You are on page 1of 77

HỌC VIỆN QUÂN Y

BỘ MÔN – KHOA AM7

Bài giảng lý thuyết: Nội bệnh lý

U LYMPHO

Giảng viên: Thiếu tá ThS. Hà Văn Quang


Điện thoại: 0974.979.584
Email: haquangss@gmail.com.vn
Mục tiêu

1.Nắm được khái niệm, triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng
bệnh u lympho ác tính Hodgkin và Non- Hodgkin.

2.Nắm vững chẩn đoán phân biệt và chẩn đoán giai đoạn
bệnh của bệnh Hodgkin và Non- Hodgkin, ứng dụng giai đoạn
bệnh trong chỉ định điều trị bệnh.

3.Biết các các phương pháp điều trị bệnh Hodgkin và non-
Hodgkin
NON HODGKIN 1.1. Khái niệm

U lympho ác tính non- Hodgkin là một nhóm bệnh ác


1. ĐẠI CƯƠNG tính của tổ chức lympho, chiếm khoảng 70- 80% các
bệnh ác tính của tổ chức lympho và thường gặp loại tế
bào B.

Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi và phổ biến ở lứa tuổi 35-45
và 50-55, hiếm gặp ở trẻ em. Nam giới có xu hướng mắc
bệnh cao hơn nữ giới.

Bệnh có liên quan yếu tố địa lý: gặp tỷ lệ cao ở Tây Âu,
Mỹ, Trung Đông, châu Phi và Nagasaki của Nhật bản.
NON HODGKIN 1.2. Nguyên nhân, bệnh sinh
- Hội chứng suy giảm miễn dịch di truyền hoặc mắc
phải suy giảm miễn dịch tự nhiên - Hội chứng Wiskoff-
1. ĐẠI CƯƠNG
Aldrich, suy giảm miễn dịch mắc phải (sau ghép tạng, HIV-
1.1. Khái niệm
AIDS…).
- Hóa chất, bức xạ: Nghề nghiệp có tiếp xúc với bức
xạ ion hóa; hóa chất: dioxin, thuốc trừ sâu.
- Virus: Virus Epstein-Barr (EBV) EBV liên quan u
lympho Burkitt ở trẻ em châu Phi. Virus HTLV liên quan
đến u lympho ở da. Những người có tiền sử rõ ràng đã bị
mắc bệnh tăng BC đơn nhân truyền nhiễm đều có nguy cơ
bị bệnh Hodgkin cao hơn nhóm chứng.
2.1. Triệu chứng lâm sàng
NON HODGKIN
2.1.1. Hội chứng hạch to
Hội chứng hạch to là triệu chứng cơ bản thường gặp nhất ở
60%- 80% trường hợp bị bệnh và có các đặc điểm sau:
1. ĐẠI CƯƠNG
1. Vị trí hạch: Hạch to có thể xuất hiện ban đầu ở bất cứ vị trí
2. TRIỆU CHỨNG
nào ở ngoại vi hoặc nội tạng (trung thất, ổ bụng), nhưng trong
phần lớn các trường hợp là từ vùng đầu cổ, thượng đòn.
2. Hạch to nhanh, mật độ chắc.
3. Hạch ấn không đau, nhưng có thể chèn ép gây đau đớn tuỳ
thuộc vào vị trí phát triển của hạch.
4. Hạch không nóng, không đỏ, không hoá mủ (trừ khi bị bội
nhiễm).
5. Hạch lúc đầu nhẵn, có thể đơn độc, về sau thường có xu thế
dính với nhau thành chùm, chuỗi. Hạch kém di động (do dính
vào da và tổ chức dưới da).
Hình ảnh: Một số vị trí hạch hay gặp trong U lympho Non Hodgkin
NON HODGKIN 2.1.2. Tổn thương tiên phát ngoài hạch
- U hạch xuất hiện đầu tiên thậm chí duy nhất ở ngoài các hạch
lympho, chiếm khoảng 20- 40% số bệnh nhân. Vị trí thường gặp là dạ

1. ĐẠI CƯƠNG dày, ruột, hốc mắt, amidal, da; một số vị trí ít gặp hơn: tinh hoàn, vú,
tuyến giáp, tuyến ức, não…
2. TRIỆU CHỨNG
- Tùy vào vị trí có các triệu chứng khác nhau. Bệnh nhân có thể
đau bụng, rối loạn tiêu hóa nếu biểu hiện tại đường tiêu hóa, đau đàu
buồn nôn với u lympho ác tính không Hodgkin nguyên phát tại hệ thần
kinh trung ương, ngạt mũi ù tai với u lympho ác tính không Hodgkin tại
vòm. Hội chứng chèn ép trung thấp sau khi hạch biểu hiện ở trung thất.
Hạch hốc mắt gây lồi nhẫn cầu…
Trong những trường hợp thì việc xác định u hạch bằng phương
pháp khám lâm sàng là rất khó khăn, mà phải áp dụng các biện pháp kỹ
thuật siêu âm, X-quang, CT, PET-CT, mổ thăm dò kết hợp sinh thiết
hạch...
NON HODGKIN 2.1.3. Triệu chứng toàn thân

- Sốt: có thể gặp khoảng 10%, ít hơn so với bệnh Hodgkin, sốt thường xuất
hiện muộn, không mang tính chất hồi quy.
1. ĐẠI CƯƠNG
- Mồ hôi trộm: triệu chứng này tương tự như trong bệnh lao. Mồ hôi ra nhiều về
2. TRIỆU CHỨNG ban đêm có thể làm ướt đẫm quần áo lót. Ra mồ hôi này không liên quan đến
nóng hoặc các hoạt động thể lực.

- Gầy sút cân: là một triệu chứng quan trọng để tiên lượng bệnh. Gầy sút >
10% trọng lượng cơ thể trong 6 tháng gần nhất mà không lý giải được.

Ba triệu chứng toàn thân: Sốt; Mồ hôi trộm; Gầy sút cân được gọi là triệu
chứng nhóm “B” trong phân loại giai đoạn bệnh của u lympho ác tính vì nói lên
sự tiến triển của bệnh.

- Ngứa có thể gặp trong bệnh non-Hodgkin, nhưng ít hơn so với Hodgkin.
Ngứa không đáp ứng với các thuốc kháng histamin. Cơ chế của ngứa hiện tại
chưa giải thích được.
NON HODGKIN 2.1.4. Các triệu chứng khác:

- Giai đoạn muộn có thể biểu hiện lách to. Gan to và

1. ĐẠI CƯƠNG thường kết hợp với lách to, ít gặp gan to đơn thuần.

2. TRIỆU CHỨNG - Thiếu máu do xâm lấn của tế bào ác tính vào tủy xương,
do tác dụng phụ của việc điều trị hóa chất, tia xạ.

