You are on page 1of 15

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING

VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

MÔN HỌC:
QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH HIỆN ĐẠI

ĐỀ TÀI:
TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH CỔ TỨC
ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU CỦA TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT

Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng.

Người thực hiện: Nguyễn Phạm Minh Trang.


MỤC LỤC:

I. TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT................................................3


I.1. TÌNH HÌNH TỔNG QUAN....................................................................3
I.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT..............................................................................4
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................................6
II.1. Tình hình chính sách cổ tức của tập đoàn Hòa Phát thời gian gần đây.6
II.2. Mô hình nghiên cứu...............................................................................7
II.2.1. Biến phụ thuộc.................................................................................7
II.2.2. Biến độc lập......................................................................................8
II.3. Dữ liệu nghiên cứu................................................................................8
II.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................9
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KHUYẾN NGHỊ.............................10
III.1. Mô tả dữ liệu.....................................................................................10
III.2. Ước lượng kết quả.............................................................................11
IV. KẾT LUẬN............................................................................................12
PHỤ LỤC:......................................................................................................14
I. TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT.

I.1. TÌNH HÌNH TỔNG QUAN.

Cổ tức được coi là một công cụ hữu hiệu nhằm cung cấp thông tin cho các nhà
đầu tư về tình hình sức khỏe tài chính của một doanh nghiệp cổ phần. Theo quy
định tại Khoản 4 Điều 3 Luật Doanh Nghiệp 2020, cổ tức là khoản lợi nhuận ròng
được trả cho mỗi cổ phần bằng tiền mặt hoặc bằng tài sản khác từ nguồn lợi nhuận
còn lại của doanh nghiệp cổ phần sau khi đã thực hiện nghĩa vụ tài chính.
Ta thấy rằng khi cổ tức được chi trả theo cách này hay cách khác (tiền mặt hay
tài sản khác), phần lợi nhuận còn lại dành cho đầu tư sẽ bị giảm. Khi phần lợi nhuận
được giữ lại được doanh nghiệp đem tái đầu tư với hứa hẹn dòng thu nhập mang lại
trong tương lai cho cổ động, thì cổ tức là dòng thu nhập hiện hữu chắc chắn mà các
cổ đông nhận được, coi là phần thưởng cho kết quả đầu tư của họ.
Theo TS.Nguyễn Minh Kiều (2009) 1, chính sách cổ tức thể hiện quyết định giữa
việc trả lợi nhuận cho cổ đông và việc giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư cho doanh
nghiệp.
Trong những năm gần đây, Thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển ngày
một mạnh mẽ, đồng thời cũng tồn tại nhiều khác biệt so với những thị trường khác
trên thế giới. Theo Trần Thị Hải Lý (2010) 2, ở thị trường chứng khoán Việt Nam
tồn tại sự bất cân bằng thông tin giữa ban lãnh đạo doanh nghiệp và nhà đầu tư. Từ
đó dẫn đến hệ quả là các nhà đầu tư thường lo sợ doanh nghiệp sẽ giấu diếm thông
tin, đòi hỏi họ phải tập hợp lại với nhau để bảo vệ quyền lợi bản thân, dần hình
thành hiện ứng tâm lý bầy đàn ở các nhà đầu tư. Vì cổ tức có thể cho các nhà đầu tư
biết được tình hình tài chính của doanh nghiệp, thế nên khi doanh nghiệp đưa ra sự
thay đổi trong chính sách cổ tức, nhận định và dự đoán của họ cũng sẽ dao động

1
“Nghiệp Vụ Ngân Hàng Thương Mại” (NXB Thống Kê 2009) - Nguyễn Minh Kiều.

