You are on page 1of 6

SỞ GD& ĐT NGHỆ AN ĐỀ THI KSCL ĐT HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 11-LẦN 1

CỤM THPT QLƯU HOÀNG MAI NĂM HỌC 2017 - 2018

(Đề thi gồm 01 trang)


Môn thi: SINH HỌC - BẢNG A
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (3,0 điểm).
a. Nêu các đặc điểm của rễ cây thích nghi với chức năng hấp thụ nước và ion khoáng.
b. Cho bảng kết quả thực nghiệm của Garo về nghiên cứu quá trình thoát hơi nước của cây đoạn (Tilia
sp)
Mặt lá Số khí khổng/mm2 Thoát hơi nước(mg/24 giờ)
Mặt trên 0 200
Mặt dưới 60 490
Từ bảng số liệu này em có nhận xét và kết luận gì về con đường và tốc độ thoát hơi nước của thực vật?
Câu 2 (4.0 điểm).
a. Cho các loài thực vật sau: mía, ngô, lúa ,thanh long, dứa .Khi gặp hạn năng suất thực vật nào thường
giảm mạnh còn thực vật nào hầu như ít ảnh hưởng, giải thích?
b. Loại ánh sáng đơn sắc nào cần thiết cho cây họ đậu và nguyên tố khoáng nào cần bổ sung để nâng
cao năng suất cây họ đậu?
c.Vì sao lá cây sống đời( cây thuốc bỏng) lại có vị chua vào buổi sáng sớm và vị chua nhạt dần khi vào
chiều muộn?
Câu 3 (3,0 điểm).
a. Hạt giống khô trong kho đưa vào canh tác cần điều kiện gì để hạt nảy mầm?
b. Vì sao cần phải tiêu úng cho các cây trồng tại vùng trũng không kéo dài thời gian ngập úng lâu
ngày?
Câu 4 (4,0 điểm).
a. Cho các loài động vật sau: thủy tức, trùng cỏ, bò. Trong các loài đó tiêu hóa khác nhau ở những điểm
nào?
b. Câu tục ngữ sau: “ Nhai kĩ no lâu” muốn nói đến điều gì?
c. Nêu vai trò của hệ vi sinh vật cộng sinh trong dạ cỏ của trâu bò?
d. vì sao khi làm việc nặng hoặc chạy nhanh nhịp hô hấp của con người tăng? Và sau khi làm việc nặng
hoặc chạy nhảy nhiều các cơ của con người lại mỏi?
Câu 5 (2,0 điểm).
a. Dựa vào sự phân bố , riboxom trong tế bào nhân thực được chia làm mấy loại? Hãy cho biết mỗi loại
protein sau : insulin, pepsin, tubulin, ADN polimeraza, glicogen syntetaza, ATP syntetaza được tổng hợp
ở những loại riboxom nào trong tế bào người, giải thích?
b. Các tế bào nhận biết nhau nhờ thành phần nào trên màng sinh chất? Thành phần đó được tổng hợp và
vận chuyển dến màng sinh chất như thế nào?
Câu 6 (4,0 điểm).
Một tế bào sinh dục đực sơ khai của ruồi giấm (2n=8) nguyên phân 5 lần liên tiếp với tốc độ tăng dần
đều trong khoảng thời gian 20 giờ. Biết thời gian của lần nguyên phân cuối cùng hết 2 giờ .
a. Tính thời gian nguyên phân của lần phân bào đầu tiên.
b. Nếu tất cả các tế bào con tạo ra qua quá trình nguyên phân trên đều giảm phân hình thành giao tử thì
số giao tử và loại giao tử tối đa tạo thành là bao nhiêu( biết không xảy ra quá trình đột biến trong giảm
phân và nếu có trao đổi chéo chỉ xảy ra hiện tượng trao đổi chéo đơn tại các cặp NST tương đồng)? Số
nhiễm sắc thể môi trường cung cấp cho tế bào sinh dục đực sơ khai trên qua các quá trình phân bào tạo
giao tử là bao nhiêu?
--------------- Hết ---------------
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
Họ và tên thí sinh :.............................................................. SBD.................................
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ KHẢO SAT ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI ĐỢT 1- NĂM HỌC 2017-2018
Môn: Sinh học
THANG
CÂU NỘI DUNG
ĐIỂM
Câu 1 a.Nêu các đặc điểm của rễ cây thích nghi với chức năng hấp thụ nước và
(3 ion khoáng.
điểm). b.Cho bảng kết quả thực nghiệm của Garo về nghiên cứu quá trình thoát
hơi nước của cây đoạn (Tilia sp)
Mặt lá Số khí khổng/mm2 Thoát hơi nước(mg/24 giờ)
Mặt trên 0 200
Mặt dưới 60 490
Từ bảng số liệu này em có nhận xét và kết luận gì về con đường và tốc
độ thoát hơi nước của thực vật?

