You are on page 1of 10

Giải thích rối loạn gắn bó mẹ con sớm theo quan điểm của

J.Bowlby và M.Mahler.
Theo quan điểm của J.Bowlby:
John Bowlby, “cha đẻ” của học thuyết gắn bó. Học thuyết gắn bó đề cập mối
quan hệ giữa trẻ với cha mẹ trong những năm đầu đời, đặc biệt là với mẹ, và tác
động của mối quan hệ đó đến sự phát triển của trẻ, cho rằng mối quan hệ gắn bó giữa
trẻ và cha mẹ đã bắt đầu ngay khi trẻ vừa ra đời và duy trì sức ảnh hưởng mạnh mẽ
đến suốt cuộc đời trẻ.
Hành vi gắn bó được định nghĩa là tìm kiếm và duy trì sự gần gũi với một cá
nhân khác. (John, 1969)
Tuy xuất thân là một nhà phân tâm học, nhưng John Bowlby quan tâm và bị
ảnh hưởng nhiều bởi thuyết tiến hóa của Charles Darwin và quan điểm tập tính học
của Konrad Lorenz. Sự ảnh hưởng này thể hiện rõ ở quan điểm của Bowlby khi chỉ
ra rằng: Sự gắn bó ở trẻ với người nuôi dưỡng có mục đích sinh học là đảm bảo khả
năng sinh tồn và mục đích tâm lí là tìm kiếm cảm giác yêu thương và an toàn. Khi
xuất hiện như một sinh linh bé bỏng và yếu ớt giữa thế giới xa lạ, một cách tự nhiên
trẻ tìm kiếm sự che chở và chăm sóc từ người lớn như điều kiện để đảm bảo cho khả
năng sống sót. Nhu cầu gắn bó không phải là nhu cầu thứ phát như quan điểm của
phân tâm học khi cho rằng chỉ khi trẻ được mẹ đáp ứng những nhu cầu cơ bản như
bú, ăn, ngủ, bế bồng… cảm giác quyến luyến, muốn gắn bó với mẹ mới hình thành.
Sự gắn bó ở trẻ là những hành vi mang tính bản năng, chỉ có đối tượng của sự gắn
bó mới mang tính điều kiện. Có nghĩa là, trẻ luôn có khuynh hướng tìm kiếm sự an
toàn từ người lớn như một biểu hiện của bản năng sinh tồn. Thế nhưng đối tượng mà
trẻ hướng đến không chỉ giới hạn trong quan hệ mẹ-con mà là bất cứ ai có sự gần
gũi thường xuyên, chăm sóc, nuôi dưỡng, đáp ứng những nhu cầu sinh lí và yêu
thương của trẻ như bố, ông bà hay vú nuôi (Phạm, 2014).

1
Lý thuyết về nhu cầu thứ phát cho rằng việc thích ở cùng với các thành viên
khác trong loài là kết quả của việc được chúng cho ăn. Như Dollard và Miller (1950)
bày tỏ: '... có lẽ trải nghiệm cho ăn có thể là dịp để đứa trẻ học cách thích ở bên người
khác; nghĩa là, nó có thể thiết lập nền tảng của xã hội '. Hoặc, như Freud nói: “Lý do
tại sao trẻ sơ sinh trong vòng tay muốn nhận ra sự hiện diện của mẹ nó chỉ bởi vì nó
đã biết bằng kinh nghiệm rằng cô ấy đáp ứng tất cả các nhu cầu của nó mà không
chậm trễ” và sau này, cụ thể hơn: “tình yêu có nguồn gốc từ sự gắn bó với nhu cầu
được thỏa mãn để nuôi dưỡng”(John, 1969). Tuy nhiên, theo Bowlby không phải là
chỉ khi những nhu cầu cơ bản của trẻ được đáp ứng thì trẻ mới có cảm giác gắn bó,
gần gũi với người chăm sóc mà hành vi gắn bó ở trẻ mang tính bản năng. Nghiên
cứu trên hành vi của động vật linh trưởng gợi ý rằng có một nhu cầu cơ bản đối với
việc âu yếm mà nó độc lập với các nhu cầu thứ phát, trong bài viết của mình Bowlby
cũng đề cập đến : “Việc trẻ sơ sinh có thể trở nên gắn bó với những người khác cùng
tuổi, hoặc chỉ lớn hơn một chút, cho thấy rõ rằng hành vi gắn bó có thể phát triển và
hướng đến một nhân vật không làm gì để đáp ứng nhu cầu sinh lý của trẻ sơ sinh”
(John,1969).