2
“Nghiên cứu rủi ro và tỷ suất sinh lợi trên thị trường chứng khoán Việt Nam” (2010) - Trần
Thị Hải Lý.
theo tâm lý đám đông, ảnh hưởng đến quyết định đầu tư và từ đó ảnh hưởng mạnh
mẽ lên giá cổ phiếu của doanh nghiệp. Đây chính là một đặc điểm ảnh hưởng mạnh
mẽ tới thị trường chứng khoán Việt Nam. Trong tài liệu này, tôi cũng sẽ sử dụng
hiện tượng tâm lý đám đông này để hỗ trợ giải thích cho sự tác động của chính sách
cổ tức lên giá cổ phiếu của tập đoàn Hòa Phát.
Hay ta có thể nói: Quyết định chi trả cổ tức sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của
doanh nghiệp, thông tin hàm chứa trong việc chi trả cổ tức, tỷ suất cổ tức DY
(Dividend Yield), tỷ lệ chi trả cổ tức DP (Dividend Payout),… ; trong khi đó cách
thức chi trả cổ tức sẽ ảnh hưởng đến biến động về giá cổ phiếu niêm yết và ảnh
hưởng trực tiếp đến uy tín của doanh nghiệp.
Ở phần tiếp theo, tôi sẽ xét qua những cơ sở lý thuyết và những nghiên cứu
trước đây về tác động của chính sách cổ tức lên giá cổ phiếu của các doanh nghiệp.

I.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT.

I.2.1. Mô hình chiết khẩu cổ tức.

Mô hình chiết khấu cổ tức cho rằng giá cổ phiếu hiện tại bằng giá trị hiện tại của
tất cả các khoản thanh toán cổ tức ở tương lai. Khi giá trị hiện tại tăng, giá cổ phiếu
tăng. Từ đó, cổ tức cao hơn sẽ chuyển trực tiếp vào giá cổ phiếu cao hơn. Tuy vậy,
mô hình này vẫn có nhược điểm. Rằng nó không thể giải thích giá của cổ phiếu
không chia cổ tức, và nó hy vọng rằng tốc độ tăng trưởng lợi nhuận vốn sẽ luôn ổn
định và không vượt quá tỷ suất lợi nhuận yếu cầu của nhà đầu tư.

I.2.2. Hiệu ứng Clientele.

Hiệu ứng này nói về việc các nhà đầu tư luôn bị thu hút bởi cổ phiếu trả cổ tức,
trong khi đó những nhà đầu tư mạo hiểm lại thích tăng vốn. Vì vậy, nếu một doanh
nghiệp thực hiện những thay đổi đáng kể tới chính sách cổ tức của mình, sẽ luôn tồn
tại một phần cổ đông chấp nhận và mua thêm cổ phiếu, trong khi số còn lại sẽ bán
cổ phiếu đang nắm giữ và tìm những cổ đông khác theo ý thích của cá nhân.
I.2.3. Cặp quan niệm về chính sách cổ tức và giá trị doanh nghiệp.

Tác động của chính sách cổ tức lên giá cổ phiếu đã được nghiên cứu từ rất lâu,
với sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu kinh tế, nhà khoa học trên thế giới. Từ
đó, xuất hiện 2 quan điểm trái ngược nhau:
Ở quan điểm thứ nhất, người ta cho rằng chính sách cổ tức không làm thay đổi
giá trị của doanh nghiệp, hay không ảnh hưởng đến giá cổ phiếu. Ủng hộ cho
quan điểm này có thể nhắc đến như bài nghiên cứu của Merton Miller và Franco
Modiglani (1961) 3, Fischer Black và Myron Scholes (1974) 4,..
Mặt khác, những bài nghiên cứu như của R.Azhagaiah và Sabari Priya.N (2008)
5
; Kanqal Iqbal Khan, Muhammad Ayza Khan, Muhammad Aamir, Aslan
Quayyum( 2009) 6,.. lại ủng hộ cho quan điểm thứ hai: chính sách cổ tức có tác
động nhất định đến giá trị doanh nghiệp, hay có ảnh hưởng đến giá cổ phiếu.
Trên thực tế, chính sách cổ tức có tác động hay không vào giá trị của doanh
nghiệp sẽ tùy vào tình hình thị trường mỗi thời điểm, tình hình chung của ngành mà
doanh nghiệp đó kinh doanh, sự lạc quan của các nhà đầu tư… Để xác định coi liệu
chính sách cổ tức mà ban lãnh đạo tập đoàn Hòa Phát sử dụng trong giai đoạn 2015-
2022 có ảnh hưởng lên giá cổ phiếu HPG, ta sẽ sang phần tiếp theo.