a. Nêu các đặc điểm của rễ cây thích nghi với chức năng hấp thụ nước Ý a: 1,5đ
và ion khoáng.
- Hệ rễ có 2 loại rễ chùm và rễ cọc.
- trên mỗi rễ( chính hoặc bên) có 2 miền: miền lông hút chứa rất nhiều tế 1
bào lông hút ( mỗi tế bào lông hút có đặc điểm: tế bào rất nhỏ, thành mỏng
không thấm cutin, có không bào trung tâm lớn chứa các ion khoáng và các
chất của quá trình chuyển hóa nên áp suất thẩm thấu cao)- đây là miền hấp
thụ ion khoáng ,nước và miền sinh trưởng giãn dài chứa đỉnh sinh trưởng-
có vai trò giúp rễ sinh trưởng dài ra.
- Hằng năm rễ cây sinh trưởng mạnh về chiều sâu, phân nhánh về bề rộng
và tăng số lượng tế bào lông hút làm tăng diện tích tiếp xúc giữa rễ và đất-
0,5
> tăng quá trình hấp thụ các chất

b. Cho bảng kết quả thực nghiệm của Garo về nghiên cứu quá trình Ý b: 1,5 đ
thoát hơi nước của cây đoạn (Tilia sp)
Mặt lá Số khí khổng/mm2 Thoát hơi nước (mg/24 giờ)
Mặt trên 0 200
Mặt dưới 60 490
Từ bảng số liệu này em có nhận xét và kết luận gì về con đường và tốc
độ thoát hơi nước của thực vật?
 Nhận xét: Lá cây đoạn mặt trên không có khí khổng còn mặt dưới
có chứa khí khổng , Nước có thể thoát hơi qua bề mặt trên và bề mặt
dưới của lá cây đoạn. Tốc độ thoát hơi ở bề mặt dưới nhanh hơn bề 0,5
mặt trên
 Kết luận:
+ Hơi nước có thể thoát hơi theo 2 con đường: qua khí khổng và qua bề
mặt lá( qua lớp cutin) 0,5
+ Tốc độ thoát hơi nước qua khí khổng nhanh hơn qua bề mặt lá (qua 0,5
lớp cutin)
Câu a. Cho các loài thực vật sau :mía, ngô, lúa ,thanh long, dứa. Khi gặp
2(4.0 hạn năng suất thực vật nào thường giảm mạnh còn thực vật nào hầu
điểm): như ít ảnh hưởng, giải thích?
b. Loại ánh sáng đơn sắc nào cần thiết cho cây họ đậu và nguyên tố
khoáng nào cần bổ sung để nâng cao năng suất cây họ đậu?
c.Vì sao lá cây sống đời( cây thuốc bỏng) lại có vị chua vào buổi sáng
sớm và vị chua nhạt dần khi vào chiều muộn?

