You are on page 1of 7

Chúng ta đã quá quen thuộc với thuật ngữ FOMO (Fear of Missing out) do tần suất dày đặc

mà nó xuất
hiện trên các phương tiện truyền thông trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, FOMO có mặt ở mọi ngành
nghề, lĩnh vực, đặc biệt là tài chính. Vì vậy, để “vén bức màn” về FOMO cho những nhà đầu tư mới gia
nhập thị trường, bài viết này sẽ đề cập một cách sâu sắc về khái niệm, ưu nhược điểm của nó và cụ thể
hơn là những yếu tố tạo nên FOMO trong đầu tư cùng cách khắc phục.

FOMO là gì?
FOMO là cảm giác lo sợ của một người rằng họ sẽ bỏ lỡ thông tin
FOMO (Fear of Missing out), đúng như tên gọi, nó là cảm giác sợ bỏ lỡ một thứ gì đó, có thể là thông tin,
một trải nghiệm, một cơ hội đầu tư sinh lợi nhuận hay thậm chí là tình yêu. FOMO có mặt trong mọi khía
cạnh của cuộc sống thường ngày. Nó tạo ra một áp lực không ngừng khiến một người luôn mong muốn
tham gia vào mọi việc, và không bao giờ để bản thân trở nên lạc lõng hay bị "bỏ lại khỏi cuộc chơi."

FOMO có mặt ở khắp mọi nơi


Tâm lý FOMO đã gia tăng đáng kể trong thời gian gần đây do những tiến bộ của công nghệ cũng như sự
phát triển của các trang mạng xã hội. Mặc dù tâm lý này thúc đẩy mọi người tham gia, hoạt động xã hội
nhiều hơn, nhưng nó tạo ra tâm lý muốn có mặt trong tất cả sự kiện, tất cả hoạt động của người có tâm
lý này.

Sự phụ thuộc tâm lý vào mạng xã hội có thể dẫn đến FOMO hoặc thậm chí luôn sử dụng Internet để cập
nhật tin tức nhanh và sớm nhất là các tác hại của FOMO. FOMO cũng xuất hiện trong ngành công nghiệp
trò chơi điện tử, đầu tư và marketing. Sự phổ biến ngày càng tăng của cụm từ này đã dẫn đến sự thay
đổi một phần ngôn ngữ và văn hóa trong giới trẻ.

FOMO có thể biểu hiện qua cả tâm lý và hành vi của mọi người
FOMO có thể dẫn tới tình trạng trầm cảm và lo lắng ngày càng trầm trọng cũng như giảm chất lượng
cuộc sống.

FOMO có tác động tiêu cực tới tâm lý và sự hài lòng đối với cuộc sống của mọi người. Nghiên cứu trong
các trường đại học ở Mỹ chỉ ra rằng trải nghiệm cảm giác FOMO hàng ngày có thể tăng cường sự mệt
mỏi do sự quá tải về thông tin mà họ tiếp nhận, theo dõi. Điều này rất dễ gây ra cảm giác lạc lõng và
không hài lòng.

Bên cạnh đó, FOMO còn xuất phát từ cảm giác thiếu kết nối xã hội, tạo ra động lực tương tác xã hội để
củng cố mối quan hệ. Điều này không chỉ gây tác động tâm lý tiêu cực, mà còn dẫn đến hành vi tiêu cực.
Các nghiên cứu cho thấy nỗi sợ bị bỏ lỡ có thể gây ra lực xã hội và thói quen tiêu cực.

Đối với giới trẻ, kết nối trên nền tảng số là nguồn gốc của FOMO và gắn liền với thói quen sử dụng mạng
một cách tiêu cực, như kiểm tra mạng xã hội trong giờ học hoặc nhắn tin khi lái xe. FOMO cũng ảnh
hưởng đến giấc ngủ và quyết định liên quan đến việc uống rượu, đặc biệt là ở sinh viên đại học.
Chính vì vậy, tâm lý FOMO có thể đem lại những tác động không tốt tới những người chưa biết kiểm
soát nó và luôn ở trong trạng thái căng thẳng.