Ngoài ra John Bowlby cũng đưa ra một số biểu hiện của trẻ cho thấy trẻ sơ
sinh phản ứng dễ dàng với các kích thích xã hội và tham gia nhanh chóng vào kích
thích xã, không phải thực phẩm hay các chăm sóc cơ thể khác là cần thiết, mặc dù
sự cung cấp này là một hỗ trợ tốt. Đầu tiên, ai cũng biết rằng một đứa trẻ sơ sinh
được sinh ra với khả năng bám víu cho phép anh ta chống đỡ khả năng trọng lượng
của mình mà Freud quan sát và gọi là 'nắm bắt bản năng. Thứ hai, em bé thích kết
nối với người lớn. Ngay cả trong những ngày đầu tiên của cuộc đời, các em bé vẫn
im lặng trước các giao tiếp xã hội như được bế, nói chuyện hay vuốt ve, và chẳng
mấy chốc, chúng dường như rất thích nhìn mọi người di chuyển. Thứ ba, các phản
ứng cả bập bẹ và mỉm cười ở trẻ sơ sinh được tăng lên khi chúng được người lớn
tương tác, cụ thể là bằng cách khiến bé chú ý một chút (John, 1969).
2
Bắt đầu từ khi chào đời cho đến 3 tuổi, sự gắn bó đã xuất hiện và giữ vị trí
quan trọng. Quá trình gắn bó được John Bowlby chia thành 4 giai đoạn chính; trong
đó, giai đoạn nhạy cảm nhất của sự gắn bó là từ 6 tháng đến trước 3 tuổi. Sau 3 tuổi,
sự hiện diện của mẹ sẽ không còn xâm chiếm mạnh mẽ thế giới nội tâm của trẻ như
trước nữa vì mục tiêu của việc tìm kiếm sự gắn bó đã được mở rộng, khả năng độc
lập khám phá cuộc sống xung quanh đã nâng cao.
Giai đoạn Tuổi Đặc điểm của sự gắn bó

Tìm kiếm 0-3 tháng Với giới hạn của các cơ quan thụ cảm, sự gắn bó của
trẻ chưa hướng đến đối tượng cụ thể, chưa tỏ ra khó chịu
khi người lạ bế ẵm. Trẻ tỏ ra thích nghe giọng nói của con
người hơn là những âm thanh khác, thích nghe giọng nói
của mẹ hơn là của người khác. Đến 2 tháng tuổi, trẻ bắt đầu
biết thể hiện nhu cầu gắn bó qua những giao tiếp bằng mắt.
Thiết lập 3-6 tháng Biết cười đáp lại những giọng nói và sự tiếp xúc cơ
thể từ bất kì ai để duy trì sự tương tác, nhưng những phản
ứng này đã trở nên chọn lọc hơn, nhạy với người nuôi
dưỡng hơn là với người lạ. Trẻ bắt đầu biết phân biệt người
quen với người lạ. Trẻ chưa biểu hiện rõ rệt cảm giác lo âu
khi phải tạm xa mẹ
Đỉnh cao 6-24 tháng Phân biệt được cha mẹ với người lạ và thể hiện sự
gắn bó rất chọn lọc. Nhu cầu được gần gũi mẹ rất lớn. Các
biểu hiện của mong muốn này được trẻ bộc lộ rõ và chủ
động hơn. Xuất hiện sự lo âu rõ rệt khi phải xa cách mẹ.
Khi đó, nếu người lạ xuất hiện, trẻ sẽ biểu hiện những phản
ứng rất mạnh và bột phát

3
Duy trì 2-3 tuổi Thích ứng được với việc xa mẹ tạm thời và sự xuất
hiện của người lạ. Cảm giác được an toàn của trẻ ổn định
hơn. Đối tượng và mục tiêu của sự gắn bó được mở rộng
ra
(Nguyễn, 2017).