3
“Dividend Policy, Growth, and the Valuation of Shares” , M.Miller và F.Modiglani, The
Journal of Business, Vol. 34, No. 4 (Oct 1961).
4
“The effects of dividend yield and dividend policy on common stock prices and returns”,
Fischer Black và Myron Scholes, Journal of Financial Economics, Vol. 1, Issue 1 (May 1974).

5
“The Impact of Dividend Policy on Shareholders’ Wealth”, R.Azhagaiah và Sabari Priya.N,
International Research Journal of Finance and Economics, 20, 180-187.
6
“Can Dividend Decisions Affect the Stock Prices: A Case of Dividend Paying Companies of
KSE” , International Research Journal of Finance and Economics, ISSN 1450-2887, Issue 76
(2011).
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

II.1. Tình hình chính sách cổ tức của tập đoàn Hòa Phát
thời gian gần đây.

Trước khi phân tích tác động mà chính sách cổ tức ảnh hưởng lên giá cổ phiếu
của tập đoàn Hòa Phát, trước tiên ta sẽ điểm qua những đặc điểm nổi bật trong
chính sách cổ tức của tập đoàn trong 2 năm 2021-2022.
Năm 2021, tập đoàn thông báo ngày chốt quyền trả cổ tức 2020 của Hoà Phát là
ngày 1/6/2021, ngày giao dịch không hưởng quyền là ngày 31/5/2021. 7 Trong năm
2020, mặc dù gặp khó khăn vì đại dịch Covid-19, tập đoàn vẫn ghi nhận mức
doanh thu lũy kế 91.279 tỷ đồng, tăng 41% so với năm 2019 và lợi nhuận sau thuế
là hơn 13560 nghìn tỷ đồng.
- Cổ đông được nhận cổ tức bằng tiền tỷ lệ 5% (01 cổ phiếu được nhận 500 đồng)
và 35% bằng cổ phiếu (người sở hữu 20 cổ phiếu được nhận 7 cổ phiếu mới).
Ngày chi trả cổ tức bằng tiền mặt là ngày 11/6/2021. 
- Ông Trần Đình Long, Chủ tịch tập đoàn Hoà Phát cùng vợ và con trai hiện đang
nắm giữ 1.155.060.000 cổ phiếu HPG. Như vậy vào cuối tháng 5/2021, gia đình
ông Long sẽ nhận 577,5 tỷ đồng cổ tức bằng tiền mặt và hơn 404,7 triệu cổ
phiếu Hoà Phát. Tổng số cổ phiếu HPG gia đình ông Long nắm giữ sẽ tăng lên
thành 1.559.331.000 cổ phiếu HPG.
Năm 2022, tập đoàn thông báo ngày 20/6 đăng ký cuối cùng lập danh sách cổ
đông trả cổ tức năm 2021. 8
- Năm 2021, nhờ bối cảnh ngành thuận lợi, tập đoàn ghi nhận 149.680 tỷ đồng
doanh thu, tăng 66% so với 2020; lãi sau thuế đạt 34.521 tỷ đồng, gấp 2,6 lần.

7
Theo: Hoà Phát chốt quyền trả cổ tức 2020: Gia đình ông Trần Đình Long
chuẩn bị nhận 577 tỷ đồng tiền mặt và hơn 404,7 triệu cổ phiếu HPG
(cafef.vn)
8
Theo: Hòa Phát chốt quyền trả cổ tức 2021 tỷ lệ 35% - Hoa Phat chot
quyen tra co tuc 2021 ty le 35% | Tin tức doanh nghiệp niêm yết | |
CafeF.vn
Với kết quả này, HĐQT đề xuất và được cổ đông thông qua phương án trả tỷ lệ
35% gồm 5% bằng tiền mặt và 30% bằng cổ phiếu.
- Với hơn 4,47 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, Hòa Phát sẽ chi 2.235 tỷ đồng để trả cổ
tức tiền mặt, ngày thanh toán 6/7. Đồng thời, doanh nghiệp sẽ phát hành thêm
1,34 tỷ cổ phiếu để trả cổ tức, vốn điều lệ dự kiến tăng lên 58.120 tỷ đồng.
- Với 1,57 tỷ cổ phiếu HPG đang sở hữu (chiếm 35% vốn), ông Trần Đình Long
– Chủ tịch HĐQT và gia đình có thể nhận về 785 tỷ đồng và 469 triệu cổ phiếu.
- Doanh nghiệp sẽ trả cổ tức tiền mặt tỷ lệ 5%, 1 cổ phiếu được nhận 500 đồng và
trả cổ phiếu tỷ lệ 30%, 10 cổ phiếu cũ sẽ nhận 3 cổ phiếu phiếu mới.

