You are on page 1of 2

“Liên minh trị liệu” được định nghĩa là một mối quan hệ cộng/hợp tác, tín

nhiệm giữa nhà tham vấn và thân chủ. Đôi khi còn được gọi là liên minh công
sở. “Liên minh trị liệu” cung cấp một nguồn lực thiết yếu cho một liệu trình
thành công, nếu thiếu LMTL, liệu trình tham vấn sẽ rất khó khăn và gần như
không thể thành công.
“Liên minh trị liệu” được dựa trên lòng tin và sự tôn trọng đến từ cả hai phía: cả
nhà tham vấn và thân chủ đều cần làm việc chung với nhau nhằm đạt được
những thay đổi tích cực. Nó bao gồm cả sự giao tiếp một cách khách quan,
không phán xét và sự thấu hiểu để cho mục tiêu của liệu trình được thảo luận
một cách hiệu quả và có thể hoàn thành trọn vẹn.
Sức mạnh của “liên minh trị liệu” nằm ở chỗ xác định liệu pháp ảnh hưởng đến
thân chủ như thế nào. Một LMTL vững mạnh có thể kêu gọi sự tham gia tích
cực của thân trong chính lộ trình chữa trị của họ, dẫn đến những kết quả tốt hơn.
Thân sẽ dễ tuân thủ, thực hiện các hướng dẫn mà nhà trị liệu đưa ra, cởi mở
thảo luận các vấn đề thầm kín và phát triển nhận thức về các căn bệnh bên trong
hơn khi mà họ tin tưởng và cảm thấy được hỗ trợ bởi nhà tham vấn.
Bốn yếu tố tạo nên một liên minh trị liệu vững mạnh :
- Một LMTL giữa thân chủ và nhà tâm lý rất cần thiết cho một liệu
trình(The therapeutic alliance between a therapist and client is essential
for successful treatment outcomes). Nó xây dựng lòng tin, khuyến khích
sự hợp tác, và hỗ trợ, củng cố những kỳ vọng thực tế giúp thân chủ đạt
được những mục tiêu mà liệu trình đặt ra. Bằng cách tập trung vào bốn
yếu tố cốt lõi của một LMTL, nhà trị liệu có thể tạo ra một môi trường
mà những thay đổi có ý nghĩa/tích cực có thể xảy ra:
1. Một mối quan hệ tích cực/lành mạnh:
o Nhà trị liệu nên tạo cho thân chủ một môi trường tích cực, hỗ trợ,
không phán xét. Điều này bao gồm thiết lập ra một ranh giới rõ
ràng, đưa ra những phản hồi với một thái độ thông cảm và lắng
nghe một cách tích cực những gì thân chủ nói.
2. Sự thống nhất :
o Nhà trị liệu và thân cần có sự thống nhất về những cam kết, mục
tiêu đề ra cho liệu trình. “Liên minh điều trị” sẽ được củng cố khi
cả hai bên có thể cùng nhau thảo luận và tìm ra được những khả
năng khác nhau xuyên suốt liệu trình.
3. Thực tế:
o Trong một buổi tham vấn, nhà trị liệu và thân chủ nên xác định rõ
thời gian và nguồn lực thực tế để đưa ra những mục tiêu có thể
hoàn thành. Tránh đưa ra những mục tiêu, kì vọng quá cao có thể
dẫn đến sự thất vọng, suy sụp nếu không thể thực hiện được các
mục tiêu đề ra.
4. Chia sẻ trách nhiệm:
o Cả nhà tham vấn và thân chủ đều đóng một vai trò thiết yếu trong
sự thành công của liệu trình.Nhà tham vấn với vai trò là một người
hướng dẫn, hỗ trợ cho thân chủ với vai trò chủ chốt trong suốt quá
trình chữa lành của chính họ. Sau cùng, tất cả dều phụ thuộc vào
thân chủ

You might also like