- Hội chứng trung thất, chèn ép tủy, hội chứng màng não,
não; tắc ruột… do tính chất xâm lấn lan tràn của hạch vào
tổ chức cơ quan.
2.2. Cận lâm sàng.
NON HODGKIN
2.2.1. Hạch đồ:

Chọc hạch làm hạch đồ để chẩn đoán hình thái tế bào cho
1. ĐẠI CƯƠNG thấy: Hạch tăng sinh mạnh các lymphoblast và polymphocyt với
2. TRIỆU CHỨNG hình thái ác tính: nhân kích thước lớn, có hạt nhân, nhân chia,
nhân quái, nhân chẻ, nguyên sinh chất hẹp.
NON HODGKIN 2.2.2. Mô bệnh học hạch

Sinh thiết để chẩn đoán mô bệnh học của hạch hoặc tổ chức
lympho ngoài hạch có ý nghĩa xác định: Tổn thương dạng nang hoặc
1. ĐẠI CƯƠNG
lan tỏa, tăng sinh mạnh các tế bào thuộc dòng lymphô, hình thái tế bào
2. TRIỆU CHỨNG bị biến đổi mang đặc điểm của tế bào ung thư (nhân lớn, có hạt nhân,
nhân chẻ, nhân chia, nhân quái, nguyên sinh chất hẹp có khoảng sáng
quanh nhân). Sự tăng sinh này làm cấu trúc hạch bị đảo lộn, vỏ của
bao hạch bị phá vỡ.

2.2.3. Xét nghiệm hóa mô miễn dịch

Nhuộm hóa mô miễn dịch tổ chức hạch giúp phân loại sâu
hơn NHL tế bào B, T hoặc NK.
NON HODGKIN
2.2.5. Các xét nghiệm khác

- Máu ngoại vi: một số trường hợp giảm lượng HST, HC;
1. ĐẠI CƯƠNG giảm số lượng TC, thay đổi số lượng BC. Tốc độ máu lắng không có

2. TRIỆU CHỨNG giá trị chẩn đoán nhưng có giá trị tiên lượng, khi tăng cao là tiên
lượng xấu.

- LDH máu là chất chỉ điểm u, tăng ở khoảng 30% trường


hợp, LDH có giá trị tiên lượng, theo dõi tiến triển bệnh. Khi LDH cao
cũng làm tăng nguy cơ xảy ra hội chứng ly giải u.

- Siêu âm: phát hiện các tổn thương ở lách, gan, hệ hạch dọc
động mạch chủ bụng, ĐM chậu, quanh rốn gan, thận, lách…, phát
hiện tràn dịch màng phổi, màng tim, u thành ngực u tiểu khung.
NON HODGKIN
2.2.5. Các xét nghiệm khác

- X quang thường quy: cho kết quả nhanh, tiện lợi khi tìm tổn
1. ĐẠI CƯƠNG thương ở phổi, trung thất.

2. TRIỆU CHỨNG - Chụp cắt lớp vi tính: chụp CLVT ổ bụng, lồng ngực đánh giá
giai đoạn bệnh; chụp cộng hưởng từ có vai trò tương tự như CLVT,
đặc biệt nhạy với các tổn thương tủy xương. Chụp PET-CT rất giá trị
trong đánh giá giai đoạn, tuy nhiên đắt tiền…

- Tủy đồ, mô bệnh học tủy xương có thể giúp chẩn đoán tình
trạng xâm lấn tủy của tế bào ác tính.
NON HODGKIN 3. CHẨN ĐOÁN
3.1. Chẩn đoán xác định bệnh
- Lâm sàng với với chứng hạch to mang đặc điểm
1. ĐẠI CƯƠNG
của hạch ác tính, các triệu chứng của nhóm B. Có thể có
2. TRIỆU CHỨNG
lách to, các triệu chứng của các cơ quan tương ứng khi có
sự xâm lấn lan tràn của hạch tới cơ quan đó.
- Xét nghiệm hạch đồ định hướng chẩn đoán và mô
bệnh học hạch giúp xác định: Hình thái tế bào lymphô bị
biến đổi: nhân lớn, có hạt nhân, nhân chẻ, nhân chia, nhân
quái; cấu trúc hạch bị đảo lộn, vỏ của bao hạch bị phá vỡ.
- HMMD + MBH: Chẩn đoán xác định
NON HODGKIN
3.2. Chẩn đoán giai đoạn bệnh
Chẩn đoán giai đoạn của bệnh u lympho Non –
1. ĐẠI CƯƠNG Hodgkin cũng như Hodgkin vẫn dựa theo phân chia của
2. TRIỆU CHỨNG Ann Arbor năm 1971.
3. CHẨN ĐOÁN
3.1. Chẩn đoán xác
định bệnh
Giai đoạn Mô tả
I Tổn thương chỉ khu trú ở một vùng hạch hoặc một vị trí ngoài hạch (IE) (có
thể 1 hay nhiều hạch, nhưng chỉ ở 1 vùng giải phẫu).
II Tổn thương hai vùng hạch trở lên trên cùng một phía của cơ hoành, có thể
bao gồm cả lách (IIS), vị trí ngoài hạch (IIE) hoặc cả 2 nhưng vẫn nằm ở
một phía của cơ hoành; (2 vùng giải phẫu khác nhau trở lên, nhưng cùng
phía cơ hoành).
III Tổn thương hạch cả 2 phía của cơ hoành, có thể tổn thương cả lách (IIIS),
hoặc vị trí ngoài hạch (IIIE), hoặc cả 2 (IIIES) (Hạch phát triển ở cả 2 phia
cơ hoành: hạch to toàn thân).
IV Tổn thương lan tỏa rải rác nhiều hạch hoặc nhiều tạng, mô ngoài hạch tủy
xương, gan, phổi… có hoặc không kèm theo tổn thương hạch (di căn).
Giai đoạn B: Có biểu hiện ít nhất một trong 3 triệu chứng toàn thân: Sốt, ra mồ hôi
“trộm” và gầy sút cân >10% trọng lượng cơ thể trong 6 tháng.
Giai đoạn A: Không có các triệu chứng trên.
3.3. Chẩn đoán thể bệnh
3.3.1. Chẩn đoán độ ác tính dựa mô bệnh học (theo Working-Formulation: WF 1982)

Phân loại Đặc điểm


Độ ác tính WF1 Tế bào nhỏ
thấp WF2 Thể nang, tế bào nhỏ, nhân khía
WF3 Thể nang hỗn hợp tế bào nhỏ, lớn nhân khía
Độ ác tính WF4 Thể nang ưu thế tế bào lớn
WF5 Lan tỏa tế bào nhỏ nhân khía
trung bình
WF6 Lan tỏa hỗn hợp tế bào lớn nhỏ
WF7 Lan tỏa tế bào lớn (nhân khía và không khía)
Độ ác tính WF8 Tế bào lớn nguyên bào miễn dịch
cao WF9 Nguyên bào lympho
WF10 U Burkitt’s, tế bào nhỏ nhân không khía
3.3.2. Chẩn đoán phân loại theo WHO 2001, bổ sung năm 2008
Tế bào B Tế bào T
U lympho tế bào B tiền thân U lympho tế bào T/NK tiền thân
U lympho/leukemia tiền B U lympho/leukemia tiền T
  U lympho tế bào nguyên bào NK
Tế bào B trưởng thành Tế bào T/NK trưởng thành
Leukemia mạn dòng lympho (Bệnh U lympho NK/T ngoài hạch, thể mũi
bạch cầu lympho mạn)/U lympho tế bào
lympho nhỏ (SLL)
U lympho lymphoplasmatic U lympho typ bệnh lý ở đường ruột
U lympho vùng rìa U lympho tế bào T ở gan, lách
U lympho thể MALT U lympho giống viêm mô mỡ dưới da
U lympho tế bào áo nang U lympho nguyên bào miễn dịch mạch
U lympho thể nang (FL) U lympho tế bào T ngoại vi, không đặc hiệu
U lympho lan tỏa, tế bào lớn (DLBCL) U lympho tế bào lớn kém biệt hóa
U lympho tế bào lớn, trung thất U lympho tế bào lớn kém biệt hóa da
nguyên phát
U lympho tế bào lớn, mạch máu U sùi dạng nấm
U lympho tràn dịch nguyên phát Hội chứng Serazy/Mycosis fungoides
U lympho Burkitt’s U lympho/leukemia tế bào T, người lớn
NON HODGKIN 3.3.3. Chẩn đoán theo tiến triển của bệnh
- Nhóm tiến triển chậm:
Bệnh bạch cầu lympho mạn; U lympho tế bào lympho nhỏ
1. ĐẠI CƯƠNG (SLL), U lympho thể nang (FL) giai đoạn I, II; U lympho vùng rìa; Hội
2. TRIỆU CHỨNG chứng Serazy/Mycosis fungoides; U lympho tế bào T lớn kém biệt
3. CHẨN ĐOÁN hóa; U lympho thể da nguyên phát.

