You are on page 1of 32

NỘI TIẾT

I. HỆ NỘI TIẾT
1. KN
Hệ nội tiết bao gồm nhiều tuyến nằm rải rác trong cơ thể, tiết các
hormone, điều hòa các quá trình sinh lý của cơ thể.
2. Hệ nội tiết ở ĐV bậc thấp
Ở côn trùng có vài tuyến tiết H (juvenin; ecdison- kích thích lột xác) và
feramon
3. Hệ nội tiết ở ĐV bậc cao
Là hệ thống tuyến trong cơ thê người và động vật bậc cao. Chúng được
hình thành từ các tế bào tuyến điển hình, một phần nhỏ từ các tế bào thần kinh
tiết.
4. Ý nghĩa sinh học và ứng dụng của hệ nội tiết
Kiểm soát nhiều chức năng cơ thể quan trọng, bao gồm khả năng cơ thể
thay đổi calo thành năng lượng cung cấp cho các tế bào và các cơ quan.
Hệ thống nội tiết ảnh hưởng đến tim, xương và các mô phát triển, khả
năng sinh con. Nó đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển bệnh tiểu
đường, bệnh tuyến giáp, rối loạn tăng trưởng, rối loạn chức năng tình dục và một
loạt các rối loạn liên quan đến hormone khác.

II. HORMONE VÀ BẢN CHẤT, CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA HORMONE


1. ĐN: hormone là chất truyền tin do một bộ phận xác định của cơ thể tiết ra
(thường là tuyến nội tiết) theo máu đến tác dụng vào cơ quan đích.
2. Đặc tính:
+ Không đặc trưng cho loài.
+ Hoạt tính sinh học cao.
+ Mang tính đặc hiệu: tác dụng với 1 hoặc 1 nhóm cơ quan 🡪1 chức năng
nhất định của cơ thể.
3. Bản chất hoá học của hormone
•  Steroid: aldosteron, cortison (vỏ tuyến trên thận), testosteron (tinh
hoàn), estrogen và progesteron (buồng trứng).
- Protein:
+ Axit amin: adrenalin, noradrenalin (tủy trên thận)
+ Peptide ngắn: oxytoxin, vasopressin (vùng dưới đồi)
+ Polypeptide: insulin, glucagon (tuyến tụy)
+ Protein: hormone sinh trưởng (thùy trước tuyến yên).
4. Tác dụng của hormone
- Điều hòa sinh trưởng và phát triển: GH, thyroxin
-  Điều hòa trao đổi chất và năng lượng: thyroxin, insulin, glucocorticoit.
- Điều hòa cân bằng nội môi: ADH, canxitonin
- Điều tiết sự thích nghi của cơ thể với môi trường: adrenalin,
noradrenalin.
-  Điều tiết quá trình sinh sản: androgen, oestrogen.
5. Cơ chế tác dụng của hormone
5.1. Cơ chế tác động thông qua chất truyền tin thứ hai
- Các hoocmon có bản chất là protein hoặc peptit và axít amin là tác dụng
như "các chất truyền tin thứ hai”
- Các hormone được gọi là "các chất truyền tin thứ nhất" được truyền theo
máu mang thông tin đến các tế bào. Khi đã được tiếp xúc với màng của tế bào
chúng sẽ được gắn kết với các thụ cảm thể đặc hiệu có sẵn trên màng.
- Phức hợp: hormone - thụ cảm thế mới được hình thành thông qua các
phần tử kết hợp là G - protein trên màng sẽ phản ứng với ba hệ thống đáp ứng
khác nhau trên màng là:
- Hệ thống adenylylcyclaza - AMP vòng (AMPv);
- Hệ thống calci – calmodulin;
- Hệ thống phospholipaza - phospholipit.
5.1.1. Hệ thống adenylylcyclaza - AMPv
- Protein G còn có tên gọi là G - protein là một chất trung gian, nó được
gọi là G - protein vì protein có khả năng kết hợp với guanylnucleotid hoặc ở
dạng GDP (guanosine diphotphate) hay ở dạng GTP (guanosine triphotphate).
Nhưng chỉ có GTP mới có tác dụng để hoạt hoá adenylylcyclaza một enzim
được gắn trên màng sinh chất. Các GDP không có được tác dụng này.
- Nhờ có phức hợp hormone - thụ cảm thể đặc hiệu mới được hình thành
đã có tác dụng xúc tác để chuyển GDP thành GTP. Khi receptor thụ cảm thể còn
ở dạng tự do chưa được kết hợp với hoocmon, thì không có được tác dụng này.
- Enzim adenylycylclaza được hoạt hoá sẽ xúc tác cho quá trình hình
thành AMPv từ adenosintri photphat (ATP) với sự có mặt của ion Ca++. AMPv
được gọi là "chất truyền tin thứ hai".
- AMPv sẽ kích thích sự hoạt động của enzim protein kinaza (chuyển
chúng sang dạng hoạt động).
- Enzim protein kinaza hoạt động sẽ hoạt hoá các enzim khác qua con
đường chuyển hoá ở nội bào bằng cách photphoryl hoá các kinaza của chúng,
làm thay đổi các quá trình chuyển hoá vật chất trong tế bào.
- Hoạt động của AMPv được kết thúc bằng sự thủy phân của nó do enzim
photphodiesteraza xúc tác và trở thành dạng AMP không hoạt động.
5.1.2. Hệ thống calci - calmodulin
- Nếu các hormone được kết hợp với các thụ cảm thể trên màng thông qua
một G - protein đặc hiệu, sẽ có tác dụng làm hoạt hoá kênh Canxi ở trên màng
nên đã làm cho canxi từ dịch ngoại bào được chuyển vào trong nội bào.
- Số canxi dự trữ tại các túi lưới nội chất và ty thể cũng được huy động và
giải phóng ra. Lượng canxi nội bào sẽ tăng lên đáng kể, được kết hợp với các
loại protein đặc hiệu ở trong bào tương là calmodulin.
- Phức hợp canxi - calmodulin với các tỷ lệ khác nhau sẽ làm tăng hoặc
giảm hoạt tính của các loại enzim phụ thuộc vào canxi trong nội bào.
🡪nồng độ của các chất chuyển hoá trong tế bào biến đổi đáp ứng với hormone

III. SINH LÝ CÁC TUYẾN NỘI TIẾT


Bệnh lý/sự thay đổi sinh lí của các tuyến nội tiết
-Thay đổi hormone (tiêm / uống)
- Hỏng thụ thể
-Ưu năng/nhược năng các tuyến
- Vai trò các loại hormone
- Con đừờng điều hòa tạo ra hormone

