You are on page 1of 7

PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TRẺ TỰ KỶ

Ths. Đặng Thái Thu Hương


Bộ môn PHCN – ĐH Y HN

Mục tiêu:
Sau khi học xong, sinh viên có thể trình bày được:
- Định nghĩa, đặc trưng của TK.
- 5 dấu hiệu báo động của TK.
- Tiêu chuẩn chẩn đoán DSM – V 2013.
- Các phương pháp can thiệp cho trẻ TK.

I. Định nghĩa:
- TK là một dạng bệnh trong nhóm “Rối loạn phát triển lan tỏa” ảnh hưởng
đến nhiều mặt của sự phát triển nhưng ảnh hưởng nhiều nhất đến kỹ năng
giao tiếp xã hội và hành vi.
- TK điển hình có thể đi kèm rối loạn nhiều kỹ năng: tự chăm sóc, ngôn ngữ,
giao tiếp ứng xử, quan hệ xã hội, hành vi, cảm xúc…

II. Tự kỷ có biểu hiện đặc trưng của 3 lĩnh vực:


1. Khó khăn về quan hệ xã hội
2. Khó khăn về khả năng ngôn ngữ và giao tiếp.
3. Các hành vi và các mối quan tâm bất thường.

III. Những rối loạn đi kèm:


- Rối loạn giác quan: cảm giác bản thể, xúc giác, thính giác, thị giác …
- Chậm phát triển trí tuệ.
- Động kinh.
- Có thể kèm theo các khuyết tật khác: Hội chứng Fragile X, Hội chứng Rett
hay Hội chứng Down, nghe kém….

IV. Nguyên nhân:


- Do di truyền, gene: chủ yếu do gen, có nhiều gene liên quan đến TK.
- Nguyên nhân trước sinh: rubella, sởi, đái tháo đường, nhiễm độc thai nghén
nặng không điều trị.
- Nguyên nhân sau sinh: viêm não, nhiễm độc kim loại nặng, nhiễm xạ.
V. Phát hiện sớm trẻ TK: dựa vào 5 dấu hiệu báo động (dấu hiệu cờ đỏ):
- Phát hiện sau 18 tháng.
- Những trường hợp phát hiện dưới 18 tháng là những trường hợp điển hình.

Viện Hàn lâm Thần kinh học của Mỹ đưa ra 5 dấu hiệu báo động của TK, có 1
trong các dấu hiệu trên cần mang trẻ đi đánh giá:
- Không biết đáp lại khi được gọi tên.
- Không bi bô, không biết dùng cử chỉ, dấu lúc khoảng 12 tháng tuổi.
- Không biết nói từ đơn lúc 16 tháng.
- Không nói được câu có 2 từ lúc 24 tháng tuổi.
- Mất kỹ năng ngôn ngữ hoặc kỹ năng xã hội vào bất kỳ độ tuổi nào.

VI. Tiêu chuẩn xác định trẻ tự kỷ (trắc nghiệm DSM-V (Diagnostic and
Statistical Manual of Metal Disorder) của Mỹ năm 2013):
Theo DSM -V, trẻ được chẩn đoán bị bệnh Tự Kỷ phải thỏa mãn những điều
kiện qui định trong 4 nhóm A, B, C, D.

A: Khiếm khuyết về giao tiếp xã hội.


Trẻ ASD (Autism Spectrum Disorder) phải có đủ tất cả 3 tiêu chuẩn dưới
đây:
1) Trẻ biểu hiện sự vô cảm, không biết rung động, chia sẻ tình cảm, sở
thích của mình với người khác, không thể bắt chuyện, nhập chuyện,
và cách đối đáp trong giao tiếp xã hội rất khác thường.
2) Trẻ có những khiếm khuyết về sự bày tỏ cử chỉ, hành vi, dùng lời và
không dùng lời, qua sự giao tiếp bằng mắt, không thể hiểu và diễn
đạt bằng điệu bộ, hoặc bày tỏ cảm xúc trên nét mặt.
3) Trẻ gặp nhiều khó khăn trong vấn đề kết bạn và duy trì tình bạn,
ngoại trừ cha mẹ và những người chăm sóc khác, không thể thay đổi
hành vi theo sự đòi hỏi của mọi người trong những nơi chốn khác
nhau, thiếu khả năng chơi giả vờ, và không có hứng thú sinh hoạt
chung theo nhóm.

