You are on page 1of 7

Hệ lụy của mạng xã hội

• Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ


thuật, con người có thêm một phương thức
để thu nhận thông tin. Việc phổ biến các
mạng xã hội như facebook, twitter,
instagram, zalo… giúp cho những thành viên
trong cộng đồng dễ dàng nắm bắt các thông
tin mới từ bạn bè hay xã hội. Tuy nhiên, đi
kèm với những lợi ích là những tác hại đến
sức khỏe nói chung và sức khỏe tâm thần
nói riêng.
• Trước hết, việc sử dụng facebook lâu dài dẫn
đến suy giảm các hoạt động sống bình
thường của cơ thể như giấc ngủ và ăn uống.
Lý do dẫn đến các rối loạn này do việc sử
dụng facebook thường vào những thời điểm
nghỉ ngơi như bữa ăn, giờ nghỉ trưa, giờ đi
ngủ. Khi sử dụng vào các khung giờ bữa ăn
sẽ làm xáo trộn nhịp sinh học, phá vỡ các cơ
chế điều hòa thể dịch, nội tiết của bản thân
dẫn đến khó tiêu hóa, khó hấp thu, đầy bụng,
chán ăn, ăn không ngon miệng, dễ gây đau
dạ dày – đại tràng. Sử dụng facebook vào
khung giờ ngủ dẫn đến hay mệt mỏi, khó
ngủ, hay thức khuya, ngủ không sâu giấc, dễ
thức giấc…
• Trầm cảm cũng là một hậu quả của facebook với người dùng. Việc giao
tiếp “ảo” làm giảm nhu cầu của giao tiếp trực tiếp, dẫn đến người dùng ít
nói chuyện, ít tiếp xúc với mọi người. Các thông tin và bình luận tiêu cực
trên facebook khi không được nhìn nhận tỉnh táo cũng dẫn đến những biểu
hiện buồn bã, chán nản, bi quan, tuyệt vọng… Nhiều người dùng đã tự tử
khi nhận phải những bình luận ác ý hoặc bị tẩy chay, cô lập trên facebook

Trên hết, sử dụng facebook có thể gây


nghiện. Việc nghiện facebook là một kiểu
nghiện thói quen, khó bỏ và khó điều trị
hơn nghiện chất như nghiện rượu, nghiện
thuốc lá, nghiện ma túy…
• Lợi dụng Facebook, nhiều gã “yêu râu xanh” cũng thiết lập tài khoản, giả
dạng người tử tế, lừa đảo, cưỡng đoạt nhiều cô gái nhẹ dạ, cả tin,…
Giải pháp
• Giảm bớt, kiểm soát thời gian sử dụng mạng xã hội.

• Thiết lập kế hoạch, mục tiêu hoạt động trong ngày, ưu tiên các công việc
chính như học tập, công tác, chăm sóc bản thân, nghỉ giải lao thường xuyên
tránh cơ thể mệt mỏi.

• Tập thể dục, đặc biệt vào buổi sáng, các khoảng thời gian hay sử dụng
mạng xã hội, làm một hành động khác mang tính chất tích cực để thay thế.

• Dành thời gian nhiều hơn cho người xung quanh, tận dụng mọi cơ hội có
thể trò chuyện trực tiếp với bạn bè và người thân thay bằng sử dụng mạng
xã hội để trò chuyện.
• Đến các cơ sở y tế, gặp gỡ các bác sĩ và cán bộ tâm lý khi cần thiết.

• Hãy luôn ghi nhớ rằng, bạn đang sống trong thế giới thực, mọi tương tác
của bạn trong thế giới “ảo” chỉ mang tính chất hỗ trợ, chứ không phải là
thay thế.

You might also like