You are on page 1of 57

ĐỀ THI TỐT NGHIỆP TRUNG CẤP

Môn: LÝ THUYẾT TỔNG HỢP


Ban đào tạo: NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
Khóa: 2015-2017
Thời gian làm bài: 150 phút

Đề số 1: - (Trang 6)

Câu 1: (3 điểm)

Trình bày vị trí, cấu tạo, sinh lý hoạt động của tim? Trình bày sự tuần hoàn máu
trong cơ thể gia súc và vẽ sơ đồ vòng tuần hoàn?

Câu 2: (3 điểm)

Chọn lọc vật nuôi là gì? Trình bày các phương pháp chọn lọc vật nuôi hiện
nay? Liên hệ thực tế chăn nuôi tại địa phương về công tác chọn lọc giống vật nuôi?

Câu 3: (4 điểm)
a. Nguyên tắc sử dụng kháng sinh? Biện pháp hạn chế sự đề kháng thuốc của vi khuẩn
trong trong chăn nuôi gia súc, gia cầm?
b. Nêu tác dụng, và ứng dụng điều trị của một số thuốc sau, khi sử dụng những thuốc
này cần chú ý điều gì cần chú ý gì?
- Kanamycin
- Vitamin K
- Oestrogen
- KMnO4
c. Một con bò bị chướng hơi dạ cỏ, người chăn nuôi quyết định sử dụng Pilocarbin
1% để điều trị cho con bò, với liều lượng trung bình cho bò là 200 mcg/kg P. Hỏi cần
sử dụng bao nhiêu ml Pilocarbin 1% để điều trị cho con bò, biết rằng con bò nặng 540
kg.

1
ĐỀ SỐ 2 (Trang 16)

Câu 1: (3 điểm)
Hãy trình bày đặc điểm vị trí, cấu tạo và chức năng của các cơ quan trong bộ
máy tiêu hóa của động vật dạ dày đơn? Trình bày quá trình tiêu hoá của dạ dày đơn?
So sánh với quá trình tiêu hoá ở dạ dày kép, rút ra nhận xét?

Câu 2: (3 điểm)
Thế nào là lai tạo giống? Trình bày các phương pháp lai giống và cho ví dụ cụ
thể?
Câu 3: (3 điểm)
a. Nêu các đường đưa thuốc vào cơ thể gia súc, gia cầm? Vị trí tiêm tĩnh mạch, bắp
thịt đối với lợn, trâu, bò?
b. Nêu tác dụng, và ứng dụng điều trị của một số thuốc sau, khi sử dụng những thuốc
này cần chú ý điều gì cần chú ý gì?
- Streptomycin
- Hantox-Spray
- Mebendazol 10%
- Dextran Fe
c. Cần dùng bao nhiêu ml dung dịch Sulphadiazin 20% dùng trong 1 liệu trình 6 ngày
cho 1 con lợn 45 kg? Biết rằng 2 ngày đầu dùng liều 0,2g/kg P/ngày, 4 ngày tiếp theo
dùng liều 0,15g/kg P/ngày.

2
ĐỀ SỐ 3 (Trang 29)

Câu 1: (3 điểm)
Trình bày vị trí, hình thái, cấu tạo, chức năng của các cơ quan trong bộ máy
sinh dục cái của gia súc? Khi gia súc cái mang thai cơ thể có những biến đổi gì và ứng
dụng của nó trong chăn nuôi?

Câu 2: (3 điểm)
Vai trò của kiểm tra đánh giá phẩm chất tinh dịch? Trình bày các phương pháp
kiểm tra phẩm chất tinh dịch? Các yếu tố ảnh hưởng đến sức sống của tinh trùng?

Câu 3: (4 điểm)
a. Nêu định nghĩa và nguyên tắc sử dụng sulfamid?
b. Nêu tác dụng, và ứng dụng điều trị của một số thuốc sau, khi sử dụng những thuốc
này cần chú ý điều gì cần chú ý gì?
- Peniciclin
- Esb3 - 30%
- Oxytocin
- Analgin
c. Bác sĩ kê đơn dùng Streptomycin cho một con bò sữa nặng 650 kg bị viêm vú với
liều 15mg/kg P, tiêm bắp ngày 1 lần, điều trị 3 ngày liên tiếp. Sản phẩm hiện có là lọ
thuốc chứa 1g Streptomycin, hỏi cần bao nhiêu lọ thuốc này để điều trị cho con bò.

3
ĐỀ SỐ 4 (Trang 42)
Câu 1: (3 điểm)
Trình bày vị trí, hình thái, cấu tạo, chức năng của các cơ quan trong bộ máy
sinh dục đực của gia súc? Nêu ứng dụng vào chăm sóc và khai thác gia súc đực
giống?

Câu 2: (3 điểm)

Chọn lọc vật nuôi là gì? Trình bày các phương pháp chọn lọc vật nuôi hiện
nay? Liên hệ thực tế chăn nuôi tại địa phương về công tác chọn lọc giống vật nuôi?
Câu 3: (4 điểm)
a. Trình bày tác dụng của thuốc với cơ thể? Cho ví dụ minh hoạ?
b. Nêu tác dụng, và ứng dụng điều trị của một số thuốc sau, khi sử dụng những thuốc
này cần chú ý điều gì cần chú ý gì?
- Cephalexin
- Esb3 - 30%
- Oxytocin
- Analgin
c. Bác sĩ kê đơn dùng Streptomycin cho một con bò sữa nặng 650 kg bị viêm vú với
liều 15mg/kg P, tiêm bắp ngày 1 lần, điều trị 3 ngày liên tiếp. Sản phẩm hiện có là lọ
thuốc chứa 1g Streptomycin, hỏi cần bao nhiêu lọ thuốc này để điều trị cho con bò.

4
ĐỀ SỐ 5 (Trang 51)
Câu 1: (3 điểm)
Hãy trình bày đặc điểm cấu tạo và quá trình tiêu hoá của dạ dày kép? So sánh
với quá trình tiêu hoá ở dạ dày kép, rút ra nhận xét?

Câu 2: (3 điểm)
Thế nào là nhân giống thuần chủng? Trình bày các phương pháp nhân giống
thuần chủng và cho ví dụ cụ thể?
Câu 3: (4 điểm)
a. Nêu định nghĩa và nguyên tắc sử dụng sulfamid?
b. Nêu tác dụng, và ứng dụng điều trị của một số thuốc sau, khi sử dụng những thuốc
này cần chú ý điều gì cần chú ý gì?
- Streptomycin
- Hantox-Spray
- Oestrogen
- Dextran Fe
c. Cần dùng bao nhiêu ml dung dịch Sulphadiazin 20% dùng trong 1 liệu trình 6 ngày
cho 1 con lợn 45 kg? Biết rằng 2 ngày đầu dùng liều 0,2g/kg P/ngày, 4 ngày tiếp theo
dùng liều 0,15g/kg P/ngày.

5
BÀI LÀM

Đề số 1:
Câu 1: (3 điểm)
Trình bày vị trí, cấu tạo, sinh lý hoạt động của tim? Trình bày sự tuần
hoàn máu trong cơ thể gia súc và vẽ sơ đồ vòng tuần hoàn?
* Vị trí, hình thái, cấu tạo của tim
*Vị trí và hình thái tim
Tim hình nón lộn ngược (đáy trên, đỉnh dưới) nằm trong lồng ngực bị hai lá phổi trùm
che, nhưng lệch về phía dưới lá phổi trái nhiều hơn. Tim nằm theo chiều từ trên xuống
dưới, trước về sau, từ phải sang trái, khoảng xương sườn 3 – 6 bên trái. Đỉnh tim gần
sát mỏm kiếm xương ức.
– Hình thái ngoài:
Mặt ngoài tim có một rãnh ngang chia tim thành hai nửa không bằng nhau.
+ Phần trên nhỏ hơn là khối tâm nhĩ gồm tâm nhĩ phải và tâm nhĩ trái.
Tâm nhĩ phải ở phía trước, tiếp nhận tĩnh mạch chủ trước và tĩnh mạch chủ sau đổ về.
Tâm nhĩ trái ở phía sau, tiếp nhận 5 – 8 tĩnh mạch phổi đổ về. Hai tâm nhĩ nằm ôm
lấy động mạch phổi và động mạch chủ gốc từ hai tâm thất đi lên.
+ Phần dưới lớn hơn là khối tâm thất gồm thất phải và thất trái.
Thất phải ở phía trước, dưới nhĩ phải. Từ đáy thất phải xuất phát động mạch phổi dẫn
máu lên phổi để trao đổi khí.
Thất trái ở phía sau, dưới nhĩ trái. Từ đáy thất trái xuất phát động mạch chủ gốc dẫn
máu đỏ tươi đi lên, chia thành hai nhánh động mạch chủ trước và động mạch chủ sau
đi nuôi cơ thể.
– Hình thái trong:
Bổ dọc tim ta thấy:
Chính giữa tim là một vạch ngăn dọc bằng cơ chia tim làm hai nửa rỗng chứa máu:
Nửa tim phải hay xoang tim phải chứa máu đỏ sẫm, nửa tim trái hay xoang trái chứa
máu đỏ tươi.
Xoang tim phải gồm phần trên là xoang thất phải, vách cơ dày hơn vách tâm nhĩ phải.
Nơi tiếp giáp giữa nhĩ phải và thất phải có 2 lỗ: lỗ nhĩ thất phải lớn hơn có van 3 lá để
thông máu từ nhĩ phải xuống thất phải, lỗ nhỏ hơn có van 3 lá tổ chim là lỗ động
mạch phổi để thông máu lên phổi.
Xoang tim trái gồm 2 phần:
– Phần trên là xoang nhĩ trái, vách mỏng có các lỗ tĩnh mạch phổi đổ về.

– Phần dưới: thất trái vách cơ rất dày.

– Nơi tiếp giáp giữa nhĩ trái và thất trái có 2 lỗ: lỗ lớn hơn là lỗ nhĩ – thất trái để thông
máu từ nhĩ trái xuống thất trái, có van hai lá. Lỗ nhỏ hơn là lỗ động mạch chủ gốc có
van tổ chim giống lỗ động mạch phổi.

6
– Vách ngăn dọc giữa tim gồm 2 phần: phần trên là vách liên nhĩ ngăn cách hai xoang
nhĩ trái và nhĩ phải. Phần dưới là vách liên thất ngăn cách hai xoang tâm thất với
nhau. Ở vách ngăn tâm nhĩ trái, phải và tâm thất trái, phải có hạch thần kinh, điều
khiển hoạt động tự động của tim
*Cấu tạo của tim
Ngoài cùng là màng bao tim bao bọc tim và các mạch quản lớn của tim, gồm 2 màng:
ngoài là màng sợi, trong là màng ngoại tâm mạc phủ mặt ngoài cơ tim.
Giữa hai màng hình thành xoang bao tim, chứa chút dịch trong để giảm ma sát khi tim
hoạt động. Ở đỉnh tim, màng bao tim kéo dài dính vào chân cơ hoành.
Cơ tim: cơ tim cấu tạo giống như cơ vân, tạo nên vách khối tâm nhĩ và tâm thất. Vách
thất trái cơ dầy hơn, xen kẽ giữa các sợi cơ trên còn có các sợi cơ pha thần kinh làm
cho tim có tính tự động co bóp.
Màng trong tim là lớp màng mỏng lót ở bên trong các xoang tim tiếp xúc với máu,
hình thành các chân cầu của van tim.
* Sinh lý Hoạt động của tim
- Chu kỳ tim đập: là 1 lần tim co vào và giãn ra.
+ Khi tim co vào, gọi là tâm thu
+ Khi tim giãn ra, gọi là tâm trương.
Tâm nhĩ co vào đẩy máu xuống tâm thất tâm thất co để đẩy máu vào động
mạch chủ và động mạch phổi tâm thất giãn
- 1 chu kỳ tim đập gồm 5 thời kỳ:
+ Thời kỳ 1: Tâm nhĩ thu (co): 0,1s (giây)
+ Thời kỳ 2: Tâm nhĩ trương (giãn): Kéo dài 0,7s
+ Thời kỳ 3: Tâm thất thu (co): 0,3s
+ Thời kỳ 4: Tâm thất trương: 0,5s
+ Thời kỳ 5: kỳ tim nghỉ (cả tâm thất và tâm nhĩ đều giãn): 0,4s
- Sự hình thành tiếng tim:
Trong 1 chu kỳ tim có 2 tiếng kế tiếp nhau:
+ Tiếng 1: “pùm”: tương ứng với thời kỳ tâm thất thu (co): do van nhĩ thất phải và trái
đóng lại, không cho máu chảy ngược lên 2 tâm nhĩ mà dồn hết vào động mạch.
+ Tiếng 2: ‘pụp”: tương ứng với thời kỳ tâm trương: 2 van nhĩ thất phải và trái mở để
máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất, van động mạch chủ (phổi) đóng lại để máu từ động
mạch không trở lại tâm thất.
- Tần số tim đập (nhịp tim)
Tim co bóp đẩy máu đi nuôi cơ thể, hoạt động của tim mang tính tự động.
Nhịp tim là tần số tim đập trong một phút. Nhịp tim phụ thuộc vào loài và lứa tuổi gia
súc, vật nuôi càng non, số lần tim đập/phút càng cao; dưới đây là nhịp tim của một số
loài gia súc:
Tần số tim đập của một số loài gia súc (nhịp tim/1phút)

7
Tần số tim đập của một số loài gia súc
Nhịp tim là chỉ tiêu đánh giá cường độ trao đổi chất, trạng thái sinh lý hoặc bệnh lý
của cơ thể.
Nhịp tim thay đổi do nhiều yếu tố như: Nhiệt độ môi trường, thân nhiệt, trạng thái cơ
thể (lao động, nghỉ ngơi, sợ hãi, lo lắng…)
- Thể tích co tim và thể tích phút
+ Thể tích co tim: lượng máu đẩy vào động mạch trong 1 lần co, thể tích co tim tăng
dần theo tuổi, vật nuôi càng lớn tỷ lệ máu đẩy càng cao.
+ Thể tích phút: lượng máu đẩy vào động mạch trong 1 phút.
Thể tích phút phụ thuộc vào nhịp tim và thể tích co tim.