a. Cho các loài thực vật sau : mía, ngô, lúa ,thanh long, dứa. Khi gặp Ý a: 1,5 đ
hạn năng suất thực vật nào thường giảm mạnh còn thực vật nào hầu
như ít ảnh hưởng, giải thích?
- Lúa là thực vật C3. Mía, Ngô là thực vật C4. Thanh long và Dứa là thực
vật CAM. 0,5
- Khi gặp hạn hán thì thường các cây c3 và cây c4 năng suất sẽ giảm mạnh
0,5
còn cây CAM thì năng suất ít giảm vì:
+ Nước là nguyên liệu của quá trình quang hợp.
+ Nước là dung môi để hòa tan khoáng
+ Nước là môi trường xảy ra phản ứng sinh lí hóa sinh trong tế bào.
Cây C3 và C4 quá trình thoát hơi nước lớn nên nhu cầu nước cao, còn cây
CAM sống trong môi trường khô hạn, tố độ thoát hơi nước ít, hơn nữa 0,5
trong thân của thực vật CAM còn giữ nước vì cây mọng nước . nên khi hạn
hán kéo dài thì năng suất cây C3 và C4 giảm mạnh
b. Loại ánh sáng đơn sắc nào cần thiết cho cây họ đậu và nguyên tố Ý b: 1,5
khoáng đại lượng,vi lượng nào cần bổ sung nhất để nâng cao năng suất
cây họ đậu?
Cây họ đậu là những cây có hàm lượng protein cao nên cần hàm lượng
nguyên tố ni tơ, vì nitơ là nguyên tố đại lượng cần thiết để tạo protein trong 1
cơ thể, và để tăng tính chuyển hóa vàhấp thụ nitơ cho cây cần bổ sung
nguyên tố vi lượng Mo
Ánh sáng đơn sắc cần cho cây họ đậu là ánh sáng xanh tím và nó kích thích 0,5
tổng hợp axit amin và protein
c. Vì sao lá cây sống đời( cây thuốc bỏng) lại có vị chua vào buổi sáng Ý c: 1đ
sớm và vị chua nhạt dần khi vào chiều muộn?
- Vì cây sống đời là cây CAM. Ban đêm thực hiện quá trình cố định tạm 0,5
thời CO2 trong tế bào mô dậu của lá cây tạo ra axit malic do vậy vào buổi
sáng sớm hàm lượng axit malic lớn lá có vị chua .
Sáng sớm khi có mặt trời cây thực hiện quá trình tái cố định CO 2 trong chu
trình canvin để tạo cacbohidrat , khi đó axit Malic cho CO 2 để tạo thành 0,5
chất tái tạo chất nhận CO2 trong chu trình C4 là P.E.P, do vậy hàm lượng
axit Malic giảm dần từ sáng sớm đến chiều muộn ở trong tế bào mô dậu
của lá sống đời-> lá giảm vị chua tù sáng sớm đến chiều muộn
Câu 3 a. Hạt giống khô trong kho đưa vào canh tác cần điều kiện gì để hạt nảy
(3 mầm?
điểm). b.Vì sao cần phải tiêu úng cho các cây trồng tại vùng trũng không kéo
dài thời gian ngập úng lâu ngày?

a. Hạt giống khô trong kho đưa vào canh tác cần điều kiện gì để hạt nảy 1,5đ
mầm?
- Hạt khô trong kho đưa ra canh tác để nảy mầm có nghĩa hạt phải thực 0,75
hiện quá trình hô hấp tốt .
- Để hạt nảy mầm cần những điều kiện sau: đủ nước, đủ O2 và nhiệt độ cao
0,75
phù hợp
b. Vì sao cần phải tiêu úng cho các cây trồng tại vùng trũng không kéo Ý b: 1,5đ
dài thời gian ngập úng lâu ngày?
- Vì các quá trình chuyển hóa trong cây có liên quan mật thiết với nhau.
Quá trình hô hấp của rễ ảnh hưởng lớn đến quá trình quang hợp, quá trình 0,5
trao đổi nước và hấp thụ khoáng của cây.
- Khi cây ngập úng lâu ngày thì rễ cây thiếu oxi cho quá trình hô hấp tại rễ 1
do vậy ảnh hưởng tới cân bằng nước trong cây, cây không thể hấp thụ
khoáng, thiếu năng lượng cho quang hợp. Thiếu oxi nên tế bào rễ cây
chuyển sang hô hấp kị khí, tích lũy rượu etilic và axit Lactic trong tế bào rễ
lớn đầu độc tế bào và các tế bào sẽ chết, cây thối rễ và sẽ chết nếu ngập
nước lâu ngày. Do vậy cần tiêu úng cho cây tại vùng trũng kịp thời
Câu 4 a. Cho các loài động vật sau: thủy tức, trùng cỏ, bò. Trong các loài đó
(4,0 tiêu hóa khác nhau ở những điểm nào?
điểm). b.Câu tục ngữ sau: “ Nhai kĩ no lâu” muốn nói đến điều gì?
c. Nêu vai trò của hệ vi sinh vật cộng sinh trong dạ cỏ của trâu bò?
d. Vì sao khi làm việc nặng hoặc chạy nhanh nhịp hô hấp của con người
tăng? Và sau khi làm việc nặng hoặc chạy nhảy nhiều các cơ của con
người lại mỏi?

