You are on page 1of 31

TỔNG QUAN

VỀ BỆNH GIANG MAI


Nội dung

Đặc điểm về Xoắn khuẩn giang mai

Các thể lâm sàng bệnh giang mai

Các can thiệp dự phòng lây truyền


giang mai từ mẹ sang con
Giới thiệu về giang mai
Giang mai là một bệnh lây truyền do xoắn khuẩn giang mai Treponema pallidum gây nên.

Đường lây
• Quan hệ tình dục;
• Đường máu;
• Truyền từ mẹ bị giang mai sang con (trong thời kỳ mang thai (80%) và chuyển dạ/đẻ (nguy cơ thấp hơn).

Bệnh diễn biến nhiều năm (10, 20, 30 năm) có khi cả đời, có lúc rầm rộ, có thời kỳ im lặng
không có triệu chứng làm cho người bệnh lầm tưởng đã khỏi và có thể lây truyền cho con

Nếu không được điều trị, có thể xâm nhập vào tất cả các phủ tạng, đặc biệt là da,
tim mạch, thần kinh trung ương và gây nhiều biến chứng.

Bệnh có nhiều hình thái lâm sàng đa dạng khác nhau, chẩn đoán dễ nhầm với một
số bệnh khác.

Bệnh ảnh hưởng tới sức khoẻ bệnh nhân, thậm chí gây tử vong hoặc tàn phế suốt
đời nếu không được điều trị kịp thời
Tác nhân gây bệnh
• Xoắn khuẩn giang mai (Treponema pallidum)
• Hình dạng: Hình lò xo, bao gồm 6-14 vòng xoắn, đường
kính 0.5µ, dài từ 6-15µ.
• Xoắn khuẩn có thể có 3 loại di động :
- Di động theo trục dọc kiểu vặn đinh ốc, giúp xoắn khuẩn tiến
hoặc lùi.
- Di động qua lại như một quả lắc đồng hồ.
- Di động lượn sóng.
Nguồn bệnh
Nguồn bệnh: người mắc bệnh giang mai kể cả giang mai kín.

Xoắn khuẩn giang mai có nhiều trong các thương tổn (săng, niêm mạc,
hạch,...). Vì vậy, rất dễ lây lan nếu quan hệ tình dục không an toàn với người
bị bệnh

Thời kỳ lây truyền: Bệnh lây mạnh nhất là thời kỳ thứ nhất và thứ hai khi các
thương tổn da và niêm mạc chứa nhiều xoắn khuẩn giang mai
Đường lây truyền

• Chủ yếu là lấy truyền trực tiếp giữa người bệnh sang
người lành
• Có 3 đường lây chính:
− Lây truyền qua đường tình dục
− Lây truyền qua đường máu
− Truyền từ mẹ sang con.

Nồng độ xoắn khuẩn trong máu cao nhất trong 2 năm đầu sau nhiễm khuẩn vì
thế nguy cơ gây lây nhiễm cũng cao nhất trong thời kỳ này
Tính cảm nhiễm và miễn dịch
• Xoắn khuẩn giang mai chỉ gây bệnh ở người. Cả nam và
nữ đều có nguy cơ bị bệnh như nhau nếu quan hệ tình
dục không an toàn.
• Đáp ứng miễn dịch trong bệnh giang mai rất yếu do đặc
tính kháng nguyên của T. pallidum.
• Người bị giang mai, điều trị khỏi rồi vẫn bị lại nếu quan hệ
tình dục không an toàn.
Phân loại
Giang mai có thể chia thành 2 loại

Giang mai mắc


phải: Mắc bệnh Giang mai mới và Giang mai thời kỳ I
do quan hệ tình
dục với người lây (≤ 2 năm) gồm: Giang mai thời kỳ II
bệnh, gồm các
thời kỳ sau Giang mai sớm
Giang mai muộn
và không lây (>2 Giang mai kín muộn
năm): xuất hiện
từ năm thứ 3 trở
đi gồm Giang mai thời kỳ III
Giang mai bẩm sinh: Giang mai bẩm sinh sớm và giang mai bẩm sinh muộn
Giang mai thời kỳ I
Đặc điểm