* Tuần hoàn máu trong cơ thể


Máu tuần hoàn trong hệ tuần hoàn nhờ sự co bóp của tim. Hệ tuần hoàn của động vật
có vú là một hệ thống kín gồm 2 vòng tuần hoàn là vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần
hoàn nhỏ:
Vòng tuần hoàn lớn
Máu đi từ tâm thất trái đến động mạch chủ chia làm hai nhánh:
– Một nhánh đi về phía trước gọi là động mạch chủ trước để đưa dinh dưỡng và O2
đến các tổ chức phía trước tim. Sau đó máu theo tĩnh mạch chủ trước về tâm nhĩ phải
của tim.
– Một nhánh đi về phía sau để nuôi dưỡng các tổ chức phía sau gọi là động mạch chủ
sau. Sau đó máu theo tĩnh mạch chủ sau về tâm nhĩ phải của tim.
Vòng tuần hoàn nhỏ
Máu đi từ tâm thất phải theo động mạch phổi đến phổi, sau khi trao đổi khí xong (thải
ra CO2, nhận khí O2) theo tĩnh mạch phổi về tâm nhĩ trái của tim

8
(vẽ sơ đồ bên trái, bổ sung thêm chú thích chi tiết bên sơ đồ phải)

Câu 2: (3 điểm)
Chọn lọc vật nuôi là gì? Trình bày các phương pháp chọn lọc vật nuôi hiện
nay? Liên hệ thực tế chăn nuôi tại địa phương về công tác chọn lọc giống vật
nuôi?

9
10
11
* Liên hệ: công tác chọn giống trong chăn nuôi hiện nay chủ yếu sử dụng phương
pháp chọn lọc bản thân, chọn lọc qua đời sau chỉ thường áp dụng khi chọn đực
giống…. (m.nguoi tự liên hệ thêm)

12
Câu 3: (4 điểm)
a. Nguyên tắc sử dụng kháng sinh? Biện pháp hạn chế sự đề kháng thuốc của vi
khuẩn trong trong chăn nuôi gia súc, gia cầm?
* 7 nguyên tắc sử dụng kháng sinh:
- Xác định đúng căn nguyên của bệnh trước khi dùng thuốc
- Đảm bảo đúng liều lượng của thuốc để có nồng độ cần thiết tại ổ vi trùng để ngăn cản sự
phát triển và sinh trưởng của vi trùng.
- Dùng sau khi phát hiện bệnh càng sớm càng tốt, khi sức đề kháng phòng vệ của cơ thể còn
mạnh và mầm bệnh chưa sinh sôi phát triển.
- Lúc đầu dùng 2 – 3 liều cao hơn từ 1,5 – 2 lần so với liều bình thường gọi là liều tấn công,
sau đó dùng liều duy trì.
- Chỉ dùng kháng sinh khi vi khuẩn còn cảm thụ với thuốc.
- Không phối hợp với kháng sinh cùng họ.
- Khi dùng kháng sinh nên dùng phối hợp kèm với thuốc điều trị triệu chứng.
* Biện pháp hạn chế sự đề kháng thuốc:
- Không sử dụng kháng sinh có phổ rộng hoặc kháng sinh thế hệ mới trong khi kháng
sinh có phổ hẹp, kháng sinh cũ vẫn có hiệu quả.
- Thường xuyên nắm bắt thông tin về tình hình dịch tễ và khả năng nhạy cảm kháng
sinh của hệ vi khuẩn.
- Khi kết hợp kháng sinh với mục đích ngăn đề kháng, các kháng sinh thành phần
phải sử dụng nguyên liều lượng.

b. Nêu tác dụng, và ứng dụng điều trị của một số thuốc sau, khi sử dụng những
thuốc này cần chú ý điều gì cần chú ý gì?
- Kanamycin
Đặc điểm
+ Kanamycin có tính Kiềm nên không pha chung với chất có tính axit như vitamin
B6, vitamin C
+ Không hấp thu qua ruột nên tiêu diệt vi các Vi khuẩn trong ống đường ruột ruột là
E.COLI, SALMONELA (phó thương hàn), KLEBSIELLA; PROTEUS ( 2 khuẩn này
gây viêm ruột tiêu chảy); Cơ chế tiêu diệt khuẩn đường ruột như nào chú đã nói ở bài
trước.
+ Không tác dụng lên Khuẩn Streptococcus ( Liên cầu khuẩn) nhưng tác dụng Mạnh
với Tụ cầu khuẩn (viêm da, viêm khớp lợn con); Klepsiella và Proteus gây viêm ruột
tiêu chảy và Haemophilus (CÚM HEO). Đặc biệt trị được các khuẩn đã kháng
penicilin; nhóm Tetracilin;Erythromicin;Oleandomycin
+ Đặc biệt: HẤP THU NHANH VÀO MÁU, KHUẾCH TÁN TỐT VÀ NHANH
VÀO hốc xương, khớp, đường tiết niệu và sinh dục. Nhưng không hấp thu, hoặc hấp
thu kém vào Não tủy, qua Phúc mạc, dịch mật, tiền liệt tuyến, phổi, Phế mạc và gây
độc cho thận và tổn thương Tai không phục hồi.
Vi khuẩn Ecoli và Phó thương hàn nếu đã kháng Kanamycin thì sẽ kháng chéo với

13
Gentamycin; Neomycin; Streptomycin và các kháng sinh khác cùng nhóm Aminosid.
Không tác dụng lên Liên cầu khuẩn và Colostridium (viêm ruột tiêu chảy)
Kết luận: Căn cứ vào những tính chất trên mà: Kanamycin sẽ được chỉ định sử dụng
đường tiêm để điều trị hoặc dự phòng những thể bệnh nghi ngờ sẽ Nhiễm trùng huyết
do Ecoli, Phó thương hàn; Tụ huyết trùng; Viêm da, Viêm khớp cho Tụ cầu khuẩn.
Sử dụng đường uống để điều trị tiêu chảy gây ra do Hại khuẩn Ecoli,(phân trắng,
phân vàng), Phó thương hàn; KLEBSIELLA; PROTEUS (viêm ruột tiêu chảy).
+ Trị Bệnh đường tiết niệu sinh dục: Viêm vú; Viêm thận, bàng quang, ống dẫn niệu,
viêm tử cung, âm đạo, nhiễm trùng sau khi đẻ ở heo, trâu bò do Ecoli, Salmonella, Tụ
cầu khuẩn.
Không có tác dụng với Liên cầu khuẩn và Clostridium (hại khuẩn cơ hội ở ruột già
gây viêm ruột tiêu chảy)
Kanamycin đạt hiệu lực tối ưu khi kết hợp với Ampicilin để trị Tụ cầu khuẩn, viêm
khớp do dụ cầu khuẩn. Và kết hợp với Colistin dùng đường uống để đạt hiệu lực tối
ưu diệt các Hại khuẩn khu trú đường tiêu hóa.

- Vitamin K
- Tác dụng: Thuốc có độc tính thấp, ít gây tai biến. Có tác dụng làm đông máu,
ngoài ra còn có tác dụng làm tăng sức chịu đựng của mao mạch. VTM K được hấp
thu thúc đẩy gan tổng hợp lên Prothrombin ở trong máu, thúc đẩy tạo Fibrinogen ở
huyết tương thành các sợi Fibrin bịt kín lỗ mạch bị tổn thương.
- Ứng dụng: Dùng để phòng và cầm chảy máu trước và sau phẫu thuật, gia súc
cái sau khi sinh bị xuất huyết tử cung, tổn thương mất máu. VTM K cũng được dùng
cầm máu khi động vật bị các bệnh gây xuất huyết: gumboro, cầu trùng hay bị trúng
độc bởi các antivitamin K, cumarin.
(Thuốc an toàn, không độc).

- Oestrogen
Tác dụng gây xung huyết và phát triển các cơ quan sinh dục cái như dạ con âm đạo,
mở cổ tử cung phát triển các cơ quan sinh dục phụ, tuyến sữa. Kích thích noãn nang
buồng trứng chín và rụng trứng.
- Ứng dụng: điều trị lãnh đạm sinh dục, không động dục, không rụng trứng, xơ cứng
buồng trứng, chữa xuất huyết tử cung, liệt dạ con, sót nhau, chết lưu thai, viêm tử
cung cấp và mãn tính.
+ gây bài tiết sữa, kích thích sữa. Dùng liều cao có thể gây xảy thai và ngừng tiết
sữa. Chữa bệnh tăng sinh viêm tuyến tiền liệt ở động vật đực.

14
- KMnO4
- T/chất, Tác dụng: Phóng thích nguyên tử Oxi O và oxit MnO 2 khi tiếp xúc
chất hữu cơ tác dụng diệt khuẩn mạnh. Khi dung dịch chuyển sang màu nâu thì
không còn hoạt tính. Dung dịch đậm đặc gây cháy tổ chức hữu cơ bề mặt.
Có tác dụng sát trùng tay, vết thương, mụn loét (dung dịch 0,1%), rửa tử cung
(dung dịch 0,3%), giảm độc tính.
- Ứng dụng: dùng rửa vết thương, sát trùng niêm mạc ống tiêu hóa, đường sinh
dục, hay dùng dung dịch 0,1 – 0,5%. Dùng khử mùi hôi thối khi bị bỏng dung dịch 2
– 5%.
- Chú ý: thuốc có tác dụng sát trùng mạnh nhưng ngắn, có tác dụng trên hầu hết
các loại vi khuẩn, trong các loại môi trường.

c. Một con bò bị chướng hơi dạ cỏ, người chăn nuôi quyết định sử dụng
Pilocarbin 1% để điều trị cho con bò, với liều lượng trung bình cho bò là 200
mcg/kg P. Hỏi cần sử dụng bao nhiêu ml Pilocarbin 1% để điều trị cho con bò,
biết rằng con bò nặng 540 kg.
Lượng thuốc cần dùng: 200 x 540 = 108.000 mcg = 108mg = 108ml

15
ĐỀ SỐ 2

Câu 1: (3 điểm)
Hãy trình bày đặc điểm vị trí, cấu tạo và chức năng của các cơ quan trong
bộ máy tiêu hóa của động vật dạ dày đơn? Trình bày quá trình tiêu hoá của dạ
dày đơn? So sánh với quá trình tiêu hoá ở dạ dày kép, rút ra nhận xét?

