You are on page 1of 19

GIẢNG VIÊN: NGUYỄN VĂN HẠNH

NHÓM 4: HỘI TRẦM CẢM 1 TÂM LÍ HỌC ỨNG DỤNG


GIẢNG VIÊN: NGUYỄN VĂN HẠNH

BÀI TẬ P THỰ C HÀ NH NHÓ M SỐ 1


Môn: Tâm lý học ứng dụng - Mã lớp: 126274
Họ và tên: Kiều Anh Văn
Nguyễn Xuân Thái Hòa

CÂU 1: Nêu sự khác biệt cơ bản giữa ba quan niệm tâm lý học duy vật biện chứng; tâm lý học hành vi
và phân tâm học về bản chất tâm lý người ?

 TÂM LÝ HỌC DUY VẬT BIỆN CHỨNG:


 Tâm lý học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử do các nhà tâm lý học liên xô (cũ) như L.X.Vugotxki,
X.L.Rubinstein, A.N.Leonchev và các nhà tâm lý học người Đức, Pháp và Bungari sáng lập
 Lây triết học Mác – Lênin làm cơ sở lý luận và phương pháp luận
 Trường phái tâm lý này cho rằng: tâm lý là sự phản ảnh hiện thực khách quan vào não người; có cơ sở tự nhiên và cơ
sở xã hội, được hình thành trong hoạt động giao tiếp và trong các mối quan hệ xã hội
 KẾT LUẬN: Tâm lý học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử đã làm rõ được bản chất tâm lý người.
 TÂM LÝ HỌC HÀNH VI:
 Do nhà tâm lý học Mỹ J.Watsơn sáng lập
 Ông có ý định xây dựng một nền tâm lý học tối tân và khoa học, chỉ có đối tượng nghiên cứu là hành vi của con
người ở động vật, không tính đến yếu tố nội tâm.
 Toàn bộ hành vi, phản ứng của con người được phản ánh bằng công thức:

NHÓM 4: HỘI TRẦM CẢM 2 TÂM LÍ HỌC ỨNG DỤNG


S R
(Stimulus: Kích Thích) (Reaction: Phản Ứng)
GIẢNG VIÊN: NGUYỄN VĂN HẠNH

J.Watsơn coi hành vi là do ngoại cảnh quyết định, hành vi có thể quan sát được, nghiên cứu được một cách khách quan.
Từ đó có thể điều khiển hành vi theo phương pháp “thử - sai”.
 KẾT LUẬN: Chủ nghĩa hành vi quan niệm một cách cơ học, máy móc về hành vi; đánh đồng hành vi của con
người với hành vi của động vật
Chủ nghĩa hành vi đồng nhất phản ứng với nội dung tâm lý bên trong làm mất tính chủ thể, tính xã
hội của tâm lý con người, đồng nhất tâm lý con người với tâm lý con vật.
 PHÂN TÂM HỌC:
 Do bác sĩ người áo S.Freud xây dựng
 Luận điểm cơ bản là tách con người thành 3 khối:
O Cái ấy (cái vô thức): bao gồm các bản năng vô thức như ăn uống, tình dục, tự vệ,…
O Cái tôi: là con người thường ngày, con người có ý thức, tồn tại theo nguyên tắc hiện thực.
O Cái siêu tôi: là cái siêu phàm, “cái tôi lý tưởng” không bao giờ vươn tới được và tồn tại theo nguyên tắc kiểm
duyệt, chèn ép.
 Vô thức là yếu tố quyết định nhất trong tâm lý con người và nhân cách con người
 KẾT LUẬN: Thuyết phân tâm học của Freud đã quá đề cao cái bản năng vô thức của con người; phủ nhận ý

NHÓM 4: HỘI TRẦM CẢM 3 TÂM LÍ HỌC ỨNG DỤNG


GIẢNG VIÊN: NGUYỄN VĂN HẠNH

thức, bản chất xã hội, lịch sử của tâm lý con người; đồng nhất tâm lý người với tâm lý con vật

CÂU 2: Tại sao qua cử chỉ có thể nhìn thấy hoạt động nội tâm của con người? Luyện tập tay trái có liên
quan đến phát triển trí lực và sáng tạo thế nào?  Tại sao có bạn sinh viên cứ lên thuyết trình hay đọc
bài là mặt đỏ tía tai?

