You are on page 1of 11

VI KHUẨN GÂY BỆNH LÂY QUA ĐƯỜNG SINH DỤC

1. Đại cương:
- Thuộc nhiều họ khác nhau: Nesseria, Haemophillus, Chlamydia
- Năng lực yếu, khó nuôi dưỡng trên môi trường nhân tạo
- Khó tồn tại ngoài cơ thể
- Lây nhiễm do tiếp xúc trực tiếp nguồn bệnh
- Nhiều tác nhân gây bệnh có thể truyền từ mẹ sang con trong suốt thai kì hay cho con
bú ( giang mai ), qua đường truyền máu
- Hàng năm, khoảng 88 triệu ca nhiễm vi khuẩn lậu/ khoảng 448 triệu ca nhiễm STI
2. Bệnh lậu ( Neisseria gonorrhoeae/ Gonococcus )
- Đặc điểm:
o Neisseria phân lập năm 1879 từ mủ ở đường sinh dục của người bệnh
o Nhị cầu, Gram (-) ( song cầu khuẩn, đối nhau ở mặt bằng, giống 2 hạt caphe úp
lại
o Là tác nhân gây bệnh chuyên biệt, chỉ có ở người
o Gonococcus truyền bệnh do quan hệ tình dục trực tiếp
o Cư trú: cơ quan sinh dục, cổ họng, mắt
- Môi trường nuôi cấy:
o Nguyên tắc: Cấy trên môi trường chọn lọc, giàu chất dinh dưỡng
o Thayer – Martin (TM): Môi trường Mueller – Hinton + 5% máu cừu ly giải +
3 kháng sinh (vancomycin, colistin và nystatin)
o Martin – Lewis (ML): Hemoglobin, Bio – X và dextrose thay thế máu cừu ly
giải
o New York city (NYC): huyết tương ngựa, hồng cầu ngựa ly giải, 4 kháng sinh
(vancomycin, colistin, amphotericin B và trimethoprin)
- Khả năng gây bệnh tự nhiên:
o Nam giới: trạng thái cấp tính
o Nữ giới: trạng thái mạn tính
Đặc điểm Nam giới Nữ giới
Thời gian ủ bệnh 3 – 15 ngày âm thầm
Triệu chứng Viêm niệu đạo phần ngoài cấp
tính: tiểu đau, khó ngủ, có mủ
Diễn tiến Lan vào đường sinh dục gây Vị trí nhiễm khuẩn đầu tiên là
viêm tinh hoàn, viêm tiền liệt cổ tử cung -> niệu đạo, âm
tuyến đạo -> tiết chất nhầy có mủ
Nếu không điều trị Hẹp niệu đạo Viêm ống dẫn trứng, hiếm
muộn
- Vị trí nhiễm khác
o Vi khuẩn vào máu gây nhiễm lậu cầu lan tỏa:
 Xuất hiện đám đỏ xuất huyết ở đầu chi và viêm khớp
 Nhiễm khuẩn huyết: viêm nội tâm mạc, viêm màng não tủy
o Ở trẻ sơ sinh, nhiễm khuẩn ở mắt từ đường sinh
- Kháng nguyên:
o Không gây miễn dịch dù có kháng thể được thành lập
o Gonococci có cấu trúc kháng nguyên không đồng nhất và có thể thay đổi cấu
trúc bề mặt in vitro -> tránh sức đề kháng của vật chủ
o Cấu trúc bề mặt gồm:
 Pili: giúp vi khuẩn bám vào tế bào sinh dục và tinh trùng. Chống lại sự
thực bào
 Protein I: tạo lỗ nhỏ giúp chất dinh dưỡng đi vào vi khuẩn. Mỗi chủng lậu
cầu có 1 loại protein I riêng khác nhau về tính kháng nguyên
 Protein II: kết dính các gonococci và gắn vào tế bào kí chủ. Một chủng
lậu cầu có từ 0-3 kiểu protein II. Hiện diện ở khuẩn lạc đục, có thể có hay
không ở khuẩn lạc trong.
 Protein III: kết hợp với protein I thành những lỗ nhỏ trên bề mặt tế bào
 Lipopolysaccharid có ở màng ngoài lậu cầu. Độc tính của lậu cầu phần
lớn do LPS, tác động như nội độc tố.