• Thời kỳ xoắn khuẩn xâm nhập tại chỗ và qua hệ thống mạch máu lan nhanh ra
toàn thân.
• Tổn thương nông điều trị khỏi hoàn toàn không để lại di chứng
• Ít nguy hiểm cho bản thân người bệnh nếu điều trị kịp thời
• Nguy hiểm cho xã hội vì lây mạnh (xoắn khuẩn tại chỗ tổn thương, bệnh nhân
không có cảm giác đau, vẫn quan hệ với nhiều bạn tình được).
• Ủ bệnh khoảng 3-4 tuần và diễn biến trong 2-3 tháng
• Đặc trưng là vết loét (Săng): vết trợt nông, hình tròn hay bầu dục, không có gờ
nổi cao, màu đỏ thịt tươi và có nền cứng (săng cứng).
• Vị trí của săng: Thường gặp nhất là niêm mạc sinh dục. Ở nữ giới hay gặp ở
môi lớn, môi bé, mép âm hộ. Ở nam giới hay gặp ở qui đầu, miệng sáo, bìu,
dương vật... Ngoài ra, săng có thể gặp ở miệng, môi, lưỡi,...
• Hạch: Hạch vùng bẹn sưng to, thành chùm, trong đó có một hạch to nhất gọi
là “hạch chúa”.
• Thường XN kính hiển vi nền đen dương tính
• Huyết thanh học (RPR/VDRL/ Test nhanh SD Bioline Syphilis 3.0 hoặc TP-
PA/FTA-ABS) có thể âm tính trong giang mai sơ nhiễm
Giang mai thời kỳ I (tiếp)
Giang mai thời kỳ II
Đặc điểm

• Là thời kỳ nhiễm trùng máu


• Xoắn khuẩn xâm nhập vào các cơ quan phủ
tạng.
• Tổn thương đa dạng nhưng chưa phá huỷ tổ
chức nên có thể hồi phục hoàn toàn nếu được
điều trị kịp thời.
• Bản thân bệnh nhân chưa thực sự nguy hiểm
nhưng với cộng đồng xã hội thì rất nguy hiểm vì
lây lan rất mạnh, ở tất cả các tổn thương đều có
xoắn khuẩn.
Giang mai thời kỳ II (tiếp)

Đặc điểm
Đào ban: Các dát đỏ hồng rải rác ở thân mình, kể cả lòng bàn tay, bàn chân..
Thời kỳ bắt
đầu khoảng 6- Triệu chứng khó chịu, cao huyết áp, sốt, đau đầu, đau cơ, đau khớp chán ăn, …

8 tuần từ khi Sẩn giang mai với nhiều hình thái đa dạng: sẩn màu đỏ hồng, thâm nhiễm và có thể có
viền vảy xung quanh. Sẩn giang mai dạng vảy nến, dạng trứng cá, sẩn hoạt tử...
có săng, với
Sẩn phì đại: hay gặp ở hậu môn , sinh dục.
các biểu hiện
Viêm hạch lan tỏa.

Rụng tóc mảng kiểu “rừng thưa”, viêm màng não, viêm thần kinh…
Giang mai thời kỳ II (tiếp)
Giang mai tiềm ẩn (kín)

Không biểu hiện LS - chẩn đoán nhờ XN huyết thanh

Được chia thành hai giai đoạn theo mục đích điều trị

• Kín sớm: các thương tổn giang mai biến mất, không có triệu chứng, thường
gặp trong vòng 2 năm đầu
• Kín muộn > 2 năm: không có thương tổn trên da, có thể kéo dài nhiều năm.
• Giai đoạn muộn sau 2 năm hiếm khi lây

Bệnh không được điều trị trong giai đoạn này có thể phát triển thành
giang mai mãn tính hoặc chuyển sang giai đoạn 3 với các triệu chứng
nghiêm trọng.

14
Giang mai thời kỳ III
Đặc điểm
• Tổn thương khu trú mang tính chất ăn sâu, phá huỷ tổ chức, gây nên những di
chứng không hồi phục, thậm chí tử vong cho bệnh nhân.

• Nếu là thai phụ, có khả năng sinh ra con bị giang mai bẩm sinh.

• Thời kỳ bắt đầu 3-15 năm sau những triệu chứng của giai đoạn 1

• Kéo dài từ 10-40 năm sau khi nhiễm bệnh với các biểu hiện

• “Gôm” giang mai ở da, cơ, xương.