1. TUYẾN YÊN
1.1. Hormone sinh trưởng GH (Growth hormone)/ STH
a. Tác dụng: Điều hòa sự sinh trưởng chung của cơ thể:
- Kích thích sự phân bào.
- Tăng kích thước và thể tích tế bào.
- Làm chậm sự cốt hóa của sụn liên hợp.
- Tăng tổng hợp protein của cơ thể.
- Tăng dị hóa mỡ.
- Tăng glucose huyết.
b. Các bệnh liên quan tới hormone tuyến yên
* ưu năng tuyến yên
- Bệnh khổng lồ do u tuyến yên - thường bị tiểu đường (xảy ra trong giai
đoạn đang phát triển)
- Bệnh to đầu chi (xảy ra trong giai đoạn trưởng thành)
* nhược năng tuyến yên
-thiếu GH từ nhỏ: mức độ phát triển cơ thể giảm rõ rệt, thường vô sinh
- trường hợp có GH nhưng thiếu somatomedin (gan tiết ra) 🡪 GH không
có tác dụng đầy đủ.
1.2. Hormon kích thích sinh dục
•  Kích nang tố FSH (Follicle stimulating hormone)
- Kích thích sự phát triển các bao noãn trong buồng trứng.
- Kích thích sự tạo thành các tinh tử trong các ống sinh tinh của tinh
hoàn.
• Kích hoàng thể tố LH (Luteinizing hormone)
- Kích thích các tế bào trứng chín và ra khỏi bao noãn (rụng trứng).
- Giúp hình thành thể vàng để tiết oestrogen và progesteron.
- Kích thích tạo các hormon sinh dục nam trong tế bào kẽ (leydig)
của tinh hoàn
1.3. Hormone gây tiết sữa (kích nhũ tố): Prolactin
- Kích thích tuyến sữa tiết sữa
- Kích thích tiết oestrogen và progesteron.
- Prolactin chỉ thể hiện tác dụng tiết sữa sau khi gây tiết đủ lượng
oestrogen và progesteron.
•  Kích thích vỏ tuyến thượng thận tiết nhiều hormon
1.5. Kích hắc tố MSH
•  Gây sẫm màu da do tăng tổng hợp sắc tố melanine.
•  Ở nhiều động vật, sự phân bố sắc tố da giúp động vật tự ngụy trang
tránh kẻ thù.
1.6. Oxytoxin:
- Tăng co bóp của các cơ trơn tử cung.
- Tăng co cơ trơn tuyến vú gây bài xuất sữa.
1.7. Vasopressin (ADH, Antidiuretic hormone):
- Gây co động mạch nhỏ làm tăng áp lực trong các động mạch.
ĐIỀU HOÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TUYẾN YÊN
* Điều hòa bằng lượng hormon của các tuyến được tuyến yên kích thích
(feedback)
- Điều hòa bởi vùng dưới đồi: vùng dưới đồi tiết ra các yếu tố ức chế hoặc
tăng giải phóng hormone tuyến yên.
VD: GRH (Growth releasing hormone)
GIH (Growth inhibiting hormone)

2. TUYẾN GIÁP: Hormone Thyroxin, Canxitonin


a. Thyroxin gồm T4 (Thyroxin) và T3(Triiodothyroxin) có vai trò:
+ Tăng cường trao đổi chất, sinh nhiệt.
+ Điều hòa sinh trưởng và phát triển cơ thể.
+ Tham gia điều hoà thần kinh thực vật.
Bệnh tuyến giáp
* Ưu năng - Biếu cổ lồi mắt
+ Tirozin tăng do một loại kháng thể sinh ra từ miễn dịch gắn với thụ thể
của TB tuyến giáp - chất này tác động giống TSH -gọi là TSI 🡪 tuyến giáp tăng
tiết TH (tirozin) nhưng lượng TSH ở tuyến yến giảm gây các triệu chứng bệnh
* Nhược năng: biếu cổ lành tính- biếu cổ thiếu iot
+ Thiếu Iot không đủ để tổng hợp đủ tirozin: các TB nang tuyến yên vẫn
tổng hợp thyroglobulin, tirozin thiếu 🡪 không đủ ức chế tuyến yên bài tiết TSH
nên TSH trong máu tăng lên 🡪 tuyến giáp to do nhiều thyroglobin được sản xuất
và tích lũy trong nang tuyến.
b. Canxitonin:
Làm giảm canxi trong máu:
+ Tăng sử dụng canxi để tạo xương.
+ Giảm tái hấp thu canxi ở thận.

3. TUYẾN CẬN GIÁP: Hormone parathormone (PTH)


Parathormone làm tăng canxi huyết:
+ Tăng giải phóng canxi từ xương vào máu.
+ Tăng hấp thu canxi ở ruột.
+ Tăng tái hấp thu canxi ở thận.
4. TUYẾN TUỴ: Hormone insulin và glucagon
•  Insulin:
- Giảm lượng đường trong máu:
+ Tăng tổng hợp glycogen dự trữ trong gan và cơ từ glucose huyết.
+ Tăng chuyển glucose vào chu trình Krebs.
+ Tăng sử dụng sản phẩm chuyển hóa trung gian của glucose để
tổng hợp lipid, protein.
•  Glucagon:
- Tăng lượng đường máu: tăng phân giải glycogen thành glucose để đưa
vào máu
🡪 Điều hòa đường máu

5. TUYẾN TRÊN THẬN


a. Hormone phần vỏ tuyến trên thận
- Mineralcorticoid (aldosteron): Tăng bài tiết K+, làm tăng tái hấp thu
Na+ ở ống thận để tăng giữ nước cho cơ thể.
- Glucocorticoid (cortison, cortisol, corticosteron):
Trong đó, cortisol có tác dụng mạnh nhất.
+ Tăng đồng hóa gluxit (tăng tổng hợp glycogen).
+ Tăng sử dụng protein, lipid.
+ Giúp cơ thể chống stress.
- Các hormone giới tính: nam (androgen), nữ (oestrogen) tạo các đặc tính
sinh dục phụ
b. Hormone phần tuỷ tuyến trên thận
- Adrenalin (epinephrine) làm tăng đáp ứng đối ngoại của cơ thể:
+ Làm tim đập nhanh và mạnh è tăng huyết áp tâm thu.
+ Gây co mạch máu dưới da và ruột.
+ Gây dãn mạch ở cơ vân, ở tim và ở não.
+ Gây dãn đồng tử.
+ Co cơ dựng lông.
+ Tăng phân giải glycogen thành glucose, tăng đường huyết tạo
năng lượng.
- Noradrenalin (norepinephrine):
+ Làm tim đập chậm, nhưng tác dụng yếu.
+ Co mạch toàn thân và tăng huyết áp tâm thu, tâm trương.
+ Các tác động giống với adrenalin nhưng yếu hơn

Điều hòa hoạt động tuyến trên thận


- Theo cơ chế điều hòa ngược (do lượng hormone tuyến thượng thận,
stress, huyết áp…).
Rối loạn hoạt động tuyến trên thận
- Bệnh addison: do thiếu anđrogen và cortizon. Giảm đường huyết, mất
cân bằng Na/ K, nồng độ Na máu giảm, K máu tăng , mất nước, HA giảm .
ACTH kích thích sản xuất nhiều melanin gây ứ đọng các mảng sẫm màu gọi
bệnh đồng đen.
- bệnh cushing: do u vỏ tuyến trên hoặc u TB tiết rối loạn chuyển hóa
lipit và protein làm tăng đường huyết, tăng HA, phù nề, khối lượng giảm
- hội chứng nam hóa: tăng androgen
- hội chứng kém mẫn cảm androgen: bề ngoài là nữ nhưng NST XY, do có
testosteron nhưng thiếu thụ thể tiếp nhận
TUẦN HOÀN

