và cùng nhau học tập (Cooperative leaning group) (23),(24): Đây là các
dạy kỹ năng xã hội cho trẻ tự kỷ cùng độ tuổi theo từng nhóm nhỏ, mặt đối mặt, giao tiếp với
nhau bằng mắt, và cùng nhau trò chuyện. Mỗi trẻ em trong nhóm đều có người hướng dẫn. các
giáo viên, phụ giáo, hoặc người dẫn dắt sẽ đưa ra những trò chơi tập thể, chẳng hạn, ráp hình
(jigsaws) (25) để dạy các em tự kỷ ý nghĩa của tinh thần hợp tác qua sự hình thành jigsaws hay
hình ảnh của một vật thể nào đó.
Trong quá khứ, người viết đã từng thấy những ví dụ và hình ảnh dễ hiểu, rất sống thực về
các chiến lược “vòng tròn bạn hữu”, “hợp tác và cùng hành động”, “hợp tác và cùng nhau học
tập” trên facebooks của người chị Tuyết Nguyễn và chị Nguyễn Quỳnh Hoa ở Hà Nội. Đó là
những chiếc bánh dẻo, bánh nướng vào dịp tết Trung Thu. Đó là những hộp bánh, những hộp
mứt thơm lừng được là bằng tay của nhiều con em tự kỷ vào dịp tết Nguyên Đán, dưới sự quan
sát và hướng dẫn của phụ huynh. Người viết cảm phục các chị vô cùng.
4) Dùng mẩu đối thoại có hình ảnh vẽ bằng que (sticks) phụ họa (Comic strip
conversation) (26): Đây là sự trình bày đơn giản, giúp trẻ tự kỷ hiểu và hình dung được những gì
người khác nói, cảm xúc, và dụng ý của họ qua cuộc đối thoại với mình. Các bạn chỉ cần google
thì sẽ thấy nhiều ví dụ rất hay về phương pháp nầy.
5) Lời ý soạn trước (Social scripts) (27) để nhắc nhở hoặc hướng dẫn trẻ tự kỷ đối
thoại một cách thích hợp trong tình huống giao tiếp nào đó.(27): Cách nầy rất có hiệu quả với
điều kiện trẻ tự kỷ biết sử dụng ngôn từ khá rành mạch, nhưng lúng túng và vụng về khi diễn đạt
ý muốn. Ví dụ, Một trẻ tự kỷ lớp mẫu giáo, muốn mời bạn học cùng đi xem phim qua điện thoại.
Lời ý do phụ huynh soạn sẵn sẽ chuẩn bị cho trẻ cách đối đầu với phương án A và B như sau:
- Trẻ tự kỷ: Alô, là Hùng đây. Cường thích đi xem phim chiều nay không?
- Phương án A - bạn học (từ chối): Không được. Chiều nay mình phải đi bơi rồi.
- Trẻ tự kỷ: Không sao. Lần khác. Cảm ơn bạn.
- Phương án B - bạn học (đồng ý): Vui quá. Mình cùng đi nghe.
- Trẻ tự kỷ: OK. Ba mình qua nhà xin phép mẹ Cường, đón bạn lúc 4 giờ chiều nay. Bye.
6) Câu chuyện xã hội (Social stories) (28), (29): Đây là những câu chuyện ngắn,
được giáo viên và phụ huynh áp dụng để giải thích cho trẻ tự kỷ hiểu vì sao (why?) các em phải
mở lời hoặc hành xử như thế nào đó với người khác khi ở phòng mạch bác sỹ, ở siêu thị, ở trên
sân chơi, ở trong và ngoài lớp học, v.v… Chuyên gia Carol Gray cho rằng lý do khiến trẻ tự kỷ
biết dùng lời, nhưng bối rối, vụng về, không thể giao tiếp có hiệu quả trong cộng đồng hoặc
trường học là bởi trẻ chưa hiểu được vì sao hành động như vậy thì mới thích hợp và được mọi
người chấp nhận.
- Câu chuyện xã hội – ví dụ 1: Khi Hùng vào lớp, Hùng không nói lớn tiếng. Hùng giữ im
lặng. Hùng nghe lời cô. Hùng làm bài thật tốt.
- Câu chuyện xã hội – ví dụ 2: Nếu bạn làm phiền, Hùng sẽ nhìn thẳng bạn. Hùng nói bạn
ngừng lại. Tôi không thích! Nếu bạn tiếp tục làm phiền, Hùng sẽ lên thưa cô. Hùng không đánh
bạn.