B: Những hạn chế, lặp lại, rập khuôn về hành vi, sở thích và hoạt động.
Trẻ ASD phải có đủ tối thiểu 2 trong 4 tiêu chuẩn dưới đây:
1) Trẻ nói lặp lại. Hoạt động tay chân hay sử dụng đồ vật theo lối rập
khuôn.
2) Trẻ khăng khăng muốn giữ nguyên nề nếp, thói quen, thường chống
lại sự đổi thay trong môi trường sinh hoạt hàng ngày.
3) Trẻ bị cuốn hút vào những sở thích “độc nhất vô nhị”, chẳng hạn
thích sưu tầm những chủ đề về thời tiết, lịch trình xe buýt, tạp chí.…
4) Phản ứng mạnh hay thiếu phản ứng đối với những tác động thuộc về
giác quan. Ví dụ, trẻ không cảm nhận được nhiệt độ lạnh hay nóng,
không có cảm giác đau đớn khi ngã té, trầy trụa đến chảy máu, nhạy
cảm đối với âm thanh, vải sợi, ngửi và sờ chạm vật thể nào đó quá
mức bình thường, hoặc có những hành vi tự kích như quay vòng đồ
chơi, mê mẫn nhìn đèn điện, quạt xoay trên trần nhà.

Ghi chú: Tiêu chuẩn thứ 4 trong nhóm B chưa từng có trong những bản
DSM cũ.

C: Những khiếm khuyết hay những triệu chứng trên phải biểu hiện lúc
trẻ còn nhỏ tuổi (nhưng, có thể chưa lộ rõ cho đến khi sự đòi hỏi của xã
hội vượt xa so với khả năng hạn chế của trẻ.

D: Những triệu chứng nêu trên có gây trở ngại và hạn chế khả năng
sinh hoạt hằng ngày của trẻ.

E: Những triệu chứng nêu trên không thể giải thích được bởi khuyết tật
trí tuệ hay sự chậm phát triển chung của trẻ.

VII. Can thiệp cho trẻ TK :


- Thời điểm can thiệp: càng sớm càng tốt
- Cường độ can thiệp: càng nhiều càng tốt
- Hình thức can thiệp:
+ Phần lớn trẻ nhẹ và trung bình: can thiệp cá nhân kết hợp giáo dục hoà
nhập, phối hợp với can thiệp từ phía gia đình.
+ Trẻ tự kỷ nặng: giáo dục tại các Trung tâm giáo dục đặc biệt phối hợp
nhiều kỹ thuật: ANTL, HĐTL, VLTL, tâm lý trị liệu, điều hòa giác quan,
âm nhạc và các hình thức can thiệp khác.

• Tăng cường kỹ năng xã hội:


Trẻ TK có khó khó khăn về kỹ năng XH do:
- Ít quan tâm đến xung quanh.
- Kỹ năng bắt chước kém.
- Không cùng chia sẻ mối quan tâm.
- Không nhìn vào mặt người đối thoại.
- Có các hành vi bất thường.
- Không có nhu cầu xây dựng mối quan hệ bạn bè.
- Không chơi tưởng tượng và các trò chơi có tính xã hội.
Can thiệp:
- Tăng cường chia sẻ mối quan tâm và cùng chú ý.
- Dạy trẻ nhìn.
- Giảm những hành vi bất thường.
- Dạy cách chơi nhóm.
- Tăng cường các trò chơi tưởng tượng.

 Điều hòa cảm giác:


- Là phương pháp vận động-giác quan cho trẻ, điều chỉnh các rối loạn
chức năng vận động-giác quan cơ bản ẩn sau chứng tự kỷ để tiếp thu
những hoạt động mới.
- Giúp trẻ bớt nhạy cảm và tái tổ chức thông tin đến từ các giác quan.

Một số dấu hiệu phát hiện rối loạn cảm thụ bản thể:
- Thao tác một vật khó khăn nếu không nhìn vào vật.
- Làm theo chỉ dẫn khó khăn.
- Khó khăn phân biệt các âm thanh giống nhau.
- Khó nhận ra một hình ảnh từ một hình nền lộn xộn.
- Dùng lực quá lớn hoặc quá yếu.
- Thăng bằng kém.
- Cảm giác về vận tốc di chuyển kém.

Can thiệp:
- Các hoạt động thăng bằng: đu đưa võng, xoay tròn, chà xát cơ thể…
- Vận động trị liệu: chạy, bơi lội, đạp xe, chui ống, nhảy…
- Nhai: kẹo cao su, kẹo gôm, thạch, đồ ăn cứng (đối với trẻ lớn hơn).
- Hút: uống nước bằng ống hút, hút đồ ăn đặc, sánh.
- Nén ép: quả bóng, đồ chơi dẻo, chơi nhà bóng…
- Kéo đẩy vật nặng so với trẻ: túi đồ, vali, túi
xách, chơi kéo co, kéo dây thừng buộc cố
định vào cây…
- Tạo lực ép sâu:
+ Quấn chặt trẻ trong chiếc khăn như con
nhộng.
+ Để vài cái gối, chăn hoặc vật nặng lên trẻ
khi nằm.
+ Khi ngồi có thể cho trẻ đeo vật nặng (túi cát nhỏ) ở tay, vai hoặc
chân.
 Phương pháp Phân tích hành vi ứng dụng (ABA – Applied Behavioral
Analysis):
- Là một phương pháp nghiên cứu, phân tích hành vi, điều chỉnh, dạy cho
trẻ tự kỷ nhiều hành vi và kỹ năng mới.
- Nội dung nhằm tập trung dạy và củng cố các kỹ năng mới cho trẻ, giúp trẻ
tiếp cận các hoạt động và đồ chơi yêu thích, cho trẻ chọn lựa cơ hội, tăng
cường giao tiếp phù hợp và điều chỉnh các bối cảnh cho phù hợp nhằm
giảm thiểu xuất hiện các hành vi không mong muốn.