 Một số protein khác có tính kháng nguyên nhưng vai trò gây bệnh ít được
biết
o Lấy bệnh phẩm
 Dạng cấp tính ở nam giới: lấy mủ ở niệu đạo
 Dạng mãn tính ở phụ nữ: chất bài tiết từ đường sinh dục
 Dịch khớp
o Nhuộm Gram
 Lấy mủ làm phết nhuộm gram: Gram (-), song cầu, nội hay ngoại bạch
bào
- Nuôi cấy vi khuẩn:
o Ở nam giới, nếu khảo sát trực tiếp không thấy -> cấy mủ
o Ở phụ nữ -> nên cấy ngay bệnh phẩm
o Dùng môi trường chọn lọc, giàu chất dinh dưỡng, ủ37 độ C trong bình nến
o Môi trường cấy thường có thêm kháng sinh ( NYC ):
 Vancomycin 3ug/ml
 Colistin 7,5 ug/ml
 Amphotericin B 1ug/ml
 Trimethoprim 3ug/ml
- Huyết thanh học
o Huyết thanh và chất tiết đường sinh dục của bệnh nhân chứa kháng thể lgG và
lgA kháng kháng nguyên pili, protein màng ngoài, LPS
o Chưa có phản ứng nhạy, chính xác vì kháng nguyên không đồng nhất, kháng thể
xuất hiện chậm
 Không thay thế cho việc cấy vi khuẩn
- PCR: Khuếch đại trình tự gen đặc hiệu: 16S rARN, gen opa
- Miễn dịch: Sau khi nhiễm vi khuẩn lậu vẫn có thể tái nhiệm vì không có kháng thể
bảo vệ
- Điều trị và phòng ngừa:
o Điều trị:
 Penicilin và kháng sinh chọn lọc. Nếu lậu cầu còn nhạy cảm: 10 triueej
đơn vị/ ngày x 5-10 ngày
 Nếu lậu cầu đã đề kháng: 5 triệu đơn vị penicilin procain + 1g probenecid
+ Ceftriaxone 1gx1M + Spectinomycin 2gx1M
 Trường hợp mạn tính: kết luận điều trị thành công khi nuôi cấy 3 lần âm
tính liên tiếp cách nhau 1 tuần
- Phòng ngừa
o Phải kết hợp biện pháp y tế - xã hội
o Phòng ngừa viêm mắt ở trẻ sơ sinh: nhỏ tetracylin 1%, erythromycine 0,5%,
nitrat bạc 1%
3. Bệnh giang mai (Treponema pallidum)
- Đặc điểm:
o Quan sát dưới kính hiển vi điện tử: VK gram (-), hình xoắn, mảnh dẻ (ốm),
mềm dẻo
o Vách tế bào xoắn khuẩn không cứng ngắc
o Khả năng di động do chức năng của một cấu trúc đặc biệt trong tế bào – tiêm
mao chu chất, không do tiêm mao ở bên ngoài
o Cấu trúc căn bản:
 1 trục nguyên sinh chất hình xoắn gồm nguyên sinh chất, màng nguyên
sinh chất, lớp mỏng peptidoglycan
 Màng ngoài gắn kết vừa lỏng lẻo vừa chặt chẽ với trục nguyên sinh
 Giữa màng ngoài và màng peptidoglycan có 1 hay nhiều sợi trục
- Hình thể:
o Khó nhuộm bằng phương pháp thông thường -> dùng pp nhuộm với Ag+ hoặc
kháng thể huỳnh quang -> quan sát dưới kính hiển vi nền đen
o Ngang 0,5 um, dài 6-15 um gồm 6-14 vòng xoắn
o Nhạy cảm với độ khô, bị diệt ở 60 độ C/ 30’, xà bông và nước
o Di động đặc trưng
o Chết nhanh khi ra khỏi cơ thể
o Không nuôi cấy được dòng gây bệnh, chỉ nuôi cấy được dòng không gây bệnh.