 LÝ GIẢI TẠI SAO QUA CỬ CHỈ CÓ THỂ NHÌN THẤY HOẠT ĐỘNG NỘI TÂM CỦA CON NGƯỜI
 Do hoạt động nội tâm con người có mối quan hệ mật thiết với các thuộc tính tâm lý, bao gồm:
O Hành vi tâm lý: là đặc trưng thể hiện thái độ của cá nhân trước các tác nhân kích thích
O Tính cách: Bao gồm:
 Cái chung của loài người
 Cái đặc thù của nhóm
 Cái cá biệt của chính bản thân
 Cấu trúc tính cách gồm 2 nhóm: hệ thống thái độ của con người với hiện thực khách quan (không được kiểm soát) và
các phẩm chất ý chí (hoạt động có sự kiểm soát)
 Cho nên, dựa vào các thuộc tính tâm lý (hành vi tâm lý, tính cách), cảm xúc nội tâm của con người được bộc lộ
qua những hành vi, cử chỉ, có thể được kiểm soát hay không kiểm soát, dựa vào những cử chỉ đó ta có thể thấy
được hoạt động nội tâm của con người
 TÁC DỤNG CỦA VIỆC LUYỆN TẬP TAY TRÁI TRONG PHÁT TRIỂN TRÍ LỰC VÀ SÁNG TẠO
 Ta đã biết rằng, não người được chia thành hai bán cầu trái phải mỗi bên có chức nǎng thiên về một phía. Bán
cầu trái chi phối phần lớn hoạt động của phía bên phải cơ thể có quan hệ đặc biệt đối với chức nǎng ngôn ngữ, gọi là

NHÓM 4: HỘI TRẦM CẢM 4 TÂM LÍ HỌC ỨNG DỤNG


GIẢNG VIÊN: NGUYỄN VĂN HẠNH

“bán cầu ưu thế ngôn ngữ”. ở đây các xung cảm giác chỉnh hợp ở mức cao nhất để hình thành tín hiệu ngôn ngữ và
khái niệm trừu tượng. Do đó, chức nǎng của bán cầu trái thiên về giai đoạn nhận thức lý tính, và hình thành tư duy
trừu tượng. Bán cầu não phải chi phối nửa bên trái của cơ thể. Thông qua sự chỉnh hợp các xung cảm giác để tạo ra
các hình ảnh cụ thể của vật, người, không gian và thời gian, bao gồm cả âm nhạc, hội hoạ, nghệ thuật. Do đó bán cầu
phải hơi thiên về giai đoạn nhận thức cảm tính, gọi là: “bán cầu ưu thế không lời”. Bán cầu não trái điều khiển tay
phải, bán cầu não phải điều khiển tay trái. Ngược lại, vận động tay, nhất là ngón tay, có thể kích thích tế bào não ở
khu vực tương ứng của vỏ não, nhờ đó não phát triển. Điều đó có nghĩa là thường dùng tay phải có lợi cho sự phát
triển của bán cầu não trái, thường dùng tay trái có lợi cho sự khai thác tiềm nǎng của bán cầu não phải.
 Điều này đã được các nhà khoa học qua nhiều nǎm nghiên cứu quan hệ giữa não và tay chứng minh là đúng. Từ
thị giác đến động tác, đường nối thần kinh giữa người thuận tay phải và người thuận tay trái không giống nhau. Người
thuận tay phải đường nối đi qua bán cầu não phải -Bán cầu não trái – Tay phải” . Rõ ràng là quá trình từ thị giác đến
động tác, người thuận tay trái bớt được một khâu, cho nên nhanh nhạy hơn. Người quen dùng tay phải, mỗi lần dùng
tay trái đều cảm thấy ngượng nghịu, thậm chí không làm nổi việc như cầm đũa chẳng hạn. Vậy, nên rèn luyện tay trái
ra sao? Chúng ta cũng cần hiểu rằng, hai bán cầu não vừa có sự phân công, vừa cố sự hợp tác, bổ sung lẫn nhau, hạn
chế nhau và bù đắp cho nhau. Trong trường hợp thông thường, hai bán cầu não hiệp đồng với nhau cùng hoạt động,
chỉ có vậy người ta mới có thể có hành vi chính xác đến cao độ.
 Do đó, chúng ta luyện tập tay trái không có nghĩa là để biến mình thành người thuận tay trái, mà chỉ nhấn mạnh
đến sự tǎng cường hoạt động của phía bên trái, xúc tiến sự phát triển của trí lực Bước thứ nhất, có thể co duỗi ngón
tay trái lần lượt từng ngón một, làm đi làm lại cho đến khi thành thạo. Bước thứ hai, vẽ tranh, bước thứ ba hãy làm
bằng tay trái những việc trước kia chỉ tay phải mới làm được cho đến khi thành thạo. Chuyên gia còn chuẩn bị cho
bạn cả một bài tập thao tác bằng tay trái. Kiên trì luyện tập tay trái, bạn sẽ dần thấy rằng, không những bạn có đôi tay
khéo léo, mà cơ thể cũng sẽ nhanh nhẹn hơn, nghĩ được nhanh hơn, trí lực thể cũng sẽ nhanh nhẹn hơn, nghĩ được
NHÓM 4: HỘI TRẦM CẢM 5 TÂM LÍ HỌC ỨNG DỤNG
GIẢNG VIÊN: NGUYỄN VĂN HẠNH

