You are on page 1of 47

12/16/2018

THUỐC TÁC DỤNG TRÊN


HỆ THẦN KINH THỰC VẬT

MỤC TIÊU

1. Trình bày khái niệm hệ TKTV, chất trung gian hoá học,
các chất trung gian hóa học của hệ thần kinh thực vật
2. Trình bày sự phân loại hệ thần kinh thực theo dược lý.
3. Trình bày sự phân loại thuốc tác dụng trên hệ thần kinh
thực vật theo dược lý.

1
12/16/2018

ĐẠI CƯƠNG
Hệ thần kinh: gồm các tế bào thần kinh (nơ ron) và các tế
bào thần kinh đệm dưới dạng ống và mạng lưới đi khắp
cơ thể
Chức năng:
- Điều khiển suy nghĩ, hành động cảm xúc của cơ thể
- Phối hợp tương tác giữa các cơ quan trong cơ thể.

Phân loại về cấu trúc: chia 2 phần


- Hệ thần kinh trung ương: não, tủy sống
- Hệ thần kinh ngoại biên: dây thần kinh, hạch thần kinh

ĐẠI CƯƠNG
Phân loại về chức năng:
Hệ thần kinh động vật: Chi phối hoạt động của cơ vân,
điều khiển hoạt động theo ý muốn dưới sự chỉ huy của
vỏ não ( TKTW)
Hệ thần kinh thực vật (hệ thần kinh tự động): chi phối
hoạt động của cơ trơn, tim mạch, nội tạng, hoạt động
trao đổi chất, dinh dưỡng, điều khiển các hoạt động
ngoài ý muốn dưới sự chỉ huy của trung khu cao cấp ở
dưới đồi

2
12/16/2018

ĐẠI CƯƠNG
Thần kinh trung ương Thần kinh thực vật
- Chỉ có ở cơ vân - Có ở mọi nơi trừ cơ vân.
- Trung tâm nằm ở trục não - Trung tâm ở não và tủy sống
tủy - Tạo ra nhứng đám rối thần
-Không có đám rối thần kinh nằm ngoài trục não tủy
kinh - Đa số dây hậu hạch ε,ε’
- Các sợi TK vận động đến không có bao myelin
cơ vân có vỏ myelin - Cắt đứt sợi tk tới cơ quan
- Cắt đứt dây tk đến cơ nó chi phối, cq vẫn hoạt động
vân, làm cơ vân liệt và teo tự động.
- Chi phối hoạt động chủ - Chi phối hđ ngoài ý muốn
động

3
12/16/2018

ĐẠI CƯƠNG
Giải phẫu của hệ thần kinh thực vật
 Điểm xuất phát
+ Hệ giao cảm xuất phát từ những tế bào thần kinh ở sừng
bên tuỷ sống từ T1 - L3.
+ Hệ phó giao cảm xuất phát từ não giữa, hành não và tuỷ
cùng
 Hạch
+ Hệ giao cảm có 3 nhóm hạch:
* Chuỗi hạch cạnh cột sống, nằm 2 bên cột sống
* Nhóm hạch trước cột sống (hạch tạng, hạch mạc treo và
hạch hạ vị) đều nằm trong ổ bụng.
* Nhóm hạch tận cùng gồm những hạch nằm cạnh trực
tràng và bàng quang.
+ Hệ phó giao cảm: các hạch nằm ở cạnh hoặc ngay trong
thành cơ quan (vì vậy sợi hậu hạch phó giao cảm ngắn)

ĐẠI CƯƠNG
- Sợi thần kinh
+ Hệ giao cảm: một sợi tiền hạch thường tiếp nối với
khoảng 20 sợi hậu hạch, nên khi kích thích tác dụng
thường lan rộng.
+ Hệ phó giao cảm: một sợi tiền hạch thường chỉ tiếp nối
với một sợi hậu hạch, nên khi kích thích tác dụng
thường khư trú.
Riêng dây X, ở đám rối Auerbach và đám rối Meissner
(các đám rối được coi là hạch), một sợi tiền hạch tiếp
nối với khoảng 8000 sợi hậu hạch.

4
12/16/2018

Hệ PGC

Hệ GC: tb tk ở
sừng bên tủy
sống

PGC: tủy cùng

Cấu tạo hệ thần kinh thực vật

5
12/16/2018

ĐẠI CƯƠNG
Chức năng sinh lý
Chức năng sinh lý của hai hệ giao cảm và phó giao cảm
trên các cơ quan nói chung là đối kháng nhau trên các
cơ quan.

Vị trí Hệ giao cảm Hệ phó giao cảm


Mắt (Đồng tử) Co cơ nan hoa> giãn Co cơ vòng> co ( nhìn gần)
Mao, động mạch Đa số co Đa số giãn
Tim: Tần số ↑ ↓
Biên độ ↑ ↓
Ruột: Nhu động ↓ ↑
Cơ vòng hậu môn Co Giãn

Bàng quang: cơ bq Giãn Co


Cơ tròn Co Giãn
Phổi: phế quản Giãn Co
tuyến nhày Ức chế tiết Tăng tiết
Tụy- tế bào β (tiết insulin) Giảm > ↑ đường huyết Tăng
Gan ↑ hủy glycogen, -
Tb mỡ ↑ phân hủy lipid -
Mồ hôi Tăng tiết -
Tiết dịch Giảm Tăng

6
12/16/2018

ĐẠI CƯƠNG
Sinap và chất trung gian hoá học
- Chất TGHH: Khi kích thích các dây thần kinh thì ở đầu
mút của các dây đó sẽ tiết ra chất hoá học, làm trung
gian cho sự dẫn truyền giữa các dây tiền hạch với hậu
hạch hoặc giữa dây thần kinh với cơ quan thu nhận.
- Sinap: tín hiệu thần kinh được truyền từ nơron này sang
nơron khác qua các "khớp " nơron
+ Tận cùng trước sinap là các cúc tận cùng trong có các
bọc nhỏ chứa chất trung gian hoá học
+ Tận cùng sau là màng của thân noron sau
+ Giữa cúc tận cùng và thân của nơron sau là khe sinap
rộng 200 - 300 A0 (angstron)

Cấu trúc điển hình của một khe xynap hóa học

(-)
(+)

Ca2+ Ca2+

7
12/16/2018

ĐẠI CƯƠNG
Các chất trung gian hoá học:
+ Acetylcholin (Ach): ở hạch giao cảm, hạch phó giao
cảm và hậu hạch phó giao cảm.
> Acetycholin bị cholinesterase thuỷ phân
+ Catecholamin (noradrenalin, adrenalin, dopamin): ở hậu
hạch giao cảm.
> Noradrenalin và adrenalin bị oxy hoá và khử amin bởi
COMT (cathechol - oxy - methyl - transferase) có nhiều
trong ty thể và MAO (mono - amin - oxydase) có nhiều
sau khe xynap.