Dòng vi khuẩn dùng nghiên cứu là dòng Nichols
- Sinh cư
o Chỉ có ở người
o Tồn tại ở vùng kín, ẩm ướt của cơ thể
o Truyền nhiễm: quan hệ tình dục, mẹ truyền sang con, truyền máu
- Kháng nguyên
o Haptene lipid: không chuyên biệt
o Kháng nguyên protein: chuyên biệt của nhóm treponema (không hẳn là
nhiễm bệnh giang mai)
o Kháng nguyên polyosid: chuyên biệt của xoắn khuẩn giang mai
- Khả năng gây bệnh
o Giang mai thời kỳ I:
 Xoắn khuẩn xâm nhập qua da, niêm mạc vào hạch và máu
 Sau thời gian ủ bệnh 10 – 30 ngày, xuất hiện săng (chrance)
 Vài ngày sau, săng bị hoại tử, có hạch không đau
 6 – 8 tuần sau, săng tự lành

o Giang mai thời kỳ 2:


 Phát triển sau 6-8 tuần tổn thương ban đầu
 Tổn thương ngoài da xuất hiện toàn thân và kéo dài gọi là đào ban giang
mai (xuất hiện toàn thân) ; các hạch, xương, khớp, mắt sưng to

o Giang mai thời kì 3:


 Xuất hiện vào năm thứ 3 và kéo dài nhiều năm với loét ngoài da và gôm
giang mai nội tạng xuất hiện. Các tổn thương không lan tỏa nhưng hủy
hoại cơ thể:
 Giang mai lành tính: tạo củ giang mai hay gôm loét
 Giang mai tim mạch (80-85%): viêm động mạch chủ
 Giang mai thần kinh (5-10%): tổn thương tủy sống, não, liệt, rối
loạn tâm thần

- Giang mai bẩm sinh:


o Nhiễm thai nhi vào tháng thứ 4 của thai kỳ qua nhau thai
o Làm ngưng sự phát triển của thai nhi, sinh non hay thai chết ngay sau sinh
o Trẻ sinh ra có tổn thương giang mai thời kỳ 2 hay gôm loét ở vách mũi, vòng
họng ( hội chứng Hotchinson ) (giang mai thời kỳ III). 10-20 năm sau, thay đổi
sinh lý, thần kinh, tâm thần và khiếm khuyết trí lực
 Cần thử máu cho sản phụ 3 lần ( tháng thứ 4,6,9 của thai kỳ)
- Chẩn đoán
o Xét nghiệm trực tiếp (giang mai thời kỳ I)
 Bệnh phẩm: dịch tiết trên bề mặt săng
 Quan sát dưới kính hiển vi nền đen
o Xét nghiệm gián tiếp
 Dựa trên đáp ứng miễn dịch của bệnh nhân, có 2 loại:
 Xuất hiện kháng thể không đặc hiệu ( Reagin )
 Xuất hiện kháng thể đặc hiệu
o 1988, trình tự gen được giải mã -> phát hiện bằng PCR các trình tự gen đặc
hiệu (PTN)
o Phản ứng không đặc hiệu
 Nguyên tắc: kháng thể không đặc hiệu của giang mai kết hợp với các
lipoid (kháng nguyên) mô động vật
 Phản ứng (-): chắc chắn không nhiễm
 Phản ứng (+): làm tiếp phản ứng đặc hiệu
 Ưu điểm
 Tiện lợi
 Giá thành rẻ
 Không cần trang thiết bị, hóa chất đắt tiền
 Không cần điều kiện bảo quản đặc biệt
 Phản ứng cố định bổ túc thể:
 Phản ứng cố định bổ túc thể ( CFT )
 Wassermann và cộng sự thực hiện 1906