3.1. Chẩn đoán xác - Nhóm tiến triển nhanh:


định bệnh U lympho lan tỏa, tế bào lớn (DLBCL); U lympho thể nang

3.2. Chẩn đoán giai (FL) giai đoạn III, IV; U Burkitt’s; U lympho tế bào T không thuộc

đoạn bệnh nhóm tiến triển chậm.


NON HODGKIN 3.4. Chẩn đoán phân biệt.
Triệu chứng nổi bật và chủ yếu của non-Hodgkin là hạch to
nên cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh cũng có hạch to:
1. ĐẠI CƯƠNG 3.4.1. Bệnh Hodgkin:
2. TRIỆU CHỨNG Lâm sàng tương tự, nhưng Hodgkin thường sốt kiểu sốt “hồi

3. CHẨN ĐOÁN quy”. Phân biệt chủ yếu dựa hình ảnh hạch đồ và mô bệnh học, hóa

3.1. Chẩn đoán xác mô miễn dịch: không có tế bào Reed-Sternberg hoặc các biến thể của
định bệnh nó mà có hình ảnh mô bệnh học của non- Hodgkin.
3.2. Chẩn đoán giai
đoạn bệnh
3.3.3. Chẩn đoán theo
tiến triển của bệnh
NON HODGKIN 3.4.2. Hạch lao:
Rất hay nhầm với bệnh Hodgkin vì cũng có hạch to, sốt...
Hình ảnh hạch đồ, mô bệnh học cho phép phân biệt. Hạch lao biểu
1. ĐẠI CƯƠNG hiện điển hình là tế bào khổng lồ Langhans, tế bào bán liên, tổ
2. TRIỆU CHỨNG chức hoại tử bã đậu.

3. CHẨN ĐOÁN
3.1. Chẩn đoán xác
định bệnh
3.2. Chẩn đoán giai
đoạn bệnh
3.3.3. Chẩn đoán
theo tiến triển của
bệnh
NON HODGKIN 3.4.3. Hạch tăng sinh phản ứng:
Vì là phản ứng vùng nên có triệu chứng của bệnh chính
gần vị trí hạch to (hạch dưới hàm to do bệnh răng miệng, hạch bẹn
1. ĐẠI CƯƠNG to trong bệnh hoa liễu…). Hạch đồ, mô bệnh học có hình ảnh là
2. TRIỆU CHỨNG các tế bào lympho hoặc lympho kích thích với hình thái bình

3. CHẨN ĐOÁN thường, có thể gặp một số tế bào BC đa nhân và BC đa nhân thoái
hóa, đại thực bào.
3.1. Chẩn đoán xác
định bệnh
3.2. Chẩn đoán giai
đoạn bệnh
3.3.3. Chẩn đoán
theo tiến triển của
bệnh
NON HODGKIN 3.4.4. Hạch do ung thư di căn:
Hạch di căn có mật độ thường rắn, có triệu chứng của ung
thư nguyên ủy. Hình ảnh hạch đồ, mô bệnh học hạch thấy tế bào
1. ĐẠI CƯƠNG ung thư của tổ chức nguyên phát, trong khi hình thái tế bào lympho
2. TRIỆU CHỨNG của hạch vẫn bình thường.

3. CHẨN ĐOÁN
3.1. Chẩn đoán xác
định bệnh
3.2. Chẩn đoán giai
đoạn bệnh
3.3.3. Chẩn đoán
theo tiến triển của
bệnh
NON HODGKIN 3.4.5. Tổn thương ngoài hạch:
Non Hodgkin thể tổn thương ngoài hạch cần phân biệt
bệnh lý tại cơ quan tổn thương đó.
1. ĐẠI CƯƠNG
2. TRIỆU CHỨNG
3. CHẨN ĐOÁN
3.1. Chẩn đoán xác
định bệnh
3.2. Chẩn đoán giai
đoạn bệnh
3.3.3. Chẩn đoán
theo tiến triển của
bệnh
NON HODGKIN 4. TIÊN LƯỢNG

U lympho ác tính non Khodgkin là một nhóm bệnh khó


chữa, tuy nhiên nhờ sự tiến bộ của các phương pháp chẩn đoán và
1. ĐẠI CƯƠNG điều trị nên hiện nay u lympho ác tính đã được chẩn đoán sớm hơn,
2. TRIỆU CHỨNG chính xác hơn và bởi vậy mà điều trị đã có hiệu quả hơn. Nhiều
3. CHẨN ĐOÁN trường hợp đã có thể sống được > 5 năm, thạm chí là 10 năm hoặc
3.1. Chẩn đoán xác 15 năm.
định bệnh
3.2. Chẩn đoán giai
đoạn bệnh
3.3.3. Chẩn đoán theo
tiến triển của bệnh
NON HODGKIN 4.1. Những yếu tố tiên lượng nặng là:

- Bệnh xảy ra ở người già (>60 tuổi).

- Có nhiều hạch, đặc biệt là hạch quanh rốn hoặc lan tràn trong
1. ĐẠI CƯƠNG lách.
2. TRIỆU CHỨNG
- Khối u quá to, thường được xác định khi khối u trung thất lớn
3. CHẨN ĐOÁN hơn 1/3 đường kính lồng ngực hoặc u ổ bụng có đường kính >
3.1. Chẩn đoán xác 10 cm.
định bệnh
- Giai đoạn muộn (III, IV).
3.2. Chẩn đoán giai
đoạn bệnh - Men LDH tăng cao.

3.3.3. Chẩn đoán theo - Độ ác tính vừa và cao.


tiến triển của bệnh - Thể tế bào T.
NON HODGKIN 4.2. Chỉ số tiên lượng quốc tế IPI (International Prognostic Index)
lượng hóa theo điểm.