Thuật ngữ FOMO mới được ra đời từ thế kỉ trước

Hiện tượng tâm lý này lần đầu tiên được xác định vào năm 1996 bởi chiến lược gia marketing, Tiến sĩ
Dan Herman. Ông người đã tiến hành nghiên cứu và xuất bản bài báo học thuật đầu tiên về chủ đề này
vào năm 2000 trên Tạp chí Brand Management.

Ông cũng tin rằng khái niệm này sẽ trở nên phổ biến hơn thông qua việc sử dụng điện thoại di động,
nhắn tin và mạng xã hội, đồng thời đã giúp hình thành khái niệm về nỗi sợ bị bỏ lỡ.

Nguồn gốc của FOMO cũng được bắt nguồn từ bài báo Harbus năm 2004 của học giả Joseph Reagle.
Hiện tại thuật ngữ này đã được sử dụng như một hashtag trên mạng xã hội và được nhắc đến trong
hàng trăm bài báo, từ các nguồn trực tuyến như Salon cho đến các tờ báo in như The New York Times.

FOMO tất nhiên sẽ có nhiều nhược điểm


Như đã đề cập ở trên, FOMO có thể gây ra những cản trở cho các nhà đầu tư trong việc đưa ra quyết
định của mình một cách sáng suốt nhất. Tâm lý sợ bị lỡ mất cơ hội này có thể gây ra những áp lực, lo
lắng và căng thẳng dẫn tới việc hiệu suất làm việc, đầu tư bị giảm sút, hệ quả nặng hơn có thể dẫn tới
việc các nhà đầu tư bị mất tiền, giảm tinh thần làm việc.

Thứ nhất, FOMO gây nên những áp lực vô hình trong việc trading của các nhà đầu tư. Giả sử bạn là một
nhà đầu tư chứng khoán F0, mới gia nhập thị trường. Việc tham gia một hội nhóm chứng khoán để học
hỏi về các kiến thức, kĩ năng đầu tư là không sai.

Nhưng việc thấy các nhà đầu tư khác có được những khoản đầu tư sinh lợi lớn dễ khiến bạn mong muốn
gia nhập thị trường một cách nhanh chóng và tự tạo ra áp lực rằng mình phải giỏi như họ. Đây hoàn
toàn là một ý tưởng sai lầm!

Thứ hai, việc sợ bị bỏ lại phía sau có thể gây ra ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu suất làm việc cũng như hiệu
suất đầu tư. Cũng lấy ví dụ như nhà đầu tư chứng khoán trên, trong những năm gần đây, nhiều nhân
viên văn phòng có được hiệu suất làm việc chưa cao do họ phải chăm chú nhìn “bảng điện” để canh giá
và vào lệnh!

Điều này đã được báo chí đưa tin rất nhiều và nó thực sự gây ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng làm
việc và chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân trong một tổ chức. Để giải quyết vấn đề này, các nhà đầu
tư cần phải được trang bị kiến thức sâu hơn về thị trường chứng khoán để tìm hiệu các lệnh như ATO,
ATC, LO và làm chủ được cảm xúc của mình trong quá trình đầu tư.

Tiếp đó, việc nhà đầu tư liên tục “đua lệnh” do FOMO cũng sẽ tạo ra tâm lý lo lắng và căng thẳng cho
chính bản thân họ. Việc sợ bị lỡ mất cơ hội kiếm ra tiền khiến các nhà đầu tư F0 luôn trở nên sốt sắng
với những tín hiệu vào lệnh, khiến họ bị mất bình tĩnh và trở nên vội vàng, không đánh giá suy xét kĩ
càng trước khi vào lệnh. Điều này rất có thể dẫn tới những sai lầm không đáng có và tâm lý bất an!
Hơn nữa, tâm lý FOMO còn tiêu tốn của các nhà đầu tư rất nhiều nguồn tài nguyên như sức khỏe, tiền
bạc. Vấn đề sức khỏe tâm lý đã được đề cập ở trên. Còn về tiền bạc, cảm giác lo sợ bỏ lỡ mất cơ hội có
thể khiến các nhà đầu tư vào lệnh với khối lượng lớn và tần suất cao, gây ra sự thiếu quản lý nguồn tài
chính cá nhân.