 Kháng nguyên: cardiolipin mô động vật (tim bò)
 Thực hiện:
o Huyết thanh bệnh nhân (KT) + cardiolipin (KN) + bổ thể
thêm
o Hồng cầu cừu + huyết thanh kháng hồng cầu cừu
o Nếu huyết thanh có có reagin, bổ thể giúp cho cardiolipin
kết hợp với reagin -> hồng cầu cừu không còn bổ thể để
oharn ứng với huyết thanh kháng HC cừu -> tan huyết
dương tính
o Nếu bệnh -> HC lắng xuống
 Phản ứng lên bông: VDRL, RPR
 VDRL: Huyết thanh bệnh nhân + kháng nguyên cardiolipin -> lên
bông
 RPR: không phát hiện trực tiếp xoắn khuẩn giang mai, phát hiện
các kháng thể không đặc hiệu => Huyết thanh bệnh nhân + kháng
nguyên cardiolipin + cholin + hạt than => kết tủa đen
o Nhạy: 70-80% giang mai thời kỳ 1
o 99-100%: giang mai thời kỳ 2
 Phản ứng đặc hiệu
 Xoắn khuẩn giang mai dòng Nichols dùng làm kháng nguyên
 Phản ứng bất động xoắn khuẩn (TPI)
o Nelson và Mayer tìm ra 1949
o Bất động vi khuẩn do kháng thể chuyên biệt và bổ thể trong
điều kiện kỵ khí sau 6-18h
o Quan sát kính hiển vi nền đen
 Phản ứng miễn dịch huỳnh quang (FTA)
o Falcon, Deacon, Harris tìm ra 1957
o Các bước tiến hành:
 Cố định xoắn khuẩn giang mai (kháng nguyên) trên
lam
 Huyết thanh bệnh nhân (nếu bệnh nhân bị bệnh sẽ có
kháng thể kết hợp với kháng nguyên )
 Huyết thanh kháng globulin miễn dịch của người có
đánh dấu huỳnh quang fluorescein isothiocynate ->
kết hợp với kháng thể IgM và IgG gắn với xoắn khuẩn
của bệnh nhân
o Quan sát kính hiển vi huỳnh quang
 Phản ứng PTA-Abs:
o Huyết thanh bệnh nhân pha loãng với xoắn khuẩn dòng
Reiter không gây bệnh -> loại bỏ kháng thể không đặc hiệu
o Thang đọc kết quả
 (-): âm tính
 (+): 1+ đến 4+: Nếu 1+ -> nên làm lại phản ứng
o Nhạy: 85% giang mai thời kỳ 1. 99-100% giang mai thời kỳ
2. 95% giang mai thời kỳ 3
 Phản ứng ngưng kết hồng cầu (TPHA)
o Dễ thực hiện hơn FTA-Abs
o Không nhạy bằng FTA-Abs đối với bệnh nhân giai đoạn I
o Hồng cầu cừu + kháng nguyên xoắn khuẩn giang mai dòng
Nichols + huyết thanh bệnh nhân
 Nếu có kháng thể -> HC ngưng lập
 Ống chứng: không có kháng nguyên xoắn khuẩn
giang mai dòng Nichols
 Phản ứng kết dính các tiểu phần (TP-PA):
o Tương tự phản ứng ngưng kết hồng cầu
o Hồng cầu cừu được thay bằng -> kháng nguyên bao phủ
gelatin
 Phản ứng ELISA
o Kháng nguyên xoắn khuẩn giang mai
o Nếu có kháng thể -> kết hợp kháng nguyên
o Enzym (peroxidase) -> kết hợp với phức hợp kháng nguyên
– kháng thể đổi màu
o Điều trị
 Muối arsenic,cyanure thủy ngân,...