* Bộ máy tiêu hóa của động vật dạ dày đơn:


- Miệng
Xoang miệng là khoảng rỗng được giới hạn giữa hàm trên và hàm dưới. Phía trước là
môi, hai bên có má, trên là vòm khẩu cái, dưới là xương hàm dưới, phía sau là màng
khẩu cái. Trong miệng có lưỡi và răng.
- Hầu
Là một xoang ngắn, hẹp nằm sâu xoang miệng và màng khẩu cái, trước thực quản và
thanh quản, dưới hai lỗ thông lên mũi. Yết hầu là nơi giao nhau (ngã tư) giữa đường
tiêu hóa và đường hô hấp. Nó có nhiệm vụ dẫn khí từ xoang mũi xuống thanh quản,
dẫn thức ăn từ miệng xuống thực quản.
- Thực quản
Là ống dẫn thức ăn từ yết hầu xuống dạ dày. Thực quản chia làm 3 đoạn: cổ, ngực và
bụng.
– Đoạn cổ từ yết hầu đến cửa vào lồng ngực (trước đôi xương sườn số 1), 2/3 phía
trước nó đi trên khí quản, 1/3 phía sau bẻ cong xuống dưới sang trái và đi song song
bên trái khí quản.
– Đoạn ngực: thực quản đi lên khí quản, giữa hai lá phổi đến cơ hoành.
– Đoạn bụng: sau khi xuyên qua cơ hoành, thực quản bẻ cong xuống dưới sang trái đổ
vào đầu trái dạ dày.
– Cơ thực quản: lớp cơ ở thực quản khác nhau tùy loại gia súc.
- Dạ dày đơn
+ Vị trí, hình thái:
Dạ dày là túi chứa thức ăn, hình trăng khuyết nằm trong xoang bụng, sau cơ hoành và
gan, trước khối ruột, hơi lệch về bên trái bụng, khoảng xương sườn số 6 – 12. Dạ dày
có hai đầu, hai cạnh và hai mặt.
– Đầu trái dạ dày thông với thực quản ở lỗ thượng vị.
– Đầu phải thon nhỏ thông với tá tràng qua lỗ hạ vị.
– Cạnh trên là đường cong nhỏ có dây chằng gắn chặt dạ dày vào rốn gan (mặt sau
gan) và mặt sau cơ hoành.
– Cạnh dưới là đường cong lớn có màng treo gắn chặt vào dưới thành bụng.
+ Cấu tạo:
Dạ dày được cấu tạo bởi 3 lớp:
– Lớp ngoài cùng: là tương mạc.

16
– Lớp giữa: lớp cơ trơn gồm: cơ vòng ở trong, cơ chéo ở giữa và cơ dọc ở
– Lớp trong: là niêm mạc có nhiều tuyến tiết ra dịch tiêu hóa và a xít clo hy dric HCl
+ Chức năng:
Tiêu hóa cơ học là chính (tích trữ, nhào trộn, nghiền nát thức ăn) một phần tiêu hóa
hóa học (nhở men do tuyến dạ dầy tiết ra).
- Ruột
Ruột non
Ruột non là ống dài gấp đi gấp lại nhiều lần, nối từ lỗ hạ vị của dạ dày đến van hồi
manh tràng.
Ruột non lợn dài từ 10 – 12 m, đường kính 1 – 2 cm.
Ruột non chia làm 3 đoạn ranh giới không rõ rệt là:
– Tá tràng: là đoạn đầu tiên nối tiếp sau dạ dày, dài 1 – 1.5 m thường bẻ cong hình
chữ S (lợn, ngựa) gọi là quai tá tràng. Trên niêm mạc tá tràng có lỗ đổ ra của ống mật
và ống dẫn tụy .
– Không tràng: là đoạn dài nhất cuộn đi cuộn lại thành một khối lớn phía sau dạ dày
sát lõm hông trái (lợn), ở bò nó nằm phía sau và dưới bụng bên phải.
– Hồi tràng: dài từ 50 – 75cm nối tiếp với manh tràng của ruột già. Nó lồi vào bên
trong lòng manh tràng gọi là van hồi – manh tràng
– Hình thái: ruột non có 2 đường cong:
+ Đường cong lớn tròn, trơn, tự do.
+ Đường cong nhỏ có màng treo ruột bám vào. Màng treo ruột là nơi cho mạch máu,
thần kinh, mạch bạch huyết (lâm ba) đi vào ruột để nuôi dưỡng và vận chuyển chất
dinh dưỡng hấp thụ từ ruột theo máu về gan. Trên màng treo ruột có các hạch lâm ba.
– Cấu tạo:
Ngoài là lớp tương mạc.
Giữa là lớp cơ trơn gồm vòng trong, dọc ngoài, chéo giữa.
Trong là lớp niêm mạc màu hồng nhạt tạo ra nhiều nếp gấp dọc để tăng diện
tích bề mặt tiếp xúc với thức ăn. Niêm mạc ruột có các tuyến tiết dịch ruột chứa các
men tiêu hóa: đạm, mỡ và bột đường…
– Chức năng: ruột non tiêu hóa hóa học, phân giải thức ăn thành những chất đơn giản
nhất, hấp thụ qua các tế bào biểu mô vào máu và bạch huyết.
Ruột già
Ruột già là đoạn nối với ruột non ở manh tràng và thông ra ngoài qua hậu môn, ruột
già được chia làm 3 đoạn:
+ Manh tràng: là đoạn đầu của ruột già thông với ruột non ở đoạn hồi tràng .
+ Kết tràng: ở trâu bò nó cuộn lại thành 3 – 4 vòng tròn áp sát thành bụng bên phải. Ở
lợn manh tràng cuộn lại thành 3 – 4 vòng xoắn ốc sau dạ dày, trước manh tràng, bên
trái bụng.
+ Trực tràng: là đoạn ruột thẳng sau kết tràng, từ cửa xoang chậu đến hậu môn, trong
xoang chậu nó đi dưới xương khum, trên tử cung âm đạo (ở con cái), trên bóng đái,
niệu đạo (ở con đực).

17
+ Cấu tạo ở ruột già: chia làm ba lớp:
Xoang bụng, xoang chậu bò (bên trái)
Ngoài là lớp tương mạc, giữa là lớp cơ trơn gồm cơ vòng và cơ dọc . Trong cùng là
lớp niêm mạc. niêm mạc ruột già không có gấp nếp dọc, không có lông nhung nhưng
có nhiều nang bạch huyết.
– Chức năng: chủ yếu là tái hấp thu nước và ép phân thành khuân đưa ra ngoài.
* Tiêu hóa ở dạ dày đơn
Dạ dày là nơi chứa thức ăn, cũng là nơi biến đổi thức ăn về mặt cơ học và hóa học.
+ Tiêu hóa cơ học: thức ăn khi xuống dạ dày sẽ được nghiền nát, nhào trộn và thấm
đều vào dịch vị, do sự co bóp của các cơ dạ dày và tiết dịch vị của các tuyến. Sau đó
nó được đưa xuống tá tràng từng đợt do sự đóng mở của van hạ vị
+ Tiêu hóa hóa học:
Tiêu hóa hóa học thức ăn trong dạ dầy đơn nhờ men tiêu hóa có trong dịch vị do
tuyến dạ dầy tiết ra. Thức ăn đạm (Protein) dưới tác dụng của men pép xin thành các
dạng đơn giản Am bu mo và po li pép tít. Mỡ trong dạ dầy hầu như chưa được tiêu
hóa do men tiêu hóa chưa hoạt động.
* So sánh quá trình tiêu hóa ở dạ dày kép:
Dạ dày kép gồm 4 túi: dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách, dạ múi khế. Vì vậy mà quá
trình tiêu hóa diễn ra phức tạp hơn ở dạ dày đơn:
- Dạ cỏ: trong lớp niêm mạc dạ cỏ không có tuyến tiết dịch như ở dạ dày đơn,
nên đây là nơi chứa thức ăn tạm thời, hỗ trợ cho việc tiêu hóa thức ăn. Thức ăn được
lên men nhờ hệ vi sinh vật cộng sinh trong dạ cỏ, làm cho thức ăn mềm, dễ tiêu hóa.
- Dạ tổ ong: Lớp niêm mạc có nhiều nếp gấp hình đa giác giống tổ ong, có
nhiệm vụ sàng lọc ngoại vật và ợ, đẩy thức ăn lên miệng để nhai lại.
- Dạ lá sách: tiếp tục nghiền, ép thức ăn sau khi nhai lại thành các lớp mỏng
nhuyễn đưa xuống dạ múi khế.
- Dạ múi khế: làm nhiệm vụ tiêu hóa hóa học thức ăn, ở đây xảy ra các phản
ứng hóa học bằng những enzym tiêu hóa thành sản phẩm đơn giản nhất.
* Nhận xét:
Quá trình tiêu hóa ở dạ dày (cả dạ dày đơn và dạ dày kép) chủ yếu là tiêu hóa
cơ học (nghiền, trộn, ép… thức ăn) nhờ lớp cơ dày ở thành dạ dày. Nhưng có sự khác
nhau rõ rệt:
- Dạ dày đơn: không cộng sinh với vi khuẩn tiêu hóa xenlulozo.
- Dạ dày kép: là nơi cộng sinh chủ yếu để tiêu hóa xenlulozo nên hiệu quả cao
hơn vì khả năng hấp thụ ở ruột non cao.
- Trong quá trình chăn nuôi, đối với trâu, bò (dạ dày kép) thì ngoài việc để cho
vật nuôi ăn nguồn thức ăn xanh tự nhiên, còn có thể ủ lên men thức ăn (cỏ, rơm khô)
để làm phong phú thêm nguồn vi sinh vật, giúp vật nuôi tiêu hóa dễ dàng hơn và hấp
thụ các chất một cách tối đa; và cũng là cách để dự trữ nguồn thức ăn tự nhiên.
(…. Mọi người có thể đưa thêm nhận xét)

18
Câu 2: (3 điểm)

Thế nào là lai tạo giống? Trình bày các phương pháp lai giống và cho ví dụ
cụ thể?

Lai tạo giống: là phương pháp ghéo đôi giao phối giữa các cá thể đực và cái tạo
ra con lai mang tính di truyền mới tốt hơn bố mẹ.
Mục đích của lai tạo:
+ làm thay đổi đặc tính di truyền của giống đã có (Vd: lợn MC tầm vóc nhỏ,
nhiều mỡ nên cần thay đổi)
+ Sử dụng ưu thế lai làm tăng sức sống và khả năng sản xuất ở đời con.
* Các phương pháp lai giống:

1. Lai kinh tế:

19
20
21
22
3. Lai cải tiến (lai pha máu)
- Dùng để sửa chữa khuyết, nhược điểm của một giống nào đó mà về cơ bản giống
này đã đáp ứng được yêu cầu sản xuất và tiêu dùng.
Ví dụ:

23
* Chú ý: đực cải tiến rất quan trọng vì nó phải truyền đặc tính người ta mong
muốn, nên đặc tính này phải có hệ số di truyền cao và trội.
- Phải thường xuyên chọn lọc và chọn phối để củng cố những đặc tính vừa có
được.

4. Lai cải tạo (lai cấp tiến)


- Là phương pháp dùng 1 giống cao sản để cải tạo hẳn các đặc điểm di truyền của
giống địa phương.

24
Ví dụ: dùng lợn Móng Cái để cải tạo giống lợn miền Trung.
* Chú ý:
- Chọn những giống lợn cải tạo có xu hướng dễ thích nghi với điều kiện mới.
- Có tiêu chuẩn ngay từ đầu
- Các con lai phải được nuôi dưỡng tốt để phát huy hết tiềm năng của giống.
- Trong quá trình cải tạo cần phải kết hợp chọn lọc và chọn phối.

5. Lai gây thành – tổ hợp (tạo giống mới)


Là phương pháp lai hai hay nhiều giống, sau đó chọn đời con lai tốt để nhân lên
tạo thành giống mới.

6. Lai xa (lai khác loài)


Là phép lai giữa hai cá thể khác loài nhau về nguồn gốc di truyền.

25
- Ưu điểm: thế hệ con lai đẻ ra sẽ khỏe mạnh, dai sức, chịu đựng kham khổ tốt, khả
năng chống bệnh cao, khả năng cho thịt có chất lượng tốt.
- Nhược điểm: con lai ra không có khả năng sinh sản, không thể hình thành loài
mới, giống mới.
Vd: bố ngựa x mẹ lừa = con la, bố lừa x mẹ ngựa = con boc đô – bất thụ.

Câu 3: (3 điểm)
a. Nêu các đường đưa thuốc vào cơ thể gia súc, gia cầm? Vị trí tiêm tĩnh mạch,
bắp thịt đối với lợn, trâu, bò?

* Các đường đưa thuốc vào cơ thể gia súc, gia cầm:
- Đường tiêu hóa (ăn uống, đặt thuốc)
- Đường tiêm (tiêm bắp, tiêm dưới da, tiêm tĩnh mạch, tiêm trong da, tiêm xoang phúc
mạc, tiêm vào tủy sống)
- Đường da (chườm, tắm, bôi, rắc, đắp…)
- Các đường đưa thuốc khác: đưa qua màng nhầy khí quản, cuống phổi, bì mô, phế
nang)
* Vị trí tiêm tĩnh mạch, bắp thịt đối với lợn, trâu, bò?
- tiêm tĩnh mạch: Lấy tĩnh mạch ở tai.
- Tiêm bắp thịt:
+ Lợn: áp sát tai lợn về phía sau, song song với lưng, lấy vị trí từ điểm cuối của tai
dịch về phía gốc tai khoảng 2cm là vị trí tiêm thích hợp.
+ Trâu, bò:

b. Nêu tác dụng, và ứng dụng điều trị của một số thuốc sau, khi sử dụng những
thuốc này cần chú ý điều gì cần chú ý gì?