4.2.1.Đối với thể lan tỏa:


1. ĐẠI CƯƠNG Chỉ tiêu 0 điểm 1 điểm
2. TRIỆU CHỨNG LÂM Tuổi ≤ 60 > 60
SÀNG Giai đoạn I , II III, IV
Vị trí tổn thương ngoài hạch 1 vị trí >1
3. TRIỆU CHỨNG CẬN
Men LDH Bình thường Cao (> 2 lần)
LÂM SÀNG
Điểm ECOG 1- 2 >2
4.THỂ LÂM SÀNG,
TIẾN TRIỂN VÀ TIÊN
LƯỢNG
5. CHẨN ĐOÁN
6. ĐIỀU TRỊ
NON HODGKIN 4.2. Chỉ số tiên lượng quốc tế IPI (International Prognostic Index)
lượng hóa theo điểm.

4.2.2. Đối với thể nang:


1. ĐẠI CƯƠNG
2. TRIỆU CHỨNG LÂM Chỉ tiêu 0 điểm 1 điểm
SÀNG Tuổi ≤ 60 > 60
Giai đoạn I , II III, IV
3. TRIỆU CHỨNG CẬN
Số nhóm hạch 1 >1
LÂM SÀNG Men LDH Bình thường Cao (> 2 lần)
4.THỂ LÂM SÀNG, HST Bình thường < 120 g/l
TIẾN TRIỂN VÀ TIÊN
LƯỢNG
5. CHẨN ĐOÁN
6. ĐIỀU TRỊ
4.2.3. Tiên lượng nguy cơ và tỷ lệ đáp ứng điều trị
, sống còn theo điểm.

Điểm IPI Nhóm nguy cơ Tỷ lệ sống còn toàn bộ Tỷ lệ đáp ứng hoàn toàn
đến 5 năm – OS (%) với điều trị CRR (%)
0-1 Thấp 73 87
2 Trung bình- thấp 51 67
3 Trung bình- cao 43 55
4-5 Cao 26 44
ĐIỀU TRỊ U LYMPHO NON HODGKIN

Các phương pháp điều trị u lympho ác tính non Hodgkin được áp dụng là:
Phẫu thuật; Hóa trị; Xạ trị; Miễn dịch trị liệu; Ghép tế bào gốc tạo máu. Lựa chọn
phương pháp điều trị phù hợp, cho kết quả tốt nhất phụ thuộc vào thể bệnh, giai đoạn
bệnh, tình trạng của từng bệnh nhân.
Ngày nay, xu hướng điều trị đa mô thức đang được áp dụng cho hiệu quả cao,
tức là kết hợp từ 2 phương pháp trở lên trên một người bệnh.
ĐIỀU TRỊ U LYMPHO NON HODGKIN

5.1. Nhóm tiến triển chậm.


- Theo dõi khi không có triệu chứng.
- Phẫu thuật:
Chỉ định phẫu thuật để cắt bỏ hoàn toàn khối u lympho ngoài hạch như ở dạ dày, ruột, lách cho cả 2
nhóm tiên triển chậm và nhanh. U lympho ác tính không Hodgkin ở dạ dày có độ ác tính thấp có thể điều trị khỏi
bằng phẫu thuật. Phẫu thuật còn có tác dụng để tránh nguy cơ chảy máu ở dạ dày, ruột trong quá trình điều trị
hóa chất.
- Xạ trị:
Đối với các bệnh nhân có giải phẫu bệnh độ ác tính thấp, giai đoạn lâm sàng I hoặc II hoặc tổn thương
ngoài hạch khu trú thì điều trị đơn thuần bằng tia xạ có thể được chỉ định. Tuy nhiên tỷ lệ tái phát sau điều trị
theo phương pháp này khá cao nên hiện nay đa số các tác giả sử dụng phối hợp hoá trị. Tổng liều xạ khoảng:
30 – 40 Gy.
ĐIỀU TRỊ U LYMPHO NON HODGKIN

- Hóa trị:
Đóng vai trò quan trọng nhất vì u lympho ác tính không Hodgkin là bệnh toàn thân. Hóa trị được chỉ
định khi bệnh nhân nhóm tiến triển chậm có một trong các tiêu chuẩn GELF- 1998
+ Hạch hoặc tổn thương ngoài hạch có kích thước >7 cm
+ Có ít nhất 3 hạch với mỗi hạch > 3cm
+ Có triệu chứng B
+ Lách to ngang rốn
+ Biểu hiện chèn ép niệu quản, dạ dày-ruột… tràn dịch màng phổi, màng bụng
+ Số lượng BC < 1 G/L và/hoặc số lượng TC< 100 G/L
+ Chuyển Lơ xê mi cấp với blast trong tủy ≥ 20%.
Một số phác đồ hóa trị thường áp dụng: CVP, CHOP, Fludarabin đơn trị hoặc phối hợp. Kết hợp
rituximab với các phác đồ hóa trị nếu tế bào u có CD 20 (+)
ĐIỀU TRỊ U LYMPHO NON HODGKIN

5.2. Nhóm tiến triển nhanh.


5.2.1. Hóa trị:
- Với nhóm tiến triển nhanh thường lựa chọn hóa trị hoặc kết hợp hóa xạ trị. Bệnh nhân
ở giai đoạn III, IV thì hoá trị liệu là lựa chọn hàng đầu.
- Bệnh nhân được đánh giá mức độ đáp ứng với hóa trị sau 3 chu kỳ điều trị, nếu đạt
đáp ứng hoàn toàn thì bệnh nhân sẽ được tiếp tục điều trị đến hết liệu trình (6 - 8 chu kỳ).
- Nếu sau 3 chu kỳ điều trị đầu tiên bệnh nhân đạt lui bệnh không hoàn toàn bệnh nhân
sẽ được tiếp tục điều trị hết liệu trình và cân nhắc thay đổi phác đồ hoặc thêm thuốc vào phác
đồ cơ bản.
ĐIỀU TRỊ U LYMPHO NON HODGKIN

5.2. Nhóm tiến triển nhanh.


5.2.1. Hóa trị:
- Nếu bệnh nhân không đạt lui bệnh sau 3 chu kỳ, bắt buộc thay đổi phác đồ và cân
nhắc chỉ định ghép tế bào gốc tạo máu.
- Phác đồ lựa chọn đầu tiên, thường dùng: CHOP, EPOCH.
- Đối với u lympho tế bào áo nang: Hyper CVAD.
- Đối với u lympho Burkitt’s: Hyper CVAD, EPOCH…
- Đối với u lympho tế bào T ngoại vi, không đặc hiệu: Hyper CVAD, MTX/Ara-C.
- Kết hợp rituximab với các phác đồ hóa trị nếu tế bào u có CD 20 (+).
ĐIỀU TRỊ U LYMPHO NON HODGKIN

5.2.2. Các phương pháp khác.


- Ghép tủy xương hay ghép tế bào gốc: Ngày nay hóa trị liều cao kết hợp ghép tế bào gốc đạt
kết quả cao trong việc kiểm soát bệnh u lympho ác tính không Hodgkin kháng với hóa trị hoặc tái
phát. Bệnh nhân được hóa trị liều cao để tiêu diệt tế bào ung thư trong cơ thể, sau đó sẽ ghép tế bào
tủy xương hoặc tế bào gốc tự thân đã được lấy ra và xử lý từ trước.
- Điều trị nhắm đích: Sử dụng thuốc Rituximab là kháng thể đơn dòng kháng CD20 có mặt
trên tế bào lympho B. Việc phát hiện ra thuốc này đã mở ra một hướng mới trong điều trị những bệnh
nhân ULPAT không Hodgkin tế bào B. Phác đồ điều trị phối hợp CHOP-Rituximab đã mang lại hiệu
quả cao cho các bệnh nhân này khi so sánh với phác đồ điều trị đơn thuần bằng CHOP.
ĐIỀU TRỊ U LYMPHO NON HODGKIN