Thậm chí, nhiều nhà đầu tư còn sử dụng margin để vào lệnh khi trở nên FOMO. Điều này có thể coi là
không khác gì so với đánh bạc!

Nghe vậy nhưng nó cũng có những điểm tích cực


Mặc dù tâm lý FOMO thường được coi là một trạng thái tâm lý tiêu cực nhưng nó cũng có thể được nhìn
nhận từ một góc độ tích cực với một số ưu điểm nhất định như: kích thích sự khám phá, tạo động lực để
đặt ra mục tiêu, xây dựng các mối quan hệ và có thể khuyến khích sự sáng tạo,…

FOMO tạo nên cảm giác kích thích sự khám phá của nhà đầu tư thông qua tâm lý tò mò của họ. Ví dụ
trong năm 2020 – 2022, do ảnh hưởng của Đại dịch Covid – 19, mọi người bắt đầu tìm hiểu về thị trường
chứng khoán và tham gia thị trường, khiến cho dòng tiền đổ vào chứng khoán đạt mức kỷ lục. Đây cũng
là năm đánh dấu số lượng tài khoản chứng khoán mở mới tại Việt Nam đạt mốc 2 triệu.

Ngoài ra, việc nhận thấy người khác kiếm được tiền từ chứng khoán cũng làm cho họ tăng thêm động
lực, đặt ra mục tiêu để học hỏi nhằm đạt được lợi nhuận như người khác. Có thể coi, FOMO vừa tạo nên
áp lực nhưng đồng thời cũng có thể coi đó là động lực để cho người ta phát triển hơn.

Bên cạnh đó, việc học hỏi từ người khác có thể xây dựng những mối quan hệ lành mạnh, mang tính học
hỏi và trao đổi giữa cộng đồng với nhau, tạo nên sự gắn kết giữa những người có chung mục tiêu. Con
người ta có thể cảm thấy được thúc đẩy hơn hơn để tham gia vào các sự kiện và hoạt động xã hội, điều
này có thể làm tăng cơ hội gặp gỡ và kết nối với người khác.

Và cuối cùng, FOMO cũng khuyến khích mọi người phát huy tính sáng tạo của mình. Áp lực từ FOMO có
thể thúc đẩy sự sáng tạo và tìm kiếm những giải pháp mới. Cảm giác sợ hãi bởi việc bị bỏ lỡ có thể kích
thích trí óc và tạo ra những ý tưởng mới để thử nghiệm và triển khai.

Nhìn chung, điều gì trong cuộc sống cũng có hai mặt tốt xấu của nó và FOMO cũng có thể là động lực để
người ta liên tục nỗ lực phát triển bản thân, học hỏi và cải thiện kỹ năng để không bị tụt lại trong đời
sống.

Có nhiều yếu tố có thể tạo nên tâm lý FOMO


Thứ nhất, các nhà đầu tư mới gia nhập thị trường sẽ dễ nổi lòng tham
Nguyên nhân của tâm lý FOMO đến từ chính nhà đầu tư. Khi mà thị trường tăng giá mạnh, nhà đầu tư
dễ bị nổi lòng tham, có thể lo sợ rằng họ đang bỏ lỡ cơ hội lớn để kiếm lời. Xu hướng tăng trưởng nhanh
của thị trường có thể kéo theo sự gia tăng áp lực vào việc tham gia vào thị trường khi mà giá của những
tài sản tài chính như cổ phiếu, vàng hay bất động sản lên cao hơn.

Khao khát mong muốn kiếm lời nhanh chóng và dễ dàng gây ra những áp lực mạnh mẽ khiến nhà đầu
tư mong muốn tìm kiếm các cơ hội làm giàu bằng cách nhanh chóng tham gia vào thị trường.
Thị trường biến động cũng tạo nên tâm lý FOMO
Thị trường tài chính thường xuyên trải qua biến động do nhiều yếu tố như tin tức kinh tế, sự kiện toàn
cầu, hay thậm chí là những thay đổi về tâm lý đám đông. Sự biến động này có thể tạo ra cơ hội và thách
thức đối với nhà đầu tư.