ĐẠI CƯƠNG
Các trường hợp đặc biệt
+ Dây giao cảm tới tuỷ thượng thận không đi qua hạch. Ở
tuỷ thượng thận dây này tiết ra acetylcholin để kích thích
tuyến tiết ra adrenalin.
+ Các dây hậu hạch giao cảm chi phối tuyến mồ hôi lẽ ra
phải tiết ra adrenalin, nhưng lại tiết ra acetylcholin.
+ Các dây thần kinh vận động đi đến các cơ xương (thuộc
thần kinh trung ương) cũng tiết ra acetylcholin.
+ Trong não, xung tác giữa các nơron cũng nhờ
acetylcholin. Ngoài ra còn có những chất trung gian hoá
học khác như serotonin, catecholamin, acid gama –
amino - butyric (GABA)...

8
12/16/2018

ĐẠI CƯƠNG
ĐIỀU HÒA HỌAT ĐỘNG HỆ THẦN KINH THỰC VẬT
Thần kinh trung ương
- Cấu trúc lưới ở hành não, cầu não và một số nhân có tác
dụng điều hòa chức năng của HTKTV như: tim mạch, hô
hấp, tiêu hóa, tiết niệu sinh dục...
- Vùng hạ đồi: phần trước có tác dụng điều hòa hệ phó
giao cảm, phần sau có tác dụng điều hòa hệ giao
cảm.
- Vỏ não:chi phối cả giao cảm và phó giao cảm
Thể dịch
- Thyroxin của tuyến giáp, hormon tủy thượng thận có tác
dụng tăng cường hoạt động hệ giao cảm.

ĐẠI CƯƠNG
PHÂN LOẠI HỆ THẦN KINH THỰC VẬT

Hệ cholinergic : phản ứng với acetylcholin


• Hệ Muscarinic (hệ M) : nhận các dây hậu hạch phó giao
cảm (tim, cơ trơn và tuyến ngoại tiết)
- Bị kích thích bởi acetylcholin,muscarin
- Bị ngừng hãm bởi atropin.
Receptor muscarinic:
M1 – cholinoreceptor (cơ trơn khí phế quản, tiêu hóa , tiết
niệu, tuyến tiết): gây khử cực ở màng sau synap
> gây hựng phấn
M2- cholinoreceptor (cơ tim, cơ trơn mạch máu…): gây ra
tăng phân cực ở màng sau synáp > gây ức chế

9
12/16/2018

ĐẠI CƯƠNG
• Hệ Nicotinic (hệ N) :
- Hệ Nn (hạch): nhận các dây tiền hạch, hạch giao cảm và
hạch phó giao cảm, tuỷ thượng thận, xoang động mạch
cảnh
- Hệ Nm ( cơ): nhận các bản vận động cơ vân thuộc hệ
thần kinh trung ương

 Bị kích thích bởi acetylcholin,nicotin.


 Kích thích hệ N: co cơ vân, kích thích tim, co mạch, tăng
huyết áp, giãn đồng tử.

ĐẠI CƯƠNG

Nicotin liều thấp


Nicotin liều cao - +

Hạch GC, hạch PGC,


bản vận động cơ vân, Muscarin
tủy thượng thận, trung + - Atropin
tâm vận mạch, cơ trơn
M1(+): cơ trơn khí phế
quản, tiêu hóa, tiết niêu,
Hệ M tuyến tiết
M2(-): cơ tim, cơ trơn
mạch máu
M3: dạ dày

10
12/16/2018

ĐẠI CƯƠNG
Hệ Adrenergic: phản ứng với adrenalin (hậu hạch gc).
• Receptor :
- 1 có ở cơ trơn mạch máu ngoại vi, tiết niệu ,nội tạng,
cơ trơn đường tiêu hoá, cơ tia mống mắt.
Kích thích 1 gây co mạch, tăng huyết áp, co cơ
trơn tiết niệu, tăng huỷ glycogen ở gan, co cơ tia mống
mắt, giãn đồng tử.
- 2 có ở tế bào  đảo tuỵ, tiểu cầu, tận cùng thần kinh
và cơ trơn mạch máu.
Kích thích 2 làm giảm tiết renin, gây hạ huyết áp,
tăng kết dính tiểu cầu
>Ở ngoại vi, 1 chiếm ưu thế nên kích thích -adrenergic
ngoại vi gây co mạch, tăng HA

ĐẠI CƯƠNG
• Receptor :
- 1 có ở tim và tế bào cận cầu thận, tb mỡ
KT: Tăng phân hủy lipid, co cơ tim, tăng tiết renin
-  2 có ở cơ trơn mạch máu, mạch vành,khí quản, tiêu
hóa, tiết niệu, cơ vân, hệ chuyển hóa glucid
KT: tăng phân hủy Glycogen, giãn mạch, cơ trơn.
- 3 có ở mô mỡ
> Kích thích hệ  gây kích thích tim, tăng co bóp cơ tim,
giãn cơ trơn, tăng chuyển hóa

11
12/16/2018

ĐẠI CƯƠNG

Hệ Dopaminergic
Có nhiều ở cơ trơn mạch máu thận, nội tạng, thần kinh
trung ương
D1: Cơ trơn, mạch thận
D2: trung ương
> Kích thích hệ Dopaminergic ngoại vi gây giãn cơ trơn
mạch thận

ĐẠI CƯƠNG

12
12/16/2018

ĐẠI CƯƠNG
Phân loại các thuốc tác dụng trên HTKTV
- Các thuốc tác dụng trên hệ cholinergic:
+ Thuốc kích thích hệ M và thuốc ngừng hãm hệ M.
+ Thuốc kích thích hệ N và thuốc ngừng hãm hệ N.

- Các thuốc tác dụng trên hệ adrenergic:


+ Thuốc cường hệ adrenergic (cường  và , cường  ,
cường )
+ Thuốc huỷ hệ adrenergic (huỷ giao cảm và huỷ
adrenalin)

ĐẠI CƯƠNG
Cơ chế:
- Các thuốc kích thích:
+ Tăng tổng hợp chất TGHH.
+ Phong toả enzym phân huỷ chất TGHH.
+ Ngăn cản thu hồi chất TGHH về ngọn dây thần kinh.
+ Kích thích trực tiếp các receptor.
- Các thuốc ức chế:
+ Ngăn cản tổng hợp chất TGHH.
+ Ngăn cản giải phóng chất TGHH.
+ Phong toả tại receptor.

13
12/16/2018

THUỐC TÁC DỤNG TRÊN HỆ CHOLINNERGIC


Mục tiêu:
1. Trình bày được tác dụng và áp dụng lâm sàng của các
thuốc kích thích và đối kháng hệ M, hệ N.
2. Trình bày được cơ chế tác dụng và áp dụng điều trị của
thuốc phong tỏa men cholinesterase có hồi phục.
3. Trình bày được triệu chứng ngộ độc chất phong tỏa men
cholinesterase không hồi phục và phương pháp điều trị.