a. Cho các loài động vật sau: thủy tức, trùng cỏ, bò. Trong các loài đó Ý a: 1đ
tiêu hóa khác nhau ở những điểm nào?
Tiêu hóa khác nhau:
Trùng cỏ Thủy tức Bò
Cơ quan tiêu hóa Chưa có Túi tiêu hóa Ống tiêu hóa 0,25
Hình thức tiêu hóa Nội bào Ngoại bào và nội bào Nội
bào
Quá trình biến đổi thức ăn Hóa học nhờ enzim của lizoxom 0,5
Hóa học nhờ en zim của tế bào tuyến trên thành túi
tiêu hóa và enzim của lizoxom trong tế bào trên thành túi tiêu hóa Cơ
học nhờ hoạt động co bóp của các cơ quan tiêu háo trong ống tiêu hóa, 0,25
hóa học của các enzim tiêu hóa của các tuyến tiêu hóa, sinh học nhờ VSV
cộng sinh trong dạ cỏ

b. Câu tục ngữ sau: “ Nhai kĩ no lâu” muốn nói đến điều gì? Ý b: 1đ
- Câu tục ngữ trên muốn nói đến vai trò của tiêu hóa cơ học thức ăn ở
khoang miệng của con người. Tiêu hóa cơ học tốt là tiền đề cho tiêu hóa
hóa học tốt trong các cơ quan tiêu hóa khác. - Nhai kĩ làm thức ăn nhuyễn 0,5
nhỏ, tạo điều kiện để thức ăn ngấm đều enzim của các tuyến tiêu hóa khiến
0,5
quá trình biến đổi thức ăn về mặt hóa học đạt hiệu quả cao, giúp cho quá
trình hấp thu được lượng lớn chất dinh dưỡng có trong thức ăn hơn
c. Nêu vai trò của hệ vi sinh vật cộng sinh trong dạ cỏ của trâu bò? Ý c: 1đ
Vai trò của hệ VSV cộng sinh trong dạ cỏ của trâu bò:
+ Cung cấp enzim xenlulaza để biến đổi xenlulozơ thành glucozơ, lên men
tạo ra axit béo 0,5
+ Nhờ có chất dinh dưỡng trong thức ăn mà hệ vi sinh vật gia tăng số
lượng nhanh chóng, đây là nguồn cung cấp protein cho trâu bò.
0,5
d. vì sao khi làm việc nặng hoặc chạy nhanh nhịp hô hấp của con người Ý d: 1đ
tăng? Và sau khi làm việc nặng hoặc chạy nhảy nhiều các cơ của con
người lại mỏi?
- Khi làm việc nặng hoặc chạy nhanh thì cơ thể cần nhiều năng lượng, năng
lượng cung cấp cho quá trình hoạt động của con người lấy từ sự oxi hóa 0,5
các hợp chất hữu cơ trong tế bào. Quá trình này cần nhiều oxi lấy từ môi
trường ngoài vào thông qua hệ hô hấp. trung khu hô hấp bị kích thích tăng
nhịp thở để cung cấp oxi cho tế bào.
- Khi làm việc nặng và chạy nhảy nhiều trong thời gian dài làm cơ thiếu
oxi cục bộ, quá trình lên men lactic sẽ diễn ra, axit lactic tích lũy nhiều 0,5
trong các bắp cơ làm cơ mỏi.
Câu 5 a. Dựa vào sự phân bố , riboxom trong tế bào nhân thực được chia làm
(2,0 mấy loại? Hãy cho biết mỗi loại protein sau : insulin, pepsin, tubulin,
điểm). ADN polimeraza, glicogen syntetaza, ATP syntetaza được tổng hợp ở
những loại riboxom nào trong tế bào người, giải thích?
b. Các tế bào nhận biết nhau nhờ thành phần nào trên màng sinh chất?
Thành phần đó được tổng hợp và vận chuyển dến màng sinh chất như
thế nào?
a. Dựa vào sự phân bố , riboxom trong tế bào nhân thực được chia làm Ý a: 1đ
mấy loại? Hãy cho biết mỗi loại protein sau : insulin, pepsin, tubulin,
ADN polimeraza, glicogen syntetaza, ATP syntetaza được tổng hợp ở
những loại riboxom nào trong tế bào người, giải thích?
- Dựa vào sự phân bố riboxom trong tế bào được chia thành 3 loại:
0,25
riboxom bám màng( trên mạng lưới nội chất hạt), riboxom tự do trong tế
bào chất và riboxom trong các bào quan( ty thể, lục lạp)
- +Insulin là hoocmon điều hòa đường huyết, pepsin là enzin phân giải
protein có trong dịch vị được tổng hợp ở riboxom bám màng. Vì riboxom 0,25
này có chức năng tổng hợp protein ngoại bào.
+ Tubulin là protein để hình thành thoi phân bào, Glicozen syntetaza là
enzim sử dụng trong tế bào, ADN polimeraza là enzim dùng để nhân đôi 0,25
ADN -> các loại này sử dụng trong tế bào được tổng hợp ở enzim tự do
+ ATP syntetaza là enzim dùng để tổng hợp ATP , ADN polimeraza là
enzim sử dụng để tổng hợp ADN riêng cho ty thể nên hai loại này được
tổng hợp từ riboxom của ty thể. 0,25
b. các tế bào nhận biết nhau nhờ thành phần nào trên màng sinh chất? Ý b: 1đ
Thành phần đó được tổng hợp và vận chuyển dến màng sinh chất như
thế nào?
- Các tế bào nhận biết nhau nhờ dấu chuẩn glicoprotein trên màng sinh
chất. 0,25
- Glicoprotein được hình thành do sự kết hợp giữa phân tử protein và
polisaccarit tại thể gongi. Protein được tổng hợp tại mạng lưới nội chất hạt, 0,75
đường glucozơ được tổng hợp tại mạng lưới nội chất trơn sau đó được bao
gói trong túi tiết vận chuyển đến thể gongi, tại đây 2 thành phần này được
lắp ráp tạo thành glicoprotein và được đóng gói tạo thành túi tiết vận
chuyển đến màng sinh chất.
Câu 6 Một tế bào sinh dục đực sơ khai của ruồi giấm (2n=8) nguyên phân 5
(4,0 lần với tốc độ tăng dần đều trong khoảng thời gian 20 giờ. Biết thời gian
điểm) của lần nguyên phân cuối cùng hết 2 giờ .
a.Tính thời gian nguyên phân của lần phân bào đầu tiên.
b. Nếu tất cả các tế bào con tạo ra qua quá trình nguyên phân trên đều
giảm phân hình thành giao tử thì số giao tử và loại giao tử tối đa tạo
thành là bao nhiêu( biết không xảy ra quá trình đột biến trong giảm
phân và nếu có trao đổi chéo chỉ xảy ra hiện tượng trao đổi chéo đơn tại
các cặp NST tương đồng)? Số nhiễm sắc thể môi trường cung cấp cho tế
bào sinh dục đực sơ khai trên qua các quá trình phân bào tạo giao tử là
bao nhiêu?