Để mô tả sự phát triển của hành vi gắn bó trong năm đầu đời, hai tiêu chí chính
đã được sử dụng: khóc và làm theo khi mẹ rời đi, và chào hỏi và tiếp cận khi mẹ trở
về. Các tiêu chí khác là sự mỉm cười với mẹ, thường được quan sát trong tháng thứ
tư, và chuyển sang mẹ và bám lấy mẹ khi đứa trẻ được báo động. Một dấu hiệu nữa
là bằng những cách khác nhau trong đó một đứa trẻ cư xử trước sự hiện diện của mẹ
và khi vắng mặt (John, 1969).
Bowlby phân chia thành 4 kiểu gắn bó:
1. Kiểu gắn bó an toàn: Trẻ có gắn bó an toàn có hướng khám phá môi
trường một cách tự do và tương tác tốt với người lạ khi có sự hiện diện của người
chăm sóc. Trẻ có thể bị khó chịu bởi chia cách và nếu có, trẻ sẽ phản đối và giới hạn
lại việc khám phá môi trường khi người chăm sóc vắng mặt. Trong lúc gặp mặt lại,
trẻ chào đón người chăm sóc một cách tích cực và tìm kiếm tiếp xúc với người này
và sẵn sàng dỗ dành, trẻ cũng có thể quay lại chơi sau một lúc tái nạp năng lượng
cảm xúc. Hành vi của người chăm sóc được ghi nhận bởi sự nhạy bén với nhu cầu
của trẻ. Đặc biệt là người chăm sóc đọc được các tín hiệu của trẻ một cách chính xác
và đáp ứng một cách nhanh chóng, phù hợp và có một cảm xúc tích cực.
2. Kiểu gắn bó né tránh không an toàn: trong gắn bó né tránh, trẻ dường
như độc lập một cách sớm hơn bình thường. Trẻ dường như không dựa vào người
chăm sóc để có được sự an toàn khi người chăm sóc hiện diện, trẻ khám phá căn
phòng rất độc lập và đáp ứng với người chăm sóc như người lạ. Trẻ có phản ứng rất
ít với sự vắng mặt của người chăm sóc, đôi khi thậm chí trẻ không nhìn theo khi
người chăm sóc rời khỏi. Trong lúc gặp mặt lại, những trẻ này tránh né sự gần gũi
4
với người chăm sóc, trẻ có thể quay đi tránh giao tiếp mắt, và phớt lờ người chăm
sóc. Mặc dù, trẻ có vẻ thờ ơ nhưng khi đo lường các chỉ số sinh lý cho thấy trẻ thực
ra có khó chịu. Hành vi của người chăm sóc được ghi nhận bằng sự xa cách và thiếu
vắng sự dỗ dành đi kèm với khó chịu và giận dữ trong khi gần gũi. Người ta cho
rằng, né tránh là sự cố gắng của trẻ để đối mặt với những nhu cầu của cha mẹ muốn
cách xa bằng cách trẻ giữa đáp ứng thấp và kiềm chế bộc lộ cảm xúc mà nó có thể
gây ra sự từ chối của cha mẹ.
3. Kiểu gắn bó chống đối không an toàn: Ngược lại với trẻ né tránh, trẻ có
gắn bó chống đối có khuynh hướng bám dính vào và bị ức chế từ việc khám phá căn
phòng hoặc từ việc tương tác với người lạ ngay cả khi có mặt người chăm sóc. Trẻ
dễ bị khó chịu khi chia cách, nhưng khi gặp mặt lại, trẻ cố gắng chống đối một cách
giận dữ khi gần gũi và không dễ dỗ dành. Trẻ đáp ứng với mẹ bằng kiểu tìm kiếm
sự gần gũi hai chiều và từ chối. Ví dụ, trẻ có thể đòi hỏi được bế ẵm rồi sau đó đầy
người chăm sóc ra xa một cách giận dữ hoặc trẻ có thể bám vào người chăm sóc như
ưỡn cong người ra ngoài và từ chối chấp nhận sự gắn bó của mẹ. Hành vi của người
chăm sóc được ghi nhận bằng khả năng không thể dự đoán được, đôi khi người chăm
sóc gần gũi quá mức và lúc khác thì lại không liên quan với trẻ hay khó chịu. Chống
đối được xem như là những cố gắng của trẻ nhằm để có được sự chú ý của người
chăm sóc, trong khi đó giận dữ lại đến từ việc ấm ức người chăm sóc không tương
hợp.
