You are on page 1of 5

FOMO – Hội chứng sợ bỏ lỡ

Trà chanh dã tay, bánh đồng xu phô mai, lạp xưởng nướng đá hay cà phê muối. Đây
đều là những món ăn hot trend trong thời gian hiện nay. Nếu như thầy cô và
các bạn cũng từng tò mò về hương vị của nó, cùng từng xếp hàng dài để được
thưởng thức, thì thật tiếc, thầy cô và các bạn đã bị cuốn vào làn sóng FOMO.
Vậy FOMO ……
I. FOMO là gì?
FOMO (viết tắt của cụm từ Fear Of Missing Out), được tạm dịch là “Hội chứng sợ
bỏ lỡ”. Như tên gọi của nó, đây là hội chứng sợ bản thân bị bỏ lỡ mất những điều
thú vị, hay ho trong cuộc sống mà người khác đang được trải nghiệm. Cụm từ này
được đưa vào từ điển Oxford năm 2013 và đã trở nên rất phổ biến từ đó. Thực tế,
theo một nghiên cứu năm 2012 của J.Walter Thompson, 70% người thuộc thế hệ
Millennials đã và đang bị ảnh hưởng bởi hội chứng FOMO.
II. Biểu hiện của FOMO
FOMO dường như có mặt ở tất cả mọi người đã len lỏi vào mọi ngóc ngách của
cuộc sống
- Liên tục kiểm tra điện thoại và các trang mạng xã hội
Nếu Mỗi ngày việc đầu tiên khi bạn thức dậy là kiểm tra thông báo fb, ig, tiktok,
mes,.. xem có thông tin gì mới không, xu hướng nào đã được cập nhật vì sợ trong
lúc mình ngủ đã bỏ lỡ điều gì đó. Điện thoại dường như đã trở thành vật bất ly, việc
liên tục kiểm tra điện thoại dù không có thông báo gì trở thành thói quen đối với
những người mặc hội chứng Fomo
- Cảm thấy buồn và thiếu sót khi bỏ lỡ một cuộc vui, hội họp hay sự kiện xã
hội
Mặc dù không thực sự thích tham gia vào các cuộc hội họp và các sự kiện nhưng vì
sợ bỏ lỡ một điều gì đó, mất đi một quyền lợi nào đó nếu như không có sự hiện diện
của bản thân. Họ cảm thấy chán nản, buồn bã, hối hận vì đã không thâm gia.
Vậy nên bạn vẫn quyết định tham gia với một tâm thế gượng ép, khó chịu.
- Mua sắm vô tội vạ
Thương mại điện tử đã giúp chúng ta sở hữu những món đồ mình muốn một cách
nhanh chóng nhất. Nhưng song song với đó, việc mua sắm quá dễ dàng cùng các xu
hướng, trào lưu được cập nhật liên tục dễ khiến chúng ta dễ rơi vào tình trạng Fomo.
Chúng ta sẵn sàng chi tiền mua sắm một cách vô tôi vạ, mua những món đồ không
cần thiết hoặc không bao giờ dùng đến
- Những người đưa ra lựa chọn mở
Khi phải đưa ra lựa chọn cho bất kì vấn đề gì trong cuộc sống, những người mắc hội
chứng Fomo sẽ thường rơi vào trạng thái phân vân, khó lựa chọn hoặc đưa ra sự lựa
chọn mở, cái nào cũng được. Bởi thực ra họ luôn sợ chọn cái này sẽ mất cái kia, sợ
bỏ lỡ những phương án còn lại
- Tự ti về bản thân
Người mang hội chứng FOMO thường nhận thức bản thân mình kém cỏi, thua kém
mọi người xung quanh. Họ sợ bị người xung quanh lãng quên. Tình trạng này kéo
dài dẫn đến sự trạng thái tâm lí lo lắng, căng thẳng và tự ti.
III. Nguyên nhân dẫn đến FOMO
Hiệu ứng FOMO không phải tự nhiên mà có, mà đằng sau nó là cả một quá trình
hình thành từ những nguyên nhân sâu xa. Dưới đây là 3 nguyên nhân chính:
1. Áp lực từ xã hội và truyền thông
Các phương tiện truyền thông và mạng xã hội ngày càng phổ biến đã tạo ra một áp
lực lớn lên người dùng. Lượng thông tin được cập nhận trên các nền tảng xã hội quá
lớn, điều đó khiến người dùng luôn cảm thấy bắt buộc phải cập nhật liên tục các xu
hướng mới để không bị coi là lạc hậu, tối cổ. Đây chính là nguyên nhân khiến
FOMO ngày càng trở nên phổ biến.
2. Sợ bị tụt lại phía sau, sợ bị mất mát
Theo các nhà tâm lý học Daniel Kahneman và Amos Tversky, con người có xu
hướng né tránh mất mát bằng mọi giá. Vì vậy, khi đối mặt với nguy cơ bị mất mát
cơ hội trải nghiệm niềm vui, não bộ sẽ hoạt động để tìm cách ngăn chặn sự mất mát
đó. Đó chính là nguồn cơn dẫn đến FOMO.
3. Tâm lý so sánh với người khác
FOMO gần với tinh thần cầu tiến, mong muốn bản thân mình tốt hơn. Nhưng ranh
giới giữa tinh thần cầu tiến và ghen tức độc hại rất mong manh. Nếu không đủ tính
táo và sáng suốt, chúng ta rất dễ rơi vào tình trạng so sánh bản thân mình với người
khác, luôn nhìn thấy cuộc sống người khác thành công, vui vẻ còn cuộc sống của
bản thân lại tẻ nhạt, thấp kém.
4. Không định hình rõ giá trị của bản thân
Đây là nguyên nhân sâu xa và cơ bản nhất dẫn đến tình trạng Fomo. Khi con
người ta không biết mình là ai, không biết mình đang đứng ở đâu, thì con người
ta dễ rơi vào trạng thái hoảng loạn, mất cân bằng. Khi đó, chúng ta dễ lấy những
giá trị từ bên ngoài làm thước đo cho chính những giá trị của bản thân. Fomo vì
thế cũng ngày càng lan rộng hơn.