Biến động trong thị trường có thể tạo nên tâm lý FOMO khi giá cổ phiếu hoặc tài sản tăng giảm đột ngột.
Nhà đầu tư có thể lo sợ bỏ lỡ cơ hội kiếm lời hoặc tránh lỗ, đặc biệt là khi chứng kiến sự tăng trưởng
nhanh chóng của một số cổ phiếu.

Những biến động không dự đoán được có thể khiến nhà đầu tư mới cảm thấy áp lực cần tham gia ngay
lập tức để không bị bỏ lỡ những cơ hội có thể đưa lại lợi nhuận lớn.

Tâm lý FOMO trong môi trường biến động có thể dẫn đến quyết định đầu tư thiếu đi sự cân nhắc, tăng
nguy cơ lỗ và gia tăng rủi ro tài chính. Đối với nhà đầu tư, quản lý tâm lý và duy trì sự bình tĩnh trong
điều kiện biến động là quan trọng để đảm bảo quyết định đầu tư được đưa ra một cách bình tĩnh và suy
xét cẩn thận.

Chuỗi thắng, thua cũng dễ khiến nhà đầu tư bị FOMO


Khi thị trường khởi sắc, nhà đầu tư trải qua một chuỗi thắng, cảm giác hưng phấn và tự tin tăng lên. Mỗi
quyết định đầu tư đều đạt được thành công, họ thu về lợi nhuận lớn từ thị trường. Sự hứng thú tăng
cao, và niềm tin vào khả năng kiếm lời một cách nhanh chóng bùng phát.

Mặc dù đây có thể là kết quả của chiến lược đầu tư hay sự tích lũy kiến thức, nhưng tâm trạng đạt được
những trận thắng lớn có thể gây ra tâm lý FOMO.

Ngược lại, khi chuỗi thua xảy ra, tâm lý của nhà đầu tư có thể trải qua những biến động lớn. Sự tự tin
giảm sút, lo lắng tăng cao, và nỗi sợ hãi về việc bị thất bại trong thị trường nổi lên. Khi một số quyết định
đầu tư không thành công, cảm giác mất mát khiến họ phải lao vào “gỡ lại”, tạo nên áp lực FOMO mạnh
mẽ.

Chuỗi thắng, thua không chỉ ảnh hưởng đến tài chính, mà còn làm hình thành tâm lý FOMO. Qua mỗi sự
thay đổi của thị trường, khả năng quản lý tâm lý trở thành yếu tố quan trọng để đảm bảo nhà đầu tư
không bị cuốn theo những cảm xúc tiêu cực và quyết định dựa trên cơ sở lý trí.

Các phương tiện truyền thông cũng góp phần ảnh hưởng tới tâm lý giao dịch
Ngày nay, việc nghe về những câu chuyện thành công từ thị trường tài chính khi mới còn trẻ trở nên phổ
biến. Những câu chuyện này có thể là sự thật hoặc chỉ là một chiêu trò truyền thông của báo chí. Dù như
thế nào, những thông tin này không tránh khỏi tác động đến tâm lý của các nhà giao dịch, đặc biệt có
thể gây ra hiện tượng FOMO.

Với tâm lý "không làm mà cũng muốn ăn" của một số người, đơn cử chỉ cần họ lướt qua vài bài đăng về
cơ hội kiếm tiền dễ dàng qua thị trường, họ sẽ bị cuốn theo và tham gia ngay lập tức mà không quan
tâm đến việc tìm hiểu và tích lũy kiến thức. Hiện tượng này không chỉ là một vấn đề của những nhà đầu
tư mới, mà còn là một thách thức lớn đối với cả những người có kinh nghiệm.
Mật độ thông tin dày đặc và lan truyền nhanh chóng của thông tin đang tạo nên một môi trường vô
cùng “mời gọi”. Phương tiện truyền thông không chỉ là nguồn thông tin, mà còn là nguồn gốc của sức
ảnh hưởng mạnh mẽ đối với tâm lý giao dịch. Mọi người đều muốn ăn "miếng bánh" thành công và giàu
có, và thông qua những câu chuyện kỳ diệu, họ cảm thấy có cơ hội tham gia vào cuộc đua này.