THUỐC KÍCH THÍCH HỆ M


Acetylcholin (Ach)
Chuyển hóa:
+ Acetylcholin được tổng hợp từ cholin và acetylcoenzym
A với sự xúc tác của cholin acetyltransferase.
+ Sau khi tổng hợp, được lưu giữ trong các nang đường
kính 300 - 600Ao ở dạng phức hợp trong ngọn dây
cholinergic. Dưới ảnh hưởng của xung tác thần kinh và
Ca++, acetylcholin được giải phóng ra dạng tự do, gắn
vào receptor cholinergic ở màng sau sinap để cho tác
dụng.
+ Sau tác dụng bị mất hoạt tính nhanh bởi cholinesterase
(ChE).

14
12/16/2018

ACETYLCHOLIN

ACETYLCHOLIN

15
12/16/2018

ACETYLCHOLIN

A. acetic
Cholin ChE
Cholin + Acetyl CoA Ach
Acetyltransferase
Cholin

Có hai loại Cholinesterase (ChE):


- Acetylcholinesterase hay cholinesterase thật, khu trú ở
các nơron thần kinh và bản vận động cơ vân, làm mất tác
dụng của acetylcholin trên các receptor.
- Butyryl cholinesterase hay cholinesterase không đặc
hiệu, có nhiều trong huyết tương, gan, tế bào thần kinh
đệm, tác dụng sinh lý chưa hoàn toàn rõ.

ACETYLCHOLIN
Tác dụng sinh lý
Liều thấp Liều cao (1mg/kg TTM chó đã
(10 µg/kg TTM chó) tiêm trước bằng Atropin để phong
tỏa hệ M)
Tác dụng trên hậu hạch PGC ( hệ Gây tác dụng giống nicotin:
M): -Kích thích các hạch, tủy thượng
-Chậm nhịp tim, giãn mạch, hạ HA. thận ( hệ N).
- Tăng nhu động ruột. - Tăng nhịp tim, co mạch, tăng
-Co thắt phế quản, gây cơn hen. huyết áp.
- Co đồng tử> chỉ nhìn đc gần - Kích thích hô hấp qua phản xạ

- Tăng tiết dịch, nước bọt.


xoang cảnh.

16
12/16/2018

ACETYLCHOLIN

Phức hợp Acetylcholin- receptor M

- Hai O của chức ester tạo liên kết Hydro với receptor
- Nhóm CH2 – CH2 gắn cới Receptor bằng liên kết phân tử ( lực Van-
der-Waals)
- Hai gốc CH3 của amin b4 gắn vào khoang vị trí anion bằng lực Van-
der-Waals

ACETYLCHOLIN
Chỉ định:
Acetylcholin bị phá hủy nhanh trong cơ thể nên ít dùng
trong điều trị. Thường dùng trong phòng thí nghiệm.
Chỉ dùng làm giãn mạch trong bệnh Ray-nô (tím tái đầu
chi) hoặc các biểu hiện hoại tử.
CCĐ: hen, suy vành, loét đạ dày tá tràng
ADR: đỏ mặt, tăng tiết nước bọt, đau đầu do giãn mạch
não, co đồng tử, chỉ nhìn được gần.
Liều lượng: tiêm dưới da hay tiêm bắp 0,05 – 0,1g/lần,
ngày 1 – 2 lần
Ống 1ml = 1mg

17
12/16/2018

THUỐC KÍCH THÍCH HỆ M


Các este cholin khác
Do thay nhóm acetyl bằng nhóm carbamat, thuốc chậm bị
phân huỷ bởi cholinesterase, nên kéo dài thời gian tác
dụng của thuốc.
Betanechol:
+ Làm tăng trương lực cơ trơn (chọn lọc trên cơ trơn ống
tiêu hoá và tiết niệu).
+ Chỉ định: bí đái, mất trương lực ruột sau mổ, trướng
bụng, đầy hơi.
Carbachol
Chỉ định: liệt ruột và bí đái sau mổ, nhịp nhanh từng đợt
kịch phát, tăng nhãn áp (đặc biệt ở người không tác
dụng với pilocarpin).

THUỐC KÍCH THÍCH HỆ M


Muscarin
Có nhiều trong một số nấm độc loại
Amanita murcaria và Amanita
pantherina
- Tác dụng: kích thích điển hình hệ
M, mạnh hơn acetylcholin 5 - 6
lần, không bị phá huỷ bởi
cholinesterase.
- Ngộ độc: co đồng tử, sùi bọt mép,
mồ hôi lênh láng, khó thở do co
thắt phế quản, nôn, ỉa chảy, nhịp
chậm, hạ huyết áp...
- Điều trị ngộ độc: tiêm tĩnh mạch
từng liều atropin 1mg cho đến khi
hết triệu chứng.

18
12/16/2018

THUỐC KÍCH THÍCH HỆ M


Pilocarpin
Alcaloid của lá cây pilocarpus jaborandi
mọc nhiều ở nam Mỹ, nay đã tổng
hợp được.
Tác dụng:
+ Kích thích hệ M, tác dụng bền hơn
acetylcholin: co đồng tử, hạ nhãn áp.
Tăng tiết nước bọt, mồ hôi, tăng nhu
động ruột
+ Thấm vào thần kinh trung ương (do
cấu trúc amin bậc 3), liều thấp kích
thích, liều cao ức chế.
Chỉ định: điều trị tăng nhãn áp hoặc đối
lập với tác dụng giãn đồng tử của
atropin.

Acetylcholin Ester cholin Muscarin Pilocarpin


-Tác dụng: - Tác dụng: -Tác dụng: -Tác dụng:
+ Kích thích M (liều + kích thích M + Kích thích + Kích thích M
thấp): Nhịp chậm, giãn bền hơn Ach M mạnh hơn bền hơn Ach
mạch, hạ HA.Tăng nhu + T/d tương tự Ach 5-6 lần. + Làm co đồng
động ruột. Co thắt PQ, Ach song làm + Co đồng tử 4 – 8 giờ
co đồng tử. Tăng tiết tăng trương lực tử, co thắt + Tăng tiết
mồ hôi, nước bọt… cơ trơn (tiêu phế quản, nước bọt, mồ
+ Kích thích N (liều hóa và tiết niệu) nhịp chậm, hôi và tăng nhu
cao): tăng nhịp tim, co hạ HA động ruột
mạch, tăng HA, kích (có trong
thích hô hấp. một số nấm
+ Tổng hợp, tác dụng độc)
và chuyển hóa tại
TKTW: gây giải phóng
hormon t.yên, gây hạ
thân nhiệt

19
12/16/2018

Acetylcholin Ester cholin Muscarin Pilocarpin


- Chỉ định: - Chỉ định: - Chỉ định: - Chỉ định:
+ Nhịp tim nhanh kịch + Bí đái sau mổ Không dùng + Tăng nhãn áp
phát + Mất trương trong điều trị + Đối lập với
+ Trướng bụng, bí đái, lực ruột sau mổ tác dụng giãn
liệt ruột sau mổ. + Trướng bụng, đồng tử của
+ Tăng nhãn áp đầy hơi. atropin

THUỐC ĐỐI KHÁNG HỆ M


Atropin
Alcaloid của lá cây belladon (atropa
belladon), cà độc dược (datura
stramonium), thiên tiên tử
(hyoscyamus niger).
Tác dụng: thuốc đối kháng tranh
chấp với acetylcholin ở receptor
của hệ M.
+ Trên mắt: làm giãn đồng tử, tang
nhan ap, mất khả năng điều tiết,
do đó chỉ nhìn được xa.