- Interferon-a (IFN-a): Chỉ định cho các bệnh nhân bị u lympho ác tính không Hodgkin, thể
nang, tế bào nhỏ, chẻ hoặc để điều trị phổi hợp sau khi đã điều trị tấn công và củng cố bằng hoá trị
liệu. Liều dùng: 3-9 triệu UI, tiêm dưối da hàng ngày hoặc cách nhật.
- Miễn dịch liệu pháp (Immunotherapy): Có thể sử dụng các kháng thể chống dị loại (anti-
idiotyp antibodies) để điều trị cho bệnh nhân u lympho ác tính không Hodgkin có độ ác tính thấp.
- Miễn dịch phóng xạ (radio-immunotherapy): Gắn chất đồng vị phóng xạ lên các kháng thể
đơn dòng đặc hiệu chống khối u, rồi tiêm cho bệnh nhân u lympho ác tính. Các kháng thể sẽ đưa các
chất phóng xạ này vào tận các khối u đặc hiệu.
ĐIỀU TRỊ U LYMPHO NON HODGKIN

5.3. Điều trị một số trường hợp đặc biệt.


5.3.1. U lympho thần kinh trung ương nguyên phát:
Methotrexat liều cao tiêm nội tủy có thể kèm corticoid; Sau đó xạ trị toàn não hoặc ghép tế bào
gốc tự thân; Xạ phẫu bằng dao gamma quay cũng được chỉ định trong các trường hợp này khi u có
kích thước <5cm.
5.3.2. U lympho không Hodgkin ở người bệnh HIV/AIDS:
Đa hóa trị liệu tương tự kèm G-CSF. Thêm rituximab nếu tế bào u có CD20+ (trừ trường hợp
CD4 < 100/μl).
ĐIỀU TRỊ U LYMPHO NON HODGKIN

5.4. Các chỉ tiêu theo dõi trong và sau điều trị.
- Trì hoãn điều trị khi số lượng BC hạt trung tính < 1G/l.
- Định kỳ theo dõi các chỉ tiêu: tổng phân tích tế bào máu ngoại vi, LDH, men gan, chức năng
gan, thận, HBsAg trước, trong và sau điều trị.
- Nhóm tiến triển nhanh: định kỳ tái khám 1 tháng/lần trong năm đầu, 3 tháng/lần trong năm
tiếp theo và 6 tháng/lần trong 3 năm tiếp. Nếu ổn định có thể tái khám 1 năm/lần.
- Nhóm tiến triển chậm: Tái khám 3 tháng/lần trong năm đầu và 6 tháng/lần trong những năm
sau. Từ năm thứ 4, mỗi năm tái khám 1 lần.
ĐIỀU TRỊ U LYMPHO NON HODGKIN

5.5. Một số phác đồ hóa trị thường dùng.


- Phác đồ CHOP

Tên thuốc Liều dùng Đường dùng Ngày dùng


Cyclophosphamid 750mg/m2 I.V 1
Doxorubicin 50mg/m2 I.V 1
Vincristin 1,4mg/m2 (tối đa: 2mg/m2) I.V 1
Prednisolon 100mg/m2 p.o 1. - 5
Nhắc lại sau 3 tuần. 6 - 8 chu kỳ/ 1 liệu trình.
ĐIỀU TRỊ U LYMPHO NON HODGKIN

- Phác đồ VCP (CVP)

Tên thuốc Liều dùng Đường dùng Ngày dùng


Cyclophosphamid 750mg/m2 I.V 1
Vincristin 1,4mg/m2 (tối đa: 2mg/m2) I.V 1
Prednisolon 40mg/m2 p.o 1. - 5
Nhắc lại sau 3 tuần. 8 chu kỳ/ 1 liệu trình.
ĐIỀU TRỊ U LYMPHO NON HODGKIN

- Phác đồ E-
CHOP
Tên thuốc Liều dùng Đường dùng Ngày dùng
Cyclophosph 750mg/m2 I.V 1
amid
Doxorubicin 50mg/m2 I.V 1
Vincristin 2mg/m2 I.V 1
Prednisolon 100mg/m2 p.o 1-5
Etoposide 100mg/ m2 I.V (60 hút) 1. - 3

Nhắc lại sau 3 tuần, 2 tuần với sự hỗ trợ của G-CSF 6 chu kỳ/1 liệu trình
ĐIỀU TRỊ U LYMPHO NON HODGKIN

- Phác đồ ACVBP

Tên thuốc Liều dùng Đường dùng Ngày dùng


Cyclophosphamid 1200mg/m2 I.V 1
Doxorubicin 75mg/m2 I.V 1
Vindesine 2mg/m2 I.V 1 và 5
Prednisolon 60mg/m2 p.o 1-5
Bleomycin 10mg/ m2 I.V (60 phút) 1 và 5
Nhắc lại sau 2 tuần, 3 chu kỳ/ 1 liệu trình
ĐIỀU TRỊ U LYMPHO NON HODGKIN

- Phác đồ MINE/ESHAP
Tên thuốc Liều dùng Đường dùng Ngày dùng
Isphosphamide 1333mg/m2 I.V (60 phút) cùng mesna 1-3
Mitoxantrone 8mg/m2 I.V (15 phút) 1
Etoposide 65mg/m2 I.V (60 phút) 1. - 3
Nhắc lại sau 3 tuần.
- Các phác đồ trên đều có thể kết hợp Rituximap khi tế bào u của bệnh nhân có CD 20 (+).
HODGKIN 1.1. Khái niệm

U lympho ác tính Hodgkin là một trong những nhóm


1. ĐẠI CƯƠNG bệnh ác tính của tổ chức lympho, chiếm khoảng 20% -
30% các bệnh ác tính của tổ chức lympho.

Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi chủ yếu là trước 30 tuổi và cả


2 giới, song nam giới có xu hướng bị bệnh cao hơn nữ
giới.
HODGKIN 1.2. Nguyên nhân, bệnh sinh
Nhiễm EBV, tình trạng suy giảm miễn dịch, bức xạ
ion hóa, nhiễm độc dioxin, bệnh tự miễn (viêm khớp dạng
1. ĐẠI CƯƠNG
thấp, lupus ban đỏ hệ thống, sarcoidosis…) và yếu tố gia
1.1. Khái niệm
đình.
2.1. Triệu chứng lâm sàng
HODGKIN
2.1.1. Hội chứng hạch to
Hạch to gặp ở khoảng 70% bệnh nhân.
Vị trí xuất hiện hạch: hạch có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào, tuy
1. ĐẠI CƯƠNG
vậy vị trí xuất hiện đầu tiên thường ở các vùng: đầu, cổ, nách, bẹn, ổ
2. TRIỆU CHỨNG
bụng, trung thất… (hạch trung that hay gặp nhưng ít gây ra hội chứng
trung thất).
Một số ít trường hợp u hạch có thể xuất hiện đầu tiên ở các vị ngoài
hạch, nhưng ít gặp hơn so với bệnh non- Hodgkin.
Hạch to mang đặc điểm của hạch ác tính.
Hình ảnh: Một số vị trí hạch hay gặp trong U lympho Hodgkin
HODGKIN
1.1.2. Sốt hồi quy