4. Gắn bó rối loạn tổ chức không an toàn: Trẻ rối loạn tổ chức hoạt động
theo một cách thức không tương hợp hay khác lạ. Những trẻ này có thể có một biểu
lộ ngạc nhiên hay đi lang thang xung quanh không có mục đích gì hay sợ hãi ngày
cả khi có sự hiện diện của người chăm sóc, không biết trẻ tiếp cận với người chăm
sóc để được dễ chịu hay tránh né để được an toàn. Nếu trẻ tìm kiếm sự gần gũi, trẻ
làm như thế theo cách thức bóp méo như là tiếp cận với người chăm sóc ở phía sau
hay bất thình lình, lạnh lùng và nhìn chằm chằm vào khoảng không. Không giống
5
như trẻ có gắn bó né tránh và chống đối, những trẻ này dường như không phát triển
một chiến lược ổn định để tiếp xúc với người chăm sóc. Khoảng 5% trẻ trong dân
số bình thường có biểu lộ kiểu gắn bó này. Hành vi của người chăm sóc được ghi
nhận bằng cách sử dụng những tín hiệu nhầm lẫn như là dang tay trong khi lùi lại,
người ta cũng quan sát thấy ở những người chăm sóc này đối xử theo cách thức khác
lạ và sợ hãi. Vì thế, gắn bó rối loạn tổ chức cho một một sự sụp đổ về chiến lược hệ
thống trong việc đối diện với môi trường đe dọa và không tiên đoán.
Như vậy, theo Bowlby chỉ có kiểu gắn bó thứ nhất là kiểu gắn bó an toàn, 3
kiểu gắn bó còn lại là kiểu gắn bó không an toàn. Đó cũng chính là biểu hiện rối loạn
gắn bó.
Từ thuyết gắn bó của Bowlby, ta có thể chỉ ra rối loạn gắn bó giữa trẻ và người
chăm sóc (không nhất thiết là mẹ, có thể là vú nuôi, bố, ông, bà…) xảy ra khi những
nhu cầu của trẻ không được đáp ứng vì người chăm sóc không đọc được những tín
hiệu của trẻ bởi trẻ chỉ có thể diễn đạt tất cả những vấn đề của mình như đói, no,
lạnh, nóng, ngứa, đau, ẩm ướt,… bằng cách duy nhất là khóc. Điều quan trọng hơn
nữa là, sự kết nối xã hội giữa trẻ và người chăm sóc không có, mặc dù những nhu
cầu cơ bản của trẻ đã được đáp ứng đầy đủ. Trẻ không được bế ẵm, vuốt ve, không
được giao tiếp, gần gũi, tiếp xúc và tương tác xã hội với người chăm sóc. Nên trẻ
cảm thấy không được bảo vệ và không tin tưởng người chăm sóc. Trong luận văn
thạc sĩ chị Phan Thị Ngọc có nêu: “trẻ sẽ phát triển một loạt những phản ứng hoặc
những hành vi xã hội đặc thù, bất thường. Một cách cụ thể, những trẻ có rối
loạn gắn bó với mẹ/người chăm sóc thường có xu hướng giải quyết mọi
xung đột nội tâm bằng những hành vi gây hấn với người khác hoặc tự xâm hại làm
tổn thương đến mọi tổ chức tâm thần của bản thân. Trẻ đồng thời vừa kết
dính với mẹ/người chăm sóc, vừa bị bỏ rơi bởi mẹ/người chăm sóc. Đặc điểm chủ
yếu của những trẻ có rối loạn gắn bó chính là việc giảm thiểu nghiêm trọng
khả năng đáp ứng cảm xúc xã hội một cách thích đáng” (Phan, 2014). Khi trẻ có
6
những rối loạn gắn bó thì chúng sẽ mất đi cảm nhận về giá trị của bản thân, mất đi
những đánh giá đúng về năng lực bản thân, cũng như niềm tin vào sự giúp đỡ của
người khác và gặp khó khăn trong việc xây dựng các mối quan hệ trong tương lai.
Người chăm sóc còn có một vai trò hết sức to lớn là chỗ dựa, cơ sở để trẻ khám phá
môi trường xung quanh, nhưng sự gắn bó này không an toàn, khiến trẻ cảm thấy bất
an và lo lắng khi khám phá thế giới điều đó có thể dẫn đến khả năng kiểm soát kém,
yếu đuối, dễ bị tổn thương khi rơi vào hoàn cảnh bất lợi.