20
12/16/2018

THUỐC ĐỐI KHÁNG HỆ M


Atropin
+ Làm ngừng tiết nước bọt, giảm tiết mồ hôi, dịch vị và dịch
ruột.
+ Làm giãn cơ trơn khí phế quản, giảm tiết dịch; kích thích
trung tâm hô hấp > dùng để cắt cơn hen
+ Làm giảm nhu động ruột khi đang có tăng co thắt.
+ Trên tim: liều thấp làm tim đập chậm (kích thích trung
tâm X), liều cao làm tim đập nhanh (ức chế recetor M
của tim).
+ Atropin ít ảnh hưởng đến huyết áp. Thuốc làm giãn mạch
da trong môi trường nóng để chống xu hướng tăng thân
nhiệt.
+ Liều độc tác động lên não gây kích thích, thao cuồng, ảo
giác, cuối cùng hôn mê và chết do liệt hành não

THUỐC ĐỐI KHÁNG HỆ M


- Chỉ định
+ Nhỏ mắt dung dịch 0,5 - 1% làm giãn đồng tử để soi đáy
mắt, điều trị viêm mống mắt, viêm giác mạc (tác dụng
sau 30 phút, kéo dài vài ngày)
+ Cắt cơn đau do co thắt cơ trơn ( hen, cơn đau túi mật,
cơn đau thận, đau dạ dày..)
+ Tiền mê để tránh tiết đờm rãi, tránh ngừng tim do phản
xạ.
+ Rối loạn dẫn truyền như bloc nhĩ thất (Stockes - adams)
hoặc nhịp tim chậm do ảnh hưởng của dây X.
+ Điều trị ngộ độc nấm loại muscarin và ngộ độc các thuốc
phong toả cholinesterase (hợp chất phospho hữu cơ).

- Chống chỉ định: tăng nhãn áp, tắc hay liệt ruột, mẫn cảm
với thuốc, bí đái do phì đại tuyến tiền liệt.

21
12/16/2018

THUỐC ĐỐI KHÁNG HỆ M


Các chế phẩm Belladon
 Cồn belladon: chứa 0,027 -
0,033% alcaloid. Điều trị đau
dạ dày - ruột.
 Cao khô belladon: chứa 1,4 -
1,6% alcaloid

Homatropin hydrobromid
 Tác dụng: làm giãn đồng tử
trong khoảng 1giờ (ngắn hơn
atropin). Làm giảm cơn đau do
co thắt cơ trơn như atropin
 Thường dùng nhỏ để soi đáy
mắt thay atropin với dung dịch
0,5 - 1% nhỏ 1giọt/lần.

THUỐC ĐỐI KHÁNG HỆ M


Scopolamin (hyoscinum)
Alcaloid của cây scopolia carniolica
Tác dụng
+ Tương tự atropin, thời gian tác
dụng ngắn hơn.
+ Ức chế thần kinh trung ương, nên
được dùng trong điều trị bệnh
Parkinson.
Chỉ định
+ An thần cho người bệnh parkinson
+ Các cơn co giật của bệnh liệt rung.
+ Phối hợp với thuốc kháng histamin
để chống nôn khi say tầu, say
sóng.

22
12/16/2018

THUỐC ĐỐI KHÁNG HỆ M

Ipratropium
TD: tương tự Atropin, giãn phế
quản gián tiếp> dùng hỗ trợ
điều trị hen khi phải CCĐ β2
adrenergic
ƯĐ: không hấp thu qua đường
tiêu hóa, không qua hàng rào
máu não.
Chất ức chế M chọn lọc
Pirenzepin: ức chế M1 có nhiều
trong dạ dày> giảm tiết dịch
vị
Oxybutyn: ức chế M3 ở bàng
quang, điều trị đái dầm,
không tự chủ.

THUỐC KÍCH THÍCH HỆ N

Các thuốc này ít dùng trong điều trị, nhưng quan


trọng vì dùng trong nghiên cứu. Các thuốc được chia 2
nhóm:
Nhóm 1: gồm nicotin và các thuốc tương tự, tác dụng kích
thích các receptor N của hạch, bị hexametoni ức chế.
Nhóm 2 : gồm muscarin, pilocarpin, oxtremorin, thuốc
phong toả ChE...tác dụng kích thích trên receptor M1
của hạch và bị atropin ức chế.

23
12/16/2018

THUỐC KÍCH THÍCH HỆ N


Nicotin
Tác dụng
+ Trên tim mạch: tác dụng biểu hiện 3 giai đoạn : hạ huyết
áp tạm thời, tăng huyết áp mạnh và cuối cùng là hạ
huyết áp kéo dài.
+ Trên hô hấp kích thích làm tăng biên độ và tần số hô hấp
+ Làm giãn đồng tử, tăng tiết dịch, tăng nhu động ruột

Chỉ định
Không dùng trong điều trị, chỉ dùng trong phòng thí
nghiệm để nghiên cứu các thuốc tác dụng trên hạch.
CY: Nicotin dễ gây nghiện, nhưng không gây hội chứng cai
khi cắt thuốc.

THUỐC PHONG BẾ HỆ N CỦA HẠCH


Thuốc phong toả hạch hay thuốc liệt hạch, vì làm
ngăn cản luồng xung tác thần kinh từ sợi tiền hạch đến
sợi hậu hạch.
Cơ chế: tranh chấp với acetylcholin tại receptor ở màng
sau sinap của hạch

Tác dụng: tác dụng của thuốc liệt hạch trên cơ quan phụ
thuộc vào tính ưu thế của từng hệ

24
12/16/2018

THUỐC PHONG BẾ HỆ N CỦA HẠCH


Chỉ định
+ Hạ huyết áp trong các cơn tăng huyết áp
+ Hạ huyết áp có kiểm soát trong phẫu thuật
+ Điều trị phù phổi cấp

Tác dụng không mong muốn


+ Dễ gây tụt huyết áp khi đứng, điều trị bằng adrenalin và
ephedrin
+ Rối loạn tuần hoàn mạch não, mạch vành
+ Thiểu niệu
+ Giảm tiết dịch, giảm nhu động ruột, khô miệng và táo bón
+ Giãn đồng tử, chỉ nhìn được xa
+ Bí đái do giảm trương lực bàng quang

THUỐC PHONG BẾ HỆ N CỦA HẠCH


Hiện còn 2 thuốc được sử dụng, các thuốc cũ có
amin bậc 4, khó hấp thu nên ít hoặc không dùng.