- Streptomycin
- Tác dụng: Streptomycin có phổ tác dụng hẹp. Chỉ tác dụng với vi khuẩn G-, tốt
nhất với tụ huyết trùng, kém với vi khuẩn G- trong đường tiêu hóa. Nồng độ cao
thuốc có khả năng diệt khuẩn. Thuốc có tác dụng tốt khi vi khuẩn đang ở giai đoạn
sinh trưởng và phát triển. Trong giai đoạn nghỉ ngơi (vi khuẩn nằm trong giác mô hay
nha bào), vi khuẩn ít chịu tác dụng của thuốc.

26
- Ứng dụng: Dùng để điều trị bệnh tụ huyết trùng ở gia súc, gia cầm, bệnh nhiễm
khuẩn đường tiêu hóa, viêm ruột ỉa chảy do E-coli, phân trắng lợn con, bệnh thương
hàn…
- Chú ý:
+ Tai biến do streptomycin: rối loạn tiền đình, con vật chóng mặt, hoa mắt, ù tai, đi
loạng choạng, quay cuồng do tiền đình bị nhiễm độc.
+ Streptomycin dễ quen thuốc nên phối hợp với các kháng sinh khác như
penicillin, các sulfamid sẽ tăng hiệu quả diệt khuẩn, không nên tiêm dưới da vì gây
đau cho con vật, không tiêm tĩnh mạch vì gây choáng.
+ Streotomycin tương kỵ với nhóm tetracyllin như chlotetracyllin, oxytetracyllin,
doxycylin, nhóm chloramphenicol, thyamphenicol, kanamycin.

- Hantox-Spray
- tác dụng: là dung dịch xịt thuốc ngoại KST rất hiệu quả và an toàn, ít độc cho
con người và súc vật. Nó có tác dụng mạnh với các loại bọ chét, bọ chó, ve, mòng,
chấy rận, ghẻ, ruồi, muỗi, mạt. Ngoài ra thuốc còn có khả năng thấm nhấm và tác
dụng diệt KST làm trứng ung không nở được.
- chỉ định: Phòng và diệt hầu hết tất cả các loại KST ngoài da ở gia súc, gia cầm,
thú cảnh. Diệt cả các loại KST khu trú trong môi trường.
- Cách dùng: Chó, mèo xịt trung bình 4 – 5ml cho 1kg TT/lượt.
Trâu, bò, dê: 1 – 2l/con trưởng thành.
Lợn: 5,5 – 1l/con.
Gia cầm: xịt vào những vùng KST khu trú, vào ổ gà hay môi trường xung quanh.
Lắc kỹ bình thuốc trước khi xịt, giữ bình ở tư thế đứng, xịt nghiêng chiều lông,
tránh thuốc vào miệng, mắt, mũi, xịt vào nơi KST khu trú. Không tắm cho con vật
trước và sau khi phun thuốc 24h.
- Chú ý: trong khi xịt thuốc không ăn uống, hút thuốc hoặc nói chuyện; rửa kỹ tay
chân nơi thuốc bắn vào bằng nước xà phòng, thuốc dùng được khi gia súc đang có
chửa.

- Mebendazol 10%
thuốc trị ký sinh trùng đa giá.
- tác dụng: Là loại thuốc phổ rộng tẩy hầu hết các loại giun tròn ký sinh ở đường
tiêu hóa như giun đũa, khí quản, phổi, giun móc, giun kết hạt, giun kim… và còn tác
dụng tẩy một số loài sán dây ở vật nuôi, thuốc diệt cả ấu trùng và giun trưởng thành
gây liệt các cơ của KST, từ đó chúng bị tống ra ngoài.
- Ứng dụng: tẩy hầu hết các loại giun tròn ký sinh ở đường tiêu hóa.
- Chú ý: + Không dùng thuốc cho gà ở thời kỳ đẻ trứng, ngựa chửa 3 tháng đầu.
+ Liều cao có thể làm giảm bạch cầu trung tính có hồi phục.
+ Không dùng thuốc trước lúc thụ thai và gia súc đang có chửa.

27
- Dextran Fe
- Là một phức hợp Sắt – dexan (có thể có thêm VTM B12), dung dịch vô trùng có
màu cape sánh. Có tác dụng làm tăng lượng huyết sắc tố, giúp gia súc non, lợn con sơ
sinh khỏe mạnh, da hồng hào, phát triển tốt, lớn nhanh và phòng các bệnh truyền
nhiễm. Thuốc được hấp thu từ từ và bị đào thải khỏi cơ thể một lượng không đáng kể.
Thuốc tiêm không gây đau cục bộ, độ độc thấp và không gây phản ứng phụ. Nơi
tiêm có thể thâm tím nhưng được hấp thu dần dần và tan hết trong khoảng 10 ngày.
- Ứng dụng: Phòng và chữa bênh thiếu máu do thiếu sắt ở lợn con sơ sinh, bê,
nghé, dê non. Bệnh thiếu máu do rối loạn tiêu hóa lâu ngày, ỉa chảy kéo dài sau khi
đẻ. Cung cấp sắt cho lợn nái trước khi vào đẻ. Chữa các bệnh thiếu máu sau khi chảy
máu, mất máu, các bệnh ký sinh trùng đường ruột, bệnh ký sinh trùng đường máu.

c. Cần dùng bao nhiêu ml dung dịch Sulphadiazin 20% dùng trong 1 liệu trình 6
ngày cho 1 con lợn 45 kg? Biết rằng 2 ngày đầu dùng liều 0,2g/kg P/ngày, 4 ngày
tiếp theo dùng liều 0,15g/kg P/ngày.

2 ngày đầu dùng: 0,2 x 45 x 2 = 18g sulphadiazin


4 ngày tiếp theo dùng: 0,15 x 45 x 4 = 27g
Vậy lượng Sulphadiazin dùng trong 1 liệu trình 6 ngày cho 1 con lợn 45kg = 18 + 27
= 45g = 45ml dung dịch.

28
ĐỀ SỐ 3

Câu 1: (3 điểm)
Trình bày vị trí, hình thái, cấu tạo, chức năng của các cơ quan trong bộ
máy sinh dục cái của gia súc? Khi gia súc cái mang thai cơ thể có những biến đổi
gì và ứng dụng của nó trong chăn nuôi?

* Vị trí, hình thái, cấu tạo, chức năng của các cơ quan trong bộ máy sinh dục cái
gia súc:
1. Buồng trứng:
- Vị trí, hình thái: Gia súc cái có 2 buồng trứng nằm trong xoang bụng, ở hai bên vùng
hông, trước cửa vào xoang chậu. Được treo bằng dây chằng rộng tử cung. Nằm ở cách
mỏm hông xương chậu 3 -4 cm.
Buồng trứng có hình tròn hơi dẹt.
+ Ở gia súc non, buồng trứng có hình hạt đậu, mặt ngoài nhẵn.
+ Ở gia súc trưởng thành, bề mặt buồng trứng có nhiều chỗ lồi lõm (do trứng rụng,
phát triển noãn nang)
- Cấu tạo: gồm 2 miền: miền vỏ và miền tủy
+ Miền vỏ ở ngoài, sát với bề mặt buồng trứng, chứa nhiều noãn nang. Trong noãn
nang chứa nhiều noãn bào ở các giai đoạn phát triển khác nhau. Noãn bào khi chín sẽ
rụng vào loa kèn và buồng trứng. Vết trứng rụng sẽ hình thành thể vàng, thể vàng tiết
hoocmon nội tiết progesteron có tác dụng an thai, nếu trứng được thụ thai thì thể vàng
tồn tại suốt thời gian mang thai, làm cho trứng khác không chín, tức là gia súc ngừng
động dục.
Nếu trứng không được thụ tinh thì thể vàng tồn tại 3 – 15 ngày rồi teo đi, gọi là thể
vàng sinh lý.
+ Miền tủy: ở trong có chứa các mạch máu và dây thần kinh.

2. Ống dẫn trứng:


- Là 2 ống ngoằn nghoèo, nhỏ và hơi dài, đầu trên loe ra như hình phễu gọi là loa kèn,
bao lấy buồng trứng để hứng trứng rụng, đầu dưới thì nối với đầu sừng tử cung.
- Kích thước: dài ngắn tùy loài
- Vai trò: là nơi để trứng gặp tinh trùng thụ tinh tạo thành hợp tử, và là đường di
chuyển của hợp tử xuống tử cung, được nuôi dưỡng trong tử cung.

3. Tử cung (dạ con)


- Tử cung có hình chữ Y, cấu tạo gồm các phần: Sừng tử cung, thân tử cung và cổ tử
cung.
- Vị trí hình thái: tử cung nằm trong xoang chậu, phía trước thông với ống dẫn trứng,
phía sau thông với âm đạo và được cố định bằng dây chằng rộng tử cung.

29
- Cấu tạo: tương tự như các cơ quan khác, gồm 3 lớp: ngoài cùng là lớp màng liên kết
nối với màng treo tử cung, ở giữa là lớp cơ trơn, trong cùng là niêm mạc, tiết ra chất
nhầy ngăn cản sự xâm nhập của vi trùng.

4. Âm đạo
- Nối tiếp với tử cung, có hình ống và là nơi tiếp nhận dương vật khi giao phối.
- Cấu tạo: tương tự tử cung.
Ngoài cùng là lớp màng liên kết dính liền với phần sau của thành xoang bụng, giữa là
lớp cơ trơn; trong cùng là lớp niêm mạc (tất cả lớp niêm mạc đều có khả năng tạo chất
nhờn)

5. Âm hộ
Là phần cuối cùng nằm bên ngoài cơ quan sinh dục cái,
Nằm dưới hậu môn, bên trong có nhiều tuyến tiết dịch nhầy khi gia súc động dục để
dễ dàng khi giao phối.
Trong âm hộ có âm vật, tương tự như dương vật thu nhỏ, là nơi tiếp nhận kích thích
khi giao phối.

6. Tuyến vú:
- Có nguồn gốc từ da (sản phẩm của da) và hoạt động sinh lý của tuyến vú có liên
quan mật thiết với cơ quan sinh dục.
- Vị trí hình thái, số lượng của mỗi loài động vật khác nhau là khác nhau (tùy thuộc
vào loài).
+ Hình thái bên ngoài có bầu vú và núm vú
+ lợn: Nằm dọc hai bên bụng
- Cấu tạo:
+ lớp da: do da bụng kéo xuống hình thành
+ Lớp vỏ
+ Mô tuyến sữa
+ Núm vú: là nơi đổ ra của ống dẫn sữa
- Hoạt động sinh lý: sự phát dục của tuyến sữa:
+ Khi gia súc còn non: chỉ có xoang sữa và hệ thống ống tiết phát triển.
+ Khi gia súc trưởng thành: số ống tiết tăng sinh, tuyến vú bắt đầu hình thành và vú to
dần. Qua mỗi kỳ động dục, ống tiết phát triển hơn, vú cương lên. Nếu không thụ thai,
tuyến vú trở lại bình thường và không phát triển. Nếu gia súc có thai thì túi tuyến và
ống tiết phát triển mạnh, vú to nhanh. Khi gia súc gần đẻ và khi đẻ, bao tuyến vú thực
hiện chức năng chế tiết, tiết sữa nuôi con.

* Biến đổi cơ thể khi gia súc cái mang thai và ứng dụng trong chăn nuôi:

1. Sự biến đổi toàn thân.

30
- Khi gia súc có thai, các kích tố nhau thai và kích tố của thể vàng làm ảnh hưởng
đến cơ năng các tuyến khác. Do đó ở thời kỳ đầu quá trình trao đổi chất tăng lên, dẫn
đến con vật ăn khỏe, tiêu hóa mạnh, khả năng tích lũy lớn dần đã dẫn đến con vật
nhanh béo. Ở thời kỳ cuối của thai do yêu cầu phát triển mạnh của bào thai nó phải
hấp thụ chất dinh dưỡng từ con mẹ, nên con mẹ thường gầy đi.
- Vì vậy, trong thực tế chăn nuôi giai đoạn chửa cuối cùng chúng ta cần phải chú ý
chăm sóc nuôi dưỡng chu đáo nhất là về chế độ dinh dưỡng.
Trong thời gian có chửa, Glycogen tích lũy ở gan, mỡ trung tính và Colesteron
trong máu tăng lên. Hượng Hemoglobin trong máu bình thường, máu nhanh đông
hơn. Lượng Ca, P trong máu giảm xuống vào thời kỳ có chửa sau (có thể dẫn đến bại
liệt), nhưng lượng K tăng lên. Hoạt động của tim, phổi trở nên khó khăn do áp lực của
bào thai đè lên xoang bụng và xoang ngực.
Quá trình lưu thông máu, sự hô hấp và bài tiết đều bị ảnh hưởng.
Do vậy, ở kỳ cuối có chửa con vật thường bị phù nề, khó thở, hay đi tiểu tiện, cơ
thể mệt mỏi, toát mồ hôi. Sự chèn ép của thai có thể làm thay đổi tuần hoàn xoang
chậu, phù thũng hai chân sau.