• Thương tổn tim mạch, phì đại động mạch (giang mai tim mạch).

• Thương tổn thần kinh gây bại liệt, đột quỵ nhiều lần(giang mai thần
kinh).
Giang mai thời kỳ III (tiếp)

Gôm giang mai

Giang mai tim mạch :Xảy ra muộn sau từ Giang mai ăn sâu vào tuỷ sống, vào não gây
10 đến 30 năm, biến chứng hay gặp nhất viêm màng não huyết quản
là phình động mạch, là căn bệnh nguy (meningo - vascular syphilis ). Bệnh xuất hiện
hiểm nhất. sau 10- 20 năm
Dự phòng lây truyền giang mai
từ mẹ sang con
Gánh nặng giang mai ở PNMT

Gánh nặng do mắc và tử vong do giang mai bẩm sinh rất cao.

Năm 2012, ước tính 350 000 tai biến sản khoa do giang mai

• 143 000 sẩy thai/thai lưu;


• 62 000 trẻ sơ sinh tử vong,
• 44 000 sinh non/sinh thiếu cân,
• 102 000 trẻ bị giang mai bẩm sinh.
• Chủ yếu là do mẹ mắc giang mai mà không phát hiện trong quá trình mang thai.
• Giang mai tiềm ẩn (không triệu chứng) cũng gây ra các biến chứng nặng cho một nửa số ca

Tại khu vực Tây TBD, hàng năm có 180 000 trẻ sơ sinh bị viêm gan B,
38.000 mắc giang mai và 2000 nhiễm HIV do lây truyền từ mẹ sang con.
Giang mai bẩm sinh
1.Giang mai bẩm Toàn thân: trẻ đẻ ra gầy gò, da nhăn nheo như ông già, bụng to, tuần
sinh sớm: xuất hoàn bang hệ, gan và lách to. Trẻ có thể sụt cân nhanh, có thể tử vong
hiện trong hai
năm đầu sau
sinh, thường là 3
tháng đầu
Thương tổn như giang mai mắc phải ở thời kỳ II như bọng nước lòng bàn
tay, bàn chân; nứt mép quanh lỗ mũi, chảy nước mũi lẫn máu; viêm
xương sụn, đau các đầu chi gọi là giả liệt parot.

2.Giang mai bẩm Viêm mống mắt kẽ bắt đầu bằng các triệu chứng nhức mắt, sợ ánh sáng ở
sinh muộn: xuất 1 bên, về sau cả 2 bên. Có thể dẫn đến mù.
hiện sau đẻ 3 - 4
năm hoặc khi đã To 2 đầu gối , có nước (hydrarthros ), không đau xuất hiện lúc 16 - 20 tuổi.
trưởng thành.
Triệu chứng
Điếc cả 2 tai bắt đầu từ 10 tuổi, thường kèm theo viêm mống mắt kẽ.
thường có tính
chất của giang
mai giai đoạn III Thương tổn xương: thủng vòm miệng, mũi tẹt, trán dô, xương chày lưỡi
kiếm
Giang mai bẩm sinh (tiếp)

Loét niêm mạc


Thủng vòm miệng

Tam chứng Hutchinson ( răng


Hutchinson, điếc nhất thời, lác quy tụ).
Các biện pháp dự phòng lây truyền giang mai
từ mẹ sang con

Xét nghiệm giang mai cho


tất cả phụ nữ mang thai để
phát hiện kịp thời và điều Trẻ sinh ra từ mẹ mắc giang
trị cho người mẹ và để mai có thể điều trị khỏi nếu
ngăn ngừa lây truyền cho mẹ được xét nghiệm sàng
con lọc giang mai

Nếu PNMT được phát hiện


mắc giang mai sớm trong
vòng 3 tháng đầu thai
nghén và được điều trị thì
có thể ngăn ngừa lây truyền
cho con
Các loại xét nghiệm giang mai

Các xét nghiệm không Sinh phẩm xét nghiệm:


đặc hiệu: Phát hiện RPR, VDRL: Nhanh,
kháng thể không đắt tiền và có
anticardiolipin; không hiệu giá để theo dõi
đặc hiệu với giang mai đáp ứng điều trị.