nhanh hơn, trí lực phát triển rõ rệt. Sau cùng, còn một điểm cần nhấn mạnh, thuận tay phải hay thuận tay trái đều do
bẩm sinh, có người cho thuận tay trái là một “tật xấu” ra sức sửa chữa là rất sai lầm. Các chuyên gia nước ngoài đã
làm nhiều thí nghiệm về phương diện này. Họ chia ra hai nhóm, nhóm một gồm các em thuận tay trái được “sửa
chữa” thành thuận tay phải và nhóm hai gồm các em thuận tay trái tự nhiên. Phỏng vấn so sánh lâu ngày thấy, nhóm
một nói nǎng không lưu loát, trí lực phát triển chậm, chất lượng thần kinh kém và tỷ lệ mắc bệnh chữa cho người
thuận tay trái chỉ là một việc làm có hại. Nếu bạn thuận tay trái, bạn nên tự hào vì được trời ban cho một ân huệ, đừng
buồn. Nếu bạn thuận tay phải, bạn hãy tự tin, qua luyện tập tay trái, bạn sẽ trở thành người rất thông minh đấy.
 LÝ GIẢI VÌ SAO CÓ BẠN SINH VIÊN CỨ LÊN THUYẾT TRÌNH HAY ĐỌC BÀI LÀ MẶT ĐỎ TÍA TAI
 “Đỏ mặt tía tai” là gì?
O Khi bạn ở trạng thái cảm xúc căng thẳng, cơ thể bạn sẽ giải phóng adrenalin, làm cho các mạch máu giãn ra để
mấu và oxy có thể di chuyển nhanh hơn trong cơ thể. Các tĩnh mạch trên mặt cũng giãn ra, khiến cho nhiều máu
chảy qua hơn và mặt bạn sẽ đỏ lên
O Không chỉ có má, các “vùng bị đỏ” có thể bao gồm tai, cổ, ngực,…
O Trên thế giới có một hội chứng mang tên erythrophobia, hay còn gọi là chứng sợ bị đỏ mặt
 Tại sao lại đỏ mặt?
O Bạn sinh viên cứ lên thuyết trình hay đọc bài là mặt đỏ tía tai, điều này có lẽ xuất phát từ tâm lý thiếu tự tin, nhút
nhát, e ngại, sợ xấu hổ của bản thân bạn sinh viên đó, khiến cho cơ thể tiết nhiều adrenalin dẫn đến đỏ mặt
O Thông qua các “cảm xúc nội tâm” đó, các thuộc tính tâm lý không kiểm soát bộc lộ ra ngoài, dẫn đến “cử chỉ”
đỏ mặt mà chúng ta nhìn thấy.