a, thời gian nguyên phân lần đầu tiên Ý a: 1,5


Do tốc độ tăng dần đều, nên khoảng thời gian cần cho các lần phân bào điểm
giảm dần đều: 0,5
Gọi T1 là khoảng thời gian cho lần phân bào đầu tiên
dt là khoảng thời gian chênh lệch giữa 2 lần nguyên phân liên tiếp.
k là số lần nguyên phân
Tổng thời gian cho cả quá trình nguyên phân được áp dụng cho trường hợp
tốc độ quá trình đó tăng dần đều là:
∑T = k/2( 2T1- (k-1). dt).
20= 5/2(2T1- 4.dt)
T1 – 2dt = 4 (1) 0,25
Ta lại có lần phân bào nguyên phân thứ 5 hết 2 giờ nên:
T5 = T1- 4dt = 2 (2)
Từ 1 và 2 giải ra ta có: dt = 1, T1= 6 0,25
Vậy thời gian của lần nguyên phân đầu tiên trong khoảng thời gian 6 giờ. Giải hệ và
b, Số giao tử và loại giao tử tối đa, số NST môi trường cung cấp cho tế tìm ra kết
bào sinh dục đực sơ khai phân bào tạo giao tử: quả 0,5
- Số giao tử tạo thành:
Số tế bào con tạo thành sau nguyên phân từ 1 tế bào sinh dục đực sơ khai
là: 25 = 32 tế bào. Ý b: 2,5
Tất cả các tế bào trên đều giảm phân tạo giao tử , mà ở giới đực cứ 1 tế bào
sinh tinh cho 4 tinh trùng. Vậy số giao tử đực tạo thành là:
32. 4= 128 giao tử 0,25
- Số loại giao tử tối đa tạo thành là : 2 4 = 16. Vì ở ruồi đực không xảy ra
hoán vị gen, và số tế bào sinh tinh> số loại giao tử tối đa.
- Số NST môi trường cung cấp cho 1 tế bào sinh dục đực sơ khai phân bào 0,25
tạo ra giao tử là:
( 2k – 1) . 2n + 2k .2n = ( 2 k+ 1 - 1) .2n 0,75
Thay số vào ta có:
( 26 - 1) . 8 = 504 NST
0,75

You might also like