Trong bệnh Hodgkin, sốt thường diễn ra từng đợt


1. ĐẠI CƯƠNG (2-7 ngày hoặc hơn) sau đó hết sốt một thời kỳ và sốt lại
2. TRIỆU CHỨNG (kiểu sốt hồi quy). Mỗi lần sốt hạch thường to ra, và sau
khi hết sốt hạch có thể nhỏ lại một ít nhưng không nhỏ
như ban đầu. Sốt trong bệnh này thường xuất hiện sớm.
Tuy nhiên không phải lúc nào sốt cũng điển hình mang
tính chất hồi quy như đã miêu tả trên đây.
HODGKIN
2.1.3. Triệu chứng toàn thân

Cùng với sốt như nêu trên, gầy sút cân nhanh (sút >
1. ĐẠI CƯƠNG 10% trọng lượng cơ thể trong thời gian 6 tháng không cắt
2. TRIỆU CHỨNG nghĩa được nguyên nhân; Ra mồ hôi trộm về đêm không
liên quan đến hoạt động thể lực và nhiệt độ môi trường là
3 triệu chứng của nhóm B, nói lên sự tiến triển của bệnh.

Ngoài ra ở bệnh Hodgkin, người bệnh còn có ngứa


ngoài da, triệu chứng này ít có ở bệnh non-Hodgkin và có
đặc điểm là đáp ứng ít hoặc không với điều trị bằng thuốc
kháng histamin.
HODGKIN 2.1.4. Các triệu chứng khác:

Lách to có thể gặp trong: Hodgkin thể lách,

1. ĐẠI CƯƠNG Hodgkin giai đoạn muộn. Gan to, và thường kết hợp lách

2. TRIỆU CHỨNG to, gan to đơn độc ít gặp hơn (20% - 25%).
2.2. Cận lâm sàng.
HODGKIN
2.2.1. Hạch đồ:

Là chẩn đoán hình thái học tế bào.


1. ĐẠI CƯƠNG
- Tế bào Reed-Sternberg giúp chẩn đoán xác định dù chỉ tên hạch
2. TRIỆU CHỨNG
đồ. Hình ảnh điển hình tế bào này: kích thước lớn đường kính 25 -
30m, bào tương bắt màu kiềm đậm, nhân hình đối xứng.

- Tổ chức hạt (granuloma): hình ảnh tăng sinh và đa dạng các loại
tế bào, ngoài các lymphocyt, còn gặp các tế bào BC đa nhân trung
tính, toan tính, tương bào, đại thực bào, tế bào xơ…
Reed-Sternberg
HODGKIN 2.2.2. Mô bệnh học hạch

- Tế bào Reed-Sternberg hoặc/và tổ chức Reed-Sternberg


(hình ảnh tổ chức hạt và có tế bào Reed-Sternberg) là tiêu chuẩn chẩn
1. ĐẠI CƯƠNG
đoán xác định. Hình ảnh mô bệnh học cũng là cơ sở để phân loại
2. TRIỆU CHỨNG bệnh theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới năm 2008.

2.2.3. Xét nghiệm hóa mô miễn dịch

- Hóa mô miễn dịch hạch/tổ chức lympho: Xác định các dấu ấn
miễn dịch đặc trưng của tế bào Reed-Sternberg và các biến thể.
HODGKIN
2.2.5. Các xét nghiệm khác

- Các xét nghiệm hình ảnh: siêu âm, chụp X-Quang, CT,
1. ĐẠI CƯƠNG PET- CT… tùy vị trí tổn thương và diễn biến lâm sàng mà người thầy

2. TRIỆU CHỨNG thuốc có chỉ định phù hợp để phát hiện hạch ở sâu hoặc xác định
đúng sự lan tràn, giai đoạn của bệnh.

- Bạch cầu đa nhân ái toan có thể tăng, tốc độ máu lắng tăng.

- LDH/máu tăng ở khoảng 30% trường hợp, Beta 2 microglobulin và


protein C thường tăng.

- Một số trường hợp có biểu hiện suy tủy cần làm tủy đồ, sinh thiết tủy
để đánh giá tình trạng xâm lấn tủy xương.

- Xét nghiệm di truyền - sinh học phân tử: tùy từng thể bệnh và giai
đoạn bệnh mà có chỉ định xét nghiệm hợp lý.
HODGKIN 3. CHẨN ĐOÁN
3.1. Chẩn đoán xác định bệnh
- Lâm sàng với với chứng hạch to mang đặc điểm
1. ĐẠI CƯƠNG
của hạch ác tính, kiểu sốt hồi quy, các triệu chứng của
2. TRIỆU CHỨNG
nhóm B.
- Xét nghiệm mô bệnh học hạch: Tế bào Reed-
Sternberg, tổ chức Reed-Sternberg là tiêu chuẩn chẩn
đoán xác định.
- HMMD + MBH: Chẩn đoán xác định
HODGKIN
3.2. Chẩn đoán giai đoạn bệnh
Chẩn đoán giai đoạn của bệnh u lympho Non –
1. ĐẠI CƯƠNG Hodgkin cũng như Hodgkin vẫn dựa theo phân chia của
2. TRIỆU CHỨNG Ann Arbor năm 1971.
3. CHẨN ĐOÁN
3.1. Chẩn đoán xác
định bệnh
Giai đoạn Mô tả
I Tổn thương chỉ khu trú ở một vùng hạch hoặc một vị trí ngoài hạch (IE) (có
thể 1 hay nhiều hạch, nhưng chỉ ở 1 vùng giải phẫu).
II Tổn thương hai vùng hạch trở lên trên cùng một phía của cơ hoành, có thể
bao gồm cả lách (IIS), vị trí ngoài hạch (IIE) hoặc cả 2 nhưng vẫn nằm ở
một phía của cơ hoành; (2 vùng giải phẫu khác nhau trở lên, nhưng cùng
phía cơ hoành).
III Tổn thương hạch cả 2 phía của cơ hoành, có thể tổn thương cả lách (IIIS),
hoặc vị trí ngoài hạch (IIIE), hoặc cả 2 (IIIES) (Hạch phát triển ở cả 2 phia
cơ hoành: hạch to toàn thân).
IV Tổn thương lan tỏa rải rác nhiều hạch hoặc nhiều tạng, mô ngoài hạch tủy
xương, gan, phổi… có hoặc không kèm theo tổn thương hạch (di căn).
Giai đoạn B: Có biểu hiện ít nhất một trong 3 triệu chứng toàn thân: Sốt, ra mồ hôi
“trộm” và gầy sút cân >10% trọng lượng cơ thể trong 6 tháng.
Giai đoạn A: Không có các triệu chứng trên.
3.3. Chẩn đoán thể bệnh
Theo Tổ chức Y tế thế giới - 2008 dựa vào hình ảnh mô bệnh học, bệnh
Hodgkin được chia thành các thể:
- Thể giàu lymphocyte: dạng nốt hoặc lan tỏa, trên nền nhiều tế bào lympho
có rải rác các tế bào Reed-Sternberg.
- Thể nghèo lymphocyte: dạng xơ hóa lan tỏa, chứa ít tế bào Reed-Sternberg,
hoặc nhiều tế bào Reed-Sternberg biến thể xen kẽ vùng hoại tử, không có vách xơ.
- Thể hỗn hợp tế bào: nhiều tế bào Reed-Sternberg điển hình hoặc tế bào
dạng Reed-Sternberg trên nền các lymphocyte nhỏ, BC đa nhân ái toan và tổ chức
bào.
- Thể xơ nốt: tổ chức xơ phát trển chia cắt nhu mô hạch thành nhiều nốt, có
nhiều tế bào Reed-Sternberg và biến thể dạng tế bào khuyết.
- Dạng nốt, ưu thế lymphocyte: gặp chủ yếu biến thể lympho-histocytic trên
nền tổ chức bào và lymphocyte nhỏ.
HODGKIN 3.4. Chẩn đoán phân biệt.
Triệu chứng nổi bật và chủ yếu của Hodgkin là hạch to nên
cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh cũng có hạch to:
1. ĐẠI CƯƠNG 3.4.1. Bệnh non-Hodgkin:
2. TRIỆU CHỨNG Lâm sàng tương tự, nhưng Hodgkin thường sốt kiểu sốt “hồi

