You are on page 1of 5

I. Thế nào là thuyết nhận thức?

Thuyết nhận thức nằm trong danh sách những loại học thuyết tâm lý phổ
biến nghiên cứu về con người. Học thuyết này có dòng lịch sử phát triển
rất lâu đời. Với những thành công mà học thuyết mang lại, con người đã
có thể ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau khi muốn tìm hiểu, đánh
giá hay nghiên cứu những vấn đề liên quan đến nhận thức.
Thuyết nhận thức tập trung nghiên cứu quá trình diễn ra của hệ thần
kinh con người bao gồm: ngôn ngữ, khả năng xử lý thông tin, trí nhớn,
quyết định. Nhờ vào việc hiểu được quá trình này, người ta có thể dễ
dàng lý giải những hình thức suy nghĩ sẽ ảnh hưởng đến hành vi của con
người.
Thuyết nhận thức tồn tại có thể giúp nghiên cứu sâu sắc hơn về tư duy,
hành động của con người trong từng tình huống cụ thể. Ở nhiều phương
diện khác nhau, những tư duy, hành động này sẽ dẫn đến những kết quả
khác nhau theo chiều hướng tích cực hoặc ngược lại. Quá trình thu nạp
thông tin, xử lý thông tin thường sẽ dẫn đến sự thay đổi, chuyển hóa trong
tư duy, hành vi của con người. Chính vì vậy, việc nghiên cứu càng tỉ mỉ thì
những phán đoán càng có tỷ lệ chính xác cao hơn.

II. Các thành tố căn bản của thuyết nhận thức Jean Piaget
Jean Piaget sinh ngày 9 tháng 8 năm 1896 – mất 16 tháng 9 năm 1980. Piaget là
một nhà tâm lý học người Thụy Sĩ nổi tiếng với công trình nghiên cứu về sự phát
triển của trẻ em. Lý thuyết của Piaget về sự phát triển nhận thức vàquan điểm nhận
thức luận được gọi chung là " nhận thức luận di truyền ". Ông Piaget rất coi trọng
việc giáo dục trẻ em. Với tư cách là Giám đốc Văn phòng Giáo dục Quốc tế , ông
tuyên bố vào năm 1934 rằng "chỉ có giáo dục mới có khả năng cứu xã hội của chúng
ta khỏi sự sụp đổ có thể xảy ra, dù là bạo lực hay dần dần." Lý thuyết của ông về sự
phát triển của trẻ được nghiên cứu trong các chương trình giáo dục tiền công vụ.
Các nhà giáo dục tiếp tục kết hợp các chiến lược dựa trên kiến tạo. Piaget đã tạo ra
Trung tâm quốc tế về di truyền Nhận thức luận trong Geneva vào năm 1955 trong
khi trên giảng viên của Đại học Geneva và đạo Trung tâm cho đến khi ông qua đời
vào năm 1980. Số lượng các hợp tác mà thành lập đã có thể, và tác động của
chúng, cuối cùng dẫn Trung tâm được gọi trong các tài liệu học thuật là "nhà máy
của Piaget".

