You are on page 1of 4

NỘI DUNG ÔN TẬP TỰ LUẬN – SINH 11

Câu 1: Thông hiểu:


- Giải thích được nguyên liệu, sản phẩm của pha sáng quang hợp ở thực vật.
- Giải thích được nguyên liệu, sản phẩm của pha tối quang hợp ở thực vật.
VD 1: Phân biệt pha sáng pha tối

Điểm phân biệt Pha sáng Pha tối


Điều kiện Cần ánh sáng Không cần ánh sáng
Nơi diễn ra Hạt grana (màng tilacoit) Chất nền stroma
Nguyên liệu NADP+, H2O, ADP ATP, NADPH, CO2

Sản phẩm NADPH, O2, ATP Đường glucozo, NADP+, ADP

VD2: Nêu mối quan hệ giữa pha sáng, pha tối QH.
- Trong pha sáng, năng lượng ánh sáng được biến đổi thành năng lượng trong các phân tử ATP và NADPH. Pha tối sử dụng ATP và NADPH được
tạo ra trong pha sáng để biến đổi CO 2 thành cacbohidrat và tạo ra ADP và NADP +. Các phân tử này sẽ được tái sử dụng trong pha sáng để tổng
hợp ATP và NADPH
VD3. Nếu cây trồng không có ánh sáng thì pha tối có diễn ra được không? Giải thích.
- Nếu không có ánh sáng thì pha tối không thể diễn ra vì: Pha tối sử dụng nguyên liệu là các sản phẩm hình thành từ pha sáng – pha cần có sự tham
gia trực tiếp của ánh sáng (ATP và NADPH) đồng thời một số enzyme thực hiện pha tối chỉ được hoạt hóa khi có ánh sáng. Do đó, trong điều
kiện không có ánh sáng kéo dài, pha tối sẽ không thể diễn ra.
VD4. Oxi sinh ra trong QH có nguồn gốc từ đâu? Giai đoạn nào? ….
- Oxi trong quang hợp có nguồn gốc từ nước, bởi quang hợp là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ từ các nguyên liệu vô cơ. Từ nguyên liệu CO2,
H2O dưới tác dụng của năng lượng ánh sáng mặt trời → (CH2O) + O2 nên Oxi được giải phóng ra từ pha sáng, nhờ quá trình phân li nước.
VD5. Những sản phẩm nào của pha sáng làm nguyên liệu cho pha tối. Những sản phẩm đó cần dùng cho giai đoạn nào của pha tối?
- ATP và NADPH của pha sáng được sử dụng trong pha tối để tổng hợp các chất hữu cơ. Những sản phẩm đó cần dùng cho giai đoạn khử (cụ thể
là chu trình Calvin) trong pha tối.
Câu 2. Vận dụng:
- Chỉ ra được các hình thức tiêu hóa ở các nhóm động vật khác nhau.
VD 1: Cho biết sự khác nhau giữa tiêu hóa nội bào và tiêu hóa ngoại bào? (1 điểm)
+ Tiêu hóa nội bào là tiêu hóa thức ăn ở bên trong tế bào. Thức ăn được tiêu hóa hóa học trong không bào tiêu hóa nhờ hệ thống enzim. 0,5đ
+ Tiêu hóa ngoại bào là tiêu hóa thức ăn bên ngoài tế bào. Thức ăn có thể được tiêu hóa hóa học trong túi tiêu hóa hoặc được tiêu hóa cả về mặt cơ
học và hóa học trong ống tiêu hóa. 0,5đ
VD 2: Trình bày hình thức tiêu hóa và hoạt động tiêu hóa thức ăn ở ĐV chưa có cơ quan tiêu hóa;
+ Hình thức TH: TH nội bào.
+ Hoạt động TH:Thức ăn được thực bào và bị thủy phân nhờ enzim chứa trong lizoxom thành các chất dinh dưỡng đơn giản  tiêu hóa hóa học.
VD 3: Trình bày hình thức tiêu hóa và hoạt động tiêu hóa thức ăn ở ĐV có túi tiêu hóa
+ Hình thức TH: tiêu hóa ngoại bào rồi tiêu hóa nội bào
+ Hoạt động TH: Trên thành túi tiêu hóa có nhiều tbao tuyến. Các tb này tiết enzim tiêu hóa vào lòng túi tiêu hóa. Ở túi TH, thức ăn được tiêu hóa
ngoại bào (trong lòng túi, bên ngoài tb) và tiêu hóa nội bào (bên trong các tb trên thành túi tiêu hóa)
VD 4: Trình bày hình thức tiêu hóa và hoạt động tiêu hóa thức ăn ở ĐV có ống tiêu hóa.
+ Hình thức TH: Ngoại bào
+ Hoạt động TH: - QTTH: miệng -> hầu -> thực quản -> dạ dày -> ruột -> hậu môn
- Quá trình TH diễn ra trong ống TH nhờ vào các enzim tiết ra từ các tế bào của tuyến tiêu hóa: thức ăn đi vào ống tiêu hóa sẽ được biến đổi cơ
học, hóa học, sinh học thành các chất dinh dưỡng đơn giản và hấp thụ vào máu.
Câu 3.Vận dụng:
- Phân biệt được hệ tuần hoàn kín với hệ tuần hoàn hở, hệ tuần hoàn đơn và tuần hoàn k ép.
Đặc điểm Hệ tuần hoàn hở Hệ tuần hoàn kín