IV. Làm sao để kiểm soát hay làm giảm ảnh hưởng của FOMO?
1. Tránh phương tiện truyền thông
Cách đầu tiên mà bạn có thể thực hiện ngay đó là giảm thiểu tần suất bạn dành cho
các thiết bị điện tử, cho mạng xã hội. Khi dành càng ít thời gian cho phương tiện
truyền thông, chúng ta sẽ ccàng cảm thấy mình ít phụ thuộc vào những phương tiện
này. Tuy ban đầu, bạn sẽ khá khó chịu và bồn chồn khi không được cập nhật tin tức
thường xuyên, nhưng cảm giác này sẽ qua đi rất nhanh một khi bạn hình thành kỷ
luật của riêng mình.
2. Tìm thấy niềm vui ngay cả khi “bỏ lỡ”
Chúng ta sẽ càng hạnh phúc hơn nếu làm những gì mình thích thay vì mải theo dõi
cuộc sống của người khác. Có rất nhiều cách để bạn tự tạo niềm vui cho bản thân, ví
dụ như đọc sách, dắt thú cưng đi dạo, làm vườn, nấu ăn,... Khi đời sống tinh thần
của bạn vững mạnh, đủ đầy, cảm xúc của bạn sẽ chẳng bị phụ thuộc bởi bất cứ yếu
tố nào.
3. Tận hưởng giây phút hiện tại
Việc chú tâm và tận hưởng những gì chúng ta đang có sẽ giúp trân trọng khoảnh
khắc hiện tại thay vì ước ao bản thân được trải nghiệm một điều gì khác.
Hãy dành hết sự tập trung vào những thứ ta đang làm, những người quan trọng mà
ta yêu thương. Theo đó, khi đã tập trung tận hưởng niềm vui hiện tại, chúng ta sẽ
không còn quan tâm quá nhiều đến những gì đang diễn ra trong cuộc sống của người
khác.
4. Đặt ra thứ tự ưu tiên
Mỗi người đều có những ưu tiên, những mối bận tâm khác nhau trong cuộc sống.
Khi không xác định rõ ràng, chúng ta sẽ dễ tập trung vào những việc không quan
trọng mà bỏ qua nhiều cơ hội lớn. Ngược lại, khi suy nghĩ kĩ lưỡng và sắp xếp được
thứ tự ưu tiên của các vấn đề, chúng ta sẽ không còn quan tâm tới cuộc sống của
người khác. Từ đó, thời gian quý báu của bản thân sẽ được dành cho những việc
quan trọng hơn, giúp ta có được trải nghiệm vui vẻ, thú vị hơn trong cuộc sống.
5. Tạo ra những kết nối thật sự
Sự tiện lợi của mạng xã hội khiến bạn “lười” hơn trong các kết nối thật ngoài đời.
Thay vì chờ đợi sự tương tác, trầm trồ mang tính “xã giao” của những người bạn
“ảo”, hãy lên kế hoạch cho những cuộc hẹn với bạn bè, gia đình, hay tham gia vào
các hoạt động yêu thích của bản thân. Việc này sẽ giúp tạo ra kết nối tinh thần và
giúp bạn tập trung vào các giá trị quan trọng trong cuộc sống hơn.
6. Tập tính biết ơn
Thay vì chìm sâu trong sự tiêu cực mà FOMO mang lại, hãy đối diện với nghịch
cảnh và tập biết ơn những gì chúng ta đang có. Chẳng hạn , bạn cảm thấy biết ơn vì
những mối quan hệ tốt đẹp đang hiện hữu, những người thân yêu luôn giúp đỡ khi
bạn gặp khó khăn; biết ơn vì sau đại dịch, bạn vẫn còn sức khỏe, còn công việc tốt
để trang trải cuộc sống, và điều đó đã là may mắn hơn rất nhiều người ngoài kia.
Khi học được cách biết ơn, chúng ta sẽ tránh được tâm lý tiêu cực từ hội chứng
FOMO và trở nên hạnh phúc hơn cũng như cảm thấy hài lòng hơn với cuộc sống
của mình.

TÒ MÒ - HAM HIỂU BIẾT


Chuyển ý
Chuyển ý bằng câu hỏi
Cách tận dụng fomo:
1. Hãy chuẩn bị trước tất cả rủi ro vs thử thách khi mình lựa chọn lối đi có nhiều số đông theo
2. . 2. Hãy chậm lại 1 nhịp và phân tích các góc nhìn đa chiều và tự chất vấn bản thân rằng
liệu hùa theo đám đông cho 1 con đường nào đó. Có thật sự phù hợp vs m mình ko
3. 3. Hãy tham gia các hội nhóm trên onl hoặc offline hay còn gọi là digital tribes nếu nó thật
sự phù hợp với con người của mình.
4. 4. Đừng mong chờ khó khăn và thử thách dễ dàng vs mình. Mà hãy mong rằng mình đủ
mạnh mẽ và bản lĩnh để đương đầu. Bài học rút ra: trước khi hùa theo đám đông hãy đặt
câu hỏi rằng là liệu việc hùa theo đám đông có thật sự giúp cuộc sống mình đi lên không
hay đi xuống
Nguyên lí hoạt động mang tính sinh tồn

You might also like