2. Sự biến đổi của bộ máy sinh dục.


- Buồng trứng: thể tích buồng trứng to lên, khi khám qua trực tràng ta thấy thể
vàng, ở trâu bò thường là một thể vàng còn ở lợn thì số thể vàng thường nhiều hơn
thai nhi do trứng rụng mà không được thụ thai hoặc bị sẩy thai.
- Tử cung: thể tích và trọng lượng tử cung tăng lên, dây chằng tử cung căng, do đó
buồng trứng kéo về phía trước và hơi xuống thấp. Máu được lưu thông đến tử cung rất
nhiều, tạo điều kiện tăng chất dinh dưỡng để nuôi bào thai.
- Cổ tử cung: bình thường cổ tử cung đóng kín tách biệt tử cung với âm đạo.
Nhưng khi có chửa thì tử cung đóng chặt hơn, niêm mạc dày lên, trên niêm mạc có tế
bào thượng bì tiết ra niêm dịch keo dính gây hiện tượng đóng nút cổ tử cung. Niêm
dịch này lúc đầu có màu trắng sau đó chuyển sang màu vàng, đến nêu tùy theo tuổi
của thai. Trước khi đẻ khoảng 1 tuần dịch này long ra và chảy ra ngoài.

(viết thêm ứng dụng trong chăn nuôi: dựa vào những biểu hiện bên ngoài của con
cái, khi phát hiện vật có thai, người chăn nuôi cần có chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng
hợp lý, bổ sung thêm Ca trong khẩu phần ăn, tạo cho con vật sự yên tĩnh, không đánh
đuổi đi lại mạnh trong thời kỳ đầu của thai vì thai chưa được gắn chặt vào tử cung…)

Câu 2: (3 điểm)
Vai trò của kiểm tra đánh giá phẩm chất tinh dịch? Trình bày các phương
pháp kiểm tra phẩm chất tinh dịch? Các yếu tố ảnh hưởng đến sức sống của tinh
trùng?

31
* Vai trò của kiểm tra đánh giá phẩm chất tinh dịch:

32
33
34
35
36
Câu 3: (4 điểm)

a. Nêu định nghĩa và nguyên tắc sử dụng sulfamid? (m.người chọn lọc)
Sulfamid.
NHÓM SULFONAMIDE

Nguồn gốc
Ðây là nhóm kháng khuẩn có từ lâu nhất (thập niên 1940). Bắt nguồn từ phân tử
Protonsil (một loại thuốc nhuộm azo), các sulfamid được tổng hợp, là những chuyển
hóa chất của sulfanilamid với các vị trí thế ở N1 và N4

Cấu tạo hóa học


Có nhóm sulfamoil (-SO2NH2) trong phân tử

Lý hóa tính
Dạng bột tinh thể, tan tốt ở pH=9-10, ít tan trong nước và môi trường acid yếu. Có
khuynh hướng kết tinh trong môi trương nước tiểu pH acid.
Tính hòa tan của hỗn hợp nhiều sulfamid cao hơn của từng chất riêng lẻ.

Dượcđộng
Hấp thu: qua đường tiêu hóa tốt, ngoại trừ các sulfamid co tác động tại chỗ.
Ðường tiêm dưới da: dung dịch tiêm cần phải có chất đệm vì muối Na của
sulfamid có tính gây kích ứng. Tiêm bắp và tiêm tĩnh mạch thường sử dụng hơn
nhưng nồng độ hữu hiệu trong máu thường ngắn, phải bổ sung bằng cách cho uống.
Tiêm vào vú các hỗn dịch sulfamid trong dầu. Ðặt vào tử cung, âm đạo những viên
nang sulfamid+ urea (tăng tính hòa tan) hoặc phối hợp với các kháng sinh khác
Phân bố: ở dịch ngoại bào, phân tán đến khắp cơ thể bao gồm các mô mềm cả hệ
thần kinh trung ương (dịch não tủy) và khớp (dịch khớp). Vào được tuyến vú nhưng
chưa đạt đến nồng độ trị liệu
Chuyển hóa: xảy ra ở gan với 2 phản ứng chính
Phản ứng liên hợp với acid glucuronic thành dạng bất hoạt nhưng có tính hòa tan
Phản ứng acetyl hóa tạo thành dạng bất hoạt và không tan nên thường gây độc
(hình thành dạng tinh thể ở thận)
Bài thải: Qua thận là chủ yếu (trừ các sulfamid kháng khuẩn đường ruột), một ít
qua phân, sữa
Sự lọc ở quản cầu thận: khuếch tán thụ động, tất cả các sulfamid đều qua
Sự tái hấp thu ở ống thận: quá trình này có sự chọn lọc. Ðiều này giải thích tại sao
một số sulfamid được duy trì trong cơ thể lâu hơn các sulfamid khác
Vì sulfamid có tính acid yếu nên việc kiềm hóa nước tiểu bắng NaHCO3sẽ làm
tăng tính hòa tan, tránh tạo tinh thể gây hư hại thận.

37
Hoạt tính dược lực
Tác động kháng khuẩn:chỉ có tác động tĩnh khuẩn nên hệ miễn dịch giữ vai trò chủ
yếu trong việc loại trừ tận gốc sự nhiễm trùng. Sulfamid có hiệu quả cao trong giai
đoạn đầu của nhiễm trùng cấp tính vì giai đoạn này vi khuẩn có mức độ biến dưỡng
cao, dễ kết hợp với sulfamid, thêm vào đó khả năng thực bào còn mạnh mẽ và sự
khuyếch tán của thuốc chưa bị cản trở bởi quá trình xơ hóa trong viêm mãn tính.
Phổ kháng khuẩn: rộng, tác động trên vi khuẩn G+, G-, Protozoa (Coccidia,
Toxoplasma)

Chỉ định
-Nhiễm trùng đường hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu
Viêm vú, viêm tử cung, viêm đa khớp
Trị cầu trùng, toxoplamosis
sulfamid tác động toàn thân
+ sulfamid tác động nhanh (3-6h), bài thải nhanh: sulfamerazin, sulfadimidin,
sulfathiazol...
+ sulfamid nửa chậm (6-10h): sulfapyridin, sulfamethxazol, sulfadiazin...
+ sulfamid bài thải chậm (10-12h) (long-acting): sulfamethoxypyridazin,
sulfadimethoxin, sulfadoxin...
sulfamid kháng khuẩn đường ruột: sulfaguanidin, phtalylsulfathiazon...
sulfamid tác động tại chỗ (thuốc nhỏ mắt): sulfacetamid, sulfadiazin bạc...
sulfamid trị cầu trùng (thường kết hợp với nhóm diaminopyrimidin):
sulfadimidin, sulfaquinoxalin, sulfadimethoxin, sulfadoxin...

Ðộc tính:
Trên thận: sạn thận, tiểu ra máu do từ quản cầu thận đến ống dẫn tiếu, sulfamid
được làm đậm đặc 50 lần, sự bài tiết H+ vào ống thận làm nước tiểu càng acid hơn,
giảm tính tan của sulfamid từ đó tạo thành tinh thể trong ống thận.
Ðể đề phòng độc tính trên thận khi sử dụng sulfamid:
. Nên sử dụng dạng dễ hòa tan
. Dùng dạng hỗn hợp nhiều sulfamid (2-3)
. Ðảm bảo cung cấp đủ nước trong thời gian điều trị
. Cấp thêm các chất kiềm trong nước uống (Na2CO3, NaHCO3, Na lactate...)
Ðường ruột: mất cân bằng hệ vi khuẩn chí,hệ vi sinh vật dạ cỏ, gây thiếu vitamin
nhóm B,K
Trên cơ quan tạo vỏ trứng: trứng không vỏ hoặc có vỏ mỏng do ức chế carbonic
anhydrase
Giác mạc (chó): sừng hoá giác mạc, ảnh hưởng đến việc tiết nước mắt
Trên máu: giảm prothombin máu (sulfaquinoxalin) do ức chế vitamin K reductase
Nhạy cảm da, suy tủy, ung thư tuyến giáp...

38
Liều lượng

Liều ban đầu Liều duy trì


Liều lượng
(mg/kgP/24h P.O) (mg/kgP/24h P.O)
Sulfadimethoxin 55 27.5
Sulfamerazin 220 110
Sulfadiazin 50 50
Sulfamethoxypyrimidin 110 55
Sulfapyridin 132 66

Tương tác thuốc


Hiệp lực bội tăng với nhóm diaminopyrimidin (tỉ lệ 5:1 hay 3:1). Sự phối hợp
này cho tác động sát khuẩn mạnh gấp 20-100 lần so với tác dụng của từng thuốc riêng
lẻ sulfamethoxazol (5) +trimethoprim (1): Bactrim sulfaquinoxalin (3) +trimethoprim
(1)
Kết hợp với các sulfamid khác: sulfamerazin+sulfamethazin+sulfadiazin
Với các kháng sinh tĩnh khuẩn khác: sulfamerazin+ tylosin, sulfamethazin +
chlortetracycline; với penicillin G procain.

b. Nêu tác dụng, và ứng dụng điều trị của một số thuốc sau, khi sử dụng những
thuốc này cần chú ý điều gì cần chú ý gì?
- Peniciclin
- tác dụng: Diệt các vi khuẩn Gram (+) như: staphylococcus, streptoccus,
erysipelothirix, các trực khuẩn uốn ván, đường ruột, thuốc không tác dụng với virus,
trực khuẩn gây bệnh, mycoplasma.
- ứng dụng điều trị: dùng điều trị bệnh nhiệt than, ung khí than, uốn ván cho động
vật nuôi. Liều 10000UI/kg thể trọng. Lợn đóng dấu cũng dùng liều trên.
Trị bệnh viêm vú, viêm đường sinh dục tiết niệu, nhiễm trùng máu… Tốt nhất nên
dùng các loại penicillin bán tổng hợp hay các thuốc thuộc nhóm cephalosporin. Nên
kết hợp tiêm và bơm trực tiếp thuốc vào tử cung hay bầu vú bị viêm.
Xử lý vết thương cục bộ, tránh nhiễm trùng.
- Chú ý khi sử dụng:
+ Không nên dùng penicillin quá 5 ngày, nếu không khỏi bệnh phải thay thuốc
khác. Không dùng cho gia súc có phản ứng quá mẫn với penicillin.
+ Thuốc tương kỵ với các loại kháng sinh hoạt phổ rộng như tetracyllin,
thyamphenicol, erythromycin, gentamycin, tylosin, lincomycin, spyramycin.
+ Chống chỉ định ở thỏ, chuột. Thường kéo dài tác dụng của penicillin bằng cách
phối hợp với procain, bemzathin hoặc dung môi là dầu.

39
- Esb3 - 30%
- Tác dụng: là thuốc có phổ tác dụng rộng diệt cầu ký trùng và kháng khuẩn mạnh,
tác dụng của thuốc ảnh hưởng tới sự phát triển của cầu ký trùng ở giai đoạn sinh sản
vô tính.
- Ứng dụng: Chữa các thể bệnh cầu trùng ở gà, thỏ, lợn, bê, nghé, bệnh tụ huyết
trùng, bạch ly, thương hàn, viêm ruột ỉa chảy. Bệnh lợn con ỉa phân trắng, rối loạn
tiêu hóa.
- Chú ý: khi điều trị có thể kết hợp thêm VTM K.

- Oxytocin
(dung dịch hoc mon tiêm thúc đẻ 1ml = 10UI)
Là một hóc môn được sản sinh ở thùy sau tuyến yên, dạng thường dùng ở dạng
dung dịch không màu.
- Tác dụng: Làm tăng cường co bóp cơ trơn tử cung để thúc đẻ và tăng cường co
bóp cơ trơn của bể sữa và ống dẫn sữa, ngoài ra có tác dụng lên ruột non ruột già,
thành mạch máu, ống dẫn mật đường tiết niệu.
- Ứng dụng và cách dùng:
Dùng cho gia súc cái trâu, bò, lợn, dê, chó, mèo… dùng để thúc đẻ khi con mẹ dặn
đẻ yếu, co bóp dạ con yếu (chỉ dùng khi cổ tử cung đã mở). Dùng khi sót nhau viêm
tử cung, sữa tiết ít sau khi sinh. Chữa chảy máu dạ con, liệt ruột, bí tiểu tiện, liệt mật.
Phục hồi vị trí và chức năng của dạ con sau khi sinh. Dùng để tiêm bắp thịt, dưới da,
tĩnh mạch.
- chú ý: nếu tiêm tĩnh mạch dùng bằng 1/2 liều chỉ định pha với dung dịch glucoza
tiêm chậm vào tĩnh mạch. Không tiêm cho gia súc đang có chửa.
+ Nếu để kích sữa có thể dùng liều cao hơn, không dùng để thúc đẻ khi gia súc đẻ
khó do thai quá lớn, cổ tử cung chưa mở, xoang chậu hẹp, thai ngang, thai không
thuận.
+ Nếu tiêm lại lần 2 thì phải cách lần 1 từ 1 – 2 giờ.