I- TIẾN HÓA HỆ TUẦN HOÀN


1. ĐV chưa có HTH
- Đối tượng: ĐV đơn bào hoặc 1 số ĐV đa bào: thủy tức, giun dẹp,...
- Đặc điểm cơ thể: KT nhỏ, S/V lớn, các TB cơ thể có thể trao đổi trực
tiếp với môi trường ngoài
2. ĐV đã có HTH
- Các TB trong cơ thể đa bào có KT lớn chỉ tiếp nhận các chất cần thiết từ
môi trường ngoài 1 cách gián tiếp thông qua MT trong là máu và dịch mô bao
quanh TB
- Máu và dịch mô vận chuyển các chất cần thiết từ ngoài vào trong TB
(Oxy và dinh dưỡng) và đưa các sản phẩm của quá trình dị hóa đến cơ quan bài
tiết để lọc, thải ra ngoài môi trường.
3. Tiến hóa của HTH
- Chưa có HTH (trao đổi chất trực tiếp vs MT) 🡪 có HTH (trao đổi chất
gián tiếp)
- HTH hở 🡪 kín
- HTH đơn (một vòng tuần hoàn) 🡪 kép (2 vòng tuần hoàn)
- Tim 2 ngăn 1 vòng TH 🡪 3 ngăn 2 vòng TH máu pha nhiều 🡪 tim 3
ngăn máu pha ít 🡪 tim 4 ngăn 2 vòng TH

II. PHÂN LOẠI CÁC HTH


1. HTH hở
- ĐT: thân mềm, chân khớp – cơ thể thường có KT nhỏ
- Sơ đồ HTH hở:

- HTH hở có các đặc điểm chủ yếu sau:


+ tim đơn giản
+ đường đi của máu: máu được tim bơm vào ĐM đến khoang cơ
thể. Tại đây máu được trộn với nước mô tạo thành hỗn hợp máu - nước
mô. Máu tiếp xúc và TĐC trực tiếp với các TB của cơ thể sau đó đi vào
tĩnh mạch về tim.
+ Máu chứa sắc tố hô hấp làm tăng khả năng vận chuyển O2. Sắc tổ
chứa đồng (hemoxianin) làm máu có màu xanh nhạt
+ Máu chảy trong ĐM với áp lực thấp, tốc độ chậm
+ khả năng điều hòa và phân phối máu đến cơ quan kém
- HTH hở chỉ vận chuyển dinh dưỡng và sản phẩm bài tiết, không tham
gia hô hấp (TB cơ thể TĐK trực tiếp với không khí qua hệ thống ống khí) 🡪 vẫn
có hiệu quả TĐK nhanh

2. HTH kín
- ĐT: mực ống, bạch tuộc, giun đất, ĐV có xương sống
- Máu vận chuyển trong 1 hệ thống kín gồm tim và hệ mạch
- HTH kín có các đặc điểm:
+ Tim cấu tạo phức tạp (gồm nhiều ngăn.)
+ Máu từ tim đi lưu thông liên tục trong mạch kín, có ĐM, TM,
MM, tim. Máu TĐC với các TB của cơ thể qua thành MM
+ Máu chửa sắc tố hô hấp làm tăng khả năng vận chuyển Oxy. Sắc
tố hô hấp chứa Fe làm máu có màu đỏ.
+ Máu chảy trong ĐM có áp lực cao, tốc độ nhanh
+ Tốc độ điều hòa và phân phổi máu đến các cơ quan nhanh

- Sơ đồ HTH kín

So sánh HTH kín và hở:


a. HTH đơn
- Đại diện: cá ...
- Tim có 2 ngăn: 1 nhĩ, 1 thất
- Đường đi của máu: tâm thất bơm máu giàu CO2 lên MM mang thực hiện
TĐK với MT nước, máu giàu O2 chảy trong ĐM đến cơ quan TĐC với TB. Sau
khi TĐC, máu giàu CO2 theo TM về tim.
b. HTH kép
- ĐT: ĐV có phổi: lưỡng cư, bò sát, chim thú
- các mức độ biến đổi của tim:
+ tim lưỡng cư 3 ngăn: 2 TN, 1 TT. Máu ở TT là máu pha bơm đi
nuôi cơ thể và bơm lên phổi và da để TĐK.
+ tim bò sát 4 ngăn: 2 TN, 2 TT nhưng vách ngăn giữa 2 TT là vách
ngăn hụt nên 1 phần máu trong TT bị pha trộn (máu trong TT trái được
bơm lên ĐM chủ, máu trong TT phải bơm lên phổi). Riêng cá sấu có 4
ngăn riêng biệt nhưng máu vẫn pha do có ống thông ĐM (nối giữa ĐM
chủ và ĐM phổi)
+ tim chim và thú có 4 ngăn: 2 TN, 2TT. máu giàu O2 được TT trái
bơm lên ĐM chủ đến cơ quan, máu giàu CO2 được TT phải bơm lên phổi
để TĐK

3. Những đặc điểm thích nghi về tim của HTH kép


- Lưỡng cư : Tim 3 ngăn ( 2TN + 1TT). Phần lớn máu nghèo oxy từ TN
phải vào ĐM phổi — da và phần lớn máu giàu oxy từ TN trái vào tuần hoàn hệ
thống. Khi ếch ở dưới nước dòng máu được ngăn không cho tới phổi (vì lúc đó
phổi không HĐ) mà tới da để TĐK.
- Các loài ĐV có vú và chim có tim 4 ngăn giúp thích nghi với đặc điểm
sống đẳng nhiệt cần nhiều NL – cần cung cấp nhiều O2 tới mô – cần vòng tuần
hoàn có tốc độ cao, 2 vòng TH độc lập, tim khỏe, khối lượng máu lớn

III. SINH LÝ TIM


1. Cấu tạo cơ tim
- Cơ tim là một hợp bào. Vùng tối cắt ngang sợi cơ tim trong được gọi là
đĩa xen. Tại mỗi đĩa xen các mảng tế bảo hợp nhất với nhau tạo thành mối nổi
“truyền dẫn" thẩm qua được (khe nổi) cho phép các ion khuếch tán một cách
nhanh chóng — các ion di chuyển một cách dễ dàng trong dịch nội bào theo suốt
chiều dài sợi cơ tìm, điện thể hoạt động dễ dàng chạy từ một tế bào cơ tim sang
tế bào tiếp theo, qua các đĩa xen. TN và TT là 2 hợp bào khác nhau.
- Điện thế hoạt động không được dẫn truyền trực tiếp từ tâm nhĩ sang tâm
thất mà được dẫn truyền nhờ hệ thống dẫn truyền đặc biệt gọi là bỏ nhĩ thất (bó
AV), do đó TN co trước TT 1 khoảng thời gian ngắn.