Chúng ta vừa điểm qua tình hình thực tiễn của tập đoàn Hòa Phát về việc thực
hiện chính sách cổ tức trong 2 năm 2021-2022. Tiếp theo, để phân tích tác động của
chính sách cổ tức lên giá cổ phiếu của tập đoàn Hòa Phát trên thị trường HOSE (mã
giao dịch HPG), dưới đây, tôi sẽ sử dụng phương pháp ước lượng trên mô hình hồi
quy tuyến tính như sau:

II.2. Mô hình nghiên cứu.

II.2.1. Biến phụ thuộc.

Giá cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường được phản ánh
chung thông qua giá thị trường (hay thị giá -stock price) cổ phiếu phổ thông của
doanh nghiệp đó. Theo Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014, giá thị trường của phần
vốn góp hoặc cổ phần là  giá giao dịch trên thị trường cao nhất ngày hôm trước, giá
thỏa thuận giữa người bán và người mua, hoặc giá do một tổ chức thẩm định giá
chuyên nghiệp xác định. Do đó, sự thay đổi ở giá thị trường cổ phiếu cũng sẽ kéo
theo sự thay đổi của giá cổ phiếu. Ở đây, chúng ta sẽ gọi biến phụ thuộc trong mô
hình này là giá thị trường cổ phiếu ( hay MpS).
Vì giá cổ phiếu biến động từng ngày và từng giờ, nên ở đây, tôi chọn giá MpS là
giá trị trung bình của trung bình cộng giá đóng và giá mở trong từng năm, giai đoạn
2015-2022.
II.2.2. Biến độc lập.

Với thông tin, dữ liệu hiện có tại Việt Nam, tôi xin chọn ra 3 biến độc lập sau:
EPS - lợi tức mỗi cổ phiếu, ROE - lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, PAT - lợi
nhuận sau thuế trong giai đoạn 2015-2022. Để xác định tác động của những thành
phần này lên giá cổ phiếu MpS của tập đoàn Hòa Phát, tôi xin phép đưa ra những
giả thuyết sau:
o Giả thuyết 1: Lợi tức trên mỗi cổ phiếu EPS có quan hệ tỉ lệ thuận với giá cổ
phiểu MpS. Khi phần lợi tức trên mỗi cổ phiếu tăng, phần lợi nhuận mà nhà đầu
tư nhận được cho mỗi cổ phiếu cũng tăng, dẫn đến việc họ sẽ tiếp tục mua vào
cổ phiếu, từ đó tăng giá cổ phiếu lên.
o Giả thuyết 2: Lợi nhuận sau thuế PAT có quan hệ tỉ lệ thuận với giá cổ phiếu
MpS. Khi PAT tăng, hay lợi nhuận của doanh nghiệp tăng, đồng nghĩa phần lợi
nhuận mà các nhà đầu tư nhận được cũng tăng, sẽ khiến họ hào hứng mua thêm
nhiều cổ phiếu hơn là bán ra, dẫn đến giảm cung cổ phiếu và đẩy giá cổ phiếu
MpS lên.
o Giả thuyết 3: Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE có quan hệ tỉ lệ thuận với giá
cổ phiếu MpS. Khi ROE càng giảm chứng tỏ kết quả kinh doanh ngày càng xấu
đi, doanh nghiệp đang làm ăn thua lỗ. Các nhà đầu tư sẽ nhận ra rằng ban lãnh
đạo của doanh nghiệp đang không sử dụng nguồn vốn đúng với mục đích mà họ
mong muốn, từ đó làm giảm lòng tin vào cổ phiếu của doanh nghiệp, họ sẽ có
xu hướng bán cổ phiếu đang nắm giữ, dẫn đến giá cổ phiếu sẽ giảm. Ngược lại,
khi ROE càng tăng chứng tỏ doanh nghiệp đang phát triển, nhà đầu tư khi đó
mua cổ phiếu sẽ có mức lợi nhuận tăng lên, dẫn đến việc họ tiếp tục mua cổ
phiếu và đẩy giá MpS lên.