- Analgin
- tính chất, tác dụng: là dung dịch không màu hoặc màu xanh, pH trung bình, thuốc
có tác dụng giảm sốt và cũng có tác dụng giảm đau, chống viêm, chống co giật, chống
thấp khớp, làm mất những cơn co thắt của hệ cơ trơn, cơ vòng như co thắt dạ dày, dạ
cơ và điều tiết nhu động của dạ dày, dạ cỏ, ruột non ruột già.
- Ứng dụng: Dùng để giảm sốt trong các bệnh truyền nhiễm, nội sản khoa, chữa
các chứng đau bụng co thắt, chướng đầy hơi, táo bón, các cơn co thắt tử cung lúc đẻ,
những cơn đau đường tiết niệu, mật, gan. Chữa các chứng cảm nắng cảm nóng sốt
cao, thấp cơ thấp khớp.

40
- chú ý: không dùng cho thú suy gan, thận; Đặc biệt khi dùng phối hợp với kháng
sinh sẽ làm tăng hiệu quả điều trị.

c. Bác sĩ kê đơn dùng Streptomycin cho một con bò sữa nặng 650 kg bị viêm vú
với liều 15mg/kg P, tiêm bắp ngày 1 lần, điều trị 3 ngày liên tiếp. Sản phẩm hiện
có là lọ thuốc chứa 1g Streptomycin, hỏi cần bao nhiêu lọ thuốc này để điều trị
cho con bò.

Lượng thuốc điều trị cho 3 ngày liên tiếp:


15 x 650 x 3 = 28.250 mg = 27,25 g
Mà 1 lọ thuốc chứa 1g streptomycin, vậy để điều trị cho con bò cần 28 lọ.

41
ĐỀ SỐ 4
Câu 1: (3 điểm)
Trình bày vị trí, hình thái, cấu tạo, chức năng của các cơ quan trong bộ
máy sinh dục đực của gia súc? Nêu ứng dụng vào chăm sóc và khai thác gia súc
đực giống?
* Các cơ quan trong bộ máy sinh dục đực của gia súc: bao gồm: tinh hoàn (dịch
hoàn), phụ dịch hoàn, ống dẫn tinh, niệu đạo, dương vật và các tuyến sinh dục phụ
1. Dịch hoàn (tinh hoàn)
- Vị trí, hình thái: có 2 tinh hoàn hình trứng được treo trong bao dịch hoàn bởi thừng
dịch hoàn. Thừng dịch hoàn có mạch máu, dây thần kinh, ống dẫn tinh đi qua.
- Cấu tạo:
+ Ngoài cùng: Màng bao dịch hoàn, bên trong là lớp nhu mô dịch hoàn chứa các ống
sinh tinh, mạch máu, thần kinh và tiết ra các hoocmon sinh dục đực.
- Chức năng:
+ Chức năng ngoại tiết: Sản sinh tinh trùng
+ Chức năng nội tiết: tiết ra hoocmon sinh dục đực để tạo ra đặc tính sinh dục phụ ở
con đực.
2. Phụ dịch hoàn.
- Vị trí, hình thái:
Là bộ phận nối với đầu dưới của tinh hoàn và phía cuối của phụ dịch hoàn nhập với
thừng dịch hoàn. Từ đây có ống dẫn tinh đi ra.
- Cấu tạo: Ngoài là lớp màng sợi (tương mạc), trong là các ống sinh tinh. Các ống
sinh tinh tập trung tại ống dẫn tinh.
- Chức năng:
+ Là nơi tinh trùng hoàn chỉnh về cấu trúc và hình thái trước khi xuất tinh.
+ Dự trữ và cung cấp chất dinh dưỡng cho tinh trùng hoạt động.
3. Bao dịch hoàn.
- Vị trí,hình thái: Là nơi chứa dịch hoàn và phụ dịch hoàn, nằm ở ngoài vách bụng, ở
vùng bẹn hoặc dưới hậu môn.
- cấu tạo: gồm 5 lớp:
+ Lớp da
+ tổ chức liên kết dưới da
+ Cơ nâng dịch hoàn
+ Màng bao chung
+ Màng bao riêng.
4. Ống dẫn tinh
- Gồm 2 ống dẫn tinh, bắt đầu từ phụ dịch hoàn, chạy theo thừng dịch hoàn qua ống
bẹn vào trong xoang chậu, phình to thành ống phóng tinh rồi đổ vào lòng niệu đạo.
- Cấu tạo 3 lớp: Tương mạc (màng sợi), cơ trơn, niêm mạc.
5. Niệu đạo và dương vật

42
- Là bộ phận chung cho cả tiết niệu và sinh dục
- Chức năng: Dẫn tinh dịch, nước tiểu, là cơ quan giao phối.
6. Các tuyến sinh dục phụ.
- Tuyến tinh nang: nằm ở hai bên cổ bóng đái, mỗi tuyến có ống dẫn đổ ra niêm mạc
niệu đạo.
+ Chức năng: tuyến tinh nang tiết ra dịch có độ kiềm nhẹ và độ keo lớn có tác dụng
nút cổ tử cung khi con vật giao phối.
- Tuyến tiền liệt:
+ có tác dụng pha loãng tinh trùng,
+ Trung hòa axit do tinh trùng hoạt động sinh ra khi giao phối.
+ Cung cấp chất dinh dưỡng cho tinh trùng hoạt động
+ kích thích co bóp cơ trơn ở cổ tử cung.
- Tuyến cô-pơ (tuyến củ hành): Rửa đường niệu đạo của con đực khi giao phối, nằm ở
cuối niệu đạo trong xoang chậu.
* chăm sóc và khai thác gia súc đực giống
1. Vận động. Vận động hợp lý sẽ nâng cao khả năng phối giống và phẩm chất tinh
dịch, tăng cường quá trình tiêu hoá, hấp thu thức ăn, hệ xương, hệ cơ chắc khoẻ, các
hình thức vận động cưỡng bức được sử dụng phổ biến như sau: Vận động kết hợp
chăn thả, Vận động kết hợp với thao tác nhẹ.
2. Tắm, chải. Tắm chải là một trong những khâu kỹ thuật quan trọng có tác dụng làm
cho lông da sạch sẽ nhằm tăng cường quá trình trao đổi chất, trao đổi nhiệt và tăng
cường khả năng tự bảo vệ của cơ thể.
3. Huấn luyện đực giống nhảy giá.
4. Khai thác đực giống khi đã thành thục về tính….

Câu 2: (3 điểm)
Chọn lọc vật nuôi là gì? Trình bày các phương pháp chọn lọc vật nuôi hiện
nay? Liên hệ thực tế chăn nuôi tại địa phương về công tác chọn lọc giống vật
nuôi?

43
44
45
* Liên hệ: công tác chọn giống trong chăn nuôi hiện nay chủ yếu sử dụng phương
pháp chọn lọc bản thân, chọn lọc qua đời sau chỉ thường áp dụng khi chọn đực
giống…. (m.nguoi tự liên hệ thêm)

Câu 3: (4 điểm)
a. Trình bày tác dụng của thuốc với cơ thể? Cho ví dụ minh hoạ?

46
Trả lời:
 Tác dụng cục bộ và tác dụng toàn thân:
- Tác dụng cục bộ: thuốc chỉ có tác dụng trên một vùng của cơ thể hoặc chỉ tác
dụng nơi tổ chức nó tiếp xúc.
Vd: Novocain hoặc cồn sát trùng ngoài da.
Chú ý: Một số trường hợp đặc biệt có thể gây tác dụng toàn thân. Ví dụ: thuốc đỏ
xoa nhiều, xoa một vùng lớn trên cơ thể thì có thể gây ngộ độc.
- Tác dụng toàn thân: là thuốc gây ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể hoặc các khí
quan hết sức quan trọng của cơ thể. Phần lớn các thuốc này có tác dụng tới khắp cơ
thể.
Vd: Các thuốc có tác dụng đối với tim mạch, hô hấp: penicillin…
 Tác dụng chính và tác dụng phụ:
- Tác dụng chính: là thuốc có tác dụng dược lý xảy ra mạnh nhất, sớm nhất và
được ứng dụng vào điều trị.
- Tác dụng phụ: là thuốc có tác dụng dược lý xảy ra chậm hơn, yếu hơn và
thường là những yếu tố bất lợi.
Vd: Santonin là thuốc điều trị giun sán cho người, tác dụng chính là ức chế hoạt
động của giun sán, tiêu diệt ký sinh trùng đường ruột. Tác dụng phụ là thuốc vào máu
kích thích thị giác gây vàng mắt.
+ Mocfin: Tác dụng chính là giảm đau, tác dụng phụ: gây táo bón.
+ Pilocapin: Tác dụng chính: làm cho dạ dày và ruột co bóp mạnh, tác dụng phụ:
thuốc gây chảy nhiều nước bọt, khiến cơ thể mệt mỏi.
+ Cafein: tác dụng chính gây hưng phấn thần kinh trung ương. Tác dụng phụ: lợi
tiểu.
 Tác dụng hồi phục và tác dụng không hồi phục
- Tác dụng hồi phục: là thuốc chỉ gây tác dụng tạm thời, lúc thuốc khuyếch tán
hết, cơ năng sinh lý đó lại hoạt động trở lại bình thường.
Vd: thuốc mê có tác dụng ức chế thần kinh trung ương tạm thời, lúc thuốc khuyếch
tán hết thì hoạt động của thần kinh trung ương lại trở lại bình thường hoặc khi phong
bế bằng Novocain cũng vậy.
- Tác dụng không hồi phục: tác dụng này xảy ra lâu dài có thể phá hủy các tổ
chức tiếp xúc với thuốc. Các chất có tác dụng không hồi phục thường là các chất có
khả năng oxy hóa mạnh, các bazơ mạnh (vd: bôi cồn I-ốt với nồng độ cao).
 Tác dụng hiệp đồng và tác dụng đối lập:
- Tác dụng hiệp đồng: khi hai chất thuốc ta dùng phối hợp với nhau mà hiệu quả
điều trị tăng lên thì ta gọi là tác dụng hiệp đồng. Có hai loại hiệp đồng:
+ Hiệp đồng cộng lực của 2 loại thuốc bằng tổng dược lực của 2 thuốc đó (xảy ra
với 2 chất có cùng 1 cơ chế tác dụng và tác dụng lên cùng một cơ quan cảm thụ). Vd:
Penicillin và baxitraxin cùng ức chế tổng hợp vỏ vi khuẩn gram (+), trộn hai thứ này
cho uống thì có tác dụng hiệp đồng cộng lực.

47
+ Hiệp đồng tăng lực: xảy ra đối với những chất có cơ chế tác dụng khác nhau.
Vd: Dùng kháng sinh để điều trị căn bệnh, kết hợp với vitamin (có tác dụng đối với
sinh bệnh) thì có tác dụng hiệp đồng tăng lực.
Vd: Strychnin phối hợp với B1 để điều trị suy nhược, bại liệt.
 Tác dụng đối lập (đối kháng): hai chất thuốc gọi là đối lập với nhau khi ta phối
hợp chúng thì chất này sẽ làm giảm hoặc phá hủy tác dụng của chất kia. Vd:
Axetycolon làm tăng cường nhu động của cơ trơn, Atropin thì ngược lại. Chúng đối
lập nhau hoặc tương kỵ sinh lý: hai vị thuốc đưa vào cơ thể gây ra hiện tượng sinh lý
đối lập nhau.
Có 2 loại đối lập:
+ Đối lập một chiều: Thuốc A làm mất tác dụng của thuốc B nhưng thuốc B không
làm mất tác dụng của thuốc A. Vd: ngộ độc Pilocarpin thì phải giải độc bằng Atropin.
Nhưng ngược lại, trúng độc Atropin thì không thể giải độc bằng pilocarpin được.
+ Đối lập hai chiều. Vd: ngộ độc ete thì tiêm Strychnin, còn ngộ độc Strychnin thì
tiêm ete.
Giải độc: hai chất này nếu ta đổ chung với nhau thì chúng trung hòa tác dụng của
nhau.
 Tác dụng đặc hiệu và không đặc hiệu
- Tác dụng đặc hiệu (chọn lọc) là tác dụng của thuốc đối với một cơ quan nào đó
mặc dù khi được hấp thu vào máu vẫn được phân bố khắp cơ thể. Vd như oxytocon
với cơ tử cung, diditalis với cơ tim, morphin với trung khu đau, codein với trung khu
ho…
- Tác dụng không đặc hiệu là tác dụng dược lý do đặc tính vật lý hay phản ứng
hóa học. những thuốc này hoàn toàn không có ái lực với một kết cấu sinh học nào cả
và thường đòi hỏi nồng độ cao. Ví như các thuốc lợi niệu; các loại dung dịch thay thế
huyết tương dùng khi gia súc bị mất máu cấp tính hay bị tiêu chảy mất nước; các chất
hấp phụ: đất sét, than hoạt tính, tanin…

b. Nêu tác dụng, và ứng dụng điều trị của một số thuốc sau, khi sử dụng những
thuốc này cần chú ý điều gì cần chú ý gì?