Theo quan điểm của M. Mahler:
Bà đã cung cấp một nền tảng về học thuyết quan hệ đối tượng:
Qua quá trình phát triển trong 3 năm đầu đời, Mahler đề ra “ sự ra đời tâm lý”
(Psychological birth) của một trẻ xảy ra qua hàng loạt các giai đoạn được gọi là quá
trình chia cách-cá thể hoá ( Separation-Individuation) (Phan, 2014):
Giai đoạn tự kỷ bình thường (0-1 tháng): Khởi đầu vào lúc sanh, trẻ nhỏ không
phân biệt được giữa bản thân và người khác.
Giai đoạn cộng sinh bình thường (1-5 tháng): Ở giai đoạn này, trẻ sơ sinh mơ
hồ thừa nhận sự tồn tại của người mẹ, không phải là một thực thể duy nhất, mà là
nguồn thỏa mãn nhu cầu chính. Việc đáp ứng nhu cầu sinh lý của trẻ sơ sinh trở nên
đan xen với những ham muốn tâm lý và do đó làm cơ sở cho những mối quan hệ
trong tương lai sẽ được hình thành
Giai đoạn phân tách – tác biệt (5 – 24 tháng): Trong sự tách biệt, trẻ sơ sinh
phát triển sự hiểu biết về ranh giới của bản thân, và do đó người mẹ ngày càng được
xem như một cá thể. Trong khi đó, sự chia rẽ đánh dấu sự phát triển của ý thức về
bản thân. Điều này bao gồm bốn giai đoạn phụ:
 Khác biệt: (5-9 tháng) Trọng tâm chính của trẻ sơ sinh bắt đầu chuyển
từ tập trung bên trong sang tập trung bên ngoài, mặc dù chủ yếu vẫn tiếp tục tập
trung vào mẹ. Quá trình nội bộ này được minh họa bằng các mốc quan trọng trong
phát triển động cơ cho phép tăng cường tách biệt, chẳng hạn như bò. Trẻ sơ sinh
7
ngày càng thích khám phá mẹ của mình (ví dụ nhìn hoặc ngửi) thay vì cố gắng để
trở thành thống nhất với mẹ.
 Thực hành: (9-14 tháng) Khả năng phân tách tiếp tục phát triển với các
chức năng tự điều khiển gia tăng, đặc biệt là đi. Mặc dù có thể tự do khám phá, đứa
trẻ vẫn coi người mẹ là hợp nhất với mình và do đó khám phá môi trường xung
quanh trong khi vẫn giữ khoảng cách nhất định. Trải nghiệm trẻ con về thế giới mà
bé phát hiện ra bị ảnh hưởng bởi các phản ứng của mẹ và sự có mặt của mẹ để làm
dịu khi trải nghiệm có thể đáng sợ hoặc đau đớn.
 Tái lập: (14-24 tháng) Tại thời điểm này, đứa trẻ mong muốn giành
được độc lập bị hủy hoại bởi nỗi sợ bị bỏ rơi. Do đó, đứa trẻ tìm cách duy trì sự gần
gũi với người chăm sóc trong khám phá. Giai đoạn này rất cần thiết cho sự phát triển
ý thức ổn định của bản thân. Điều này bao gồm ba giai đoạn:
i. Bắt đầu: Trẻ trở về với người chăm sóc để chia sẻ kinh nghiệm và hứng
thú.
ii. Khủng hoảng: Trẻ nhận ra những hạn chế của mình so với mong muốn
trở nên mạnh mẽ và tự lập. Đứa trẻ bị giằng xé trong việc lựa chọn giữa sự gần gũi
về thể chất và cảm xúc với người chăm sóc hoặc sự độc lập. Giai đoạn này được đặc
trưng bởi sự giận dữ và bất lực và do đó nhu cầu về tình cảm tích cực của người mẹ
tăng lên.
iii. Giải pháp: Trẻ đạt đến một môi trường lành mạnh giữa hai thái cực do
sự phát triển ngôn ngữ và cái siêu tôi. Nếu cuộc khủng hoảng không được giải quyết
tốt, sẽ có sự gia tăng hành vi đeo bám cực đoan hoặc trốn tránh.