Các xét nghiệm đặc hiệu:


Sử dụng kháng nguyên là Sinh phẩm xét nghiệm:
TPHA, TPPA, FTA-abs;
xoắn khuẩn gây bệnh test nhanh giang mai;
giang mai để phát hiện đặc hiệu với T.pallidum
kháng thể đặc hiệu.
Chiến lược xét nghiệm và điều trị Giang mai (tỷ lệ
lưu hành cao >5%)
XN Giang mai test nhanh
(đặc hiệu)

Điều trị nếu không có


tiền sử điều trị Giang Dương tính Âm tính
mai trước đây

RPR (không đặc hiệu)


Áp dụng cho nhóm nguy cơ cao (MSM)

Dương tính Âm tính

Điều trị
Khuyến cáo của WHO 2017
Chiến lược xét nghiệm và điều trị Giang mai
(tỷ lệ lưu hành thấp <5% - PNMT)

XN Giang mai test nhanh


(đặc hiệu)

Dương tính Âm tính

Điều trị

Khuyến cáo của WHO 2017


Điều trị PNMT nhiễm giang mai

Nguyên tắc điều trị


• Điều trị sớm, đủ liều, đúng thời gian qui
định để ngăn ngừa lây truyền giang mai
từ mẹ sang con
• Điều trị cả bạn tình để tránh tái nhiễm
Phác đồ điều trị
1. Giang mai sớm: giang mai tiên phát, giang mai thứ
phát, giang mai kín sớm; <2 năm)
Benzathine penicillin G 2.4 triệu đơn vị: tiêm bắp.

2. Giang mai muộn: > 2 năm hoặc không rõ


Benzathine penicillin G 2.4 triệu đơn vị: tiêm bắp mỗi
tuần một liều trong 3 tuần liên tiếp
Khoảng cách giữa các liều không được quá 14 ngày
Phác đồ điều trị (tiếp)
• Nếu không sử dụng được Benzathin Penicilline (dị
ứng, thuốc không có sẵn):
– Erythromycin 500 mg uống 4 lần hàng ngày trong 30 ngày.
– Lưu ý: Erythromycin không đi qua hàng rào rau thai hoàn
toàn nên không điều trị cho thai nhi cho nên cần điều trị
cho con sau khi sinh.
• Không sử dụng Doxycycline cho PNMT vì có thể gây
biến chứng cho thai nhi hoặc trẻ sơ sinh
Theo dõi con sinh ra từ mẹ mắc giang mai
• Khám lâm sàng phát hiện các dấu hiệu triệu chứng của giang
mai bẩm sinh
• Khai thác tiền sử chẩn đoán và điều trị giang mai của mẹ

Tình huống 1. Trẻ có triệu chứng của giang mai bẩm sinh và/hoặc
mẹ chẩn đoán, điều trị giang mai muộn (<4 tuần trước khi sinh),
hoặc mẹ được điều trị phác đồ không có penicillin thì con cần
được điều trị:
Aqueous benzyl penicillin 100 000–150 000 U/kg/ngày
tiêm tĩnh mạch 10–15 days
Procaine penicillin 50 000 U/kg/ngày tiêm bắp một lần
10–15 ngày
Theo dõi con sinh ra từ mẹ mắc giang mai

Tình huống 2: Trẻ không có biểu hiện lâm sàng của giang
mai bẩm sinh; mẹ được phát hiện sớm và điều trị phác đồ có
penicillin và không có dấu hiệu tái nhiễm  chỉ cần theo dõi chặt
chẽ các dấu hiệu của giang mai bẩm sinh.

Một số quốc gia chỉ định điều trị cho tất cả trẻ em sinh ra từ mẹ bị giang mai:
benzathine penicillin G 50 000 U/kg/ngày tiêm bắp một lần duy nhất
Tóm lại
• PNMT nhiễm giang mai có thể lây truyền cho
con
• Trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm giang mai có nguy cơ
cao bị giang mai bẩm sinh, ảnh hưởng đến
cuộc sống và tính mạng của trẻ
• PNMT cần được xét nghiệm sớm giang mai
trong 3 tháng đầu và điều trị kịp thời để
phòng lây truyền cho con
Trân trọng cảm ơn!

31
PHÒNG CHỈ ĐẠO TUYẾN-BỆNH VIỆN TỪ DŨ- https://chidaotuyentudu.wordpress.com

You might also like