Methioplegium (arfonad): phong toả hạch trong thời gian


ngắn. Dùng để gây hạ huyết áp có kiểm soát trong phẫu
thuật hoặc điều trị phù phổi cấp.
Ống 10ml = 500mg Arfonad,

Mecamylamin: dễ hấp thu qua tiêu hoá nên dùng đường


uống.
Viên nén: 2,5mg, 10mg

25
12/16/2018

THUỐC ỨC CHẾ HỆ N CỦA CƠ VÂN


Cura và các chế phẩm.
Tác dụng
 Làm ngăn cản luồng xung tác thần kinh tới bản vận động,
gây giãn cơ. Khi kích thích trực tiếp, cơ vân vẫn đáp
ứng.
 Thứ tự giãn cơ: các cơ mi (sụp mi), cơ mặt, cơ cổ, cơ
chi trên, chi dưới, cơ bụng, các cơ liên sườn và cuối
cùng là cơ hoành, làm người bệnh ngừng hô hấp và
chết.
 Ức chế trực tiếp trung tâm hô hấp ở hành não, làm giãn
mạch hạ huyết áp và co thắt khí quản do giải phóng
histamin
– Các thuốc có amin bậc 4 khó vào thần kinh trung
ương, không hấp thu qua thành ruột, nên không có dạng
uống.

THUỐC ỨC CHẾ HỆ N CỦA CƠ VÂN

Loại tranh chấp với acetylcholin ở bản vận động


+ Cơ chế tác dụng: tranh chấp với acetylcholin ở bản vận
động cơ vân, làm cho bản vận động không khử cực
được, gây giãn cơ (còn gọi là cura không khử cực).
+ Ngộ độc: giải độc bằng thuốc phong toả cholinesterase
(physostigmin, prostigmin)
+ Tương tác thuốc: hiệp đồng với thuốc ngủ loại
barbiturat, thuốc mê, thuốc an thần loại benzodiazepin.
+ Phân loại:
 Loại td kéo dài: pipecuronium (2h), pancuronium (3h)
 Loại td TB: Rocuronium, vecuronium ( 1,5h)
 Loại td ngắn: Mivacurium (15’)

26
12/16/2018

THUỐC ỨC CHẾ HỆ N CỦA CƠ VÂN


Loại tác dụng như acetylcholin
+ Cơ chế: thuốc làm cho bản vận động khử cực quá mạnh
> giãn cơ (cura có khử cực).
+ Tương tác thuốc: các thuốc phong toả men
cholinesterase làm tăng độc tính.
+ Ngộ độc: không có thuốc giải độc.
+ Tác dụng phụ: gây loạn nhịp do đẩy K+ ra ngoài tế bào
làm tăng K+ máu. Trước khi làm liệt cơ, gây giật cơ
trong vài giây.
Succinincholin: td ngắn, vài phút

THUỐC PHONG TỎA CHOLINESTERASE


Tác dụng: làm mất hoạt tính của cholinesterase, làm
vững bền acetylcholin nội sinh, gây ra các triệu chứng
cường hệ cholinergic ngoại biên và trung ương
Phân loại
+ Loại phong toả enzym có hồi phục (được dùng trong
điều trị)
+ Loại phong toả enzym không hoặc rất khó hồi phục
(dùng làm chất độc chiến tranh hay thuốc diệt côn trùng)

27
12/16/2018

THUỐC PHONG TỎA CHOLINESTERASE

Loại phong toả có hồi phục


Kết hợp với cholinesterase thành phức hợp không
bền, bị thuỷ phân và enzym được hoạt hoá trở lại hoạt
động
Có 4 thuốc:
- Physostigmin
- Prostigmin
- Edrophonium clorid
- Galantamin

28
12/16/2018

Physostigmin Prostigmin Edrophonium Galantamin


-T/d: gắn vào 2 vị-T/d: gắn vào 2 vị trí -T/d: Gắn vào vị -T/d:ức chế có
trí. - mạnh hơn trí anion hồi phục
- Amin b3> thấm physostigmin - t/d mạnh trên cholinesterase
vào TKTW. - Amin b4> không vào bản vận động
tktư cơ vân
-Chỉ định: - KT trực tiếp cơ vân
+ Điều trị cao -Chỉ định: -Chỉ định: -Chỉđịnh:
nhãn áp. + Mất trương lực bàng + Ngộ độc cura Giống
+ Đầy hơi, quang sau mổ, liệt loại không khử prostigmin.
chướng bụng, liệt ruột sau mổ cực
ruột và bàng + Nhược cơ bẩm sinh + Nhược cơ
quang sau mổ. + Ngộ độc cura loại bẩm sinh.
+ Ngộ độc cura không khử cực
loại không khử
cực.

THUỐC PHONG TỎA CHOLINESTERASE


Loại phong toả không hồi phục hoặc rất khó hồi phục
(Các hợp chất phospho hữu cơ)
Các chất này kết hợp với cholinesterase tạo thành
phức hợp bền vững, khó hồi phục trở lại. Vì vậy, làm tích
luỹ acetylcholin ở toàn bộ hệ cholinergic gây các triệu
chứng ngộ độc:
+ Dấu hiệu kích thích hệ M: co đồng tử, xung huyết giác
mạc, chảy nước mũi, nước bọt, tăng tiết dịch khí quản, co
thắt khí quản, nôn, đau bụng, ỉa lỏng, nhịp chậm, hạ huyết
áp.
+ Dấu hiệu kích thích hệ N: mệt mỏi, giật cơ, cứng cơ và
nguy hiểm hơn là gây liệt hô hấp
+ Dấu hiệu kích thích thần kinh trung ương: lú lẫn, mất
điều hoà vận động, mất phản xạ, thở cheyne - stokes, co
giật toàn thân, hôn mê, liệt hô hấp, hạ huyết áp.
+ Bệnh nhân có thể tử vong do suy hô hấp và suy tuần
hoàn

29
12/16/2018

THUỐC PHONG TỎA CHOLINESTERASE


Điều trị ngộ độc
+ Thuốc huỷ hệ M: atropin sulfat liều cao, tiêm tĩnh mạch
1- 2 mg cách 5 – 10 phút một lần, cho đến hết triệu
chứng kích thích hệ M (đồng tử bắt đầu giãn) thì ngừng.
Ngày đầu có thể tiêm tới 200mg (ống 1ml = 1mg).
+ Thuốc hoạt hoá cholinesterase: thường dùng là
pralidoxim (PAM), tác dụng lên cholinesterase phophoryl
hoá, tạo phức oximphosphonat bị thải trừ và giải phóng
enzym.
+ Điều trị hỗ trợ: hô hấp, thở oxy. Chống co giật bằng
diazepam. Chống sốc...

