You are on page 1of 3

5.

PHÂN LOẠI CÁC NGÔN NGỮ ỨNG XỬ (THEO CÁCH CỦA SKINNER)
Yêu cầu – Cầu khiến; yêu cầu một sự vật nào đó. Yêu cầu thuần túy xảy ra chỉ khi có động cơ thiết lập hoặc

mong muốn có một vật chứ không đợi được hỏi “Con muốn gì?”.

VD:

Con ăn bánh được không?

Mẹ ở đâu?

Tiếp thu - Làm theo hướng dẫn hoặc yêu cầu của người khác.

VD:

“Tìm bánh Monster.” (bé chỉ bánh)

“Cho đĩa vào thùng rác.” (bé làm theo)

Cái gì kêu tu tu? (Bé chỉ đoàn tàu.)

Gọi tên/thuật lại - Định danh/kể tên một vật, hành động hoặc thuộc tính của một vật hiện hữu hoặc một vật
mà người đó tiếp xúc với. Gọi tên/thuật lại đơn thuần không gắn với một động cơ thiết lập hoặc mong muốn

được vật đó.

VD:

“Cái này gọi là gì?” (Bé nói tên vật)

“Con chó sờ vào thì sao?” (Bé nói “mềm”),

“Cái gì kêu tu tu?” (Bé nói “tàu hỏa”)

“Con nhìn thấy con gì?” (Bé nói “Con chim đang bay trên trời.”)

Hội thoại liên tưởng – Đáp lại lời một người về một vật, hành động hoặc thuộc tính không hiện hữu.
(Trả lời câu hỏi và duy trì hội thoại.)

VD:

“Lấp lánh, lấp lánh, lấp lánh” . (Bé nói, “một ngôi sao”)

“Cái gì kêu tu tu’?” (Bé nói “tàu hỏa”)

“Con làm gì ở trường?” (Bé nói, “Con vẽ tranh!”)

Lặp âm – Nhắc lại chính xác lời người khác nói.

VD:

“Con có muốn đi ra ngoài không?” (Bé nói, “Con có muốn đi ra ngoài không?”)

Mẹ nói “ôtô”. (Bé nói “ôtô”.)

Trang 1 trên 3
5. PHÂN LOẠI CÁC NGÔN NGỮ ỨNG XỬ (THEO CÁCH CỦA SKINNER)

FFCs - Đây là chữ viết tắt của ba chữ đầu tiên tiếng anh có nghĩa là “đặc tính”, “chức năng” và “chủng loại”.

Khi bé đã biết yêu cầu, phân biệt và gọi tên/thuật lại các vật quanh bé, ta sẽ dạy bé FFCs để bé biết mối liên hệ

giữa các từ hay “mối liên hệ ngôn từ”. Đặc tính bao gồm các bộ phận cấu thành vật và miêu tả vật. Chức

năng là những hành động thường đi đôi với vật hoặc người ta thường làm gì với vật đó và chủng loại là tập

hợp nhóm mà vật đó thuộc về.

Ta sẽ dạy bé cả 3 dạng hồi đáp tiếp thu, gọi tên/thuật lại và hỏi đáp để bé có thể trả lời câu hỏi và nói về các vật

khi chúng không hiện hữu.

VD: Chuối

Đặc tính: vàng, bóc, dài

Chức năng: ăn nó, bóc nó,

Chủng loại: thức ăn, thứ để ăn

Trong thời gian mới học, hồi đáp của bé sẽ là sờ, gọi tên/thuật lại hoặc hồi đáp bằng tên vật khi nói FFC. Sau

khi bé đã học được khoảng 30 vật khác nhau, ta sẽ dạy bé theo quy trình ngược lại để bé có thể định nghĩa và

miêu tả vật.

vàng

bóc Quả chuối

dài

ăn

Hội thoại thường bao gồm cả yêu cầu, gọi tên/thuật lại, hỏi đáp và đôi khi cả tiếp thu.
VD:

Sam: “Hi! Cậu khỏe không?” (yêu cầu)

Fred: “Cũng khỏe, nhưng hơi bận!” (gọi tên/thuật lại, hỏi đáp) “Mình thấy muốn đi nghỉ quá rồi!” (gọi

tên/thuật lại) - “Cậu có khỏe không?” (yêu cầu)

Sam: “Mình vừa đi nghỉ về!” (Hỏi đáp). “Mình sẵn sàng quay lại làm việc rồi!” (gọi tên/thuật lại)

Fred: “Thế à! Cậu đi đâu?” (yêu cầu)

Sam: “Chúng mình đi biển tuần trước.” (Hỏi đáp) “Có muốn xem ảnh của bọn mình không?” (yêu cầu)

Fred: “Có chứ!” (hỏi đáp)

Trang 2 trên 3
5. PHÂN LOẠI CÁC NGÔN NGỮ ỨNG XỬ (THEO CÁCH CỦA SKINNER)
Sam: “Đưa mình cái túi để kia.” (yêu cầu - Sam, tiếp thu -Fred) “Ảnh ở trong túi ý.” (gọi tên/thuật lại) “Đây là

nơi bọn mình ở.” (gọi tên/thuật lại) “Thằng bé này đắp cát lên người mình đấy.” (gọi tên/thuật lại)

Fred: “Cậu có thích chỗ ở của cậu không?” (yêu cầu)

Sam: “Thích, chỗ đó được lắm!” (hỏi đáp)

Fred: “Cho mình số điện thoại của đại lý du lịch” (yêu cầu) “Mình cũng muốn ở đó!” (gọi tên/thuật lại) “Viết

vào tờ giấy này cho mình với.” (Yêu cầu - Fred, Tiếp thu - Sam).

Trang 3 trên 3

You might also like