II.3. Dữ liệu nghiên cứu.

Vì chủ thể nghiên cứu ở đây là tập đoàn Hòa Phát, nên tôi quyết định chỉ sử
dụng dữ liệu về công ty mẹ, không đi sâu về các công ty con của tập đoàn. Qua thu
thập dữ liệu từ trang web Vietstock, Investing về tập đoàn Hòa Phát cùng các báo
cáo tài chính ở trang đại diện của tập đoàn, tôi thu được dữ liệu như sau:

MpS EPS ROE PAT


Năm
(đồng) (đồng) (%) (tỷ đồng)
2015 3994.6625 5574 26.54 3504.382
5290.75416
2016 8627 38.48 6606.203
7
8156.32916
2017 6522 30.65 8014.757
7
14539.2041
2018 4653 23.48 8600.511
7
11008.1708
2019 3025 17.03 7578.248
3
13600.4541
2020 4507 25.14 13506.164
7

2021 35025.6125 8630 45.97 34520.955

27519.6333
2022 1636 9.08 8444.429
3

Bảng 1: Thống kê biến và dữ liệu các biến trong giai đoạn 2015-2022.
Trong tài liệu này, tôi xin phép sử dụng mô hình dưới đây để nghiên cứu về tác
động của chính sách cổ tức lên giá cổ phiếu của tập đoàn Hòa Phát:

II.4. Phương pháp nghiên cứu.

Trong tài liệu này, nhằm cho việc xác định sự tác động của chính sách cổ tức lên
giá cổ phiếu của tập đoàn Hòa Phát trong giai đoạn 2015-2022 một cách dễ hiểu, tôi
sẽ sử dụng ước lượng mô hình hồi quy Bình phương nhỏ nhất OLS.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KHUYẾN NGHỊ.

Sau khi sử dụng Eviews và chạy mô hình hồi quy tuyến tính của 4 biến, tôi được
các kết quả như sau:

MpS EPS ROE PAT


(đồng) (đồng) (%) (tỷ đồng)
Mean 14891.85 5396.75 27.046 11346.96
Median 12304.31 5113.5 25.84 8229.593
Max 35025.61 8630 45.97 34520.96
Min 3994.663 1636 9.08 3504.382
Std Dev 10941,41 2487,089 9761,085 0,115977

Bảng 2: Giá trị thống kê của các biến.

Bảng 3: Kết quả mô hình OLS

III.1. Mô tả dữ liệu.

Từ bảng 2, ta nhận thấy giá cổ phiếu trung bình trong giai đoạn 2015-2022 của
tập đoàn Hòa Phát là 14891,85 đồng, đạt đỉnh ở 35025,61 đồng và chạm đáy ở
3994,663 đồng. Thêm vào đó, tỷ suất lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu trung bình là
5396,75 đồng, cao nhất là 8630 đồng và thấp nhất là 1636 đồng. Điều này có nghĩa
bình quân mỗi cổ phiếu mang lại thêm khoảng 36,24% lợi nhuận cho các nhà đầu
tư. Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu trung bình ở mức 27,046%, đạt đỉnh ở
45,97% và chạm đáy ở 9,08%. Do tập đoàn Hòa Phát chỉ mới lên sàn ở 2 ngành là
Sản xuất vật liệu cơ bản (ICB 1000) và Sản xuất kim loại công nghiệp (ICB 1750)
nên tôi chỉ so sánh ROE của tập đoàn này so với các công ty cùng ngành ở 2 lĩnh
vực trên. Nhận thấy ROE của tập đoàn trong giai đoạn 2015-2022 nằm ở mức nhỉnh
hơn so với trung bình ngành (14,74% và 8,18%), điều này chứng tỏ trong phân khúc
ngành, xét về mặt bằng chung, tập đoàn đang thể hiện sự quản lý về nguồn vốn khá
hiệu quả, mặc dù vẫn có những năm thể hiện kém.

III.2. Ước lượng kết quả.