30
12/16/2018

THUỐC TÁC DỤNG TRÊN HỆ ADRENERGIC


Hệ Adrenergic
Hệ adrenergic gồm hậu hạch giao cảm, giải phóng chất
trung gian hoá học gọi chung là catecholamin gồm:
 Adrenalin: sản xuất chủ yếu ở tuỷ thượng thận
 Noradrenalin: ở đầu mút các sợi 
 Dopamin: ở một số vùng trên thần kinh trung ương

Sinh tổng hợp chatecholamin

31
12/16/2018

THUỐC TÁC DỤNG TRÊN HỆ ADRENERGIC


Chuyển hoá của catecholamin
- Tổng hợp từ tyrosin dưới tác dụng của một số enzym trong
tế bào ưa crom ở tuỷ thượng thận, các noron hậu hạch
giao cảm và một số nơron của thần kinh trung ương.
- Sau khi tổng hợp, một phần lưu lại trong các hạt đặc biệt
nằm ở bào tương (60%), còn lại 40% ở dạng tự do trong
bào tương
- Dưới ảnh hưởng của xung tác thần kinh, catecholamin được
giải phóng ra dạng tự do:
 1 phần gắn vào R trước và sau sinap
 1 phần vào tuần hoàn cho tác dụng xa hơn và bị giáng hoá
bởi COMT
 Phần còn lại 80% được thu hồi lại
 Phần nhỏ khác bị mất hoạt tính ngay trong bào tương bởi
MAO

32
12/16/2018

THUỐC TÁC DỤNG TRÊN HỆ ADRENERGIC


Men phân hủy catecholamin:
- MAO (mono - amin - oxydase) có nhiều trong ty thể, giáng
hoá catecholamin ở trong tế bào
- COMT (catechol - oxy - metyl - transferase) giáng hoá
catecholamin ở ngoài tế bào, có ở màng sau sinap và
nhiều nơi, song có nồng độ cao hơn là ở gan và thận.
Receptor của hệ Adrenergic:
+ Receptor α: α1, α2
+ Receptor β: β1, β2, β3

Rec Chất chủ Mô Đáp ứng Cơ chế phân tử


vận
α1 Adr≥NA -Cơ trơn -Co thắt -Kích thích
thành mạch phospholipase C
-Cơ trơn tiết -- Co thắt - Hoạt hóa kênh
niệu, sduc K+ phụ thuộc
-- Gan -- Hủy glycogen Ca2+
-Cơ trơn ruột -- Giãn -ức chế dòng K+

-Tim -Tăng co bóp

α2 Adr≥NA -Tế bào β -Giảm tiết insulin -Ức chế


của tụy adenylcyclase
-- Tiểu cầu -Ngưng kết -- Ức chế kênh
-- Tận cùng -- Giảm tiết NA>
Ca2+
sợi thần kinh ức chế tim, giãn
mạch
-- Cơ trơn -- Co
thành mạch

33
12/16/2018

Rec Chất chủ Mô Đáp ứng Cơ chế phân tử


vận
β1 Adr = NA -Tim -Tăngtần số, biên - Hoạt hóa
độ, tốc độ dẫn adenylcyclase và
-Tế bào cạnh
truyền kênh Ca
cầu thận - Tăng tiết renin
β2 Adr>>NA -Cơ trơn khí -Giãn - Hoạt hóa
phế quản, adenylcyclase
ruột
-- Cơ vân
- Hủy Glycogen
-Gan
- Hủy glycogen
β3 NA>Adr - Mô mỡ - Hủy lipid - Hoạt hóa
adenylcyclase

THUỐC KÍCH THÍCH HỆ ADRENERGIC


Phân loại:
 Loại tác dụng trực tiếp trên các receptor adrenergic
sau xynap:
 Adrenalin
 Noadrenalin
 Isoproterenol
 Loại tác dụng gián tiếp do kích thích các receptor
trước xynap làm giải phóng các catecholamin nội sinh
 Ephedrin
 Amphetamin
 Phenyl ethyl amin

34
12/16/2018

THUỐC KÍCH THÍCH HỆ ADRENERGIC


Adrenalin
Là hormon của tuỷ thượng thận, lấy ở động vật hoặc tổng
hợp.

THUỐC KÍCH THÍCH HỆ ADRENERGIC


Adrenalin
Tác dụng
Trên hệ tuần hoàn: kích thích β1 ở tim > tăng nhịp tim,
tăng sức co bóp của cơ tim, tăng lưu lượng tim > tăng
công năng của tim và tiêu thụ oxy của tim > dùng liều
cao gây rối loạn nhịp tim.
Trên mạch:
 Kích thích R- α1 gây co mạch ở một số vùng như mạch
máu ngoại vi, mạch da, mạch tạng…
 Kích thích R β2 gây giãn mạch một số vùng:não, phổi,
vành, mạch máu tới cơ bắp.
Trên huyết áp: làm tăng HA tâm thu (HA tối đa), ít ảnh
hưởng tới HA tâm trương > HA tb tăng nhẹ. Ngoài ra
gậy hạ HA do phản xạ.

35
12/16/2018

THUỐC KÍCH THÍCH HỆ ADRENERGIC


Adrenalin
Hô hấp: kích thích hô hấp nhẹ, gây giãn phế quản mạnh,
giảm phù nề niêm mạc, giảm tiết dịch phế quản.
Chuyển hoá: làm tăng huỷ glycogen gan, giảm tiết insulin >
tăng glycose máu, tăng cholesteron máu, tăng chuyển
hoá cơ bản, tăng sử dụng oxy ở mô, tăng tạo hor tuyến
yên (ACTH) và tuyến tủy thượng thận (cortison)
Mắt: giãn đồng tử> chèn ép lên ống thông dịch nhãn cầu>
tăng nhãn áp.
Tiêu hóa: Giãn cơ trơn tiêu hóa, giảm tiết dịch t.hóa

THUỐC KÍCH THÍCH HỆ ADRENERGIC

Adrenalin
Áp dụng điều trị
- Chống chảy máu bên ngoài ( đắp tại chỗ dụng dịch
Adrenalin hydroclorid 1% để làm co mạch)
- Tăng thời gian gây tê của thuốc tê vì Adr làm co mạch
tại chỗ nên làm chậm hấp thu thuốc tê.
- Khi tim bị ngừng đột ngột tiêm Adr trực tiếp vào tim hoặc
truyền máu có Adr vào ĐM để hồi tỉnh
- Cấp cứu sốc phản vệ (có giãn mạch hệ thống và cung
lượng tim thấp)
Tác dụng không mong muốn
+ Lo âu, hồi hộp, nhức đầu, loạn nhịp tim
+ Tiêm TM nhanh có thể phù phổi, xuất huyết não.