3. CHẨN ĐOÁN quy”. Phân biệt chủ yếu dựa hình ảnh hạch đồ và mô bệnh học, hóa

3.1. Chẩn đoán xác mô miễn dịch: không có tế bào Reed-Sternberg hoặc các biến thể của
định bệnh nó mà có hình ảnh mô bệnh học của non- Hodgkin.
3.2. Chẩn đoán giai
đoạn bệnh
3.3.3. Chẩn đoán theo
tiến triển của bệnh
HODGKIN 3.4.2. Hạch lao:
Rất hay nhầm với bệnh Hodgkin vì cũng có hạch to, sốt...
Hình ảnh hạch đồ, mô bệnh học cho phép phân biệt. Hạch lao biểu
1. ĐẠI CƯƠNG hiện điển hình là tế bào khổng lồ Langhans, tế bào bán liên, tổ
2. TRIỆU CHỨNG chức hoại tử bã đậu.

3. CHẨN ĐOÁN
3.1. Chẩn đoán xác
định bệnh
3.2. Chẩn đoán giai
đoạn bệnh
3.3.3. Chẩn đoán
theo tiến triển của
bệnh
HODGKIN 3.4.3. Hạch tăng sinh phản ứng:
Vì là phản ứng vùng nên có triệu chứng của bệnh chính
gần vị trí hạch to (hạch dưới hàm to do bệnh răng miệng, hạch bẹn
1. ĐẠI CƯƠNG to trong bệnh hoa liễu…). Hạch đồ, mô bệnh học có hình ảnh là
2. TRIỆU CHỨNG các tế bào lympho hoặc lympho kích thích với hình thái bình

3. CHẨN ĐOÁN thường, có thể gặp một số tế bào BC đa nhân và BC đa nhân thoái
hóa, đại thực bào.
3.1. Chẩn đoán xác
định bệnh
3.2. Chẩn đoán giai
đoạn bệnh
3.3.3. Chẩn đoán
theo tiến triển của
bệnh
HODGKIN 3.4.4. Hạch do ung thư di căn:
Hạch di căn có mật độ thường rắn, có triệu chứng của ung
thư nguyên ủy. Hình ảnh hạch đồ, mô bệnh học hạch thấy tế bào
1. ĐẠI CƯƠNG ung thư của tổ chức nguyên phát, trong khi hình thái tế bào lympho
2. TRIỆU CHỨNG của hạch vẫn bình thường.

3. CHẨN ĐOÁN
3.1. Chẩn đoán xác
định bệnh
3.2. Chẩn đoán giai
đoạn bệnh
3.3.3. Chẩn đoán
theo tiến triển của
bệnh
HODGKIN 3.4.5. Tổn thương ngoài hạch:
Hodgkin thể tổn thương ngoài hạch cần phân biệt bệnh lý
tại cơ quan tổn thương đó.
1. ĐẠI CƯƠNG
2. TRIỆU CHỨNG
3. CHẨN ĐOÁN
3.1. Chẩn đoán xác
định bệnh
3.2. Chẩn đoán giai
đoạn bệnh
3.3.3. Chẩn đoán
theo tiến triển của
bệnh
HODGKIN 4. Tiên lượng

Các yếu tố tiên lượng xấu của bệnh là:


 Albumin máu < 40 G/L;
1. ĐẠI CƯƠNG  HST < 105 G/L
2. TRIỆU CHỨNG
 Nam giới
3. CHẨN ĐOÁN
 Tuổi > 45
3.1. Chẩn đoán xác
định bệnh  Giai đoạn IV (theo Ann Arbor)
3.2. Chẩn đoán giai  Số lượng BC máu ngoại vi > 15G/L
đoạn bệnh  Số lượng lympho máu ngoại vi < 0,6 G/L hoặc tỷ lệ tế bào
3.3.3. Chẩn đoán theo
lympho < 8%. (IPS – International Prognostic Score,
tiến triển của bệnh
NCCN 2.2013).
Tiên lượng theo bảng điểm đối với Hodgkin của IPS, NCCN -2/2014.
Thông số Dấu hiệu Điểm Điểm Bệnh không Tỷ lệ sống còn
Albumin/máu (g/l) ≥ 40 0 tiển triển đến 5 toàn bộ tới năm
< 40 1 năm thứ 5

Hemoglobin (g/dL) ≥ 10,5 0 0 84% 98%


< 10,5 1
Giới Nam 1 1 77% 90%
Nữ 0
Tuổi (năm) < 45 0 2 67% 83%
≥ 45 1
Giai đoạn bệnh III 0 3 60% 80%
(Ann Arbor) IV 1
Số lượng BC (G/l) < 15 0 4 51% 70%
≥ 15 1
Số lượng lympho < 0,6 hoặc 8% 1      
máu ngoại vi (G/l ≥ 0,6 hoặc ≥ 0
≥5 42% 52%
ĐIỀU TRỊ U LYMPHO HODGKIN

5.1. Điều trị với bệnh nhân mới chẩn đoán lần đầu
Bệnh nhân có thể được áp dụng phương pháp điều trị đơn mô thức hoặc đa
mô thức: Phẫu thuật; Hóa trị; Xạ trị; Hóa xạ kết hợp; Miễn dịch trị liệu; Ghép tế bào
gốc tạo máu… Việc lựa chọn phương thức điều trị phải tùy thuộc giai đoạn bệnh, thể
bệnh và tình trạng người bệnh.
- Phẫu thuật: chỉ áp dụng trong giai đoạn bệnh còn khu trú (giai đoạn I), đặc
biệt là thể ngoài hạch u khu trú, ở sâu trong nội tạng. Sau phẫu thuật bệnh nhân vẫn
nên được hóa trị hoặc xạ trị bổ trợ.
ĐIỀU TRỊ U LYMPHO HODGKIN

