You are on page 1of 6

 

1. Biện pháp bảo vệ động vật hoang dã


Động vật hoang dã là một bộ phận không thể thiếu trong lớp
sinh quyển mà con người chúng ta đang có mặt. Động vật hoang
dã được ví như một tài nguyên quý giá thúc đẩy sự phát triển
toàn diện của xã hội.Trong khi đó, hiện nay trên thế giới đang
đứng trước nguy cơ mất đi rất nhiều loài sinh vật quý do tác
động chính từ con người .Theo Báo cáo Sức sống Hành tinh
2020 của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF),
trong vòng 50 năm qua, quần thể các loài động vật có xương
sống đã suy giảm 68%.Trên thế giới hiện nay có hơn 1556 loài
đang tuyệt chủng và đứng trước nguy cơ biến mất khỏi danh
sách động vật hoang dã. Tại Việt Nam, nhiều loài động vật
hoang dã đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng do bị buôn
bán và tiêu thụ bất hợp pháp vì nhiều mục đích khác nhau
như làm thực phẩm, thuốc chữa bệnh, đồ trang sức... Hơn
lúc nào hết, thiên nhiên đang kêu cứu và cần có sự chung
tay, nỗ lực vào cuộc của cả cộng đồng để bảo tồn động vật 
hoang dã. Sau đây là những biện pháp mà chúng ta có thể
làm để bảo vệ động vật hoang dã: 
- Không săn bắt động vật quý hiếm
- Không ăn thịt và sử dụng các sản phẩm từ động vật
quý hiếm
- Không nhốt động vật trái pháp luật
- Không chặt phá rừng, nơi ở của các loại động vật
hoang dã
- Tăng cường trồng nhiều cây xanh, phủ xanh đồi trọc
 Xây dựng các khu bảo tồn, các khu chăm sóc và bảo vệ
động vật
 Tuyên truyền bảo vệ động vật hoang dã
 Lên án những hành vi săn bắn động vật trái phép, làm
hại đến động vật hoang dã
 Chính quyền nhà nước cần có những hình phạt răn đe đói
với những hành vi săn bắn, sử dụng, tiêu thụ động vật
hoang dã trái pháp luật
 

2. CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ BUÔN BÁN


ĐỘNG THỰC VẬT HOANG DÃ
1. CITES là gì và mục đích của Công ước?

- CITES là Công ước về buôn bán quốc tế những loài


động, thực vật hoang dã nguy cấp,KÝ TẠI
WASHINGTON D.C NGÀY 01 THÁNG 3-1973, có
hiệu lực vào tháng 7 năm 1975, và là một thỏa thuận
giữa các chính phủ

- Là Công ước quốc tế gắn động vật, thực vật hoang dã
và việc buôn bán chúng với các công cụ pháp lý
nhằm mục đích đảm bảo về việc bảo tồn và sử dụng
bền vững sinh vật trong tự nhiên, rằng chúng không
bị khai thác quá mức.

2. Cơ chế hoạt động của CITES?

- Công ước thiết lập một khung luật pháp quốc tế và cơ


chế thủ tục để ngăn chặn việc buôn bán quốc tế các
loài nguy cấp vì mục đích thương mại; kiểm soát
hiệu quả buôn bán quốc tế các loài khác.

- Quy mô trải rộng khắp 175 quốc gia.

+  Trong đó, Việt Nam là thành viên thứ 121


(20/01/1994).

- Công ước bao gồm 25 quy định về các nguyên tắc cơ


bản, quy chế buôn bán, giấy phép và chứng chỉ quốc
tế… của các nước thành viên.

- Chia làm 3 phụ lục:


+  Phụ lục I: Các loài có nguy cơ tuyệt chủng
(khoảng 800 loài).

=> Buôn bán quốc tế vì mục đích thương mại bị


cấm hoàn toàn.

               +  Phụ lục II: Các loài chưa có nguy cơ tuyệt chủng
nhưng việc buôn bán chúng cần được kiểm soát để tránh nguy
cơ tuyệt chủng (32.500 loài).

               +  Phụ lục III: Bao gồm các loài mà quốc gia yêu cầu
các nước thành viên khác hỗ trợ bảo vệ (170 loài).

=> Được phép buôn bán trong điều kiện có kiểm


soát.

3. khái niệm biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu (BĐKH) là sự thay đổi của khí hậu và của
những thành phần liên quan gồm đại dương, đất đai, bề mặt Trái
đất, và băng quyển như tăng nhiệt độ, băng tan, và nước biển
dâng.

Biểu hiện của biến đổi khí hậu:


- Nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng cao
- Hạn hán xuất hiện ở nhiều nơi
- Lượng mưa tăng giảm thất thường
- Mực nước biển dâng cao, axit hóa đại dương ( hiện tượng giảm
nồng độ pH liên tục trong các đại dương trên Trái Đất do sự hấp
thu khí CO₂ mà quá trình tác động của con người thải ra khí
quyển)
 Liên tục xuất hiện các thời tiết cực đoan: mưa bão, lốc
xoáy, mưa đá, hiện tượng EL NINO

IV. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỦ YẾU THÍCH ỨNG VỚI


BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
- Hạn chế sử dụng các loại năng lượng gây ô nhiễm môi
trường(than đá, khí đốt, dầu mỏ,…) :
+ Sử dụng hợp lí và tiết kiệm các nguồn năng lượng, tài nguyên
thiên nhiên(biển, rừng, khoáng sản,…)
- Khuyến khích sử dụng các loại năng lượng sạch (gió, nước,…)
- Tích cực tham gia các hoạt động thích ứng BĐKH, bảo vệ môi
trường:
+ Hưởng ứng ngày Giờ Trái Đất(26/3)
+ Thực hiện kế hoạch hóa gia đình-> dân số thế giới gia tăng trg
mức kiểm soát, giảm nhu cầu tiêu thụ-> góp phần làm giảm
lượng khí thải và ô nhiễm môi trường
- Ngăn chặn nạn phá rừng, đốt rừng, tích cực trồng và chăm sóc
cây xanh-> giảm lượng khí thải thải ra trong sản xuất và sinh
hoạt 
- Xây dựng, nâng cấp, cải tạo các cơ sở hạ tầng thân thiện với
môi trường
- Làm việc gần nhà, sử dụng các phương tiện giao thông công
cộng-> giảm lượng xe cộ đi lại-> giảm lượng khí thải thải ra từ
các phương tiện
- Đẩy mạnh nghiên cứu, dự đoán thời tiết, khí hậu để có thể ứng
phó kịp thời
- Tuyên truyền thông tin, nâng cao nhận thức về BĐKH (nguyên
nhân, hậu quả, giải pháp ứng phó,…)

You might also like