Điều đáng chú ý là, đôi khi những câu chuyện thành công này chỉ là một phần nhỏ của sự thật. Bất kỳ
giao dịch nào cũng đi kèm với rủi ro, nhưng thông điệp này thường bị làm mờ trong bức tranh toàn
cảnh. Khi một người chỉ tập trung vào phần tích lũy lợi nhuận, họ có thể bị mất đi cái nhìn đầy đủ và
chuẩn bị tâm lý đúng đắn cho những biến động không dự đoán được của thị trường.

Tóm lại, trong môi trường hiện đại nhanh chóng và tràn ngập thông tin, phương tiện truyền thông đóng
vai trò quan trọng trong việc hình thành tâm lý giao dịch và góp phần tạo ra hiện tượng FOMO. Điều
quan trọng là nhận thức về tác động này và duy trì sự khôn ngoan, sự hiểu biết sâu sắc về thị trường để
không bị cuốn theo những câu chuyện thành công nhanh chóng mà thiếu tính chất bền vững.

Các mẹo giao dịch để vượt qua tâm lý FOMO


Có nhận thức và hiểu biết đúng đắn là chìa khóa chiến thắng FOMO
Trong thế giới đầy rẫy cơ hội và rủi ro của thị trường tài chính, có một chìa khóa quan trọng để chiến
thắng hiện tượng FOMO - đó chính là có được nhận thức và hiểu biết đúng đắn.

Các nhà đầu tư, đặc biệt là những người mới tham gia giao dịch cần phải xác định một quan điểm cơ bản
rằng: “high risk, high return”, không có gì là dễ dàng và nhanh chóng cả. Vì vậy, nhà đầu tư cần phải nắm
vững thông tin về thị trường, tìm hiểu về cơ bản, các chỉ số kỹ thuật, và các yếu tố ảnh hưởng đến giá cả
có thể giúp giảm bớt sự lo lắng và tăng cường quyết định.

Hiểu biết về rủi ro cũng là một yếu tố quan trọng để các nhà đầu tư đối mặt với sự không chắc chắn của
thị trường. Đặt một chiến lược quản lý rủi ro có thể giúp ngăn chặn tác động tiêu cực của FOMO khi
giảm bớt nguy cơ lỗ lớn.

Và cuối cùng, họ cần phải biết duy trì một cái đầu lạnh. Nhà đầu tư lâu năm có khả năng phân biệt giữa
những thông tin thực tế và những tưởng tượng quá mức. Việc tiếp xúc lâu với thị trường là vô cùng
quan trọng. Mặc dù có những câu chuyện thành công, nhưng cũng cần phải nhìn nhận mọi góc độ và
không mất đi góc nhìn tổng thể.

Bên cạnh đó nhà đầu tư cần phải liên tục học hỏi và rèn luyện. Thị trường luôn thay đổi và phát triển.
Việc liên tục học hỏi và cập nhật kiến thức sẽ giúp nhà đầu tư duy trì tâm lý sáng tạo, linh hoạt và chủ
động trước những thay đổi của thị trường hoặc sự ra đời của các sản phẩm mới.

Nhận thức và hiểu biết đúng đắn không chỉ là cơ sở của một nhà đầu tư thành công mà còn là chìa khóa
để chiến thắng hiện tượng FOMO. Việc này không chỉ giúp tạo ra quyết định đầu tư chín chắn mà còn
giữ cho tâm lý ổn định trong bối cảnh không ngừng biến động của thị trường.

Nhà đầu tư cần tạo một chiến lược giao dịch rõ ràng và tuân thủ nghiêm ngặt
Trước sự “mời gọi” của thị trường, việc tạo lập một chiến lược giao dịch rõ ràng và tuân thủ nghiêm ngặt
theo chiến lược đó có thể giúp nhà đầu tư tránh khỏi tâm lý FOMO và những hệ lụy mà nó mang lại.
Trước hết, nhà đầu tư cần đặt ra mục tiêu giao dịch cụ thể và hiểu rõ về mục đích của mỗi giao dịch.
Điều này giúp họ định hình mục tiêu của mình và giảm áp lực bỏ lỡ cơ hội.