Nội dung các hoạt động của Phân tích hành vi ứng dụng ( ABA) gồm:
1. Phân tích hành vi (lượng giá hành vi).
2. Xây dựng chương trình can thiệp hành vi cho trẻ.
3. Dạy các hành vi thay thế.
4. Điều chỉnh lại môi trường xung quanh.
5. Củng cố hành vi mới.
6. Kiểm soát sự chống đối của trẻ.

Can thiệp hành vi:


Các hành vi của trẻ TK:
- Các động tác lặp lại, định hình: đung đưa, gõ ngón tay, xoắn vặn tay,
ngắm tay, đập đầu vào tường…
- Tuân thủ trật tự nghiêm ngặt: không thích ở chỗ mới, chống lại mọi
thay đổi…
- Thiếu sáng tự tạo nhiên.
- Tự gây hại, thịnh nộ, hành hung.

Nguyên nhân:
- Trốn tránh, thoái thác.
- Thu hút sự chú ý của những người xung quanh.
- Muốn thể hiện quyền hạn.
- Để giao tiếp.
- Chán nản, căng thẳng.
- Tự kích động hoặc các giác quan bị kích thích.

Hành vi gây khó khăn cho trẻ do:


- Hành vi thu hút sự quan tâm của trẻ khiến trẻ không chú ý đến xung
quanh.
- Trẻ không còn cơ hội để chia sẻ, chơi nên kỹ năng xã hội kém. Trẻ bị
cô lập, cách ly.
- Không có nhu cầu giao tiếp.
Can thiệp:
- Khen thưởng động viên, phần thưởng khi trẻ có hành vi tốt.
- Làm ngơ.
- Phạt khi trẻ có hành vi xấu.
- Thay đổi bằng các hoạt động khác.

• Tăng cường kỹ năng giao tiếp:


Khó khăn về giao tiếp:
- Sử dụng ngôn ngữ cơ thể, ngôn ngữ không lời kém
- Học nói muộn, phát triển ngôn ngữ kém, chậm. Sử dụng ngôn ngữ
kém: không biết trả lời câu hỏi, không biết đặt câu hỏi, không biết yêu
cầu, nhận xét, mô tả, bình luận. Hội thoại kém: không lần lượt.
- Nhiều trẻ bị mất thực dụng nói: học nói chậm, bắt chước âm thanh lời
nói kém, bất thường về giọng, tốc độ nói…
- Chơi đóng vai, giả vờ và chơi nhóm kém

Can thiệp:
- Giải quyết các khó khăn về hành vi, tăng cường kỹ năng xã hội sẽ
giúp trẻ TK tăng cường khả năng giao tiếp.
- Dạy trẻ sử dụng lời nói hoặc cử chỉ khi thể hiện nhu cầu.
- Dạy trẻ trả lời câu hỏi và đặt các câu hỏi.
- Dạy trẻ kể chuyện.
- Dạy trong các ngữ cảnh khác nhau trong sinh hoạt hàng ngày.

 Hệ thống giao tiếp bằng hình ảnh (PECS – Picture Exchange


Communication System): giành cho trẻ tự kỷ nặng, không có khả năng
giao tiếp bằng lời
- Sử dụng các phương pháp dựa theo ABA dạy trẻ dùng ảnh thể hiện
nhu cầu.
- Đầu tiên sử dụng từ, sau đó sắp xếp thành câu.
- Không chỉ vào tranh mà phải đưa tranh khi có nhu cầu.
- Sử dụng cho người bệnh không có ngôn ngữ hoặc khả năng sử dụng
ngôn ngữ đúng chức năng hạn chế.

Câu hỏi ôn tập:


- Định nghĩa, đặc trưng của TK.
- Dấu hiệu báo động của TK.
- Tiêu chuẩn chẩn đoán DSM – V 2013
- Các phương pháp can thiệp cho trẻ TK.

Tài liệu tham khảo:


1. Vũ Thị Bích Hạnh, Đặng Thái Thu Hương. Hướng dẫn thực hành Âm ngữ trị
liệu. NXB Y học. 2004
2. Giáo trình Vật lý trị liệu Phục hồi chức năng. Chủ biên PGS. TS. Cao Minh
Châu. NXB Y học. 2007

You might also like