5.1. Điều trị với bệnh nhân mới chẩn đoán lần đầu
- Xạ trị: Thường áp dụng cho bệnh Hodgkin, chỉ định ở giai đoạn I, II khi khối u
còn đơn độc hoặc chỉ ở một vùng còn khu trú. Trong các trường hợp mà khối u quá
to thì xạ trị được sử dụng để phối hợp với hoá trị liệu. Không chỉ định xạ đối Hodgkin
thể nốt ưu thế lymphocyte.
ĐIỀU TRỊ U LYMPHO HODGKIN

5.1. Điều trị với bệnh nhân mới chẩn đoán lần đầu
- Hóa trị: được chỉ định rộng, vừa dùng bổ trợ sau phẫu thuật, xạ trị vừa là
phương pháp điều điều trị chính cho giai đoạn III, IV.
Các phác đồ hóa chất áp dụng điều trị Hodgkin là: ABVD, BEACOOP, Stanfort V,
MOOP… Trường hợp bệnh nhân Hodgkin thể nốt, ưu thế tế bào lympho, có thể áp
dụng một trong các phác đồ: CHOP, ABVD, EPOCH, VCP.
ĐIỀU TRỊ U LYMPHO HODGKIN

5.2. Điều trị trường hợp không đạt lui bệnh hoặc tái phát.
- Trường hợp bệnh nhân tái phát, nên làm lại xét nghiệm mô bệnh học hạch để chẩn đoán thể bệnh ở giai
đoạn tái phát vì trong nhiều trường hợp, thể bệnh có thể thay đổi. Cân nhắc sử dụng phác đồ đa hóa trị mạnh:
ESHAP, ICE, BEAM, CBV… và xem xét chỉ định ghép tế bào gốc tự thân.
- Ghép tủy xương hay ghép tế bào gốc:
Nếu tái bệnh sau khi điều trị, có thể cần ghép tủy xương hay ghép tế bào gốc: Tế bào tủy xương hoặc tế
bào gốc tự thân được lấy ra và xử lý để tiêu diệt tế bào ung thư, lưu trữ đông lạnh. Sau đó, hóa trị liều cao để tiêu
diệt tế bào ung thư trong cơ thể. Cuối cùng tế bào tủy xương hoặc tế bào gốc đông lạnh được rã đông đưa vào cơ
thể thông qua đường tĩnh mạch.
ĐIỀU TRỊ U LYMPHO HODGKIN

5.3. Theo dõi trong và sau quá trình điều trị.


- Xét nghiệm: Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi, LDH, chức năng gan, thận. Khi số lượng BC hạt trung tính
trong máu ngoại vi <1G/l, men gan tăng cao trên 3 lần bình thường hoặc số lượng tiểu cầu <100G/l cần phải
trì hoãn điều trị.
- Trong quá trình điều trị cần theo dõi diễn biến, đáp ứng của bệnh với phác đồ điều trị và tác dụng không
mong muốn của các thuốc.
- Bệnh nhân cần được hướng dẫn tái khám sau khi đã kết thúc liệu trình điều trị, đạt lui bệnh hoàn toàn: 3
tháng/lần trong 2 năm đầu, sau đó 6 tháng/lần trong 3 năm tiếp sau đó. Trong mỗi lần tái khám, bệnh nhân
cần được khám lâm sàng đầy đủ, lưu ý các triệu chứng “B”, xét nghiệm phân tích tế bào máu ngoại vi, tốc độ
máu lắng, LDH/máu. X-Quang lồng ngực, siêu âm ổ bụng và/hoặc CT, PET, PET/CT mỗi 6 tháng trong 2 năm
đầu, sau đó chụp khi có biểu hiện lâm sàng.
ĐIỀU TRỊ U LYMPHO HODGKIN

5.5. Một số phác đồ hóa trị thường dùng.


- Phác đồ ABVD

Tên thuốc Liều dùng Đường dùng Ngày dùng


Doxorubicin 25mg/m2 Truyền tĩnh mạch 1, 14 hoặc 15
Bleomycin 10mg/m2 Truyền tĩnh mạch 1, 14 hoặc 15
Vinblastin 6mg/m2 Truyền tĩnh mạch 1, 14 hoặc 15
Dacarbazine 375mg/m2 Truyền tĩnh mạch 1, 14 hoặc 15

Sử dụng 4 - 6 chu kỳ, 3 chu kỳ đầu giãn cách 14- 21 ngày, 3 chu kỳ sau giãn cách 21- 30
ngày.
ĐIỀU TRỊ U LYMPHO HODGKIN

- Phác đồ BEACOOP

Tên thuốc Liều dùng Đường dùng Ngày dùng


Cyclophosphamid 650mg/m2 Truyền tĩnh mạch 1
Doxorubicin 25mg/m2 Truyền tĩnh mạch 1
Etoposide 100mg/m2 Truyền tĩnh mạch 1 đến 3
Procarbazine 100mg/m2 Uống 1 đến 7
Prednisolon 40mg/m2 Uống 1 đến 14
Vincristine 1,4mg/m2 Truyền tĩnh mạch 8
Bleomycin 10mg/m2 Truyền tĩnh mạch 8
- Sử dụng 4 - 6 chu kỳ, 3 chu kỳ đầu giãn cách 14 - 21 ngày, 3 chu kỳ sau giãn cách 21 - 30 ngày.
ĐIỀU TRỊ U LYMPHO HODGKIN

- Phác đồ Stanford V

Tên thuốc Liều dùng Đường dùng Ngày 1 trong các tuần
Doxorubicin 25mg/m2 Truyền tĩnh mạch Tuần 1,3,5,7,9,11
Bleomycin 5mg/m2 Truyền tĩnh mạch Tuần 2,4,6,8,10,12
Vinblastin 6mg/m2 Truyền tĩnh mạch Tuần 1,3,5,7,9,11
Nitrogen mustard 6mg/m2 Truyền tĩnh mạch Tuần 1,5,9
Vincristin 1,4mg/m2 Truyền tĩnh mạch Tuần 2,4,6,8,10,12
Etoposide 60mg/m2 Truyền tĩnh mạch Tuần 3,7,11
Prednisolon 40mg/m2 Uống Hàng ngày trong 12 tuần
- Nhắc lại sau 3 tuần.
- Trong phác đồ này Vinblastin giảm liều xuống 4mg/m2 trong lần truyền 2, 3 và 1mg/m2 trong lần truyền thứ 5, 6.
Prednisolon giảm dần liều từ tuần thứ 11, mỗi ngày giảm 10mg.
ĐIỀU TRỊ U LYMPHO HODGKIN

- Phác đồ MOOP

Tên thuốc Liều dùng Đường dùng Ngày dùng


Nitrogen mustard 6mg/m2 Truyền tĩnh mạch 1,8
Vincristin 1,4mg/m2 Truyền tĩnh mạch 1,8
Procarbazine 100mg/m2 Uống 1 đến 14
Prednisolon 40mg/m2 Uống 1 đến 14, chỉ dùng ở chu
kỳ 1 và 4

Nhắc lại sau 3 tuần. Sử dụng 4 - 6 chu kỳ, 3 chu kỳ đầu giãn cách 14 - 21 ngày, các chu kỳ sau giãn cách 21 - 30 ngày.
THANK YOU FOR LISTENING

You might also like