Nhà đầu tư cần xác định một tỷ lệ rủi ro hợp lý cho mỗi giao dịch và tuân thủ nó một cách nghiêm ngặt.
Việc này là vô cùng cần thiết vì khi xác định được những rủi ro có thể gặp phải có thể giúp nhà đầu tư
phòng tránh chúng, giúp họ bảo vệ vốn đầu tư.

Nhà đầu tư cần chọn một phương pháp giao dịch phù hợp với phong cách của mình và tuân thủ phương
pháp này một cách đều đặn sẽ hạn chế tối đa ảnh hưởng của cảm xúc. Hơn nữa, việc đặt tỷ lệ
Risk:Reward trước khi vào lệnh là vô cùng quan trọng, làm cho nhà đầu tư tỉnh táo trước những biến
động mạnh mẽ của thị trường và đặt rõ được mức lợi nhuận, mức lỗ của mình.

Và cuối cùng, nhà đầu tư cần sử dụng các bộ lọc để quản lý lượng thông tin nhận vào. Cố gắng tập trung
vào những thông tin quan trọng và không để bị làm mất tập trung bởi những tin tức không quan trọng
và có thể là giả, ảnh hưởng tới tâm lý giao dịch.

Nhà đầu tư cần làm chủ cảm xúc của mình


Trong thế giới hỗn loạn và đầy biến động của thị trường tài chính, việc làm chủ cảm xúc không chỉ là một
kỹ năng, mà còn là vũ khí hiệu quả nhất để đối mặt với FOMO.

Để làm chủ được bản thân, thì trước hết nhà đầu tư cần phải hiểu mình. Nghe có vẻ sáo rỗng nhưng việc
tìm hiểu về cách tâm lý của bản thân hoạt động trong môi trường giao dịch rất hữu ích. Nhận ra những
điểm yếu và mạnh có thể giúp họ chuẩn bị tốt hơn trước những thách thức của thị trường.

Điều thứ hai, nhà đầu tư cần phải xác định mục tiêu giao dịch của mình một cách cụ thể, rõ ràng và kỷ
luật. Ví dụ, nhà đầu tư chỉ cần giao dịch để kiếm đủ một số tiền X nào đó trong một khoảng thời gian thì
khi kiếm được số tiền đó trước khi thời gian kết thúc, nhà đầu tư nên tạm ngưng và quan sát thị trường
để đánh giá những gì đã xảy ra, tránh bị cuốn theo.

Nhà đầu tư cần phải làm chủ tâm trạng của mình và không để áp lực xã hội ảnh hưởng quá mức. Tạo ra
một không gian riêng để suy nghĩ và đánh giá là cách quan trọng để giữ cho cảm xúc dưới sự kiểm soát.
Một cách khiến việc làm chủ cảm xúc hiệu quả hơn đó là sử dụng các kỹ thuật tâm lý giao dịch như
thiền, thực hành nhận thức, để giữ cho tâm lý ổn định và tránh bị cuốn theo làn sóng cảm xúc.

Như đã đề cập ở trên, việc hạn chế tiếp xúc với mạng xã hội cũng giúp ích cho các nhà đầu tư khỏi bị
FOMO.

Và cuối cùng, nhà đầu tư nên học từ những giao dịch thành công và thất bại. Nhận diện được cảm xúc và
hành vi của mình trong mỗi tình huống để ngày càng làm chủ được tâm lý giao dịch.

Trong môi trường đầy thách thức của thị trường tài chính, việc làm chủ cảm xúc không chỉ giúp nhà đầu
tư kiểm soát được hành động của mình mà còn là bí quyết để tránh FOMO và đảm bảo sự ổn định trong
quyết định giao dịch. Làm chủ cảm xúc không chỉ là kỹ năng, mà là một tri thức quan trọng để đạt được
thành công trong thế giới giao dịch không ngừng biến động.

You might also like