NHÓM 4: HỘI TRẦM CẢM 6 TÂM LÍ HỌC ỨNG DỤNG


GIẢNG VIÊN: NGUYỄN VĂN HẠNH

CÂU 3: Hãy tưởng tượng nhóm bạn là một nhà phê bình phim và đưa ra lời bình những đoạn phim,
quảng cáo mà anh/chị cho rằng có nội dung và hình thức thể hiện sự bất bình đẳng giới

 BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG QUẢNG CÁO DOWNY 1 LẦN XẢ


Link quảng cáo: https://www.youtube.com/watch?v=LOlXr-QA0kw&t=25s
 Bình luận về quảng cáo:
o Trong quảng cáo này, người xem dễ dàng nhận thấy chỉ có sự xuất hiện của những người phụ nữ. Từ công việc
thu dọn quần áo, giặt giũ, phơi đồ… đều được coi là công việc của họ. Ngay cả nhân vật chị Thanh Bình – là đại diện của Hội
Phụ Nữ Việt Nam, có thể coi là một tầng lớp tri thức tiến bộ cũng vẫn có quan niệm sai lệch về bình đẳng giới, chị cũng cho
rằng việc các bà nội trợ thực hiện các công việc gia đình là đương nhiên và nếu dùng sản phẩm này sẽ có thể tiết kiệm thời
gian để thực hiện ước mơ của mình trong cuộc sống và công việc.
o Nhân vật chính trong quảng cáo là chị Phấn, làm nghề công nhân. Theo lời tâm sự của chị thì ngoài công việc cơ
quan, chị còn phải lo toan chăm sóc gia đình: nào là đưa con đến trường, dạy con học bài rồi cả giặt giũ. Điều mà người phụ
nữ này trăn trở là công việc nhà quá bận rộn nên thời gian chăm sóc cho con không nhiều. Sau đó là đoạn dẫn đến tính năng
và công dụng của sản phẩm
o Tuy nhiên có thể thấy, quảng cáo downy một lần xả thể hiện sự bất bình đẳng giới. Người phụ nữ trong quảng cáo
phải đảm đương tất cả công việc gia đình mà không thấy đâu sự sẻ chia trách nhiệm của người đàn ông – người chồng – trụ
cột gia đình. Dẫu vẫn biết thiên chức của người phụ nữ trong gia đình là làm vợ, làm mẹ ; người phụ nữ phải lo toan, chăm
sóc, vun vén cho hạnh phúc gia đình. Song chúng ta đang hướng tới một xã hội tốt đẹp, nam nữ bình quyền ; bởi vậy việc
chăm sóc, thu vén hạnh phúc gia đình không phải là trách nhiệm của riêng người phụ nữ mà cần cả sự đồng cảm, chia sẻ,
chung tay gánh vác của người đàn ông.
o Thay vì mặc định những công việc này là của phụ nữ, nhà sản xuất hoàn toàn có thể để them hình ảnh người

