You are on page 1of 1

Học đối phó là một trong những mối quan tâm được đặt lên hàng đầu không

chỉ với nhà trường mà còn


ở trong ngành giáo dục Việt Nam. Hiện tượng này hiện vẫn đang tồn tại và lan rộng ra. Bản chất của
việc học này là để chống đối với thầy cô, cha mẹ. Việc học đối phó này căn bản không mang đến hậu
quả tức thời nhưng càng về sau thì để lại nhiều hậu quả xấu. Lối học này sẽ gây ảnh hưởng đến quá
trình thu nhập kiến thức, học sinh sẽ không có các kiến thức căn bản từ đó hình thành nên một lỗ hổng
kiến thức trầm trọng, làm cho thành tích học tập của học sinh bị sa sút. Từ đó sẽ hình thành một tâm lí
học bị động và chán ghét việc học, bỏ học và trở thành một gánh nặng cho xã hội. Tôi cũng từng có
một người bạn, chỉ vì không muốn mẹ kiểm soát nên đã đi theo con đường học đối phó. Bạn ấy học chỉ
để lấy những con điểm cao nhưng khi giáo viên hỏi về những kiến thức cơ bản thì bạn ấy hầu như
không hiểu một tí gì. Rồi dần dần, những bài học càng ngày càng khó và cần hiểu những kiến thức cơ
bản để làm thì thành tích học tập của bạn ấy đi xuống hẳn. Bạn trở nên lười biếng và chán nản với việc
học, thường xuyên bỏ học để đi giao du cùng những thành phần xấu bên ngoài xã hội. Và nếu xã hội
này càng ngày càng nhiều người giống bạn ấy thì giới trẻ sẽ thành như thế nào? Đây là một hình thức
học không tốt và là một tư tưởng lệch lạc, dốt nát. Học vấn là con đường duy nhất cho các bạn một
cuộc sống các bạn mong muốn. Thay vì chỉ học để đối phó những thứ xung quanh chúng ta thì hãy học
để chứng minh năng lực của bạn thân. Hãy trở thành một công dân mẫu mực chứ không phải là một
gánh nặng của xã hội. 

Điện thoại di động vẫn luôn là một công cụ cần thiết đối với mỗi người. Song những lợi ích
của điện thoại di động vẫn có không ít tác hại mà điện thoại mang gây ra. phần ít học sinh bây
giờ sử dụng đúng với mục địch là học tập. Sự thật thì các bạn sử dụng với mục đích chơi
những trò chơi điện tử hoặc chơi mạng xã hội là chính. Cũng chính vì thế mà các bạn thường
xuyên mất tập trung vào việc học , bỏ bê học hành dẫn tới việc ảnh hưởng đến cuộc sống và
tương lai sau này. Sử dụng điện thoại nhiều cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ và bộ
phận bị ảnh hưởng nhiều nhất có lẽ là mắt. Ánh sáng xanh từ điện thoại rất độc hại, nó sẽ phá
huỷ mô võng mạc và dần dần sẽ bị mắc các bệnh về mắt. Điện thoại đúng là có nguồn dữ liệu
vô tận nên cũng không tránh khỏi những nguồn dữ liệu vô bổ trên các trang mạng. Chúng
tuyên truyền những thứ đồi bại, các hình ảnh đồi truỵ ảnh hưởng tới tính cách và tinh thần của
con người. Những người nghiện điện thoại sẽ luôn trong trạng thái lờ đờ, ủ rũ, ít tiếp xúc với
mọi người gây ra chứng bệnh tâm lí sợ xã hội. Tôi đã có một người bạn cũng từng vì nghiện
điện thoại mà bỏ bê học hành. Bạn ấy thực chất là một người học khá giỏi những vì quá áp
lực việc học hành nên bạn ấy sử dụng điện thoại ngày càng nhiều hơn, mà cũng từ đó bạn ấy
không chú tâm việc học, thành tích suy sút, không tích cực vui vẻ như trước mà luôn e dè, lo
sợ. Ngoài ra, điện thoại là nơi những tên lừa đảo có thể dễ dàng thực hiện hành vi phạm pháp.
Chúng chỉ cần dùng những thủ pháp đơn giản như dụ dỗ mọi ngừoi ấn vào một đường link lạ
là có thể lấy được tất cả những thông tin của nạn nhân, hay là nhận làm ngừoi quen và nhờ
chuyển tiền để lừa tiền của nạn nhận. Mỗi ngày, khi đọc tin tức, đều có không ít bài báo nói
về việc lừa đảo qua mạng, không chỉ lừa tiền mà có thể cướp luôn đi cả tính mạng của
bạn.Tóm lại, việc sử dụng điện thoại di động là cần thiết. Nhưng mỗi người cần phải ý thức
sử dụng sao cho hợp lý nhất.

    

You might also like