36
12/16/2018

THUỐC KÍCH THÍCH HỆ ADRENERGIC


Noradrenalin
Là chất trung gian hoá học của các sợi hậu hạch giao cảm.
Trên thần kinh trung ương có nhiều ở vùng dưới đồi.
Tác dụng
- Ít td / β > không ảnh hưởng đến tim, không gây phản xạ
giảm áp (cường dây phế vị).
- Tác dụng chủ yếu trên α > co tất cả các mạch máu, mạch
vành > tăng huyết áp tâm trương (HA tối thiểu) và huyết
áp trung bình (mạnh hơn adrenalin 1,5 lần).
- Tác dụng giãn phế quản yếu
- Tác dụng trên dinh dưỡng và chuyển hoá đều kém
adrenalin
- Trên thần kinh trung ương vai trò sinh lý còn chưa rõ

THUỐC KÍCH THÍCH HỆ ADRENERGIC


Noadrenalin
Chỉ định: hạ huyết áp với cung lượng tim bình thường
hoặc cao
Chống chỉ định
- Giảm thể tích tuần hoàn chưa bù đủ dịch
- Thiếu oxy nặng hoặc tăng CO2 nặng
- Không trộn cùng thuốc tê
- Huyết khối
Cách dùng và liều lượng
Chỉ truyền tĩnh mạch nhỏ giọt liều 1 - 4mg hoà trong 250 -
500ml dung dịch glucose 5%, liều tối đa 10mg/24h
Ống 1ml = 1mg, 4ml = 8mg
(không tiêm bắp, dưới da vì gây hoại tử chỗ tiêm)

37
12/16/2018

THUỐC KÍCH THÍCH HỆ ADRENERGIC


Dopamin
Ngoại biên: mạch máu, thận, đường tiêu hóa
Trung ương: tập trung nhiều ở một số nhân xám
Tác dụng :
- Liều thấp: ( 1- 2 mcg/kg/phút), td/R D1 ở thận> giãn mạch
thận > tăng sức lọc cầu thận; giãn mạch vành.
- Liều trung bình: (2 - 10mcg/kg/phút),td/ β1 làm tăng biên
độ và tần số tim, sức cản ngoại biên không thay đổi.
- Liều cao: (> 10mcg/kg/phút), td /α1> co mạch, tăng huyết
áp.
Chỉ định: điều trị các loại sốc. Tuỳ loại sốc mà chọn liều.
Dopamin đặc biệt tốt /shock kèm vô niệu.

Adrenalin Noradrenalin: Dopamin:


-T/d: -T/d: -T/d:
+ Tim, mach: tim đập nhanh, co + Co mạch mạnh + Liều thấp: giãn
mạch, tăng HA (tối đa) tăng Ha tối thiểu mạch thận, mạch
+ co mạch một số vùng,máu bị và trung bình tạng và mạch
đẩy ra khu vực khác gây giãn + Giãn pq kém, ít vành.
mạch thụ động (mạch não, ảnh hưởng đến + Liều tbinh: tăng
mạch phổi). chuyển hóa. biên độ và tần số
+ Giãn pq khi đang co thắt tim
+ tăng hủy glycogen, tăng + Liều cao: co
glucose máu, tăng sử dụng oxy mạch tăng huyết
ở mô. áp

38
12/16/2018

Adrenalin Noradrenalin: Dopamin:

-Chỉđịnh: -Chỉ định: -Chỉ định:


+ Chống chảy máu bên Hạ huyết áp với cung Sốc có giảm tưới máu
ngoài lượng tim bình thường thận hay đái ít
+ Trôn cùng thuốc tê hay cao
+ Ngừng tim đột ngột
+ Sốc (phản vệ)
+ Hen, glocom góc mở

THUỐC CƯỜNG RECEPTOR α1


Metaraminol (aramin)
Tác dụng
+ Làm co mạch mạnh và lâu hơn adrenalin, không gây giãn
mạch thứ phát.
+ Làm tăng lực co bóp của cơ tim, ít làm thay đổi nhịp.
+ Không kích thích thần kinh trung ương. Không ảnh
hưởng đến chuyển hoá
Chỉ định: nâng huyết áp trong các trường hợp hạ huyết áp
đột ngột (chấn thương, nhiễm khuẩn, shock)
Phenylephrin (neosynephrin)
Tác dụng
+ Làm co mạch, tăng huyết áp kéo dài hơn adrenalin
+ Không ảnh hưởng đến nhịp tim, không kích thích thần
kinh trung ương, không làm tăng glucose máu

39
12/16/2018

THUỐC CƯỜNG RECEPTOR α2


Clolidin
Tác dụng
+ Làm giảm tiết noradrenalin từ noron giao cảm ở hành
não, giảm nhịp tim, giảm trương lực giao cảm, giảm lưu
lượng máu ở não, tạng, thận và mạch vành, dẫn đến hạ
huyết áp ( do cường receptor 2 )
+ Làm giảm triệu chứng cường giao cảm nặng ở người cai
heroin
+ An thần, giảm đau và gây mệt mỏi
Chỉ định
+ Điều trị tăng huyết áp thể vừa và nặng
+ Làm giảm các triệu chứng cường giao cảm khi cai heroin

THUỐC CƯỜNG RECEPTOR α2


Methyldopa
Tác dụng:
- Kích thích R α2 ở trung ương dẫn đến ức chế giao cảm
ngoại biên gây hạ HA
- Ức chế dopa-α-decarboxylase là enzym ức chế sinh
tổng hợp noradrenalin và ngăn cản thu hồi
cathecholamin về nơi dự trữ> giãn mạch, hạ HA.
Tác dụng phụ
- Hạ HA thế đứng, giữ muối gây phù.
- Chóng mặt, khô miệng, trầm cảm, liệt dương.
Chỉ định:
- Tăng HA
- Có thể dùng cho cả người suy thận, mang thai, suy tim
trái

40
12/16/2018

THUỐC CƯỜNG RECEPTOR β


Tác dụng chính
 Giãn phế quản, dùng chữa hen (loại cường 2)
 Giãn mạch (loại cường 2)
 Tác dụng kích thích 1 làm tăng tần số, tăng lực co bóp
của tim, tăng tốc độ dẫn truyền trong cơ tim, tăng tưới
máu cho cơ tim
 Làm giảm co bóp trên tử cung có thai (loại cường 2)