NHÓM 4: HỘI TRẦM CẢM 7 TÂM LÍ HỌC ỨNG DỤNG


GIẢNG VIÊN: NGUYỄN VĂN HẠNH

chồng trong đoạn phim quảng cáo trên. Ở đó người chồng có những hành động, việc làm cụ thể biểu hiện sự quan tâm, chung
tay sẻ chia trách nhiệm trong công việc gia đình; ví như khi người phụ nữ đang giặt quần áo thì người chồng dạy con trai học
bài, hay khi người vợ ngâm áo quần vào chậu nước có downy một lần xả xong thì người chồng vui vẻ ra vắt và phơi áo quần
giúp người vợ. Đến khi quần áo khô, cả gia đình (gồm cả bố, mẹ và con) cùng ra thu và cất những bộ áo quần quyện hương
downy thơm mát trong từng sợi vải.
 BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG PHIM ẢNH
Link phim: https://www.studyphim.vn/movies/hidden-figures-2017
 Bình luận về phim
o Trong xã hội, sự phân biệt giữa nam và nữ luôn tồn tại trong suốt thời gian lịch sử. Mặc dù mọi người đều được
giáo dục về sự bình đẳng đối với mọi giới tính, tuy nhiên sự bất bình đẳng giới luôn tồn tại trong xã hội. Sự bất bình đẳng
giới đã trở thành chủ đề cho những bộ phim nổi tiếng để khắc họa một cách chân thực nhất vấn đề này
o Cụ thể, bộ phim “Bộ ba siêu việt” (Hidden Figures) xoay quanh ba người phụ nữ là Katherine Johnson, Dorothy
Vaughan và Mary Jackson. Cả ba nười đều là những người phụ nữ tài ba với trí tuệ hơn người, họ đều là những nhân viên
năng lực trong tổ chức NASA. Tuy nhiên, trong những năm 60 của thế kỷ XX, chưa kể đến sự phân biệt chủng tộc, sự bất
bình đẳng giới vẫn là vấn đề gay gắt trong xã hội.
o Bộ phim đã khắc họa một cách chân thực và chi tiết sự bất công trong cách đối xử của mọi người đối với ba cô
gái: Năng lực của họ hơn người nhưng luôn bị cấp trên và đồng nghiệp khinh thường, họ phải ăn chỗ ăn riêng, đi nhà vệ sinh
riêng dành cho phụ nữ cách xa tận 700m. Những ngày làm việc họ phải sống trong cảnh chịu đựng sự phân biệt từ mọi người.
Những nhờ vào trí tuệ siêu việt sẵn có, cả ba cô gái quyết tâm vượt qua khó khăn, đứng lên dành lại công bằng. Bộ phim đã
kết thúc bằng một cái kết rất đẹp: Ba cô gái chinh phục được tất cả mọi người bằng chính tài năng của mình, trở thành những
người phụ nữ da màu đầu tiên nắm quyền điều hành của NASA.

NHÓM 4: HỘI TRẦM CẢM 8 TÂM LÍ HỌC ỨNG DỤNG


GIẢNG VIÊN: NGUYỄN VĂN HẠNH

BÀI TẬ P THỰ C HÀ NH NHÓ M SỐ 2


Môn: Tâm lý học ứng dụng - Mã lớp: 126274
Họ và tên: Hoàng Thị Hoàn
Nguyễn Xuân Thái Hòa

CHỦ ĐỀ 4: Phân tích các quy luật của cảm giác, tri giác đã được sử dụng trong quảng cáo/ marketing sản phẩm

 QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA CẢM GIÁC:


1. Quy luật về “sức ỳ” và “quán tính của cảm giác.
2. Quy luật “bù trừ”
3. Quy luật về ngưỡng cảm giác và độ nhạy cảm
4. Quy luật về sự thích ứng của cảm giác.
5. Quy luật về sự tác động qua lại giữa các cảm giác
 VÍ DỤ: Người bán điện thoại của apple khi tiếp xúc với
khách hàng sẽ cho khách hàng chiêm ngưỡng những sản
phẩm khác như của samsung trước khi đưa cho khách hàng
sản phẩm mà mình muốn bán ra là iphone 12, và người bán
sẽ nhấn mạnh những mặt hạn chế của điện thoại samsung
so với iphone 12 và đẩy giá điện thoại samsung lên cho gần
với giá con iphone 12. Sự tác động đấy sẽ tác dụng lên tâm

NHÓM 4: HỘI TRẦM CẢM 9 TÂM LÍ HỌC ỨNG DỤNG


GIẢNG VIÊN: NGUYỄN VĂN HẠNH

lý người mua, làm giảm cảm giác đắt đỏ cho iphone 12, sẽ ép người mua phải lựa chọn sản phẩm mình muốn bán
là iphone 12.
 QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA TRI GIÁC:
1. Tính đối tượng của tri giác.
2. Tính trọn vẹn của tri giác.
3. Tính lựa chọn của tri giác.
4. Tính ý nghĩa của tri giác.
5. Tính ổn định của tri giác.
6. Tổng giác.
7. Ảo giác.