Các thành tố căn bản của lý thuyết nhận thức Piaget như sau:
1. Cấu trúc sơ khai (Schema)
Cấu trúc sơ khai là những khối xây dựng căn bản của các mẫu hình nhận thức như
thế, chúng cho ta năng lực tạo thành một biểu trưng tâm trí của thế giới. Piaget định
nghĩa Cấu trúc sơ khai là: “một chuỗi hành động lặp lại tương liên chặt chẽ và được
cai quản bởi một nghĩa nòng cốt”.
Piaget gọi cấu trúc sơ khai là khối xây dựng căn bản của hành vi trí khôn – một cách
tổ chức kiến thức. Thật vậy, ta thường nghĩ Cấu trúc sơ khai như “các đơn vị” kiến
thức, mỗi đơn vị liên quan đến một khía cạnh của thế giới, bao gồm đồ vật, hành
động, và khái niệm trừu tượng (như mang tính lý thuyết).
Wadsworth (2004) gợi ý rằng các Cấu trúc sơ khai là những “thẻ chỉ dẫn” chứa trong
óc, mỗi thẻ nói cho một cá nhân biết cách phản ứng với kích thích hay thông tin
đang đến. Khi Piaget nói về sự phát triển của một tiến trình tâm trí của một người, là
ông nói những sự tăng tiến về số lượng và tính phức hợp của những Cấu trúc sơ
khai mà người đó đã thu nạp được.
Khi các Cấu trúc sơ khai đang hiện hữu của một đứa trẻ có đủ năng lực giải thích
những gì mà trẻ có thể tri giác, thì ta nói là trẻ ở trạng thái cân bằng về nhận thức
(tâm trí). Piaget nhấn mạnh tầm quan trọng của các Cấu trúc sơ khai trong sự phát
triển nhận thức và mô tả việc chúng được phát triển hay thu nạp được như thế nào.
Một Cấu trúc sơ khai có thể được định nghĩa như một bộ các biểu trưng tâm trí về
thế giới được kết nối với nhau, mà ta sử dụng để hiểu và cũng để đáp ứng với các
tình huống. Ông cho rằng chúng ta lưu giữ những biểu trưng tâm trí ấy và sử dụng
chúng khi cần.     
Với những cấu trúc sơ khai mà Piaget mô tả có chiều hướng đơn giản hơn thế – đặc
biệt là những cấu trúc sơ khai mà các ấu nhi sử dụng. Ông mô tả khi một đứa trẻ
lớn hơn thì cấu trúc sơ khai của bé trở nên có số lượng nhiều hơn và tinh khéo hơn
như thế nào.
Ông Piaget tin rằng các bé mới đẻ đã có một ít cấu trúc sơ khai bẩm sinh – ngay cả
trước khi chúng có nhiều cơ hội trải nghiệm thế giới. Những cấu trúc sơ khai tiền
sinh này là những cấu trúc nhận thức cơ sở của các phản xạ bẩm sinh. Những phản
xạ này được chương trình hoá qua di truyền. Chẳng hạn, bé có phản xạ mút, được
kích phát bởi sự va chạm của môi. Một em bé sẽ mút một núm vú, một núm vú giả
hay ngón tay người. Do vậy, Piaget cho rằng bé có một “Cấu trúc sơ khai mút”.
Tương tự, phản xạ cầm nắm xảy ra khi có vật nào đó chạm vào lòng bàn tay bé, hay
phản xạ quay, một đứa bé sẽ quay đầu về một vật gì đó chạm vào má. Lắc một quả
lắc sẽ là sự kết hợp của hai Cấu trúc sơ khai, cầm nắm và lắc.

2. Đồng hoá và Điều tiết (Assimilation & Accomdation)


