You are on page 1of 3

Bài 4

Vận chuyển vật chất qua màng tế bào


Câu 1: Tìm hiểu nồng độ thấu của máu là bao nhiêu?. Tính nồng độ thẩm thấu của
dung dịch NaC19%, glucose 5%, glucose 20%? Các dung dịch này là đẳng trương, nhược
trương hay ưu trương so với máu? Hậu quả có thể xảy ra nếu truyền cho bệnh nhân dung
dịch ưu trương hoặc nhược trương? Pha các dung dịch làm xét nghiệm máu nếu ưu
trương hoặc nhược trương thì tế bào hồng cầu sẽ biến đổi thế nào?

Nồng độ thẩm thấu của máu.

- Phương pháp xét nghiệm tối ưu để đo áp lực thẩm thấu máu là đo độ hạ băng điểm
(nhiệt độ đông đặc) của huyết thanh so với nước. Tuy nhiên trong thực hành lâm sàng có
thể ước tính áp lực thẩm thấu của máu qua công thức:

Áp lực thẩm thấu máu lý thuyết = Nồng độ natri máu (mmol/L) x 2 + Nồng độ ure máu
(mmol/L) + Nồng độ glucose máu (mmol/L)

Khoảng giá trị tham chiếu của áp lực thẩm thấu máu là 280-296 mOsm/L(mmol/L). Khi
áp lực thẩm thấu máu nằm ngoài khoảng tham chiều chứng tỏ cơ thể có thể đang có các
rối loạn về nước và điện giải. Ngoài sử dụng công thức để tính áp lực thẩm thấu trên lý
thuyết người ta còn dùng một số máy móc để đo chính xác thực tế áp lực thẩm thấu.

· Tính nồng độ thẩm thấu của dung dịch.

- Dung dịch NaCl 0,9%

Dung dịch chứa 9g NaCl trong 1 lít dung môi

Nồng độ mol của dung dịch là: 9/58.5 = 0.154 mol/L = 154 mmol/L (trọng lượng phân tử
NaCl là 23 + 35.5 = 58.5)

Độ thẩm thấu của dung dịch là: 154 mmol/L x 2 = 308 mOsmol/L.

 Dung dịch đẳng trương so với máu.

- Dung dịch glucose 5%: 278 mOsmol/L. à Dung dịch đẳng trương so với máu.

- Dung dịch glucose 20%: 1111 mOsmol/L. à Dung dịch ưu trương so với máu

 Hậu quả có thể xảy ra khi truyền cho bệnh nhân dịch ưu trương hoặc nhược trương.
Đối với dung dịch ưu trương.

- Áp suất thẩm thấu quá cao, dễ gây phù.

- Làm giảm kết tập tiểu cầu, tăng nguy cơ chảy máu.

- Làm giãn mạch nội tạng: thận, tim à Tăng co bóp tim.

- Các dung dịch ưu trương dễ làm viêm tắc tĩnh mạch tại nơi truyền và gây hoại tử nếu
truyền ra ngoài tĩnh mạch. Khi nuôi dưỡng bằng dịch truyền, cần phân phối liều đều trong
ngày và giảm liều dần, tránh ngừng đột ngột dễ gây hạ đường huyết (glucide, acid amin,
lipid).

- Có thể gây rối loạn thần kinh hoặc là do tăng áp lực thẩm thấu, hoặc là do tác dụng độc
trực tiếp trên thần kinh (Sorbitol).

Đối với dung dịch nhược trương.

- Tán huyết.

- Tích tụ nước, nguy cơ hạ natri máu.

· Sự biến đổi của tế bào hồng cầu khi pha dung dịch ưu trương hay nhược trương.

→ Nếu các tế bào hồng cầu ở trong môi trường của dung dịch ưu trương, nước từ bên
trong tế bào sẽ bị thất thoát ra ngoài, tế bào bị teo nhỏ, suy kiệt.
→ Nếu các tế bào hồng cầu ở trong môi trường của dung dịch nhược trương, nước từ bên
ngoài tế bào sẽ ồ ạt đi vào bên trong, tế bào bị trương phình và vỡ ra.
Câu 2: Đọc trước bài Sinh lý Máu mục 4.2 Đặc tính của bạch cầu, bài Sinh lý hô
hấp mục 2 Trao đổi khí tại phối, bải Sinh lý tiêu hóa mục 4.3 Hấp thu ở ruột non, bài
Sinh lý thận mục 2 Tái hấp thu và bài tiết ở ống thận để tìm các ôt chất qua màng tế bào.
Hãy liệt kê các ví dụ:
- Đặc tính bạch cầu: thò chân giả bắt giữ các vi khuẩn và mảnh tế bào chết là Thực bào.
- Trao đổi khí ở Phối: Trao đổi O, và CO2 ở màng phế nang à mao mạch là Khuếch tán
thụ động.
- Hấp thu ở ruột non:
- Glucose và Galactose được hấp thu chủ yếu qua màng tb biểu mô ruột là Đồng vận
chuyển với Na+.
- Fructose được hấp thu chủ yếu qua màng tb biểu mô ruột à Khuếch tán được hỗ trợ.
- Axit amin hấp thu chủ yếu qua bờ bàn chải là Đồng vận chuyển với Na+.
- Axit béo và monoglycerit được hấp thu qua nhung mao là Khuếch tán thụ động.
- Chylomicron được bao bên ngoài bởi vỏ beta- lipoprotein được hấp thu qua màng dây
bên là Xuất bào.
- Tái hấp thu và bài tiết ở ống thận :
- Na+ được tái hấp thu ở bờ màng đáy là Vận chuyển tích cực nguyên phát.
- Na+ được tái hấp thu ở bờ lòng ống là Vận chuyển tích cực thứ phát, khuếch tán thụ
động.
- Glucose được tái hấp thu từ dịch ống vào trong tb biểu mô là vận chuyển tích cực thứ
phát, đồng vận chuyển với Na+.
- Glucose được vận chuyển qua bờ màng đáy bên, ra ngoài dịch kẽ là Khuếch tán hỗ trợ
có protein màng.
- Protein được hấp thu qua bờ bản chải của lòng ống là ẩm bào.
- H+ được bài tiết từ trong tb biểu mô ống ra lòng ống à vận chuyển tích cực thứ phát
ngược chiều.
- NH3 được bài tiết từ thành trong tb ra ngoài lòng ống là khuếch tán thụ động.

You might also like