 VÍ DỤ: Người tiêu dùng thường chú ý giá


của sản phẩm mà mình mua nhưng ít người chú ý
đến con số 99 ở tận cùng. Và vì vậy người bán
hàng thường chọn mức giá thấp hơn 1 đồng. Ví
dụ với giá 99.900 đồng nếu đọc từ trái qua phải,
chữ số đầu tiên sẽ gây ấn tượng nhiều với khách
hàng. Cho nên người dùng thường chọn sản
phẩm 99.900 đồng hơn là các sản phẩm bán giá
100.000 đồng dù chẳng khác gì nhau về chất
lượng, đơn giản có thể nhìn thấy số 99 sẽ thấp
NHÓM 4: HỘI TRẦM CẢM 10 TÂM LÍ HỌC ỨNG DỤNG
GIẢNG VIÊN: NGUYỄN VĂN HẠNH

hơn số 10.

BÀI TẬ P THỰ C HÀ NH NHÓ M SỐ 6


Môn: Tâm lý học ứng dụng - Mã lớp: 126274
Họ và tên: Cao Đình Đạt

NHÓM 4: HỘI TRẦM CẢM 11 TÂM LÍ HỌC ỨNG DỤNG


GIẢNG VIÊN: NGUYỄN VĂN HẠNH

ĐỀ TÀI: HÃY TƯỞNG TƯỢNG LÀ MỘT KIẾN TRÚC SƯ TÌM HIỂU VÀ PHÂN TÍCH NHỮNG CÔNG TRÌNH
KIẾN TRÚC CÓ SỬ DỤNG CÁC CÁCH TẠO RA TƯỞNG TƯỢNG ĐỂ THIẾT KẾ

NHÓM 4: HỘI TRẦM CẢM 12 TÂM LÍ HỌC ỨNG DỤNG


GIẢNG VIÊN: NGUYỄN VĂN HẠNH

 ĐÔI NÉT GIỚI THIỆU VỀ NHÀ HÁT OPERA SYDNEY


 Địa điểm:
O Tọa lạc ở Bennelong Point ở cảng Sydney,
thuộc bang New South Wales.
O Là công trình nghệ thuật đầu tiên của Úc được
gọi là nhà hát Opera Sydney.
 Cảm hứng thiết kế:
O Năm 1957, Jorn Utzon được thông báo là
người chiến thắng trong cuộc thi thiết kế Nhà Hát
Opera Sydney với sự tham gia của rất nhiều kiến trúc
sư nổi tiếng trên thế giới.
O Thiết kế của nhà hát Opera Sydney được truyền cảm hứng từ thiên nhiên. Thiết kế của Utzon bị ảnh hưởng bởi
những cánh chim, đám mây, vỏ sò, quả óc chó và cây cọ.
 Kiến trúc bên ngoài:
O Tòa nhà này dài 187 m (613 feet) và rộng 115 m (377 feet). Nó nằm trên một vùng đất rộng khoảng 5.798 ha.
O Các cánh buồm của nhà hát Opera được thiết kế riêng ở pháp.
O Các cánh buồm được xây dựng với khoảng 1 triệu viên gạch và được làm bởi công ty gạch Thụy Điển, Höganas.
 Kiến trúc bên trong:
O Nhà hát Opera Sydney có tổng cộng 7 phòng biểu diễn, bao gồm: sảnh hòa nhạc, nhà hát Opera, rạp chiếu bóng,
rạp diễn kịch, phòng hợp xướng, sảnh Forecourt và phòng Utzon. Sảnh hòa nhạc là căn phòng có sức chứa lớn nhất, tối

NHÓM 4: HỘI TRẦM CẢM 13 TÂM LÍ HỌC ỨNG DỤNG


GIẢNG VIÊN: NGUYỄN VĂN HẠNH

đa khoảng 2.679 khách và phòng Utzon có diện tích nhỏ nhất với sức chứa chỉ khoảng 210 người.
O Cây đàn Organ lớn bên trong nhà hát opera được xây dựng trong vòng 10 năm. Đây là nhạc cụ âm nhạc lớn nhất
trên thế giới với 10.154 ống sáo.
 NHỮNG CÁCH TƯỞNG TƯỢNG SÁNG TẠO ĐÃ ĐƯỢC ÁP DỤNG TRONG KIẾN TRÚC NHÀ HÁT OPERA SYDNEY

o Nhấn mạnh: Nhà hát Opera được làm mát bằng cách sử dụng nước biển lấy từ bến cảng. Nước được dẫn qua
một hệ thống đường ống dài 35 km, làm mát cho hệ thống sưởi và điều hòa.