Cường β1,β2 Cường β1 Cường β2


Tác dụng Tác dụng: Tác dụng: (β2)
+ tăng nhịp tim, tăng sức + Tim co bóp mạnh, ít Giãn cơ trơn khí
co bóp cơ tim, tăng cung tăng nhịp phế quản
lượng tim(β1) + Ít tác dụng trên mạch, - Giãn cơ trơn tử
+ Giãn mạch, hạ HA (β2) giãn mạch vành cung
+ Giãn cơ trơn KPQ mạnh + Lợi niệu
gấp 10 lần adrenalin (β2)
Chỉ định: Chỉ định: Chỉ định:
+Nhịp chậm thường xuyên + suy tim cấp (sốc tim) Cắt cơn hen
+ nghẽn nhĩ thất hoàn sau mổ tim tuần hoàn
toàn ngoài cơ thể
+ Suy tim, giảm cung + Biến chứng của nhồi
lượng tim, ngừng tim máu cơ tim
Terbutalin
Isoprenalin Dobutamin
Salbutamol

41
12/16/2018

THUỐC CƯỜNG GIAO CẢM GIÁN TIẾP


Ephedrin
Là alcaloid của cây ma hoàng, nay đã tổng hợp được
Tác dụng
+ Tăng giải phóng catecholamin vào khe synap
+ Kích thích tim mạch yếu nhưng kéo dài. Dùng nhiều lần td
giảm do quen thuốc nhanh.
+ Kích thích trung tâm hô hấp, giãn phế quản
+ Trên thần kinh trung ương: bồn chồn, thao cuồng.
Chỉ định
+ Cắt cơn hen nhưng không phải là thuốc chọn đầu tiên.
+ Chống hạ huyết áp trong gây tê tủy sống.
+ Điều trị triệu chứng xung huyết mũi gặp trong viêm mũi dị
ứng, viêm xoang…

THUỐC CƯỜNG GIAO CẢM GIÁN TIẾP


Amphetamin
Tác dụng:
- Tăng giải phóng catecholamin vào khe synap
- Thấm vào thần kinh trung ương nhanh, tác dụng kích
thích mạnh và tạo sự nhanh nhẹn.
- Dùng lâu gây suy nhược, mệt mỏi, gây nghiện

Các dẫn xuất:


- Methamphetamin
- Dimethoxy amphetamin...

42
12/16/2018

THUỐC ĐỐI KHÁNG HỆ ADRENERGIC

Thuốc làm giảm dự trữ catecholamin


Reserpin
+ Làm giải phóng từ từ catecholamin từ hạt dự trữ ra ngoài
bào tương để MAO phá huỷ, do đó giảm catecholamin ở
cả thần kinh trung ương (gây an thần) và ngoại biên
(gây hạ huyết áp).
+ Nay ít dùng vì nhiều tác dụng không mong muốn trên
thần kinh trung ương
Guanitidin
+ Chiếm chỗ noradrenalin trong các hạt dự trữ và trở thành
chất trung gian hoá học giả. Lúc đầu làm tăng huyết áp
nhẹ do giải phóng nhanh noradrenalin ra dạng tự do.
+ Chỉ định: điều trị tăng huyết áp

THUỐC HỦY ADRENERGIC


Thuốc huỷ  - adrenergic
Tác dụng
Phong toả receptor  > giảm tác dụng tăng huyết áp của
noradrenalin
Chỉ định
+ Điều trị cơn tăng huyết áp
+ Chẩn đoán u tuỷ thượng thận
+ Điều trị bệnh Raynaud
Tác dụng không mong muốn
+ Hạ huyết áp tư thế đứng
+ Nhịp tim nhanh
+ Co đồng tử
+ Buồn nôn, nôn và ỉa lỏng do tăng nhu động dạ dày - ruột

43
12/16/2018

THUỐC HỦY ADRENERGIC


Các thuốc:
Nhóm haloalkylamin: có Phenoxybenzamin (chủ yếu là
1).
Dẫn xuất imidazolin: có Tolazolin (priscol, divascon) và
phentolamin (regitin), tác dụng yếu và ngắn hơn
phenoxybenzamin.
Parazosin (minipress): chất điển hình phong toả 1 để
điều trị cao huyết áp
Alcaloid nhân indol: Là các alcaloid của nấm cựa gà,
được chia 2 nhóm:
+ Loại huỷ giao cảm và làm co bóp tử cung (ergotamin,
ergotoxin).
+ Loại làm co bóp tử cung đơn thuần (ergometrin)

THUỐC HỦY ADRENERGIC


Thuốc huỷ  - adrenergic
Tác dụng
Trên tim: làm giảm nhịp tim, giảm lực co bóp của cơ tim,
giảm lưu lượng tim, giảm công năng và giảm sử dụng
oxy của cơ tim, giảm dẫn truyền của tổ chức nút (huỷ
1).
Trên khí quản: làm co thắt khí quản, dễ gây cơn hen (huỷ
2)
Trên thận: làm giảm tiết renin gây hạ huyết áp trên người
cao huyết áp
Trên chuyển hoá: thuốc ức chế huỷ glycogen và huỷ lipid

44
12/16/2018

THUỐC HỦY ADRENERGIC

Chỉ định
+ Điều trị cơn đau thắt ngực ( do làm giảm sử dụng oxy
của cơ tim) trừ đau thắt ngực prinzmetal)
+ Nhồi máu cơ tim (làm giảm lan rộng ổ nhồi máu và cải
thiện tiên lượng)
+ Loạn nhịp: nhịp nhanh xoang, nhịp nhanh trên thất,
nhiễm độc digitalis
+ Tăng huyết áp

THUỐC HỦY ADRENERGIC


Chống chỉ định
+ Suy tim ( chống chỉ định chính) vì ức chế cơ chế bù trừ
của tim
+ Bloc nhĩ - thất (vì làm giảm dẫn truyền nội tại trong cơ
tim)
+ Hen phế quản
+ Không dùng cùng insulin và sulfamid hạ đường huyết (vì
gây hạ đường huyết đột ngột)
+ Có thai (thai chậm phát triển)

45
12/16/2018

THUỐC HỦY ADRENERGIC


Tác dụng không mong muốn
+ Tác dụng do phong toả :
Suy tim, chậm nhịp, phân ly nhĩ thất
Mạch: hội chứng Raynaud
Khó thở do co thắt khí quản
Thần kinh trung ương: mệt mỏi, mất ngủ, ảo giác, trầm
cảm.
Giảm đường huyết, tăng triglycerid
+ Tác dụng không liên quan đến tác dụng phong toả 
Hội chứng mắt - da - tai: mắt (viêm giác mạc, củng mạc),
da (sẩn ngứa lòng bàn tay, bàn chân), tai (điếc và viêm
tai).

THUỐC HỦY ADRENERGIC

Một số thuốc chính


+ Propranolol
+ Pindolol
+ Oxprenolol
+ Atenolol
+ Metoprolol (lopressor)

46
12/16/2018

47

You might also like