2. Cơ chế cơ tim
a. Điện thế màng TB cơ tim
* Điện thế màng
- Bên trong âm (-90mV), bên ngoài dương
- Trong tế bào: K+ cao; Na+ và Ca2+ thấp hơn bên ngoài TB
- Bơm 3Na+/2K+-ATPase
- K+ được thẩm thấu ra ngoài qua kênh IK1
* Điện thế hoạt động
-Điện thế HĐ có hai loại
Loại đáp ứng nhanh: TB cơ tim binh thường, sợi Purkinje
Loại đáp ứng chậm: nút xoang, nút nhĩ thất
- Trong cơ tim, điện thế hoạt động được tạo ra do mở kênh natri nhanh
kích hoạt điện thế và một tập hợp hoàn toàn khác các kênh canxi typ L, chúng
được gọi là kênh canxi - natri.
- Điện thế hoạt động được tạo ra do mở hai loại kênh: (1) kênh natri
nhanh kích hoạt điện thế như trong cơ vân và (2) các kênh canxi typ L (kênh
canxi chậm), được gọi là kênh canxi - natri. Tập hợp các kênh này khác với kênh
natri nhanh, chúng mở chậm, chỉ mở trong vài 1/10s. Trong thời gian này, một
lượng lớn ion canxi và natri đi qua các kênh này vào trong sợi cơ tim, và duy trì
khử cực một thời gian dài, tạo ra cao nguyên trong điện thế hoạt động. Hơn nữa,
các ion canxi đi vào trong giai đoạn cao nguyên kích hoạt quá trình co cơ.
- Đồng thời điện thế hoạt động kéo dài và hiện tượng cao nguyên còn là
do: ngay sau khi bắt đầu điện thế hoạt động, tính thấm của màng cơ tim với ion
kali giảm xấp xỉ 5 lần, có lẽ là do dòng canxi đi vào quá mức từ các kênh canxi
chỉ cho vào.
b. Cơ chế co cơ
- Khi điện thể hoạt động đi qua màng cơ tim, điện thế hoạt động lan rộng
bên trong các sợi cơ tim.
- Khi điện thế HĐ truyền đến màng ống T thì kênh Ca phụ thuộc điện thế
trên màng ống T mở ra — Ca đi vào, sau đó hoạt hóa kênh giải phóng Ca
(receptor ryanodin) trên mảng mạng nội cơ tương.
- Sức co bóp của cơ tim phụ thuộc vào nồng độ ion canxi trong dịch ngoại
bào.
- Các ion canxi khuếch tán vào các tơ cơ và xúc tác các phản ứng hóa học
xúc tác cho sự trượt của các tơ actin và myosin dọc theo tơ cơ làm cơ co..
- Kết thúc giai đoạn cao nguyên của điện thể hoạt động ở tim, dòng canxi
đi vào trong sợi cơ đột ngột ngừng lại, ion canxi trong cơ tương nhanh chóng
được bơm ra khỏi sợi cơ vào mạng nội cơ tương và khoảng dịch ngoại bảo ở ống
T. Sự vận chuyển canxi trở lại mạng nội cơ tương là nhờ sự hỗ trợ của một bơm
canxi - adenosin photphat (ATPase). Ion canxi cũng được đẩy ra khỏi tế bào nhờ
vận chuyển ngược chiều natri - canxi. Natri đi vào tế bào trong vận chuyển
ngược này sau đó sẽ được đẩy ra ngoài tế bào bởi bơm natri – kali.

3. Đặc tính sinh lí của cơ tim


a. Tính hưng phấn
- Là khả năng đáp ứng với kích thích của cơ tim, khi hạch tự động của tim
phát ra xung điện, các xung điện lan truyền đến các cơ tim và làm cơ tim co
b. Quy luật “tất cả hoặc không có gì”
- Nếu các KT có cường độ dưới ngưỡng tác động vào tim thì các TB cơ
tim không có (không đáp ứng). nếu các KT có cường độ tới ngưỡng hoặc trên
ngưỡng tác động vào tim thì tất cả các TB cơ tim đều co mạnh gần như cùng lúc
- Nguyên nhân: Tim có tính tự động là do giữa 2 TB cơ kế tiếp nhau có
kênh ion chung. Cấu trúc này cho phép điện thế hoạt động lan truyền rất nhanh
từ TB cơ này đến TB cơ khác làm các TB cơ tim gần như đồng thời, tạo áp lực
lớn đẩy máu vào ĐM.
c. Tính tự động của tim (tính dẫn truyền)
- Tim bị cắt rời khỏi cơ thể thì vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng nếu
được nuôi dưỡng trong dung dịch sinh lí có đủ O2 và nhiệt độ thích hợp 🡪 tim
co dãn tự động theo chu kì tim, đây là khả năng dẫn truyền xung động của sợi cơ
tim và hệ thống TK tim. Cơ tim và hệ thống nút dẫn truyền xung động có vận
tốc dẫn truyền khác nhau.
- Ý nghĩa: tạo ra sự HĐ thống nhất và có chu kì giữa các phần của tim
gồm các GĐ tâm nhĩ thu, tâm thất thu, tâm trương toàn bộ lặp đi lặp lại một cách
nhịp nhàng.
- Nguyên nhân: Do có hệ dẫn truyền tim gồm nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất,
bó HIS, mạng puốc-kin. Nút xoang phát xung động với tần số 70-80 xung/ phút)
(Tim đập theo tần số phát xung của nút xoang còn theo các xung khác là lạc
nhịp). Nút nhĩ — thất phát xung động với tần số 40 – 60 chu kì/ phút. Bó His
phát xung động với tần số 30 – 40 chu kì/ phút.
- Nguyên nhân của dẫn truyền chậm: Sự dẫn truyền chậm trong các sợi
chuyển tiếp, nút và xuyên qua các sợi bó A-V chủ yếu là sự giảm số lượng
các khoảng trống tiếp giáp giữa các tế bào kế tiếp trên đường dẫn truyền
vì vậy có sự chống lại lớn đến dẫn truyền kích thích các ion từ sợi này dẫn
đến sợi kế tiếp. Vì vậy, mỗi tế bào kế tiếp chậm được kích thích hơn.
d. Tính trơ có chu kì
- Khái niệm: là tính không đáp ứng với các kích thích có chu kì. Tính trơ
của tim được thể hiện:
+ nếu KT vào tim lúc tim đang co thì tim không đáp ứng. Giai đoạn
tim đang co không đáp ứng bất kì KT nào gọi là giai đoạn trơ tuyệt đối
của tim
+ nếu KT vào lúc tim đang dãn thì tim đáp ứng bằng 1 lần co bóp
phụ gọi là ngoại tâm thu. Sau ngoại tâm thu thì tim dãn nghỉ, thời gian
nghỉ của tim kéo dài hơn bình thường gọi là nghỉ bù. Đồ thị:

4. Chu kì hoạt động của tim


a. Khái niệm : là mỗi lần co bóp và dãn nghỉ của tim
b. Các giai đoạn của 1 CK tim:
- Mỗi chu kì tim gồm 3 pha: nhĩ co (nhĩ dãn), thất co (thất dãn), dãn
chung
+ mỗi chu kì tim khoảng 0,8s trong đó TN co 0,1s, TN dãn 0,7s, TT
co 0,3s, dãn 0,5s) thời gian của tim co (TN và TT) 0,4s và thời gian giãn
của tim 0,4s.
+ trong 1 phút có khoảng 5chu kì tim hay 1 phút có 75 lần tim đập.
trong mỗi chu kì tim máu vận chuyển các buồng tim theo các giai đoạn
sau:
* Giai đoạn TN co: Khi TN co, áp suất trong TN tăng cao làm van nhĩ thất mở,
máu chuyển từ TN-TT (0,1s) 🡪TN dãn (0,7s)
* Giai đoạn TT co chia làm 2 thời kì
- Thời kì co đẳng tích: TT co, AS trong TT > AS trong TN làm van nhĩ
thất dóng. AS trong TT < AS trong ĐM nên van tổ chim chưa mở, máu vẫn ở
trong TT
- Thời kì co tống máu: TT co, AS trong TT > AS trong ĐM chủ và ĐM
phổi làm cho van tổ chim mở → tống máu vào ĐM
* Giai đoạn tim dãn chung
- Sau khi co TT dãn trong lúc TN vẫn đang dãn. Giai đoạn này gọi là giai
đoạn tâm trương toàn bộ. TT dãn thêm 0,1s, tiếp đó TN bắt đầu co, mở đầu cho
1 chu kì tim mới tiếp theo.
- TN co làm lượng máu còn lại tống xuống TT. Lượng máu trong giai
đoạn TN co chiếm khoảng 35 % tổng lượng máu từ TN xuống TT trong 1 chu kì
tim