Động vật thân mềm và chân Mực ống, bạch tuộc, giun đốt,
Đại diện
khớp đvat có xương sống

Hệ mạch (hở/ kín) Hở Kín

Máu -> Đông mạch -> Máu -> động mạch -> mao mạch
Khoang cơ thể (Máu trộn lẫn -> tĩnh mạch -> tim
Đường đi của máu trong hệ mạch với dịch mô tạo thành hỗn
hợp máu – dịch mô ) -> Tĩnh
mạch -> Tim

Máu tiếp xúc và tđc trực tiếp Máu trao đổi chất với tế bào qua
Hình thức TĐC
với tế bào. thành mao mạch

Áp lực Thấp Cao hoặc trung bình

Tốc độ phân phối máu Chậm Nhanh


Đặc điểm HTH đơn HTH kép

Lớp lưỡng cư, bò sát, chim


Đại diện Lớp cá
và thú

Tim (số ngăn tim) Tim 2 ngăn Tim 3 hoặc 4 ngăn

Số vòng tuần hoàn 1 2: vth lớn và vth nhỏ

- Vòng tuần hoàn nhỏ: Máu


được tim bơm đi từ tâm thất
trái đến động mạch phổi
( máu nghèo ôxi) đến mao
mạch phổi trao đổi khí ( trở
thành máu giàu ôxi) về tĩnh
mạch và về tâm nhĩ phải.
Tim (tâm thất) → động mạch mang
→ mao mạch mang → động mạch - Vòng tuần hoàn lớn: Máu
Đường đi của máu (từ tim) lưng → mao mạch → tĩnh mạch → được tim bơm đi từ tâm thất
tim (tâm nhĩ) phải đến động mạch chủ
( máu giàu ôxi) đến mao
mạch trao đổi khí và chất
dinh dưỡng ( máu nghèo ôxi)
về tĩnh mạch và về tâm nhĩ
trái.

Hệ tuần hoàn kép có ưu điểm gì so với hệ tuần hoàn đơn?


 Áp lực đẩy máu đi lớn, tốc độ chảy nhanh, máu đi được xa → tăng hiệu quả trao đổi chất.

Câu 4. Vận dụng cao:


- Giải thích được sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của các cơ quan tiêu hoá ở các nhóm động vật.
VD 1: Tại sao ruột non thú ăn thực vật lại dài hơn rất nhiều so với thú ăn thịt? (0,5 điểm)
- Thực vật là loại thức ăn khó tiêu, cứng, ít chất dinh dưỡng -> Ruột dài để tiêu hóa hiệu quả, hấp thu triệt để chất dinh dưỡng. 0,25đ
- Thịt là loại thức ăn dễ tiêu, mềm, giàu chất dinh dưỡng -> không cần ruột dài. 0,25đ
VD 2: Tại sao MANH TRÀNG thú ăn thực vật lại PHÁT TRIỂN MẠNH còn ở thú ăn thịt tiêu biến thành ruột tịt?
+ Manh tràng ở động vật ăn thực vật rất lớn vì thực vật chứa nhiều chất xơ, rất khó bị tiêu hóa nên thú ăn thực vật phải có hệ tiêu hóa dài hơn ở thú
ăn động vật. Manh tràng phát triển như 1 dạ dày thứ 2 tiêu hóa thức ăn, ở trong manh tràng có enzim và các vi sinh vật cộng sinh có vách xenlulose
giúp thú ăn thực vật tiêu hóa chất xơ được dễ dàng hơn, triệt để hơn.
- Manh tràng ở thú ăn động vật tiêu biến trở thành ruột tịt (ở người gọi là ruột thừa) vì do thức ăn của thú ăn thịt chủ yếu là thịt , mềm, giàu dinh
dưỡng , dễ tiêu hóa và hấp thụ nên không cần sự hỗ trợ của vi sinh vật nữa.

VD3: Giải thích được sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của bộ răng của thú ăn thịt và thú ăn cỏ.
a. Cấu tạo răng thú ăn thịt:
- Răng cửa nhọn sắc: găm và lấy thịt ra khỏi xương.
- Răng nanh nhọn dài: cắm chặt vào con mồi, giữ con mồi.
- Răng cạnh hàm và răng ăn thịt lớn có nhiều mấu dẹt: cắt nhỏ thịt để dễ nuốt.
- Răng hàm nhỏ: ít sử dụng.
b. Cấu tạo răng thú ăn thực vật:
- Tấm sừng: giúp răng hàm tì vào để giữ và giật cỏ.
- Răng cửa và răng nanh to: giữ và giật cỏ.
- Răng hàm có nhiều gờ: nghiền nát cỏ.

You might also like