You are on page 1of 2

Bài 6

SINH LÝ DỊCH CƠ THỂ


1.một người thì trung bình có khoảng 60% khối lượng cơ thể là dịch, trong dịch thì có 2/3 là
dịch nội bào, 1/3 là dịch ngoại bào (plasma trung bình 6.6% trọng lượng cơ thể, dịch kẽ trung
bình 13,3% trọng lượng cơ thể)
 một người 60kg 36 lít dịch cơ thể gồm: 24 lít dịch nội bào
12 lít dịch ngoại bào ( ở trong dịch ngoại bào có
4 lít plasma và 8 lít dịch kẽ).
Nếu người này tiêu chảy mất 6 lít nước  thì ngăn dịch ngoại bào sẽ mất trước  sau đó
nước trong dịch nội bào đi ra ngăn ngoại bào  thiết lập lại cân bằng nồng độ thẩm thấu
và lượng dịch nội bào sẽ giảm 2/3*6 là 4 lít nước (còn 30l), dịch ngoại bòa giảm 1/3*6 là 2 lít
nước (còn 10 lít).
Hậu quả:
Mất nước nội bào  co rút tế bào, rối loạn chức năng trao đổi chất, ảnh hưởng điện thế màng 
ảnh hưởng đến lực co cơ và thần kinh, mất ý thức
Mất nước ngoại bào da nhăn nheo, tăng huyết áp, thở nhanh, nhịp tim nhanh
Tính lại áp suất thẩm thấu:

+ Nồng độ thẩm thấu/ECF: 285 x 12 = 3420 (mosmol)

+ Nồng độ thẩm thấu/ICF: 285 x 24 = 6840 (mosmol)

+ Sau khi đạt trạng thái cân bằng: CICF = CECF =6840/20=3420/10= 342 (mosmol/L)
2. áp suất thẩm thấu của huyết tương chủ yếu là do protein tạo ra (albumin, globulin, fibrinogen).
Do kích thước phân tử lớn  không qua được màng - áp suất keo hút nước lại
Chức năng:
Albumin: duy trì áp suất thẩm thấu thích hợp, liên kết và vận chuyển các chất khác nhau như
hormone , thuốc, vv trong máu, và trung hòa các gốc tự do.
Globulin: Các globulin alpha và beta có chức năng như các enzym và protein vận chuyển các hợp
chất trong cơ thể. Gamma globulin hoạt động như một cơ chế bảo vệ kháng thể chống lại sự xâm
nhập của kháng nguyên.
Fibrinogen: là yếu tố đông máu  vai trò hình thành cục máu đông
Hằng tính nội môi: là duy trì các trạng thái hoặc điều kiện hằng định hằng định trong nội môi.
3. Huyết tương chứa khoảng 92% nước. Nước này giúp làm đầy các mạch máu, giúp máu và các
chất dinh dưỡng khác di chuyển qua tim.
8% huyết tương còn lại chứa một số chất khác, bao gồm:
+Protein(globublin ,albumin, fibrinogen,..)
+chất điện giải
+hormone
+khí tan trong máu
+ các chất như glucose,acid amine,enzyme,hormone,các chất chuyển hóa(urea atp,melanin,…).
Ngoài ra còn tím thấy các nucleic acid trong máu
Vai trò huyết tương: cung cấp áp suất thẩm thấu cho các ngăn lỏng trong máu  ngăn máu tràn
vào các mô, khoảng kẽ ở bên ngoài mạch máu,đông máu,điều hòa kiềm toan,miễn dịch của cơ
thể, vận chuyển các chất,…
So sánh huyết tương và huyết thanh:
Thành phần của huyết tương và huyết thanh đa số là giống nhau, ngoại trừ huyết tương thì không
có fibrinogen.
Xét nghiệm Hematocrit (Hct) = 36% có ý nghĩa là có 36% thể tích hồng cầu trong thể tích máu
toàn phần

You might also like