 Penicylin được dùng từ năm 1943, hiệu quả diều trị phụ thuộc vào thời
gian bệnh, liều dùng và thời gian sử dụng
 Đạt nồng độ thích hợp
 Duy trì nồng độ trong thời gian dài vì thời gian thế hệ dài (30-33
giờ)
 Dùng procain penicilin G
 Giang mai thời kỳ I,II: Penicilin (1 triệu đơn vị x 2/ngày x 15 ngày)
 Giang mai thời kỳ III: Penicilin (1 triệu đơn vị x 2/ngày x 30 ngày)
 Dị ứng penicilin: Erythromycin, tetracyclin 500mgx4/ngày x 15 ngày
 Azithromycin 2g
 Ceftriaxone 1g
4. Bệnh hạ cam mềm (Haemophilus dureyi)
- Đại cương:
o Là bệnh nhiễm trùng có tính chất cấp tính, lây lan khi quan hệ với người bị
nhiễm bệnh
o August Ducrey phát hiện năm 1889
o Chỉ tìm thấy ở người
o Chết nhanh chóng ngoài cơ thể
o Gặp ở các nước nhiệt đới, kém phát triển
o Bộ gen đã được giải mã năm 2000
- Hình dạng:
o Trực khuẩn Gram (-), xếp thành chuỗi dài, không di động
o Cần môi trường giàu chất dinh dưỡng
 33 oC
 10% CO2
 Thạch chocolate có bổ sung IsoVitableX
 Vancomycin
- Khả năng gây bệnh
o Thời gian ủ bệnh 3-7 ngày
o Từ 1 mụn mủ trở thành vết loét gọi là săng hạ cam mềm (chrane), đường kính
2-20mm
o Săng hạ cam mềm sưng, không cứng, đau
o Có hoặc không có hạch. Hạch sưng to, có mủ, tạo lỗ dò máu, mủ -> tạo săng
mới
o 10% nhiễm cùng với giang mai
- Chẩn đoán
o Vi khuẩn học
 Mẫu bệnh phẩm từ các vết loét
 Nuôi cấy trên môi trường chọn lọc
 Độ nhạy chỉ đạt 80% -> dùng -> 1 môi trường để nuôi cấy
o Miễn dịch huỳnh quang
o Multiplex – PCR: Phát hiện H. Ducreyi, T. Pallidum và HSV (Roche)
- Điều trị
o Azithromycin 1gx1PO
o Ceftriaxone 250 mg x 1 M
o Erythromycin 500 mg x 3 lần/ngày x 7 ngày
o Ciprofloxacin 500 mg x 2 lần/ngày x 3 ngày
5. Viêm niệu đạo không do lậu cầu ( NGU )
- Nhiễm trùng đường tiết niệu không do lậu cầu
o Chlamydia trachomatis: 30-50%
o Ureaplasma urealyticum: 25%
o Khác: 25%
Chlamydia trachomatis
- Đặc điểm – sinh sản:
o Tròn, nhỏ 0,25 um, thay đổi hình dạng trong chu kỳ sinh sản
o Bộ gen đã được giải mã, có kích thước 500-1000 kb, gồm cả ARN và ADN
o Nhạy cảm với nhiệt -> phụ thuộc tế bào ký chủ để sinh năng lượng và không
thể tổng hợp ATP
o Sinh sản:
 Thể sơ khởi (0,3 um) gắn vào thụ thể đặc hiệu trên tế bào nhạy cảm, xâm
nhập vào không bào thành thể ban đầu nằm trong tế bào chất
 Qua các biến dưỡng và sử dụng ATP của tế bào ký chủ, vi khuẩn trong
thể ban đầu to lên thành thể ẩn nhập ( gồm nhiều thể sơ khởi )
 Sau 7-21 ngày, tế bào vật chủ bị vỡ, phóng thích 100-1000 vi khuẩn ( thể
ẩn nhập ), tiếp tục xâm nhập tế bào mới
- Khả năng gây bệnh
o (75% phụ nữ, 25% nam giới không có triệu chứng rõ ràng)
 Khi bị thực bào, vi khuẩn cản trở sự hòa màng với không bào của các
thực bào nên không bị enzym phân giải
 Sản xuất độc tố protein không bền với nhiệt
 Cạnh tranh với tế bào ký chủ để lấy chất dinh dưỡng
 C. Trachomatis gây bệnh ở đường sinh dụng, hô hấp, mắt
o Do các loại huyết thanh khác nhau
 C. Trachomatis có 15 loại huyết thanh -> gây các bệnh khác nhau ở
người
 Đau mắt hột: do huyết thanh nhóm A và C