- Cephalexin

Cephalexin là dẫn xuất của Cephalosporin thuộc nhóm β – Lactamine, có tính


chất gần giống với Penicillin.

Đối với gia súc được dùng trong các bệnh tụ cầu khuẩn, viêm vú, các bệnh về
phổi, nhiễm khuẩn huyết, viêm nội mạc cơ tim, các bệnh do vi khuẩn Gram gây ra.

Dùng để trị các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp, nhiễm khuẩn da đóm đỏ, nhiễm trùng
máu, tụ huyết, điều trị bệnh gan thận mũ trên cá.

48
- Esb3 - 30%
- Tác dụng: là thuốc có phổ tác dụng rộng diệt cầu ký trùng và kháng khuẩn mạnh,
tác dụng của thuốc ảnh hưởng tới sự phát triển của cầu ký trùng ở giai đoạn sinh sản
vô tính.
- Ứng dụng: Chữa các thể bệnh cầu trùng ở gà, thỏ, lợn, bê, nghé, bệnh tụ huyết
trùng, bạch ly, thương hàn, viêm ruột ỉa chảy. Bệnh lợn con ỉa phân trắng, rối loạn
tiêu hóa.
- Chú ý: khi điều trị có thể kết hợp thêm VTM K.

- Oxytocin
(dung dịch hoc mon tiêm thúc đẻ 1ml = 10UI)
Là một hóc môn được sản sinh ở thùy sau tuyến yên, dạng thường dùng ở dạng
dung dịch không màu.
- Tác dụng: Làm tăng cường co bóp cơ trơn tử cung để thúc đẻ và tăng cường co
bóp cơ trơn của bể sữa và ống dẫn sữa, ngoài ra có tác dụng lên ruột non ruột già,
thành mạch máu, ống dẫn mật đường tiết niệu.
- Ứng dụng và cách dùng:
Dùng cho gia súc cái trâu, bò, lợn, dê, chó, mèo… dùng để thúc đẻ khi con mẹ dặn
đẻ yếu, co bóp dạ con yếu (chỉ dùng khi cổ tử cung đã mở). Dùng khi sót nhau viêm
tử cung, sữa tiết ít sau khi sinh. Chữa chảy máu dạ con, liệt ruột, bí tiểu tiện, liệt mật.
Phục hồi vị trí và chức năng của dạ con sau khi sinh. Dùng để tiêm bắp thịt, dưới da,
tĩnh mạch.
- chú ý: nếu tiêm tĩnh mạch dùng bằng 1/2 liều chỉ định pha với dung dịch glucoza
tiêm chậm vào tĩnh mạch. Không tiêm cho gia súc đang có chửa.
+ Nếu để kích sữa có thể dùng liều cao hơn, không dùng để thúc đẻ khi gia súc đẻ
khó do thai quá lớn, cổ tử cung chưa mở, xoang chậu hẹp, thai ngang, thai không
thuận.
+ Nếu tiêm lại lần 2 thì phải cách lần 1 từ 1 – 2 giờ.

- Analgin
- tính chất, tác dụng: là dung dịch không màu hoặc màu xanh, pH trung bình, thuốc
có tác dụng giảm sốt và cũng có tác dụng giảm đau, chống viêm, chống co giật, chống
thấp khớp, làm mất những cơn co thắt của hệ cơ trơn, cơ vòng như co thắt dạ dày, dạ
cơ và điều tiết nhu động của dạ dày, dạ cỏ, ruột non ruột già.
- Ứng dụng: Dùng để giảm sốt trong các bệnh truyền nhiễm, nội sản khoa, chữa
các chứng đau bụng co thắt, chướng đầy hơi, táo bón, các cơn co thắt tử cung lúc đẻ,
những cơn đau đường tiết niệu, mật, gan. Chữa các chứng cảm nắng cảm nóng sốt
cao, thấp cơ thấp khớp.

49
- chú ý: không dùng cho thú suy gan, thận; Đặc biệt khi dùng phối hợp với kháng
sinh sẽ làm tăng hiệu quả điều trị.

c. Bác sĩ kê đơn dùng Streptomycin cho một con bò sữa nặng 650 kg bị viêm vú với
liều 15mg/kg P, tiêm bắp ngày 1 lần, điều trị 3 ngày liên tiếp. Sản phẩm hiện có là lọ
thuốc chứa 1g Streptomycin, hỏi cần bao nhiêu lọ thuốc này để điều trị cho con bò.

Lượng thuốc điều trị cho 3 ngày liên tiếp:


15 x 650 x 3 = 28.250 mg = 27,25 g
Mà 1 lọ thuốc chứa 1g streptomycin, vậy để điều trị cho con bò cần 28 lọ.

50
ĐỀ SỐ 5
Câu 1: (3 điểm)
Hãy trình bày đặc điểm cấu tạo và quá trình tiêu hoá của dạ dày đơn? So
sánh với quá trình tiêu hoá ở dạ dày kép, rút ra nhận xét?

* Đặc điểm cấu tạo và quá trình tiêu hóa ở dạ dày đơn
- Dạ dày là đoạn phình to nhất của ống tiêu hóa, là nơi chức và tiêu hóa 1 phần
thức ăn.
- Dạ dày là túi chức thức ăn, có hình trăng khuyết, nằm trong khoang bụng, sau
cơ hoàng và gan, trước khối ruột, hơi lệch về bên trái vào khoảng xương sườn 6 – 12.
+ Phía trên thông với thực quản: thượng vị
+ phía dưới thông với ruột: hạ vị.
- Cấu tạo dạ dày đơn: Gồm 3 lớp: ngoài cùng là lớp tương mạc, giữa là lớp cơ
trơn; trong cùng là niêm mạc có nhiều tuyến tiết da dịch tiêu hóa là axit HCl.
Tiêu hóa thức ăn trong dạ dày thích hợp với môi trường axit (protein).
- Quá trình tiêu hóa: tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học, tiêu hóa cơ học là
chính.
Dạ dày tích trữ thức ăn, co bóp để nhào trộn và nghiền nát thức ăn.
Tiêu hóa hóa học ở dạ dày chủ yếu là tiêu hóa protein, còn tiêu hóa Lipit rất
yếu (vì enzym tiêu hóa L thích hợp ở môi trường kiềm)
* So sánh quá trình tiêu hóa ở dạ dày kép:
Dạ dày kép gồm 4 túi: dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách, dạ múi khế. Vì vậy mà quá
trình tiêu hóa diễn ra phức tạp hơn ở dạ dày đơn:
- Dạ cỏ: trong lớp niêm mạc dạ cỏ không có tuyến tiết dịch như ở dạ dày đơn,
nên đây là nơi chứa thức ăn tạm thời, hỗ trợ cho việc tiêu hóa thức ăn. Thức ăn được
lên men nhờ hệ vi sinh vật cộng sinh trong dạ cỏ, làm cho thức ăn mềm, dễ tiêu hóa.
- Dạ tổ ong: Lớp niêm mạc có nhiều nếp gấp hình đa giác giống tổ ong, có
nhiệm vụ sàng lọc ngoại vật và ợ, đẩy thức ăn lên miệng để nhai lại.
- Dạ lá sách: tiếp tục nghiền, ép thức ăn sau khi nhai lại thành các lớp mỏng
nhuyễn đưa xuống dạ múi khế.
- Dạ múi khế: làm nhiệm vụ tiêu hóa hóa học thức ăn, ở đây xảy ra các phản
ứng hóa học bằng những enzym tiêu hóa thành sản phẩm đơn giản nhất.
* Nhận xét:
Quá trình tiêu hóa ở dạ dày (cả dạ dày đơn và dạ dày kép) chủ yếu là tiêu hóa
cơ học (nghiền, trộn, ép… thức ăn) nhờ lớp cơ dày ở thành dạ dày. Nhưng có sự khác
nhau rõ rệt:
- Dạ dày đơn: không cộng sinh với vi khuẩn tiêu hóa xenlulozo.
- Dạ dày kép: là nơi cộng sinh chủ yếu để tiêu hóa xenlulozo nên hiệu quả cao
hơn vì khả năng hấp thụ ở ruột non cao.
- Trong quá trình chăn nuôi, đối với trâu, bò (dạ dày kép) thì ngoài việc để cho
vật nuôi ăn nguồn thức ăn xanh tự nhiên, còn có thể ủ lên men thức ăn (cỏ, rơm khô)

51
để làm phong phú thêm nguồn vi sinh vật, giúp vật nuôi tiêu hóa dễ dàng hơn và hấp
thụ các chất một cách tối đa; và cũng là cách để dự trữ nguồn thức ăn tự nhiên.
(…. Mọi người có thể đưa thêm nhận xét)

Câu 2: (3 điểm)
Thế nào là nhân giống thuần chủng? Trình bày các phương pháp nhân
giống thuần chủng và cho ví dụ cụ thể?

* Nhân giống thuần chủng là phương pháp cho ghép đôi giao phối của 2 cá thể
đực và cái cùng 1 giống để có được đời con mang hoàn toàn đặc dính di truyền của
giống đó.
* Các phương pháp nhân giống thuần chủng:
1. Nhân giống thuần chủng giống địa phương
Là giống mang đặc điểm của địa phương nào đó, nó được hình thành lâu đời
trong điều kiện của địa phương đó. Nó thích nghi rất cao với điều kiện sống, thời tiết,
dịch bệnh của địa phương.
Ví dụ: lợn ỉ Nam Định x lợn ỉ Nam Định; bò lang trắng đen x bò lang trắng
đen.
- Giống này phải chọn lọc nghiêm ngặt và nuôi dưỡng tốt để phẩm chất giống
được nâng lên.
- Đặc điểm của giống thuần chủng địa phương:
+ Thích nghi với đkiều kiện khí hậu của địa phương.
+ Khả năng chống bệnh cao
+ Năng suất cho sản phẩm thấp
+ Tính di truyền bảo thủ.
- Chú ý: Tránh ghép đôi giao phối đồng huyết
+ Cần tạo ra điều kiện ngoại cảnh tốt.
+ Quản lý, chăm sóc tốt, phát huy được đầy đủ những đặc tính tốt và duy trì
cho đời sau tốt hơn.
2. Nhân giống thuần chủng giống mới tạo thành.
Giống mới tạo thành là giống do lai tạo giữa các giống khác nhau mà tạo nên.
- Mục đích: + tăng số lượng đầu gia súc, mở rộng phạm vi phân bố của giống
thích nghi với nhiều vùng khí hậu khác, củng cố di truyền, làm cho kết cấu của giống
thêm phong phú, tránh được hiện tượng đồng huyết có thể xảy ra.
- Đặc điểm giống mới tạo thành:
+ Số lượng rất ít
+ Phân bố rất hẹp
+ Tính di truyền của các tính trạng chưa ổn định.
+ năng suất cho sản phẩm cao nhưng chưa ổn định.
+ nhu cầu dinh dưỡng cao

52
+ Khả năng chịu đựng kham khổ kém, sức chống bệnh thấp.

Vd: Bò Hà Lan x Sind

F1

(thường thịt) (giữ làm giống, giao phối với đực thuần là tốt nhất)

3. Nhân giống thuần chủng nhập nội.


- Giống nhập nội là giống của nước ngoài đưa vào trong nước để nuôi dưỡng,
sử dụng, có sức sản xuất chuyên môn hóa cao nhưng số lượng còn ít.
Vd: một số giống nhập nội đã được thuần chủng và đang được nhân rộng: Bò
Holstein, lợn Landrace, gà Hybro…

4. Nhân giống thuần chủng theo dòng


Là một hình thức nhân giống thuần chủng ở trình độ cao.
- Dòng là một nhóm gia súc có chung nguồn gốc bắt nguồn từ 1 con đực đầu
dòng.
- Dòng mang đầy đủ đặc điểm của giống và mang thêm đặc điểm riêng của
dòng.
- Mục đích:
+ Hạn chế được giao phối cận huyết
+ kết chặt giống trong một mối tương quan thống nhất.
+ Sử dụng và chọn lọc những con đực tốt nhất, kết hợp với những cái tốt để
chuyển những đặc điểm tốt chung của giống.
- Ưu điểm: Có ý nghĩa lớn trong công tác giống.