Quan sát bảng 3, ta thấy chỉ sổ và chỉ số điều chỉnh ở mức 0,988 và 0,98.
Điều này chứng tỏ tầm 98% biến động về giá MpS có thể được giải thích bởi 3 biến
còn lại. Prob F=0,00024 < 0,05, chứng tỏ mô hình đưa ra phù hợp với dữ liệu thực
tế.
Từ bảng 3 ta đưa ra được mô hình mẫu:

.
Vậy từ mô hình mẫu trên chúng ta có thể đánh giá điều gì?
Ta thấy:
o Hệ số hồi quy của biến EPS là 15,8435 > 0, chứng tỏ giả thuyết 1 là đúng. Khi
lợi tức trên mỗi cổ phiếu tăng lên 1000 đồng trong điều kiện lợi nhuận sau thuế
và tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là không đổi, thì giá thị trường của cổ
phiếu HPG sẽ thuận chiều và tăng lên tương đương 15843,5 đồng và ngược lại.
o Hệ số hồi quy của biến PAT là 0,000000002213092 > 0, chứng tỏ giả thuyết 2
là đúng. Khi phần lợi nhuận sau thuế của HPG tăng lên 1 tỷ đồng trong điều
kiện lợi tức trên mỗi cổ phiếu và tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là không
đổi, thì giá thị trường của cổ phiếu HPG sẽ thuận chiều và tăng lên tương đương
2,213092 đồng và ngược lại.
o Hệ số hồi quy của biến ROE là -4364,33 < 0. Khi tăng tỷ lệ lợi nhuận trên vốn
chủ sở hữu lên 1% trong điều kiện lợi tức trên mỗi cổ phiếu và lợi nhuận sau
thuế là không đổi, thì giá thị trường của cổ phiếu HPG sẽ ngược chiều và giảm
xuống tương đương 4364,33 đồng. Điều này ngược với giả thuyết 3. Tuy nhiên,
ta có thể lý giải lý do ở chỗ do trong giai đoạn 2015-2022, chỉ số ROE trung
bình của tập đoàn HPG cao so với các doanh nghiệp khác cùng ngành, nhưng ta
nhận thấy sự tăng ở năm 2015-2016, bắt đầu giảm ở 2017-2019 và chỉ tăng trở
lại qua năm 2020 và giảm tiếp ở năm 2022. Đó là xu hướng lợi nhuận chung
của ngành thép vì đây là ngành có tính chu kỳ. 2016 là năm kết thúc giai đoạn
hưng thịnh của ngành thép và 2020 là năm bắt đầu một giai đoạn mới. Vì thế
chủ đầu tư khôn ngoan sẽ có xu hướng mua ở đầu chu kỳ và bán đi ở giữa chu
kỳ, ở cuối chu kỳ, cho nên dù cho ROE tăng đồng nghĩa lợi nhuận cho nhà đầu
tư cao nhưng họ vẫn sẽ bán ra để đảm bảo không lỗ, góp phần đẩy giá của HPG
xuống.
Vậy ta thấy rằng 2 yếu tố lợi tức trên mỗi cổ phiếu và lợi nhuận sau thuế ảnh
hưởng tích cực lên giá thị trường của cổ phiếu HPG, trong khi đó lợi nhuận trên vốn
chủ sở hữu sẽ ảnh hưởng tiêu cực lên giá thị trường của cổ phiếu HPG (do ngành
đặc thù).