 Các bệnh đường sinh dục: do huyết thanh nhóm D và K
o Do cấu trúc thành tế bào -> Ức chế quá trình ly giải
 Có màng ngoài LPS
 Không có peptidoglycan -> không phát hiện acid muric
 Chứa đường carboxylate
 Màng ngoài chứa protein giàu cystein ( CRP ) -> giữ vai trò tương tự
peptidoglycan
 Có khả năng phân chia trong tế bào vật chủ và sống ngoài tế bào vật
chủ
- Đau mắt hột:
o Viêm kết mạc mạn tính, có thể có bội nhiễm
o Nếu không điều trị -> viêm mi mắt mạn tính và tăng sinh mạch máu kết mạc ->
sẹo giác mạc, dị dạng kết mạc, mù
- Viêm kết mạc thể vùi
o Là nhiễm khuẩn kết mạc cấp tính
- Nhiễm khuẩn hô hấp
o Viêm tai, nghẹt mũi
- Nhiễm khuẩn đường sinh dục
o Nam giới: viêm niệu đạo, viêm mào tinh
o Nữ giới: viêm cổ tử cung, viêm vòi tử cung
 10-40% phụ nữ không điều trị sẽ bị biến chưng viêm khung cậu
 Bệnh hột xoài: 1 vết nhỏ ở cơ quan sinh dục, hạch cùng bên sưng to. Nếu
không điều trị, hạch vỡ mủ, bội nhiễm, nghẽn đường bạch huyết với biến
chứng phù chân voi
- Phát hiện:
o Bệnh phẩm: dịch tiết ra đường sinh dục, đàm, dịch phổi, kết mạc
o Quan sát trực tiếp: Nhuộm bằng phương pháp Giemsa
 Thể sơ khởi màu tím
 Thể ban đầu màu xanh lơ
 Thể ẩn nhập màu đậm
 Nhân tế bào màu tím sẫm
o Phân lập vi khuẩn: Môi trường McCoy ( cần bổ sung gentamycin): đặc hiệu, kết
quả sau 3-7 ngày
o Phản ứng huyết thanh học: tìm kháng thể IgM, phát hiện viêm phổi cấp ở trẻ em
 Kháng thể đơn dòng huỳnh quang: phát hiện protein màng ngoài ( LPS)
 ELISA
 Đầu dò ADN: dùng ADN trình tự bổ sung rARN
 Không đặc hiệu
o Nuôi cấy tế bào: môi trường McCoy
 Ưu điểm: Đặc hiệu
 Nhược điểm:
 Kết quả sau 3-7 ngày
 Cần kỹ thuật nuôi cấy tế bào và môi trường vận chuyển đặc hiệu
 Dễ bị ngoại nhiễm -> cần bổ sung gentamycin
 Nếu sau 48h -> bảo quản mẫu ở -70 độ C
- Điều trị
o 92 triệu ca nhiễm mới/năm/thế giới
o Nhạy cảm nhiều kháng sinh: doxycyclin, tetracyclin, rifampicin
o Phụ nữ có thai: erythromycin 40 mg/kg/ngày
o Liều duy nhất: Azithromycine
- Miễn dịch
o Thành tế bào chứa kháng nguyên exoglycolipid -> tạo tính miễn dịch yếu ->
vaccine
6. UREAPLASMA UREALYTICUM
- Thuộc họ Mycoplasmataceae
- Kích thước nhỏ 0,15 um
- Bộ gen đã được giải mã năm 1997
- Triệu chứng bệnh giống bệnh lậu:
o Nam giới: viêm đường niệu. Biến chứng: vô sinh
o Phụ nữ: viêm âm đạo, viêm vòi trứng. Biến chứng: sấy thai, sinh non
- Điều trị: tetracylin, quinolon, macrolid, doxycyclin
KIỂM SOÁT VÀ PHÒNG NGỪA
1) Ngăn ngừa bằng các biện pháp quan hệ an toàn
2) Cung cấp đủ BCS với giá cả hợp lý
3) Hỗ trợ điều trị sớm các bệnh nhân STI và người quan hệ
4) Điều trị STI thuộc chăm sóc sức khỏe căn bản
5) Dịch vụ hỗ trợ những đối tượng đặc biẹt
6) Điều trị đặc thù cho STI: thuốc đặc trị, người quan hệ, tư vấn
7) Nếu được, tầm soát cả đối tượng không có triệu chứng (lậu, nhiễm chlamydia)
8) Tuyên truyền phòng tránh HIV
9) Ngăn ngừa và chăm sóc các bệnh như giang mai bẩm sinh
10) Kinh phí của các tổ chức cá nhân và chính phủ cho việc ngăn ngừa và chăm sóc
STI

You might also like