5. Tiếng tim
- Khi dùng ống nghe, không nghe thấy tiếng mở van nhưng khi van đóng
gây biến động đột ngột về chênh lệch áp suất thì tạo nên rung động của lá van và
của dịch xung quanh, tạo thành tiếng lan khắp lồng ngực:
+ Tiếng 1 (tiếng tâm thu): “Bùm” – mạnh, trầm và dài (do tâm thất
co đẩy máu dội vào van nhĩ thất
+ Tiếng 2 (tiếng tâm trương): “Tặc” – nhẹ, thanh và ngắn (do sự
dội ngược của máu ở gốc độngmạch vào van bán nguyệt đã đóng)
- Thời gian từ tiếng thứ nhất đến tiếng thứ hai tương ứng (xấp xỉ) với tâm
thu (khoảng 0,3s) gọi là yên lặng ngắn. Thời gian từ T2 đến T1 sau ứng với (xấp
xỉ) tâm trương (khoảng 0,5s) gọi là yên lặng dài.
- Từ khác biệt trong tiếng tim 🡪 Các bệnh lí về van tim:
TIÊU HÓA
I. KHÁI NIỆM:
-Tiêu hoá là quá trình biến đổi thức ăn phức tạp lấy từ môi trường ngoài,
trở thành chất dinh dưỡng có thể hấp thu dược vào máu và vận chuyển đến tế
bào. Đây là quá trình biến đổi trung gian trong cơ quan tiêu hóa, tạo điều kiện
cho sự trao đổi chất và chuyển hóa ở tế bào.
- Tiêu hoá nội bào: là quá trình tiêu hoá thức ăn xảy bên trong tế bào (hiện
tượng thực bào). Thức ăn được tiêu hoá hoá học trong không bào, tiêu hoá nhờ
hệ thống enzim do lizôxôm cung cấp. Sau khi tiêu hóa xong, các chất dinh
dưỡng thấm qua màng, vào tế bào chất; các chất thải không tiêu hóa được thì bị
thải ra ngoài. Đối với tiêu hóa nội bào thường không tiêu hóa được nhiều và chủ
yếu thực hiện ở động vật đơn bào.
- Tiêu hoá ngoại bào: là quá trình tiêu hoá thức ăn bên ngoài tế bào (tiêu
hóa ở người và các động vật đa bào từ thủy tức). Thức ăn có thể được tiêu hoá
hoá học trong túi tiêu hoá hoặc được tiêu hoá cả về mặt cơ học và hoá học trong
ống tiêu hoá. tế bào tiết enzim ra ngoài mmôi trường. Các chất dinh dưỡng đc
hấp thụ vào trong tế bào.

II.SỰ TIẾN HÓA CỦA HỆ TIÊU HÓA .


a. Tiêu hóa nội bào (Chưa có hệ tiêu hóa)

(Trùng giày)
b. Tiêu hóa nội bào kết hợp ngoại bào (Động vật có túi tiêu hóa)
c. Tiêu hóa ngoại bào (Động vật có ống tiêu hóa)
*Ống tiêu hóa của chim và giun đốt có thêm diều.

III. CẤU TẠO CÁC CƠ QUAN TIÊU HÓA


- Ống tiêu hóa điển hình ở động vật và người bao gồm: miệng🡪 hầu 🡪
thực quản 🡪 dạ dày 🡪 ruột non, ruột già 🡪 hậu môn
- Khoang miệng là cơ quan đầu tiên trong ống tiêu hóa, là bộ phận lấy
thức ăn và nghiền nhỏ thức ăn. -Trong khoang miệng có răng, lưỡi, tuyến nước
bọt bao gồm tuyến dưới lưỡi, tuyến dưới hàm và tuyến mang tai.
a. Khoang miệng
* Răng
- Răng cửa để cắt thức ăn, ranh nanh xé thức ăn, răng hàm để nhai thức
ăn.
- Răng của các loài động vật khác nhau có sự thích nghi cao độ với nguồn
thức ăn mà chúng sử dụng: động vật ăn thịt có răng nanh dài, sắc, nhọn. Động
vật ăn cỏ răng nanh kém phát triển hơn nhưng răng hàm phát triển to, bè, khỏe.
* Lưỡi là một khối cơ vân rắn chắc, rất linh động, bên ngoài được phủ một lớp
màng nhầy, có nhiều mạch máu, dây thần kinh.
- Lưỡi có nhiệm vụ chuyển thức ăn trong khi nhai, là cơ quan vị giác và
góp phần vào việc phát âm.
b. Hầu và thực quản
- Hầu dài khoảng 12 cm và thực quản dài 25 cm có nhiệm vụ đóng kín khí
quản khi nuốt thức ăn.
- Thực quản bình thường là một ống cơ rất chặt nên thức ăn từ dạ dày
không bị đẩy lên thực quản, chỉ mở khi nuốt cho thức ăn đi qua.
c. Dạ dày
* Dạ dày được chia thành 5 vùng:
- Tâm vị là phần đầu tiên của dạ dày ngay bên dưới thực quản. Phần này
có chứa cơ vòng tâm vị (còn được gọi là cơ vòng thực quản dưới), là một vòng
cơ giúp ngăn chất chứa trong dạ dày trào ngược lên thực quản.
- Đáy vị là vùng hình tròn của dạ dày nằm bên trái của tâm vị và ngay bên
dưới vòm cơ hoành bên trái.
- Thân vị là phần lớn nhất và khỏe nhất của dạ dày, nơi mà thức ăn được
nhào trộn và phân giải thành các hạt thức ăn nhỏ hơn.
- Hang vị là phần thấp của dạ dày. Đây được xem như nơi lưu trữ thức ăn
đã qua nhào trộn và chờ đợi được chuyển xuống tá tràng (phần đầu của ruột
non).
- Môn vị là nơi mà dạ dày kết nối với ruột non. Ở đây cũng tồn tại một cơ
vòng, gọi là cơ vòng môn vị. Nó có chức năng như một van kiểm soát quá trình
làm trống dạ dày để đưa thức ăn vào tá tràng, cũng như ngăn cho thức ăn đi
ngược từ tá tràng trở lại dạ dày.

* Nó bao gồm các lớp như sau:


- Lớp niêm mạc là lớp lót mặt trong của dạ dày, với đặc trưng là những
nếp niêm mạc lớn và ngoằn ngoèo khi dạ dày trống. Những nếp niêm mạc này
có thể phẳng đi giúp dạ dày giãn to chứa thức ăn và tăng diện tích tiếp xúc với
thức ăn để tiêu hóa tốt hơn.
- Lớp dưới niêm nằm ngay bên dưới lớp niêm mạc, được tạo thành từ mô
liên kết với nhiều mạch máu và mạch bạch huyết, các tế bào và sợi thần kinh.
- Lớp cơ của dạ dày rất đặc biệt khi được tạo thành từ 3 lớp cơ với các
hướng đan chéo nhau, giúp dạ dày co bóp, nhào trộn thức ăn một cách linh hoạt
và hiệu quả.
- Lớp thanh mạc là một lớp xơ mỏng bao bọc bên ngoài dạ dày. Đây cũng
là một phần của màng bụng, liên tục với những lớp bọc của các cơ quan khác
trong ổ bụng

*Dạ dày đảm nhận 3 chức năng chính:


- Nơi dự trữ thức ăn tạm thời, như một trạm trung chuyển của thức ăn từ
thực quản xuống và tồn lưu khoảng 2 giờ hoặc hơn, trước khi được chuyển tiếp
xuống ruột non.
- Nhào trộn và phân cắt thức ăn bằng sự co bóp và thư giãn luân hồi của
các lớp cơ.
- Tiêu hóa thức ăn bằng các chất men đặc trưng của dạ dày, như pepsin.
- Lớp niêm mạc dạ dày bao gồm những tế bào và tuyến chuyên biệt tiết
acid hydrochloric (HCl) và men tiêu hóa để tiêu hóa và phân cắt thức ăn. Niêm
mạc vùng tâm vị và đáy vị còn tiết thêm chất nhầy để bảo vệ dạ dày khỏi acid
mà chính nó tạo ra.
- Một số tế bào chuyên biệt khác ở niêm mạc vùng hang vị còn tiết
hormon gastrin vào máu. Gastrin giúp kích thích giải phóng acid và men tiêu
hóa từ niêm mạc dạ dày; và giúp các lớp cơ bắt đầu co bóp.
d. Ruột non
*Cấu tạo:

- Niêm mạc ruột non có nhiều nếp gấp hình van, bề mặt niêm mạc được
bao phủ bằng những nhung mao. Mỗi mm2 niêm mạc có khoảng 20-40 nhung
mao. Mỗi nhung mao là một chỗ lồi lên hình ngón tay, được bao phủ bởi một
lớp tế bào biểu mô hình cột. Bờ tự do của các tế bào biểu mô của nhung mao lại
chia thành những vi lông mao nên làm tăng diện tích hấp thu của ruột non lên
đến 250-300 m2 . Trong mỗi nhung mao có một mạng lưới mao mạch và mạch
bạch huyết. Các tế bào ruột sẽ bị rơi vào lòng ruột do các enzim hoạt động và
được thay thế bằng các tế mới, tốc độ luân chuyển của tế bào ruột là 1-3 ngày.

*Chức năng
- Chức năng của ruột non là tiêu hóa và hấp thu thức ăn. Nhờ diện tích
tiếp xúc lớn cùng với cấu trúc đặc biệt của niêm mạc ruột, đây là nơi xảy ra sự
tiêu hóa và hấp thu thức ăn chính của cơ thể.
- Ở ruột non, thức ăn được nhào trộn với dịch tụy, dịch mật và dịch ruột.
Các vận động của thành ruột hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa.
- Dưới sự tác động của các men tiêu hóa, protein, lipid, glucid được tiêu
hóa thành những sản phẩm cuối cùng có thể hấp thu được là các acid amin,
monosaccarid, acid béo và các glycerol. Các chất dinh dưỡng được hấp thu qua
thành ruột, theo các đường tĩnh mạch về gan, sau đó theo tĩnh mạch chủ dưới về
tim.
e. Ruột già
- Dài 1,3-1,5m, chứa hệ thống vi khuẩn phong phú, chủ yếu là vi khuẩn
hoại sinh, có tác dụng phân huỷ các chất bả của thức ăn để tạo thành phân tống
ra ngoài qua hậu môn. Ở người ruột già được chia làm 3 phần gồm: manh tràng,
trực tràng, kết tràng.

IV. SỰ TIÊU HÓA THỨC ĂN


a. Tiêu hóa thức ăn ở khoang miệng.
- Tiêu hóa cơ học ở miệng chủ yếu bao gồm hoạt động cắn, xé, nghiền
nhỏ thức ăn do các loại răng đảm nhiệm; trộn thức ăn thấm với nước bọt nhờ
hoạt động của lưỡi và tạo thành các viên thức ăn nhỏ, rơi xuống hầu nhờ hoạt
động nuốt.
-Tiêu hóa hóa học thức ăn ở miệng do enzim amilaza trong nước bọt tác
động.
+ Nước bọt chứa lisozim, protein, enzim, mucoproteid, các muối vô
cơ như cacbonat, clorua, sunfat của natri, kali, canxi,... nhiều nhất là
NaHCO3,... Có tác dụng: tẩm ướt thức ăn, làm chúng dính kết với nhau,
tạo thành viên thức ăn thuận lợi cho việc nuốt vào dạ dày, nước bọt có
enzim tiêu hoá là amilase có tác dụng biến tinh bột chín thành maltose;
đồng thời lisozim trong nước bọt có vai trò lớn trong diệt khuẩn, làm tan
màng bọc của vi khuẩn..
+ Với động vật nhai lại, nước bọt có tác dụng trung hoà axit hữu cơ
sinh ra do quá trình lên enzim ở dạ cỏ, giúp ổn định độ pH ở dạ cỏ, giúp
cho quá trình trao đổi nitơ ở VSV cộng sinh.
+ Với một vài loài nước có bọt tiết ra còn tác dụng thải nhiệt.
* Điều hoà bài tiết nước bọt. Nước bọt được bài tiết liên tục, nhưng tăng lên
trong bữa ăn, nhờ được điều hoà bởi cơ chế thần kinh và thần kinh-thể dịch.
Cơ chế thần kinh gồm : phản xạ không điều kiện (PXKĐK) và phản xạ có
điều kiện (PXCĐK).
- PXKĐK:
+ Khi ta ăn, thức ăn kích thích vào các thụ cảm thể cơ học và hoá
học ở niêm mạc lưỡi miệng. Các xung động đi trong các sợi cảm giác đi
trong thành phần của các dây thần kinh lưỡi, dây lưỡi hầu và dây thanh
quản trên về trung khu nước bọt ở hành não và tuỷ sống.
+ Từ trung khu nước bọt các sợi ly tâm (là các sợi thần kinh thực
vật) truyền xung động tới các tuyến nước bọt. Các sợi phó giao cảm từ
nhân nước bọt trên theo dây Thừng nhĩ (nhánh của dây VII) tới chi phối
tuyến nước bọt dưới hàm, dưới lưỡi. Các sợi từ nhân nước bọt dưới theo
dây tai (nhánh của dây IX) tới chi phối tuyến mang tai. Các sợi giao cảm
xuất phát từ các hạch giao cảm cổ. Kích thích sợi phó giao cảm làm tăng
tiết nước bọt nhiều chất nhầy và enzim, còn các sợi giao cảm làm tăng tiết
nước bọt loãng.
-PXCĐK: Chỉ cần trông thấy, ngửi thấy hoặc nghe nói đến các món ăn
ngon và ưa thích đã tiết nước bọt, đó là nước bọt tâm lý.

Cơ chế thần kinh- thể dịch:


- Khi hoạt động, tuyến nước bọt bài tiết ra chất hormon Kallikrein, làm
xúc tác chuyển chất Kininogen (có sẵn trong máu) thành chất BradykininMột số
sản phẩm chuyển hoá (CO,, histamin...) có tác dụng gây giãn mạch và tăng tiết
nước bọt.
- Ngoài ra sự bài tiết nước bọt còn phụ thuộc vào tính chất của thức ăn.
Thức ăn khô, toan, kiềm, chua, cay có tác dụng làm tăng tiết nước bọt.
b. Tiêu hóa ở dạ dày
*Dịch dạ dày có:
- Pepsin:
+ Là enzym tiêu hóa protid được bài tiết dưới dạng chưa hoạt động
là pepsinogen, trong môi trường pH < 5,1, pepsinogen được hoạt hóa
thành pepsin hoạt động, có tác dụng cắt các liên kết peptid (- CO - NH -)
mà phần (- NH -) thuộc về các acid amin có nhân thơm (tyrosin,
phenylalanin).
- Lipase dịch vị.
+Là enzym tiêu hóa lipid hoạt động trong môi trường acid, có tác
dụng thủy phân các triglycerid đã được nhũ tương hóa sẵn trong thức ăn
(triglycerid trong sữa, lòng đỏ trứng) thành glycerol và acid béo.
- Chymosin (rennin, presur, lab- ferment):
+ Là enzym tiêu hóa sữa, có vai trò quan trọng ở những trẻ còn bú
mẹ. Nó có tác dụng phân giải một loại protein đặc biệt trong sữa là
caseinogen thành casein làm sữa đông vón lại, casein sẽ được giữ lại trong
dạ dày để pepsin tiêu hóa còn các phần khác trong sữa gọi là nhũ thanh
được đưa nhanh xuống ruột, nhờ vậy mà dạ dày trẻ tuy nhỏ nhưng trong
một lần bú nó có thể thu nhận một lượng sữa lớn hơn thể tích dạ dày rất
nhiều.
- Acid HCl
+ Không phải là enzym tiêu hóa nhưng đóng vai trò rất quan trọng
trong quá trình tiêu hóa vì nó có các tác dụng sau:
● Làm tăng hoạt tính của pepsin thông qua các cơ chế:
● Hoạt hóa pepsinogen thành pepsin.
● Tạo môi trường pH thích hợp cho pepsin hoạt động.
● Phá vỡ mô liên kết bọc quanh các khối cơ để pepsin phân giải phần protid
của khối cơ. Sự phối hợp giữa acid HCl và pepsin có tác dụng tiêu hóa
protid rất mạnh.
● Sát khuẩn: tiêu diệt các vi khuẩn từ ngoài đi vào dạ dày theo thức ăn để
tránh nhiễm trùng qua đường tiêu hóa.
● Thủy phân cellulose của rau non.
● Góp phần vào cơ chế đóng mở tâm vị và môn vị.