Theo Piaget nhìn sự tăng trưởng về trí tuệ là một tiến trình ‘thích nghi’ (hiệu chỉnh)
với thế giới.
Tiến trình ‘thích nghi’ (hiệu chỉnh) với thế giới thông qua những giai đoạn sau:
- Ở đồng hoá: sử dụng một cấu trúc sơ khai hiện có để xử lý với một đối tượng hay
tình huống mới.
- Trong điều tiết: xảy ra khi cấu trúc sơ khai hiện có (kiến thức) không được việc, và
cần được thay đổi để xử lý với một đối tượng hay tình huống mới.
- Đối với cân bằng (Equilibration): là lực đẩy sự phát triển đi tới. Piaget tin rằng sự
phát triển nhận thức không tiến theo một nhịp đều đặn, mà với những bước nhảy.
Sự cân bằng xảy ra khi các cấu trúc sơ khai của đứa trẻ có thể xử lý phần lớn thông
tin mới thông qua sự đồng hoá. Tuy nhiên, một trạng thái không thoải mái do không
cân bằng sẽ xảy ra khi thông tin mới không khớp với những cấu trúc sơ khai hiện có
(đồng hoá). Cân bằng là lực đẩy tiến trình học hỏi, khi ta không muốn bị thất vọng và
sẽ đi tìm cách phục hồi sự cân bằng bằng việc làm chủ được thách thức mới (điều
tiết). Một khi thông tin mới được thu nạp, thì việc đồng hoá với cấu trúc sơ khai mới
sẽ tiếp tục cho đến khi ta cần hiệu chỉnh nó vào lần kế tiếp.
+ Ví dụ về Đồng hoá: Một đứa bé 2 tuổi nhìn thấy một người đàn ông hói ở đỉnh đầu
và có tóc quăn ở hai bên. Cha của bé hoảng lên khi bé kêu to “Chú hề, chú hề”
(Siegler và các tác giả khác, 2003)
+ Ví dụ về Điều tiết: Trong sự cố “anh hề”, cha của đứa bé giải thích cho bé rằng
người đàn ông không phải là chú hề, và ngay cả khi tóc của ông ta trông giống tóc
một chú hề, thì ông ta không ăn mặc như chú và không làm những việc ngớ ngẩn để
gây cười cho mọi người.
=> Với kiến thức mới này, đứa bé có thể thay đổi cấu trúc sơ khai của “chú hề” và
có được ý tưởng phù hợp hơn với khái niệm tiêu chuẩn về “chú hề”.
 
3. Các giai đoạn phát triển nhận thức
Theo Piaget đề xuất bốn giai đoạn phát triển nhận thức phản ánh sự tinh khéo ngày
càng tăng của tư duy trẻ em, đó là:
- Giai đoạn cảm giác [giác cảm]-vận động (từ khi sinh ra đến 2 tuổi). Giai đoạn phát
triển đầu tiên kéo dài từ sơ sinh đến khoảng hai tuổi. Ở thời điểm phát triển này, trẻ
nhận biết thế giới chủ yếu thông qua các giác quan và vận động cơ thể. => Thành
tựu chủ yếu trong giai đoạn 1 là “Sự thường trực của vật thể” – biết rằng một vật thể
vẫn tồn tại ngay cả khi nó bị che giấu. Điều này đòi hỏi năng lực hình thành biểu
trưng tâm trí của vật thể.
- Tiền-thao tác (2 đến 7 tuổi). Đây được đặc trưng bởi sự phát triển của ngôn ngữ và
sự xuất hiện của trò chơi biểu tượng. => Trong giai đoạn 2, đứa trẻ có thể nghĩ về
các sự vật một cách trừu tượng. Đó là năng lực làm cho một sự vật – một từ hay
một vật thể – đại diện cho cái gì khác hơn là chính nó. Tư duy vẫn còn mang tính
“quy ngã” (egocentric: lấy cái tôi làm trung tâm), và đứa trẻ khó nắm được cách nhìn
của những người khác. 
- Thao tác cụ thể ((7 đến 11 tuổi). Lúc này, tư duy logic đã xuất hiện, nhưng trẻ vẫn
gặp khó khăn với tư duy lý thuyết và trừu tượng. => Giai đoạn 3: Piaget coi “giai
đoạn cụ thể” này là bước ngoặt trọng yếu trong sự phát triển nhận thức của trẻ, vì
nó đánh dấu sự khởi đầu tư duy logic hay tư duy thao tác. Có nghĩa là đứa trẻ có
thể làm việc với sự vật trong óc mình thay vì đối xử với chúng ở thế giới thực bên
ngoài. Trẻ có thể lưu giữ con số (ở tuổi lên 6), khối lượng (ở tuổi lên 7) và trọng
lượng (ở tuổi lên 9). Đó là việc hiểu rằng cái gì đó vẫn giữ nguyên về lượng ngay cả
khi bề ngoài của nó thay đổi. Giai đoạn 4, thao tác hình thức, bắt đầu khoảng tuổi 11
và kéo dài đến tuổi thành niên. Trong thời gian này, người ta phát triển năng lực suy
nghĩ về những khái niệm trừu tượng, và đo nghiệm các giả thiết một cách logic.
- Thao tác hình thức (trên dưới 11 tuổi đến thời thiếu niên và thành niên). Trong giai
đoạn thứ tư và giai đoạn cuối của quá trình phát triển nhận thức, kéo dài từ 12 tuổi
và đến tuổi trưởng thành, trẻ trở nên thành thạo hơn nhiều trong suy nghĩ trừu
tượng và suy luận.
=> Mỗi đứa trẻ đều đi qua bốn giai đoạn theo cùng trật tự, và sư phát triển của trẻ
được xác định bởi sự chin muồi về mặt sinh học và sự tương tác với môi trường.
Mặc dù không giai đoạn nào có thể bỏ qua, nhưng có sự khác biệt giữa các cá nhân
về tốc độ tiến bộ qua các giai đoạn, và một số trẻ có thể không bao giờ đạt được
các giai đoạn sau.
Piaget không tuyên bố là một giai đoạn cụ thể được đạt tới ở tuổi nào chắc chắn –
mặc dù việc mô tả các giai đoạn thường bao hàm lứa tuổi mà một đứa trẻ trung bình
đạt được ở từng giai đoạn như đã nêu ở trên.
 