IV. KẾT LUẬN.

Qua kết quả của bài nghiên cứu, ta nhận thấy mô hình nghiên cứu về tác động
của chính sách cổ tức ở tập đoàn Hòa Phát lên giá cổ phiếu trên thị trường chứng
khoán Việt Nam giai đoạn 2015-2022 có một số điểm tương đồng với những bài
nghiên cứu trên thế giới. Trong trường hợp này, có thể nói mô hình này khẳng định
ủng hộ cho quan điểm “Chính sách cổ tức có ảnh hưởng đến giá trị công ty, từ đó
ảnh hưởng đến giá của cổ phiếu”. Rõ ràng, khi 2 yếu tố lợi tức trên mỗi cổ phiếu và
lợi nhuận sau thuế có quan hệ thuận chiều với giá thị trường của cổ phiếu HPG
trong khi đó tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu lại có quan hệ ngược chiều với giá
thị trường của cổ phiếu HPG. Hay 3 yếu tố trên tác động tất yếu tới tâm lý của
người đầu tư, từ đó gây biến đổi giá thị trường. Tất nhiên ở trong mô hình này, tôi
mới chỉ sử dụng một số yếu tố tiêu biểu để thể hiện mối tương quan, vẫn còn nhiều
yếu tố khác mà ta chưa nhắc đến nhưng cũng quan trọng không kém mà mõi nhà
đầu tư đều phải cân nhắc như: chỉ số P/E, P/B, hệ số đòn bẩy tài chính,… Nhưng từ
kết quả của mô hình cũng đã nêu lên rằng 3 yếu tố trên cũng đã giải thích khá tốt sự
thay đổi của giá thị trường khi bị chính sách cổ tức tác động lên.
Chính sách cổ tức như ta đã thấy ở trên ảnh hưởng quan trọng đến giá cổ phiếu
của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến giá trị của doanh nghiệp, vào lượng vốn mà
doanh nghiệp có thể huy động được để duy trì hoạt động và mở rộng phát triển,…
Cốt lõi ảnh hưởng của nó là ở tâm lý của các nhà đầu tư, những người trực tiếp ảnh
hưởng lên mỗi quyết định kinh doanh của doanh nghiệp và cũng thay đổi vị thế và
sự nhìn nhận của người dân đối với doanh nghiệp. Chính sách cổ tức chính là một
trong những chính sách tuyệt đối quan trọng của doanh nghiệp trên thế giới nói
chung và Việt Nam nói riêng.
Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể sử dụng chung một bộ
chính sách giống nhau mà đem lại hiệu quả tương đương. Mỗi doanh nghiệp cần
phải nhìn nhận tình hình thực tiễn về đặc điểm kinh doanh của mình, đặc điểm thị
trường mà mình đang tham gia,… từ đó phối kết hợp giữa chính sách đầu tư và tài
trợ để đưa ra được chính sách cổ tức đúng đắn. Thêm vào đó, ban lãnh đạo phải cân
nhắc phương thức chi trả cổ tức phù hợp với tình hình doanh nghiệp mỗi thời điểm
và nên duy trì ở một mức tỷ lệ cổ tức an toàn cho doanh nghiệp.
Mặt khác, vì tình trạng bất đối xứng thông tin ở thị trường chứng khoán Việt
Nam, các nhà đầu tư cũng phải cân nhắc tìm hiểu, phân tích mọi thông tin để lựa
chọn những doanh nghiệp có chính sách cổ tức rõ ràng mà ổn định, tránh việc quá
tham lam dẫn đến rơi vào bẫy cổ phiếu.
PHỤ LỤC:

Thông tin tham khảo:


1. ‘Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại”, Nguyễn Minh Kiều, NXB Thống Kê, 2009.
2. “Nghiên cứu rủi ro và tỷ suất sinh lợi trên thị trường chứng khoán Việt Nam”
(2010) - Trần Thị Hải Lý.
Nghiên cứu rủi ro và tỷ suất sinh lợi trên thị trường chứng khoán
Việt Nam | DSpace at My University (ueh.edu.vn)
3. “Dividend Policy, Growth, and the Valuation of Shares” , M.Miller và
F.Modiglani, The Journal of Business, Vol. 34, No. 4 (Oct 1961). 411-433
4. “The effects of dividend yield and dividend policy on common stock prices and
returns”, Fischer Black và Myron Scholes, Journal of Financial Economics, Vol. 1,
Issue 1 (May 1974).
5. “The Impact of Dividend Policy on Shareholders’ Wealth”, R.Azhagaiah và
Sabari Priya.N, International Research Journal of Finance and Economics, 20, 180-
187.
6. “Can Dividend Decisions Affect the Stock Prices: A Case of Dividend Paying
Companies of KSE” , International Research Journal of Finance and Economics,
ISSN 1450-2887, Issue 76 (2011)
7. Trang tin Cafef.vn.
8. Báo cáo tài chính và Báo cáo cổ đông của tập đoàn Hòa Phát trong thời gian từ
năm 2015-2022.

You might also like