Tuy nhiên, acid HCl là con dao 2 lưỡi, khi sự bài tiết của nó tăng lên hoặc
trong trường hợp sức đề kháng của niêm mạc dạ dày giảm thì acid HCl sẽ phối
hợp với pepsin phá hủy niêm mạc dạ dày gây ra loét dạ dày.
+ Acid HCl được bài tiết bởi tế bào viền theo cơ chế sau:
● Tế bào viền bài tiết acid HCl dưới dạng H+ và Cl-. H+ được vận chuyển
tích cực từ trong tế bào viền đi vào dịch vị để trao đổi với K+ từ dịch vị đi
vào dưới tác dụng của enzym H+-K+ATPase (enzym này còn được gọi là
bơm proton).
● Vì vậy, một trong những nguyên tắc điều trị loét dạ dày là dùng các loại
thuốc ức chế enzym H+-K+ATPase để làm giảm sự bài tiết acid HCl của
tế bào viền. Các thuốc này được gọi là thuốc ức chế bơm proton
(omeprazole, lanzoprazole...).
- Yếu tố nội (Intrinsic factor)
+ Do tế bào viền bài tiết, là một chất cần thiết cho sự hấp thu
vitamin B12 ở trong ruột non. Khi B12 đi vào dạ dày, nó sẽ được yếu tố
nội bọc lấy tạo thành phức hợp B12-yếu tố nội. Khi xuống đến hồi tràng,
phức hợp này sẽ được một loại thụ thể đặc hiệu tiếp nhận và vitamin B12
được hấp thu vào máu.
+ Do B12 là một vitamin tham gia vào quá trình sản sinh hồng cầu
nên yếu tố này còn được gọi là yếu tố nội chống thiếu máu.
+ Khi thiếu yếu tố nội (cắt dạ dày, teo niêm mạc dạ dày...) bệnh
nhân sẽ bị bệnh thiếu máu hồng cầu to (Biermer).
- HCO3-
+ Do các tế bào niêm mạc dạ dày bài tiết, có tác dụng bảo vệ niêm
mạc dạ dày thông qua 2 cơ chế:
● Trung hòa bớt một phần acid HCl trong dịch vị khi có tình trạng tăng tiết
acid.
● Liên kết với chất nhầy tạo thành hàng rào bảo vệ niêm mạc dạ dày.
- Chất nhầy
+ Có bản chất là glycoprotein được tiết ra từ các tuyến môn vị, tâm
vị, tế bào cổ tuyến của các tuyến vùng thân và từ toàn bộ tế bào niêm mạc
dạ dày.
+ Chất nhầy kết hợp với HCO3- tạo nên một lớp màng bền vững
dày khoảng 1 - 1,5 mm bao phủ toàn bộ niêm mạc dạ dày tạo thành hàng
rào nhầy-bicarbonat bảo vệ niêm mạc dạ dày chống lại sự khuếch tán
ngược của H+ từ dịch vị vào trong niêm mạc dạ dày.
+ Tuy nhiên, khi có sự tăng tiết bất thường của acid HCl và pepsin
hoặc có tình trạng giảm tiết chất nhầy và HCO3- thì H+ và pepsin sẽ xâm
nhập vào lớp niêm mạc dạ dày làm tổn thương và gây nên loét dạ dày.
+ Vì vậy, các tác nhân làm tổn thương hàng rào nhầy-bicarbonat
như: rượu, chất cay, chất chua, muối mật, các thuốc giảm đau chống
viêm... có thể gây ra bệnh loét dạ dày. Ngược lại, các yếu tố làm tăng sức
bền của hàng rào này sẽ được sử dụng để điều trị loét dạ dày (ví dụ:
cytotec, sucralfate, colloidal bismuth subcitrate...).
* Tiêu hóa của động vật nhai lại
- Môi trường dạ cỏ: Dạ cỏ có môi trường yếm khí, độ pH 6,5 - 7,4, nhiệt
độ 39 - 41° C, độ ẩm 80 - 90%, rất thuận lợi cho vi sinh vật phát triển và hoạt
động. Một số nhóm chính được phân chia theo chức năng như:
+ Nhóm phân giải cellulose
+ Nhóm phân giải Hemixellulose.
+ Nhóm phân giải protein và các dẫn xuất của nó.
+ Nhóm phân giải Gluxit.
+ Nhóm phân giải axit hữu cơ sinh ra trong dạ cỏ.
+ Nhóm phân giải Urê.
- Các nhóm ngoài khả năng phân giải chúng còn có thể tổng hợp được
nhiều chất cho nó và cho vật chủ. Mỗi nhóm ngoài chức năng chính chúng có
thể còn có chức năng khác. Thành phần, khối lượng các nhóm trong dạ cỏ phụ
thuộc nhiều vào thức ăn đưa vào (khối lượng, chất lượng, cách chế biến), trạng
thái cơ thể....
- Tác dụng của vi sinh vật dạ cỏ:
+ Tiêu hoá cơ học: do nguyên sinh động vật, chúng cắt thức ăn
thành từ mảnh nhỏ giúp cho quá trình tiêu hóa tốt hơn.
+ Tiêu hoá hoá học của hệ enzim vi sinh vật: Chúng biến các thức
ăn xơ như rơm, cỏ thành các axit béo bay hơi như propiotic, butiric,...và
được hấp thu tại dạ cỏ.
-Tiêu hoá trong dạ tổ ong:
+ Khi thức ăn xuống dạ tổ ong, dạ tổ ong co bóp làm cho thức ăn
lỏng chảy vào dạ lá sách, phần còn lại ở dạng thô trả lại dạ cỏ.
- Tiêu hoá trong dạ lá sách:
+ Dạ lá sách khi co, ép lọc các thức ăn lỏng xuống dạ múi khế,
phần thô còn lại được giữ lại và ở đây chúng được tiếp tục quá trình tiêu
hoá như ở dạ cỏ.
- Tiêu hoá trong dạ múi khế: giống như ở động vật có dạ dày đơn.
c. Tiêu hóa ở ruột non
*Dịch ruột:
- Có đủ các loại enzim tiêu hoá protid, lipid và glucid. Các enzim này
thực hiện giai đoạn cuối cùng của quá trình tiêu hoá, biển các chất dinh dưỡng
còn lại ở ruột non thành các phân tử đơn giản và hấp thu chúng.
*Dịch tụy:
- Dịch tụy có đủ cả 3 loại enzyme để tiêu hóa được gần như tất cả các
thành phần có trong thức ăn của con người (carbohydrate, protein, lipid). Đa số
các enzyme được sản xuất và bài tiết dưới dạng tiền enzyme không hoạt động
(trừ hai enzyme amylase và lipase) được bọc trong các hạt zymogen. Các tiền
enzyme này sẽ chuyển thành dạng hoạt động khi tiếp xúc với một enzyme
enterokinase ở tế bào ruột.
- Các loại enzyme tiêu hóa cụ thể bao gồm:
+ Tiêu hóa carbohydrate: Các enzyme amylase, maltase sẽ thủy
phân các polysaccharide (trừ cellulose), oligosaccharide, trisaccharide
(maltotriose) và disaccharide (maltose) để cuối cùng tạo ra
monosaccharide là glucose.
+ Tiêu hóa protein: Tuyến tụy bài tiết các tiền enzyme (trypsinogen,
chymotrypsinogen, procarboxypeptidase, ribonuclease,
deoxyribonuclease, proelastase), khi đổ vào tá tràng gặp enterokinase thì
trypsinogen chuyển thành dạng hoạt động là trypsin, nó hoạt hóa các tiền
enzyme còn lại thành dạng hoạt động là chymotrypsin, carboxypeptidase,
ribonuclease, deoxyribonuclease, elastase để thủy phân các protein thành
các chuỗi peptide ngắn, rồi trải qua quá trình tiếp xúc với các enzyme
khác trong ruột để trở thành các amino acid mà ruột có thể hấp thu. Tuy
nhiên enzyme có tên carboxypeptidase có khả năng cắt đứt liên kết peptid
có gốc -COOH tận cùng để tạo thành các amino acid đơn lẻ ruột hấp thu
được.
+ Tiêu hóa lipid: Các enzyme tiêu hóa lipid là các hợp chất hòa tan
trong nước, chỉ có thể phân giải trên bề mặt của các hạt lipid, vì lí do đó
muốn tiêu hóa lipid thì bước đầu tiên là lipid cần được nhũ tương hóa bởi
dịch mật. Muối mật và lecithin trong dịch mật đóng vai trò làm giảm sức
căng bề mặt của các hạt lipid, và khi sức căng bề mặt giảm đi thì ruột co
bóp sẽ làm vỡ các hạt lipid, tạo ra các hạt nhỏ hơn, làm cho bề mặt tiếp
xúc giữa enzyme và các hạt tăng lên tới 1000 lần. Enzyme lipase sẽ thủy
phân các hạt lipid đã được nhũ tương hóa thành triglyceride rồi thành các
acid béo và monoglyceride. Cholesterol ester hydrolase tác dụng với
cholesterol ester tạo thành cholesterol và các acid béo. Còn phospholipase
A2 tác dụng với lecithin sẽ tạo ra lysolecithin.
+ Ngoài ra các ion bicarbonate (trong muối bicarbonate) là thành
phần vô cùng quan trọng giữ vai trò trung hòa acid từ dạ dày xuống tá
tràng.
- Dịch tụy được điều hòa bài tiết theo hai cơ chế là thần kinh và nội tiết,
và có 3 giai đoạn bài tiết dịch tụy:
+ Giai đoạn đầu: Khi nhìn, ngửi, nghĩ về thức ăn hay khi nhai và
nuốt thức ăn, dây thần kinh X sẽ tiết acetylcholin làm bài tiết enzyme vào
trong nang tụy, và trong giai đoạn này dịch tụy chứa nhiều enzyme, đồng
thời dịch tụy chiếm 20% dịch vị của toàn bộ bữa ăn.
+ Giai đoạn dạ dày: Khi dạ dày căng lên sẽ khởi động cung phản xạ
dài dây thần kinh X - dây thần kinh X. Acetylcholin do dây thần kinh X
tiết ra sẽ kích thích cả tế bào nang tụy và tế bào ống tụy, tuy nhiên lượng
enzyme tiết ra sẽ nhiều hơn so với lượng bicarbonate. Lúc này dịch vị
thường chỉ chiếm 5 - 10%.
+ Giai đoạn ruột: Giai đoạn này dịch vị tiết nhiều, lên tới 70 - 80%.
+ Khi đáp ứng với secretin và cholecystokinin thì tụy sẽ bài tiết rất
nhiều, cụ thể như sau:
● Khi nồng độ ion H+ tăng cao tại tá tràng sẽ kích thích các tế bào S ở tá
tràng cũng như ở phần đầu của hỗng tràng giải phóng ra secretin có tác
dụng kích thích các ống tuyến bài tiết các ion bicarbonate, đồng thời
secretin cũng kích thích gan bài tiết bicarbonate.
● Một loạt các acid béo, acid amin, peptid sẽ kích thích tế bào I của tá
tràng và hỗng tràng giải phóng cholecystokinin vào máu, sau đó nó kích
thích nang tụy bài tiết các enzyme tiêu hóa.
● Ion H+, các acid béo và peptid cũng đóng vai trò kích thích bài tiết dịch
tụy, đặc biệt là các enzyme qua cung phản xạ dài dây thần kinh X - dây
thần kinh X.
*Kết quả:
- Protid được thuỷ phân gần hoàn toàn và thành acid amin;
- Lipid gần toàn bộ biển thành acid béo, glycerol, và một số chất khác;
- Glucid hơn 90% thuỷ phân thành glucose, galactose và fuctose.
- Tất cả các chất này có khả năng hấp thu được. Còn lại lõi tinh bột, chất
xơ (xellulose) và phần nhỏ chất gân... chưa được tiêu hoá sẽ được đưa xuống
ruột già.
d. Ruột già
- Hấp thụ nước trong dịch thức ăn sau khi đã hấp thụ các chất dinh dưỡng
ở ruột non.
- Hình thành phân và thải phân nhờ sự co bóp phối hợp của các cơ ở hậu
môn và thành bụng

V. SỰ HẤP THỤ DINH DƯỠNG


- Sự hấp thu thức ăn chủ yếu diễn ra theo cơ chế khuếch tán. Thức ăn
thấm qua thành nhung mao vào mạch máu hoặc mạch bạch huyết. Các chất hoà
tan trong nước như axit amin, glucoza, muối và nước được khuếch tán vào mạch
máu, còn các chất hoà tan trong lipit như glyxerin và axit béo thì thấm vào mạch
bạch huyết.
- Khi nồng độ các chất ở ruột thấp hơn ở máu thì quá trình hấp thụ xảy ra
theo cơ chế tích cực, có sự tham gia của các chất vận chuyển để vào máu. Các
chất vận chuyển thường là những loại protein khác nhau.
- Máu từ TM ruột đổ về TM cửa gan, tại gan sẽ xảy quá trình điều hòa
hàm lượng một số chất và hấp thụ, loại bỏ một số chất độc ngăn chúng đi vào cơ
thể.

CHÚC CÁC BẠN HỌC TẬP VUI VẺ VÀ CÓ THÀNH TÍCH THẬT


TỐT NHÉ U W U (:3<)>

You might also like