o Loại suy: Vượt khỏi khuôn mẫu những tòa nhà hình hộp vô cùng phổ biến thời đó, thiết kế của Utzon chiến
thắng vì lối thiết kế hình cong đặc trưng và các mái vòm khiến người ta liên tưởng tới những cánh buồm trắng hay hình
con sò.

o Chắp ghép: Giữa bố cục những tòa nhà hình chữ nhật với mái vòm thiết kế như cánh buồm

o Thay đổi kích thước: hình tượng mái vòm như những con sò với kích thước lớn

 NÉT RIÊNG CỦA NHÀ HÁT OPERA SYDNEY

o Nhà hát được thiết kế trên bến cảng với xung quanh là nước biển.
o Mái vòm hình vỏ sò khổng lồ bao quanh tòa nhà.

NHÓM 4: HỘI TRẦM CẢM 14 TÂM LÍ HỌC ỨNG DỤNG


GIẢNG VIÊN: NGUYỄN VĂN HẠNH

BÀI TẬ P THỰ C HÀ NH NHÓ M SỐ 8


Môn: Tâm lý học ứng dụng - Mã lớp: 126274
Họ và tên: Kiều Anh Văn
Nguyễn Công Đạt
Nguyễn Xuân Thái Hòa

CHỦ ĐỀ 3:  SỨC SÁNG TẠO CÓ QUAN HỆ GÌ VỚI CHỌN NGHỀ ?  MÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ BẦU KHÔNG
KHÍ CHUNG Ở LỚP HỌC CÓ ẢNH HƯỞNG THẾ NÀO TỚI TƯ DUY SÁNG TẠO? LÀM THẾ NÀO BỒI DƯỠNG
TƯ DUY SÁNG TẠO ?

 TƯ DUY SÁNG TẠO LÀ GÌ?


 Là khả năng tư duy, sáng tạo, tìm tòi ra những phương án, chủ đề mới của một hay nhiều người về một lĩnh vực
nghiên cứu nào đó
 Trong thời đại hiện nay, bất kỳ ngành nghề nào như chính trị, xã hội, kinh tế, nghệ thuật, kỹ thuật… đều cần đến
tư duy sáng tạo.
 Tại các trường học, ngoài các kiến thức chuyên môn, nhà trường luôn ưu tiên rèn luyện cho học sinh những kỹ
năng mềm như giao tiếp, xử lý tình huống và đặc biệt là tư duy sáng tạo nhằm tăng sự nhạy bén, phát huy sức sáng tạo
trong cuộc sống hàng ngày và trong công việc, từ đó dễ dàng đạt đến thành công.
 SỨC SÁNG TẠO CÓ QUAN HỆ GÌ VỚI CHỌN NGHỀ?

NHÓM 4: HỘI TRẦM CẢM 15 TÂM LÍ HỌC ỨNG DỤNG


GIẢNG VIÊN: NGUYỄN VĂN HẠNH

 Sức sáng tạo định hướng bản thân trong lựa chọn nghề nghiệp
 Đối với các bạn học sinh, sinh viên, tư duy sáng tạo giúp bạn làm chủ được vốn kiến thức, chủ động tìm tòi
những điều mới, giúp các bạn tự tin đối mặt với những thử thách.
 Từ đó dễ dàng hơn trong việc tìm hiểu những ngành nghề phù hợp nhất với bản thân.
 Sức sáng tạo hỗ trợ bản thân trong lựa chọn nghề nghiệp
 Nếu chúng ta có tư duy sáng tạo tốt, bản thân chúng ta sẽ biết cân bằng giữa lý thuyết và thực tế, biết điểm
mạnh, yếu của bản thân.
 Từ đó đưa ra những đánh giá, nhận định cần thiết xem bản thân có phù hợp với ngành nghề đó hay không.
 Sức sáng tạo nâng tầm bản thân trong lựa chọn nghề nghiệp
 Việc rèn luyện tư duy sáng tạo cũng giúp chúng ta rèn luyện và phát triển các kỹ năng cần thiết khác như kỹ
năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, xử lý tình huống, kiểm soát bản thân,...
 Khi bản thân ngày càng hoàn thiện, ta sẽ tiệm cận gần hơn với công việc lý tưởng của mình, cũng như nâng cao
cơ hội thăng tiến và đạt được thành công trong sự nghiệp.

 MÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ BẦU KHÔNG KHÍ CHUNG Ở LỚP HỌC CÓ ẢNH HƯỞNG THẾ NÀO TỚI TƯ DUY SÁNG
TẠO?
 Môi trường đại học tác động một cách tích cực tới khả năng tư duy sáng tạo của sinh viên
 Ở đại học, giảng viên sẽ là người hướng dẫn, nếu muốn tìm tòi thật kĩ về một vấn đề nào đấy và hiểu trọn vẹn về
nó thì bắt buộc sinh viên phải tự tìm hiểu.
 Việc tự tìm tòi ra những điều mới giúp cho sinh viên làm chủ được kiến thức, rèn cho sinh viên nhiều cách tư
duy khác nhau, do đó năng lực sáng tạo sẽ được cải thiện

NHÓM 4: HỘI TRẦM CẢM 16 TÂM LÍ HỌC ỨNG DỤNG


GIẢNG VIÊN: NGUYỄN VĂN HẠNH

 Ở đại học, việc hoạt động bề nổi được diễn ra rất sôi động và náo nhiệt, điển hình là sự tồn tại của rất nhiều câu
lạc bộ cho các bạn sinh viên thỏa sức thể hiện năng lực của mình. Hiển nhiên, bất cứ câu lạc bộ nào, hay các sự kiện tập
thể, đều đòi hỏi chúng ta phải học cách hợp tác, làm việc nhóm.
 Từ đó chúng ta sẽ được tiếp xúc với những ý tưởng mới, những cách suy nghĩ mới. Tầm tư duy bản thân sẽ
được mở rộng, từ đó phát huy tính sáng tạo của bản thân.
 Môi trường học tập cũng ảnh hưởng nhiều đến tư duy sáng tạo, đặc biệt là bầu không khí lớp học
 Cách tư duy của học sinh rất dễ chịu sự ảnh hưởng của môi trường xung quanh, cụ thể:
o Ở một lớp học năng động, với nhiều học sinh với đa dạng về ý kiến, luồng suy nghĩ, cách tư duy,… thì sẽ tăng
khả năng tiếp thu, tư duy phản biện của học sinh, từ đó thúc đẩy được khả năng tư duy sáng tạo.
o Ngược lại, nếu như môi trường học tập trầm lắng, học sinh chỉ biết nghe theo giáo viên, thì cách tư duy của học
sinh sẽ bị rập khuôn, những suy nghĩ phá cách hay sự tìm tòi sẽ bị hạn chế đi rất nhiều, và lớp học sẽ không phát huy
được nhiều tính sáng tạo.
 Do đó, để xây dựng một bầu không khí học tập đầy năng động và sáng tạo, giáo viên thường sẽ hướng dẫn cho học
sinh cách tự tìm tòi, khuyến khích những suy nghĩ phá cách và tìm tòi những điều mới mẻ.

 LÀM THẾ NÀO ĐỂ BỒI DƯỠNG TƯ DUY SÁNG TẠO?


 Hãy hành động
o Tư duy sáng tạo luôn có trong bất kỳ ai, tuy nhiên nếu bạn không vận dụng nó hoặc cho nó cơ hội phát
huy thì theo thời gian kỹ năng này sẽ mất đi.
o Do đó, thay vì ngồi chờ đợi mọi việc được giải quyết, bạn hãy vận dụng triệt để trí óc của mình để hoàn
thành công việc nhanh nhất, hiệu quả nhất. Đây là cách làm tích cực giúp bạn rèn luyện kỹ năng sáng tạo.
 Cân bằng giữa thực tế và lý tưởng
NHÓM 4: HỘI TRẦM CẢM 17 TÂM LÍ HỌC ỨNG DỤNG
GIẢNG VIÊN: NGUYỄN VĂN HẠNH

NHÓM 4: HỘI TRẦM CẢM 18 TÂM LÍ HỌC ỨNG DỤNG

You might also like