7) Trẻ dạy trẻ (Peer coaching or peer mediation) (30): Chiến lược nầy đòi hỏi giáo
viên, chuyên viên trong chương trình can thiệp sớm tìm cách tuyển dụng những trẻ bình thường,
không bị tự kỷ và cùng độ tuổi, để huấn luyện các em trở thành những người mẫu đảm trách
công việc nhắc nhở, khuyến khích, và dìu dắt các em tự kỷ nhập cuộc vào những sinh hoạt, học
tập chung. Các nhà chuyên môn nhận thấy rằng sự sắp xếp cho các người mẫu ngồi cạnh con
mình, nhưng không có sự tương tác thì sẽ không đem lại lợi ích gì cho đôi bên. Vào những năm
gần đây, nhiều nghiên cứu cho thấy mức độ trẻ tự kỷ ở các lớp mẫu giáo đã có sự tiến bộ gia tăng
gấp 2 lần về sự chú ý, biết chờ đợi đến lượt mình, giao tiếp bằng mắt, so với các chương trình
can thiệp khác, nhờ vào sự hỗ trợ tích cực các em người mẫu.
Riêng ở gia đình, cách dùng “trẻ dạy trẻ” có thể áp dụng dựa vào những anh, chị em của trẻ
tự kỷ, hoặc những trẻ em hàng xóm. Sự hiện diện của phụ huynh chỉ có tính cách hòa giải những
mâu thuẫn, nếu có, và sẵn sàng bảo vệ sự an toàn cho đôi bên.
Nguồn:
(1) APA. DSM – 5 (2013).
(2) Guralnick & Neville (1997). Designing early intervention programs to promote
children’s social competence & the effective way of early intervention.
(3) Disalvo & Oswald (2002). Pier- mediated intervention to increase the social
interaction of children with autism. 
(4) Raver & Zigler (1997). Social competence: An untapped dimension in evaluating
Head Start’s success.
(5) Odom (1993). Exceptional children.
(6) Guralnick & Kinnish (1996). Immediate effects of mainstreamed settings on the
social interaction s and social intergration of preschool children. 
(7) Connor M. (2002). Promoting social skills among children with
autism.http://www.mugsy.org/connor38.htm
(8) Lorna Wing (2001). The Autism Spectrum: A Parent’s Guide to Understanding
and Helping Your Child.
(9) Deborah Fein & Michelle A. Dunn (2007). Autism in Your Classroom.
(10) Car & Durand (1985). Reducing behavior problems through functioning
communication training.
(11) Wallin J. (2004). Http://polyso.com/socialstories/introduction.html
(12) Quill, K.A. (1995). Strategies to enhance communication and socialization.
(13) Bellini S. (2008). Building social relationships: A systematic approach to teaching
social interaction skills to children and adolescents with autism spectrum disorders and other
social difficulties.
(14) Quill, Bracken, & Fair (2000). Children with disabilities. 
(15) Pierangelo & Giuliani (2006). The special educator’s comprehensive guide to 301
diagnostic tests. 
(16) Scheurer & Webber (2002). Autism: Teaching does make a difference. 
(17) Kathleen Ann Quill (2000). Do-Watch-Listen-Say.
(18) McGinnis E. (1997). Skillstreaming the elementary school child: new strategies
and perspectives for teaching prosocial skills. 
(19) Richardson R. (1996). Conneting with others.
(20) Ozonoff & Dawson (2014). A parent’s guide to high-functioning autism spectrum
disorder. 
(21) Circle of Friends Training. Http://inclusive-solution.com/training
(22) Josefa Ben-Arieh (2007). How to use joint action routines.
(23) Balkcom S. (1992). Cooperative learning.
(24) Slavin R. J. (1991). Syntheses of research on cooperative learning. 
(25) Jigsaw activities.
Http://www.educationworld.com/a_…/strategy/strategy036.shtml
(26) Carol Gray (1994). Comic strip conversation.
(27) Social scripts for autism- Bundle (2010?).
(28) Carol Gray (2010). The new social story book.
(29) www.thegraycenter.org/social-stories/what-are-social-stories
(30) Ozonoff & Dawson (2014). The social world of children and adolescents with
high-functioning autism spectrum disorder.

You might also like