II. Liên hệ đến giáo dục của lý thuyết phát triển nhận thức
Theo lý thuyết phát triển nhận thức của Piaget không liên hệ rõ ràng lý thuyết của
mình đến giáo dục, mặc dù các nhà nghiên cứu về sau giải thích những khía cạnh
chính của lý thuyết Piaget có thể được áp dụng vào việc dạy và học như thế nào.
Piaget đã có ảnh hưởng cực kỳ lớn đến chính sách phát triển giáo dục và thực hành
giảng dạy. Chẳng hạn, năm 1966 chính phủ Anh đã xem xét lại giáo dục tiểu học
dựa hẳn vào lý thuyết Piaget. Kết quả đã dẫn tới việc công bố bản báo cáo Plowden
năm 1967.
Học khám phá – ý tưởng rằng cách học tốt nhất của trẻ em là “học bằng cách làm”
(learning by doing) và chủ động thăm dò – được coi là trung tâm của chương trình
tiểu học.
“Những đề tài trở lại trong báo cáo là việc học cá nhân, sự uyển chuyển của chương trình,
tính trung tâm của trò chơi trong việc học, việc sử dụng môi trường, học bằng cách khám
phá và tầm quan trọng của việc đánh giá sự tiến bộ của trẻ – thầy giáo không nên cho rằng
chỉ cái gì đo đạc được mới có giá trị”.
Vì lý thuyết Piaget dựa trên sự chin muồi và các giai đoạn sinh học, nên ý niệm về
“sự sẵn sàng” là quan trọng. Nó liên quan đến việc lúc nào thì thông tin hay khái
niệm nào nên được dạy. Theo lý thuyết Piaget, không nên dạy trẻ một số khái niệm
cho đến khi chúng đạt tới đúng giai đoạn phát triển nhận thức.
Theo Piaget, đồng hoá và điều tiết đòi hỏi người học chủ động chứ không thụ động,
vì những kỹ năng giải quyết vấn đề không thể được dạy mà phải được khám phá ra.
Việc học ở lớp nên lấy học sinh làm trung tâm và thực hiện thông qua việc học chủ
động khám phá. Vai trò của người thầy là tạo điều kiện cho việc học hơn là trực tiếp
giảng bài. Vì thế, thầy giáo nên khuyến khích những điều sau:
- Tập chú vào tiến trình học hơn là kết quả học
- Sử dụng những phương pháp tích cực chủ động đòi hỏi học sinh khám phá lại hay
kiến tạo lại “những chân lý”.
- Sử dụng các hoạt động hợp tác cũng như cá nhân, để trẻ có thể học lẫn nhau.
- Đánh giá trình độ phát triển của trẻ để đặt ra các nhiệm vụ thích hợp.

You might also like