Đối tượng ổn định: (24 tháng trở lên) Hoàn thành thành công giai đoạn này
đánh dấu sự phát triển của một mô hình tinh thần nội tâm của người mẹ, đồng hành
và hỗ trợ đứa trẻ ngay cả khi chúng bị tách rời về thể chất.Ngoài ra, một cảm giác
cá nhân bắt đầu phát triển. Mức độ của sự tương đồng trong mô hình nội tâm hóa

8
ngụ ý sự hình thành một khái niệm bản thân lành mạnh và sự tự tin (learning theories)
(David L,2015).
Tâm điểm của học thuyết quan hệ đối tượng đó là cảm nhận của trẻ về bản
thân phát triển trong bối cảnh mối quan hệ với người chăm sóc. Chất lượng của mối
quan hệ đó truyền đạt một thông điệp quan trọng về giá trị của trẻ và tính đáng tin
cậy ở người khác. Vì thế, qua kinh nghiệm của trẻ với người chăm sóc, trẻ phát triển
một đại diện bên trong ( Internal representation) về mối quan hệ. Trẻ có trải nghiệm
về sự chăm sóc ấm áp và nhạy bén sẽ nội hoá một hình ảnh về cha mẹ yêu thương –
“ đối tượng tốt”- và bản thân trẻ cũng được xem như là đáng yêu. Ngược lại, trẻ có
trải nghiệm về cha mẹ kém sẽ nội hoá một hình ảnh về người chăm sóc trẻ như là
giận dữ và từ chối- “ đối tượng xấu” – và xem trẻ như là đối tượng không có giá trị
và không có khả năng tạo nguồn cảm hứng yêu thương ( Tâm lý học thần kinh).
Từ quan điểm về thuyết quan hệ đối tượng của M.Mahler ta có thể thấy rối
loạn gắn bó mẹ có thể xảy ra ở giai đoạn từ 14 đến 24 tháng khi trẻ rơi vào tình trạng
khủng hoảng trong việc lựa chọn giữa sự gần gũi về thể chất và cảm xúc với người
chăm sóc hoặc sự độc lập,. Phản ứng của người chăm sóc trong giai đoạn này là quan
trọng nếu phản ứng tiêu cực (ví dụ người chăm sóc giận dữ và từ chối) xem trẻ như
là đối tượng không có giá trị và không có khả năng tạo nguồn cảm hứng yêu thương.
Trẻ không vượt qua được giai đoạn khủng hoảng có thể dẫn tới hành vi đeo bám
hoặc trốn tránh
Có thể thấy rằng mối quan hệ gắn bó mẹ con trong những năm đầu đời là hết
sức quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và phát triển của tâm lý sau
này, sự tự đánh giá bản thân, niềm tin, cảm xúc, ý chí và ứng xử trong các mối quan
hệ xã hội,…Do đó, cần phải chú ý đến các phản ứng của trẻ để có những đáp ứng
kịp thời, hợp lý và trở lên an toàn và tin cậy với trẻ.

9
Tài liệu tham khảo:

David L, "Lý thuyết tách biệt - phát triển trẻ em (Mahler)," trong các lý thuyết
học tập , ngày 4 tháng 12 năm 2015, https://www.learning-theories.com/separation-
individinating-theory-of -child-Development-mahler.html.
John Bowlby (1969), Attachment. Attachment and Loss: Vol. 1. Loss, New
York: Basic Books.
Phạm Hoài Thảo Ngân (2014), Học thuyết của John Bowlby và những lưu ý
trong việc chăm sóc trẻ em. Tạp chí Khoa học ĐHSP TPHCM,57.
Phan Thị Ngọc (2014), Luận văn thạc sĩ tâm lý học: Sự gắn bó mẹ con sớm
và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển tâm lý của trẻ 2-3 tuổi.
Tâm lý học thần kinh. Com. Truy xuất từ:
http://www.tamlyhocthankinh.com/tam-benh-ly/cac-hoc-thuyet-tam-ly/hoc-thuyet-
quan-he-doi-
tuong?fbclid=IwAR2Fruyu_vEUlazX0u8Z1b1ViqJBsxguyiYXsk_9rJPtx7AaKwSl
-Trj46s

10

You might also like