Câu 3: (4 điểm)
a. Nêu định nghĩa và nguyên tắc sử dụng sulfamid?
(m.người chọn lọc)
Sulfamid.
NHÓM SULFONAMIDE

Nguồn gốc
Ðây là nhóm kháng khuẩn có từ lâu nhất (thập niên 1940). Bắt nguồn từ phân tử
Protonsil (một loại thuốc nhuộm azo), các sulfamid được tổng hợp, là những chuyển
hóa chất của sulfanilamid với các vị trí thế ở N1 và N4

Cấu tạo hóa học


Có nhóm sulfamoil (-SO2NH2) trong phân tử

53
Lý hóa tính
Dạng bột tinh thể, tan tốt ở pH=9-10, ít tan trong nước và môi trường acid yếu. Có
khuynh hướng kết tinh trong môi trương nước tiểu pH acid.
Tính hòa tan của hỗn hợp nhiều sulfamid cao hơn của từng chất riêng lẻ.

Dượcđộng
Hấp thu: qua đường tiêu hóa tốt, ngoại trừ các sulfamid co tác động tại chỗ.
Ðường tiêm dưới da: dung dịch tiêm cần phải có chất đệm vì muối Na của
sulfamid có tính gây kích ứng. Tiêm bắp và tiêm tĩnh mạch thường sử dụng hơn
nhưng nồng độ hữu hiệu trong máu thường ngắn, phải bổ sung bằng cách cho uống.
Tiêm vào vú các hỗn dịch sulfamid trong dầu. Ðặt vào tử cung, âm đạo những viên
nang sulfamid+ urea (tăng tính hòa tan) hoặc phối hợp với các kháng sinh khác
Phân bố: ở dịch ngoại bào, phân tán đến khắp cơ thể bao gồm các mô mềm cả hệ
thần kinh trung ương (dịch não tủy) và khớp (dịch khớp). Vào được tuyến vú nhưng
chưa đạt đến nồng độ trị liệu
Chuyển hóa: xảy ra ở gan với 2 phản ứng chính
Phản ứng liên hợp với acid glucuronic thành dạng bất hoạt nhưng có tính hòa tan
Phản ứng acetyl hóa tạo thành dạng bất hoạt và không tan nên thường gây độc
(hình thành dạng tinh thể ở thận)
Bài thải: Qua thận là chủ yếu (trừ các sulfamid kháng khuẩn đường ruột), một ít
qua phân, sữa
Sự lọc ở quản cầu thận: khuếch tán thụ động, tất cả các sulfamid đều qua
Sự tái hấp thu ở ống thận: quá trình này có sự chọn lọc. Ðiều này giải thích tại sao
một số sulfamid được duy trì trong cơ thể lâu hơn các sulfamid khác
Vì sulfamid có tính acid yếu nên việc kiềm hóa nước tiểu bắng NaHCO3sẽ làm
tăng tính hòa tan, tránh tạo tinh thể gây hư hại thận.

Hoạt tính dược lực


Tác động kháng khuẩn:chỉ có tác động tĩnh khuẩn nên hệ miễn dịch giữ vai trò chủ
yếu trong việc loại trừ tận gốc sự nhiễm trùng. Sulfamid có hiệu quả cao trong giai
đoạn đầu của nhiễm trùng cấp tính vì giai đoạn này vi khuẩn có mức độ biến dưỡng
cao, dễ kết hợp với sulfamid, thêm vào đó khả năng thực bào còn mạnh mẽ và sự
khuyếch tán của thuốc chưa bị cản trở bởi quá trình xơ hóa trong viêm mãn tính.
Phổ kháng khuẩn: rộng, tác động trên vi khuẩn G+, G-, Protozoa (Coccidia,
Toxoplasma)

Chỉ định
-Nhiễm trùng đường hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu
Viêm vú, viêm tử cung, viêm đa khớp
Trị cầu trùng, toxoplamosis

54
sulfamid tác động toàn thân
+ sulfamid tác động nhanh (3-6h), bài thải nhanh: sulfamerazin, sulfadimidin,
sulfathiazol...
+ sulfamid nửa chậm (6-10h): sulfapyridin, sulfamethxazol, sulfadiazin...
+ sulfamid bài thải chậm (10-12h) (long-acting): sulfamethoxypyridazin,
sulfadimethoxin, sulfadoxin...
sulfamid kháng khuẩn đường ruột: sulfaguanidin, phtalylsulfathiazon...
sulfamid tác động tại chỗ (thuốc nhỏ mắt): sulfacetamid, sulfadiazin bạc...
sulfamid trị cầu trùng (thường kết hợp với nhóm diaminopyrimidin):
sulfadimidin, sulfaquinoxalin, sulfadimethoxin, sulfadoxin...

Ðộc tính:
Trên thận: sạn thận, tiểu ra máu do từ quản cầu thận đến ống dẫn tiếu, sulfamid
được làm đậm đặc 50 lần, sự bài tiết H+ vào ống thận làm nước tiểu càng acid hơn,
giảm tính tan của sulfamid từ đó tạo thành tinh thể trong ống thận.
Ðể đề phòng độc tính trên thận khi sử dụng sulfamid:
. Nên sử dụng dạng dễ hòa tan
. Dùng dạng hỗn hợp nhiều sulfamid (2-3)
. Ðảm bảo cung cấp đủ nước trong thời gian điều trị
. Cấp thêm các chất kiềm trong nước uống (Na2CO3, NaHCO3, Na lactate...)
Ðường ruột: mất cân bằng hệ vi khuẩn chí,hệ vi sinh vật dạ cỏ, gây thiếu vitamin
nhóm B,K
Trên cơ quan tạo vỏ trứng: trứng không vỏ hoặc có vỏ mỏng do ức chế carbonic
anhydrase
Giác mạc (chó): sừng hoá giác mạc, ảnh hưởng đến việc tiết nước mắt
Trên máu: giảm prothombin máu (sulfaquinoxalin) do ức chế vitamin K reductase
Nhạy cảm da, suy tủy, ung thư tuyến giáp...

Liều lượng

Liều ban đầu Liều duy trì


Liều lượng
(mg/kgP/24h P.O) (mg/kgP/24h P.O)
Sulfadimethoxin 55 27.5
Sulfamerazin 220 110
Sulfadiazin 50 50
Sulfamethoxypyrimidin 110 55
Sulfapyridin 132 66

Tương tác thuốc

55
Hiệp lực bội tăng với nhóm diaminopyrimidin (tỉ lệ 5:1 hay 3:1). Sự phối hợp
này cho tác động sát khuẩn mạnh gấp 20-100 lần so với tác dụng của từng thuốc riêng
lẻ sulfamethoxazol (5) +trimethoprim (1): Bactrim sulfaquinoxalin (3) +trimethoprim
(1)
Kết hợp với các sulfamid khác: sulfamerazin+sulfamethazin+sulfadiazin
Với các kháng sinh tĩnh khuẩn khác: sulfamerazin+ tylosin, sulfamethazin +
chlortetracycline; với penicillin G procain.

b. Nêu tác dụng, và ứng dụng điều trị của một số thuốc sau, khi sử dụng những
thuốc này cần chú ý điều gì cần chú ý gì?
- Streptomycin
- Tác dụng: Streptomycin có phổ tác dụng hẹp. Chỉ tác dụng với vi khuẩn G-, tốt
nhất với tụ huyết trùng, kém với vi khuẩn G- trong đường tiêu hóa. Nồng độ cao
thuốc có khả năng diệt khuẩn. Thuốc có tác dụng tốt khi vi khuẩn đang ở giai đoạn
sinh trưởng và phát triển. Trong giai đoạn nghỉ ngơi (vi khuẩn nằm trong giác mô hay
nha bào), vi khuẩn ít chịu tác dụng của thuốc.
- Ứng dụng: Dùng để điều trị bệnh tụ huyết trùng ở gia súc, gia cầm, bệnh nhiễm
khuẩn đường tiêu hóa, viêm ruột ỉa chảy do E-coli, phân trắng lợn con, bệnh thương
hàn…
- Chú ý:
+ Tai biến do streptomycin: rối loạn tiền đình, con vật chóng mặt, hoa mắt, ù tai, đi
loạng choạng, quay cuồng do tiền đình bị nhiễm độc.
+ Streptomycin dễ quen thuốc nên phối hợp với các kháng sinh khác như
penicillin, các sulfamid sẽ tăng hiệu quả diệt khuẩn, không nên tiêm dưới da vì gây
đau cho con vật, không tiêm tĩnh mạch vì gây choáng.
+ Streotomycin tương kỵ với nhóm tetracyllin như chlotetracyllin, oxytetracyllin,
doxycylin, nhóm chloramphenicol, thyamphenicol, kanamycin.

- Hantox-Spray
- tác dụng: là dung dịch xịt thuốc ngoại KST rất hiệu quả và an toàn, ít độc cho
con người và súc vật. Nó có tác dụng mạnh với các loại bọ chét, bọ chó, ve, mòng,
chấy rận, ghẻ, ruồi, muỗi, mạt. Ngoài ra thuốc còn có khả năng thấm nhấm và tác
dụng diệt KST làm trứng ung không nở được.
- chỉ định: Phòng và diệt hầu hết tất cả các loại KST ngoài da ở gia súc, gia cầm,
thú cảnh. Diệt cả các loại KST khu trú trong môi trường.
- Cách dùng: Chó, mèo xịt trung bình 4 – 5ml cho 1kg TT/lượt.
Trâu, bò, dê: 1 – 2l/con trưởng thành.
Lợn: 5,5 – 1l/con.
Gia cầm: xịt vào những vùng KST khu trú, vào ổ gà hay môi trường xung quanh.

56
Lắc kỹ bình thuốc trước khi xịt, giữ bình ở tư thế đứng, xịt nghiêng chiều lông,
tránh thuốc vào miệng, mắt, mũi, xịt vào nơi KST khu trú. Không tắm cho con vật
trước và sau khi phun thuốc 24h.
- Chú ý: trong khi xịt thuốc không ăn uống, hút thuốc hoặc nói chuyện; rửa kỹ tay
chân nơi thuốc bắn vào bằng nước xà phòng, thuốc dùng được khi gia súc đang có
chửa.

- Oestrogen
Tác dụng gây xung huyết và phát triển các cơ quan sinh dục cái như dạ con âm đạo,
mở cổ tử cung phát triển các cơ quan sinh dục phụ, tuyến sữa. Kích thích noãn nang
buồng trứng chín và rụng trứng.
- Ứng dụng: điều trị lãnh đạm sinh dục, không động dục, không rụng trứng, xơ cứng
buồng trứng, chữa xuất huyết tử cung, liệt dạ con, sót nhau, chết lưu thai, viêm tử
cung cấp và mãn tính.
+ gây bài tiết sữa, kích thích sữa. Dùng liều cao có thể gây xảy thai và ngừng tiết sữa.
Chữa bệnh tăng sinh viêm tuyến tiền liệt ở động vật đực.

- Dextran Fe
- Là một phức hợp Sắt – dexan (có thể có thêm VTM B12), dung dịch vô trùng có
màu cape sánh. Có tác dụng làm tăng lượng huyết sắc tố, giúp gia súc non, lợn con sơ
sinh khỏe mạnh, da hồng hào, phát triển tốt, lớn nhanh và phòng các bệnh truyền
nhiễm. Thuốc được hấp thu từ từ và bị đào thải khỏi cơ thể một lượng không đáng kể.
Thuốc tiêm không gây đau cục bộ, độ độc thấp và không gây phản ứng phụ. Nơi
tiêm có thể thâm tím nhưng được hấp thu dần dần và tan hết trong khoảng 10 ngày.
- Ứng dụng: Phòng và chữa bênh thiếu máu do thiếu sắt ở lợn con sơ sinh, bê,
nghé, dê non. Bệnh thiếu máu do rối loạn tiêu hóa lâu ngày, ỉa chảy kéo dài sau khi
đẻ. Cung cấp sắt cho lợn nái trước khi vào đẻ. Chữa các bệnh thiếu máu sau khi chảy
máu, mất máu, các bệnh ký sinh trùng đường ruột, bệnh ký sinh trùng đường máu.

c. Cần dùng bao nhiêu ml dung dịch Sulphadiazin 20% dùng trong 1 liệu trình 6
ngày cho 1 con lợn 45 kg? Biết rằng 2 ngày đầu dùng liều 0,2g/kg P/ngày, 4 ngày
tiếp theo dùng liều 0,15g/kg P/ngày.

2 ngày đầu dùng: 0,2 x 45 x 2 = 18g sulphadiazin


4 ngày tiếp theo dùng: 0,15 x 45 x 4 = 27g
Vậy lượng Sulphadiazin dùng trong 1 liệu trình 6 ngày cho 1 con lợn 45kg = 18 + 27
= 45g = 45ml dung dịch.

57

You might also like